Trước Khi Vào Truyện
hững ai đã trọ ở quán Đề Lao Gia Định vào những năm 1975, 1976 và 1977 đều biết mặt hay biết tên những người tuổi trẻ Sàigòn đánh cộng sản, bị khép tội phản động, những người tuổi trẻ Sàigòn mà tôi gọi là những con sư tử non lãng mạn và cô đơn. Từ cuối 75 tới giữa 76, bâỳ sư tử lãng mạn lần lượt dính cạm bẩy và hiên ngang vào tù. Con trai. Con gái. Tất cả đều ngẩng mặt thách thức cachot, xiềng xích. Tất cả đều thấp lửa tim rực rở làm kẻ thù nể nang và làm đàn anh cúi mặt. Tôi chưa thâý cứ kiêu hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, của cô Giang, Cô Bắc. Nhưng tôi đã thấy, tận mắt, các cô sinh viên trường Luật, các cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt, Gia Long... chân mang xiềng mà miệng vẫn mĩm cười. Tôi chưa thấy cái anh dũng của Phạm Hồng Thái, của Nguyễn Thái Học, của Ký Con, của Trần Bình Trọng. Nhưng tôi đã thấy tận mắt, các cậu sinh viên Vạn Hạnh, các cậu học sinh Chu Văn An, Nguyễn Trãi... tay đeo còng mà mắt vẫn mộng mơ. Họ biến thành khách hàng thượng hạng, sáng giá nhất của công Ty Khách Sạn Nhà Tù cộng sản. Người trẻ,măng, 16 tuổi. Người trưởg thành, 22 tuổi. Tôi nhìn các cô ra vào cachot và in dấu chân tuyệt đẹp trên hành lang khu C1. Tôi nhìn các cậu ra vào cachot và gửi niềm tin chiến đấu thánh thiện trong gió quê hương. Rồi, hân hạnh biết bao, tôi được nằm chung với các cậu qua các phòng giam của các khu C1, C2, A và B. Và khu FG, AH, BC của đỉnh cao tù ngục Chí Hòa. Tôi quen thân Đặng Hữu Trí 16 tuổi, hiền lành và rất dễ thương. Đặng Hữu Trí can tội dám lập một tòa án xử Hồ Chí Minh. Tòa án vỏn vẹn ba người. Trí đóng vai chánh án. Hai bạn của Trí, một công tố viện, một luật sư. Bị cáo Hồ Chí Minh chỉ là một bức chân dung Người, in offset, do nhật báo Sàigòn giải phóng ấn hành. Luật sư cố gắng biện hộ tội ác cho Hố Chí Minh, công tố viện buộc tội khắt khe. Chánh án Trí tuyên án xử tử Hồ Chí Minh. Chân dung Bác bị châm lửa đốt ngay tại tòa, một lớp học vắng vẻ. Tòa bế mạc. Câu chuyện được truyền tụng trong bạn bè.
Rồi lọt tai công an. Chánh án, công tố viên, luật sư bị còng tay bịt mắt dẫn đi. Luật sư, nhờ bênh vực Hồ Chí Minh, được thả về, sau một tuần lễ chấp pháp. Công tố viên, chánh án nằm cachot dài dài. Mà vẫn tự hào mình đã dám xử tử Hồ Chí Minh. Tôi quen thân Hoàng sỏn Trường, 18 tuổi, cận thị, can tội chống phá «cách mạng». Saigon mất, Trường mất mát nhiiều thầy cô, bạn bè, kỷ niệm, cậu buồn bã đi tìm phục quốc. Chẳng gặp ai cậu ghé chùa An Lạc, rủ một chú tiểu tính chuyện nước non. Chú tiều - tôi quên tên, hắn đã đọc Tiêu sỏn tráng sĩ bèn dậy tình sông núi. Vậy là chùa An Lạc, nằm phía sau đường Phạm Ngũ Lão, Sàigòn, biến thành trụ sở của «tổ chức»! «Tổ chức» nhiều nhiệt tình nhưng lắm vụng dại. và «tổ chức» bị bại lộ. Hoàng Sơn Trường và An Lạc tráng sĩ vào tù. Mẹ của Trường «nằm vùng» tới chức Phó chủ tịch Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh sông Bé. Trường nằm cachot, hai tay bị còng treo sau lưng liên tiếp 38 ngày đêm vì khước từ làm việc. Mẹ Trường tới đề lao, dụ dỗ cậu khai báo «đồng bọn» để được tha ngay hoặc mẹ cậu sẽ đoạn tuyệt cậu. Trường không khai báo. Cậu bị gia đình bỏ rơi. Và cậu không hề than thở.
Những cậu học sinh như Đặng Hữu Trí, Hoàng sỏn Trường tôi đã gặp. Thí dụ thêm Đặng cơ Bản, Đinh Cường, Đinh Dũng, Đinh Vượng, Trí loa, Trí ghẻ, Ngô Ty, Nguyễn Khánh Long... Các cậu ấy anh hùng trong hành động và biết giữ gìn phẩm cách khi sa cơ thất thế. Tuyệt đối tôn trọng nội quy nhà tù. Không lèm bèm trong bóng tối. Không chống đối rẻ tiền. Biết kính mến người tuổi tác và sẵn sàng giúp đở người bệnh hoạn. Điều mà tôi suy nghĩ và cộng sản suy nghĩ hơn là động lực nào đã quyến rũ các cô các cậu Sàigòn xuống thuyền một cách lãng mạn thế! Trước khi mời cộng sản chiếm Sàigòn, người Mỹ đã tận dụng các hệ thống tuyên truyền vĩ đại của mình để hù dân tộc Việt Nam, rằng, cộng sản sẽ giết hết dân Sài gòn, sẽ có «biển máu» ở miền Nam. Vân vân. Do đó, bọn thống trị hèn mọn, bọn tướng lãnh đào ngũ, bọn dân biểu, nghị sĩ bù nhìn, bọn làm giàu bằng chiến tranh, bọn lãnh tụ xôi thịt... đã cuốn gói chạy thật nhanh, dù bị linh Mỹ đạp đá như súc vật, ở phi trường Tân sơn Nhất và ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ! Bọn hưởng thụ trên xác chết của lính chiến, bọn nhảy đầm trên tiếng khóc của quá phụ, bọn uống sâm banh nước mắt của cô nhi, bọn cười đùa nỗi đau khổ của đồng bào, bọn kên kên rút ruột mổ mắt tổ quốc, đã cuốn gói chạy thật nhanh, để lại toàn bộ «chiến hữu» cho cộng sản quản lý, trong tù và trại tập trung khổ sai lao động. Tất cả đều đã tan rã. Bức dư đồ rách bươm. Đàn trẻ của Tản Đà, đau đớn thay, lại toàn lũ lãnh đạo chỉ biết chạy, chạy và chạy! Những kẻ không thích chạy trốn, không thèm chạy trốn mà còn đòi bồi vá bức dư đồ rách, đẹp đẽ thay lại là tuổi trẻ sàigòn sau 30 - 4-1975, một tuổi trẻ hừng hực, ngạo nghễ, lãng mạn và cô đỏn. Người cộng sản đặt nghi vấn: Tuổi trẻ sàigon chống chúng tôi với mục đích gì? Họ có bị tước đoạt quyền binh đâu mà đòi phục hồi quyền binh cũ. Mà họ đã làm gỉ có quyền binh. Giữa chúng tôi và họ chưa nợ nần gì nhau. Tại sao họ chống chúng tôi? Nghi vân ấy đã làm điên đầu cộng sảnTuy rất cay cú tuổi trẻ nhưng họ phải kính phục. Những câu trả lời của tuổi trẻ Sàigòn hôm nay nằm trong Sỏi đá ngậm ngùi. Nên nhớ thêm rằng, trong nhà tù cộng sản, tôi đã gặp khá nhiều tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, sư đoàn trưởng! Rặt bọn thèm quyền binh phong chức tước cho nhau và tự phong. Rồi đi tù! Tuổi trẻ sàigòn không xuống thuyền vì chức tước, vì quyền binh. Họ mới đích thực là lãhh tụ của tôi. Phần còn lại của đời tôi, tôi sẽ dành để ca ngợi họ. Nhiều người đã chết. Nhiều người đã về nhà với bệnh hoạn. Riêng và duy nhất Bâỳ sư tử lãng mạn, gồm 28 người, có Hoàng sơn Trường, Ngô Tỵ, Nguyễn Khánh Long, Đăng cơ Bản. Đinh Vương... dưới sự lãnh đạo của Lương Việt Cương hiện đang nằm dưới hầm đá của trại Nam Hà B, Hà Nam Ninh (trại Đầm Đùn cũ). Chẳng một ai, ở nước ngoài biết đến họ, dầu người ta hô hào chống cộng sản, kháng chiến và tôn vinh vô sô liệt sĩ. Hình như, những người tuổi trẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu mới cũng chẳng thấy cần thiết, phải có sự biết đến của những ai đang «âm mưu» chống cộng sản, ở ngoại quốc, dĩ nhiên! Trước hết, tuổi trẻ Việt nam đã thực sự trưởng thành. Để tự làm cái mũ đội lên chính đầu mình. Thế hệ tuổi trẻ làm guốc cho lãnh tụ giả hình mãi mòn vẹt trên đường công danh đã châm dứt. Ở Sàigòn. Đừng tưởng dân chúng còn ham nghe những tiếng nói chết vọng về từ bên kia Thái Bình dương. Đừng tưởng nữa và nên im lặng. Giữa tiếng nói sống và tiếng nói chết đã là môt phần ranh đánh dấu một thời đại. Thời đại của chống cộng rầm rộ và ồn ào đã vô hiệu quá. Nhưng hô hoán chống cộng là tiếng nói chết. Nó đứng buồn hắt hiu bên kia ranh giới của ba mươi năm cũ. Bên đây ranh giới, tiếng nói sống quyến rũ và tích cực - đánh cộng sản. Đánh bằng nhiệt tình và lòng tự phụ. Đánh cộng sản để thắng cộng sản. Đánh cộng sản không mưu cầu đia vị, công danh; không mộng mơ cái chức lãnh tụ hư ảo.
Đánh cộng sản vì hạnh phúc của dân tộc, vì quyền sống của con người và thản nhiên bước vào tù ngục để bị đày đọa đến chết dần chết mòn. Nhưng, từ đó, từ khởi sự của tuổi trẻ Sàigòn 30-4-75, là một thời đại mới, thời đại đánh cộng sản, thời đại mới gọi thương yêu gắn gũi, thời đại ngăn cấm tàn sát, tù ngục, tập trung sau chiến thắng.Và tôi, người nghệ sĩ tôi xin phép được đứng trong thời đại mớt dù tôi ở Paris hay ở Sàigòn. Tôi đặt hết niềm tin vào tuổi trẻ Việt Nam, bất kể lưu vong hay không lưu vong, thế hệ tuổi trẻ biết sáng tạo trong chiến đấu, nhân danh hạnh phúc dân tộc tự lên ngôi để vừa đánh cộng sản vừa học cách đánh. Nhị thập bát tú, 28 con sư tử non trong Bầy sư tử lãng mạn đang nằm dưới hầm đá trại Đầm Đùn sẽ được giới thiệu với bạn đọc, ngày gần đây, như những lãnh tụ của tôi, những con người đích thực giải thoát quê hương, không cần ai nghĩ tới cái chết của mình, không cần ai quyên tiền đóng góp, không cần cả một nén hương tưởng niệm. Những người âý kể cho tôi nghe về các cô, chiến hữu của họ, còn phi thường hơn cả họ. Tôi đã được sưởi ấm lòng chuỗi tháng năm luân lạc.
Trở về với các cô đã khiến Sỏi đá ngậm ngùi. Tháng 12-1977, tôi bị chuyển từ đề lao Gia Định qua khám lớn Chí Hòa, do đó, tôi không còn biết thêm gì về số phận của nữ hoàng cachot Hoàng Thị Nga, Lưu Tuyết Nga, của chị em Quỳnh Như.... Cuối năm 1978, tôi bi đầy vào rừng già Sa Ác, mật khu cũ của cộng sản, thuộc huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa. Đầu năm 1980, tôi và Hồ Hữu Tường bị còng chung chân, tay chuyển tới Rừng Lá, Hầm Tân. Cũng đầu năm 1980, Hànội xuất bản một cuốn sách quan trọng: Những tên biệt kích văn nghệ trong mặt trận tư tưởng văn hóa miền Nam (nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1980). Biệt kích văn nghệ gồm 10 tên. Đó là Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tườg, Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Thích Nhất Hạnh, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca. Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan di tản sang Mỹ trước 30-4-75. Thích Nhất Hạnh thì bị chê độ Sàigòn «đuổi đi» từ lâu và lưu vong đây đó. Mai Thảo trốn thoát cuộc truy nã 2-4-76 và đã may mắn gửi cuộc đời văn chương ở Hiệp chủng quốc. Còn ở nhà 6 tên biệt kích đi tù. Dương Nghiễm Mậu và Nhã Ca được tha đầu năm 1977. Nguyễn Mạnh Côn chết bệnh tại Xuyên Mộc tháng 6-1979. Hồ Hữu Tường chết bệnh tại Hàm Tân tháng 10-1980. Đoãn Quốc Sĩ được tha cuối năm 1979. Tôi là tên biệt kích văn nghệ trở về nhà cuối cùng về sau chiến dịch tận diệt ảnh hưởng văn hóa «Mỹ Ngụy» phát động liên tiêp một qúy từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1981. Quy hãi hùng đó (đôi với vợ con tôi), tên tuổi tôi được lôi ra chửi rủa đến khiếp đảm trên báo chí, sách, tài liệu học tập, radio và télévision. Và tôi còn bị treo cổ trên mục Xã luận của nhật báo Nhân Dân! Nhưng tháng 9-1981, người ta phải thả tôi. Vì International PEN can thiệp tận tình. Vì Amnesty International can thiệp không biết mệt mỏi. Tôi về hôm trước, hôm sau «được mời» lên sở Công An. Để mạn đàm! Phòng Bảo vệ Chinh Trị «thăm dò»: Anh đã tiếp xúc với ai? Ai đã đến thăm anh? Các anh nói gì với nhau? Anh nên mở rộng cửa đón tiếp bạn bè cũ. Anh cần tìm hiểu bạn bè anh. Vân … vân. Một tuân lễ tôi có ba buổi «mạn đàm» Với các chức sắc của Sở Công An. Tôi mệt mỏi và chán nản. Bây giờ tôi mới hiểu người cộng sản chơi chữ giỏi quá. Họ thả tôi về, không cho tôi cái Lệnh tha mà chỉ cấp cái Giâý ra trại! Ra trại thôi rồi, có hôm nào đó, lại vào trại, mấy hồi. Tôi bị quản chế một cách khéo léo. Trò mạn đàm thay thế trò tự khai, tự kiểm... Tôi bèn đóng kín cổng không tiếp bạn bè văn nghệ. Cũng không đi thăm ai. Tôi tình nguyện làm kẻ bạc tình. Như thế, tôi hy vọng khỏi phải kể tên bạn bè trong những buổi mạn đàm... điều tra. Vậy mà vẫn bị hiểu lầm. Rồi, từ ngộ nhận để ra thị phi. Tôi có một lần làm anh hùng, được truy điệu. Đó là lần người ta bảo tôi đã chết. Tôi đã tuẩn tiết! Tôi ghê quá! Tôi có một lần làm anh hèn, bị chửi rủa. Đó là lần người ta bảo tôi bị «anh em» đâm thủng một mắt. Tôi đã phản bội! Tôi khiếp quá! Thản nhiên, tôi về đời sống, còn nguyên hai mắt và còn nguyên cả linh hồn. Lại học thêm một lời dạy trong «Luận Bảo Vương Tam Muội»: Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch thì hèn nhát mà trả thù thì oán đổi tăng thêm. Những buổi mạn đàm dần dần thưa thớt. Vì cả hai bên đều cảm thấy buồn tẻ, vô tích sự, Tôi bắt đầu nhìn kỹ Sàigòn sau hơn 6 năm xa cách. Tôi hay ra chợ trời xem người Sàigòn lừa lọc chụp giật lẫn nhau. Và, một hôm, tôi gặp lại một cô ở đề lao Gia Định năm xưa. Có mời tôi uống cà phê vỉa hè, kể cho tôi nghe về số phận lênh đênh của Những con chim khuyên mang mắt diều hâu. Và, Sỏi đá ngậm ngùi một phác thảo, hay nói đúng hơn, một phân đoạn trong bản trường ca của tuổi trẻ Sàigòn chiến đâú hôm nay, đang nằm gọn trên tay người đọc.
Những người bạn tuổi nhỏ của tôi
Những người bạn tuổi nhỏ của tôi ở khắp nơi trên thế giới.
Sỏi đá ngậm ngùi chưa phải là cuốn sách vinh tôn tuổi trẻ Sàigòn. Vì chưa đủ chữ nghiã vinh tôn họ. Tôi có một mong ước thật khiêm tốn: Bạn hãy nghe họ nói, nhìn họ làm, chiêm ngưỡng sự chịu đựng của họ. Và chịu khó truy nã bản thân mình, đứng vững trên thế đứng của mình. Để khỏi phụ lòng họ bằng dấn thân vào những cuộc chiến đấu cho hư ảo.
DUYÊN ANH
Paris. Hạ 84.
Sỏi Đá Ngậm Ngùi Sỏi Đá Ngậm Ngùi - Duyên Anh Sỏi Đá Ngậm Ngùi