Ngày Xưa Còn Bé epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 1
ười bảy tuổi, ngày xưa, còn bé lắm. Và càng bé lắm đối với cậu học trò tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học như tôị Tôi nhớ khi chiếc xe Con Voi của ông Lê Văn Ðịnh rồ máy, mẹ tôi vẫn dúi thêm vào tay tôi ve dầu Nhị Thiên Ðường tuy ở túi tôi đã có một ve và trong va li của tôi, riêng một góc, xếp đầy các thứ thuốc đau bụng, cảm sốt, ho gió, dầu Nhị Thiên Ðường. Chỉ thiếu vài núm vú. Sự săn sóc tỉ mỉ của mẹ tôi đủ nói rằng tôi còn bé lắm. Mẹ tôi bắt tôi mặc hai chiếc áo sơ mi giữa mùa hè, sợ đi đường trúng gió. Lại gói thêm cơm nắm giò rim, dặn dò không được ăn bánh dọc đường, sợ mắc dịch tả. Qua phà Tân Ðệ không được nhìn xuống sông, sợ say sóng. Cậu học trò tỉnh lỵ, dưới mắt mẹ tôi, thế đấỵ Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ dạỵ Vì tôi còn bé thật, bé lắm. Chưa đủ, mẹ tôi nhờ mấy người bạn thân của tôi "che chở" tôi, "bênh vực" tôi trên đường dài những trăm cây số ngàn cùng chuyến đi trọ học. Giá xe không chuyển bánh, mẹ tôi sẽ không hết lời dặn dò.
Tôi lên Hà Nội, bỡ ngỡ như chim non vừa rời tổ. Tôi ở trọ trên căn gác của một ông chủ thầu số 13 đường Ngô Thời Nhiệm. Căn gác chia đôị Một bên bọn Nam Ðịnh, một bên bọn Thái Bình. Hai bọn học trò này không ưa nhaụ Chả là, mỗi năm, học trò Thái Bình đều phải sang Nam Ðịnh thi Trung học phổ thông. Và mỗi năm, học trò Nam Ðịnh đều "cậy gần nhà", bắt nạt học trò Thái Bình. Bọn Nam Ðịnh có thằng đã vẩy mực đầy lưng áo tôi kỳ thi vừa qua, hôm thi Lý Hóạ Tên nó là Luyện. Nó ngồi dưới bàn tôị Nó không thuộc bài, đòi tôi nhích người để nó "quay". Tôi sợ giám khảo, không làm vừa lòng nó. Thế là nó nổi giận, vẩy mực đầy lưng áo tôị Tôi không quên nó, nhưng nó quên tôị Tôi lượng sức không địch nổi nó, đành lờ đị Bọn Nam Ðịnh, ngoài thằng Luyện, còn thằng Hội nổi tiếng cao bồi, thằng Dương thọt chân mà bọn Thái bình đặt tên cho nó là Nhà Sư Thọt hay người Máy Móc hay "L'hommepoint-virgule". Bọn Thái Bình đông hơn bọn Nam Ðịnh hai đứạ Lại có Thịnh học trên tôi hai lớp, đậu tú tài một rồi và từng ở Hà Nội hai năm. Từng ở Hà Nội hai năm là vì cổ tích vĩ đạị Riêng lời khuyên đi đường thì Thịnh đã khiến tôi phục lăn. Nó bảo chúng tôi: "Chúng mày chỉ cần thuộc đường từ nhà ra hồ Gươm và từ hồ Gươm về nhà les chemins mènent à... hồ Gươm. Ði hỏi thăm ra hồ Gươm là mò đường về nhà dễ dàng." Ðêm đầu tiên ở nhà trọ, Thịnh phóng xe đạp đến phố Duy Tân, xách cái túi giấy dầu đựng cả chục cây kem đậu xanh Cẩm Bình về cho chúng tôị Nó nói chuyện kem Cẩm Bình. Chúng tôi tròn xoe mắt, há hốc miệng nhìn nó. Hà Nội có khác. Ði mua kem cây về nhà ăn chứ chẳng cần chờ người bán kem rao ơi ới trước cửa nhà mình như ở Thái Bình. Kem Cẩm Bình, Thịnh trộ, đựng túi chạy hàng giờ không chảy nước!
Thịnh nghiễm nhiên là "chúa" chúng tôị Chính nó bảo đảm với bộ mẹ tôi sẽ tìm nhà trọ tử tế cho tôị Nó dạy khôn chúng tôị "Lúc ngồi ăn cơm, đừng nói chuyện. Cắm cổ ăn, ăn thật nhanh kẻo hết thức ăn." Nó thù bọn Nam Ðịnh và chuyên tìm cách trêu chọc bọn Nam Ðịnh để bọn Nam Ðịnh phát chán, rời nhà trọ. Nhà Sư Thọt mang theo một lọ ruốc to tướng. Hễ hết thức ăn, nó mở va li, lôi ra ăn một mình, rất bần tiện. Thịnh nghĩ được câu chuyện vui, nó kể sau bữa ăn. Chuyện một anh thọt chân vào hiệu sách mua tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng. Cô hàng sách bị chột mắt. Anh thọt chân: "Thưa cô, cô làm ơn bán cho tôi cuốn Người Một Mắt." Cô hàng sách: "Thưa ông, Người Một Mắt hết rồi, chỉ còn Nhà Sư Thọt cũng trinh thám tiểu thuyết của Phạm Cao Củng." Kể xong nó hỏi thằng Dương: "Hay không, Nam Ðịnh?" Dương thọt chân cáu lắm. Thịnh trêu nó tàn nhẫn hơn nhưng chỉ làm là ruốc của nó vặn chặt nút. Bọn Nam Ðịnh "ít quân", không dám sinh sự. Thỉnh thoảng Thịnh lại rủ Marcel Hiển đến chơi, Marcel Hiển vốn dân Thái Bình. Nó bỏ nhà đi làm con nuôi gã quan ba Tâỵ Nó theo bố nuôi lên Hà Nội, suốt ngày tập tạ nên nó to con. Marcel Hiển cởi phăng áo, biểu diễn vận bắp thịt là bọn Nam Ðịnh đủ khiếp rồị Và nhà sư Thọt không dám lôi lọ ruốc ăn lẻ mỗi bữa ăn nữạ Nhưng Thịnh vẫn chưa chịu tha bọn Nam Ðịnh. Nó là thổ công ở nhà trọ nàỵ Thịnh liên kết với thằng nhỏ bưng cơm lên gác. Nó dặc thằng nhỏ bớt thức ăn lạị Chúng tôi cắm cúi ăn. Hết thức ăn, bọn Thái Bình buông đũạ Thịnh gõ mâm báo hiệụ Thằng nhỏ mang thêm muối vừng. Bọn Nam Ðịnh chê muối vừng, rời mâm cơm. Thịnh lại gõ mâm. Lần này thằng nhỏ bê thức ăn đã bớt lên. Bọn Thái Bình tiếp tục ăn và tán láọ Ðại khái về "vật chất," Thịnh đã át giọng bọn Nam Ðịnh nhà quê như vậỵ Về "tinh thần" thì dữ dội hơn. Phòng của chúng tôi có cửa sổ. Cửa sổ hướng sang sân sau nhà một ông công chức. Chuyện tình của chúng tôi bắt đầu từ cái cửa sổ nàỵ Tôi sẽ kể sau để nói nốt sự hục hặc giữa những cậu học trò tỉnh lỵ.
Buổi tối, ăn cơm xong rất nóng nực, Thịnh kéo giường sắt chắn lối không cho bọn Nam Ðịnh ra cửa sổ hóng mát. Và hôm Thịnh khám phá ra hai nàng ở nhà có sân sau đối diện với cửa sổ của chúng tôi thì sự phong tỏa càng trở nên khe khắt. Ðến nỗi bọn Nam Ðịnh phải ra đị Căn nhà trọ của chúng tôi có cái hẻm nhỏ. Cửa sổ ở bên mặt nhìn xuống hẻm là nhìn sang sân sau "nhà bên kiạ" Thịnh bảo chúng tôi: "Các em mới dọn tới đó. Hai năm liền tao đóng đô nơi đây, có em quái nào đâụ" Thịnh giỏi âm nhạc. Nó biết chơi vĩ cầm lục huyền cầm Y Pha Nhọ Nó còn biết ngâm thơ nữạ Tôi nhớ nó đã bắc ghế ngồi gần cửa nhìn sang "nhà bên kia" kể lể tâm sự của Nguyễn Bính:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh dờn
Hai người sống giữa cô đơn
Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi
Giá đừng có giậu mồng tơi
Thể nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi bướm hãy vào đây
Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng?
Ngâm thơ chán, Thịnh ôm đàn lục huyền cầm hát:
Ðêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ. Không gian chìm lắng nhu âu yếm ru ai trong giấc mơ. Mái tóc nhẹ rung trăng vờn làm gió. Yêu em anh nắn cung đàn đầy vơi, đôi lứa xa xôi...
Hát "Dư Âm" chán, nó lôi vĩ cầm kéo đi kéo lại bản nhạc của nguyễn Văn Tí đến sốt ruột. í t khi tôi được nhìn rõ hai nàng. Sáng sớm, hai nàng tập thể thao, tôi chỉ thấy lưng hai nàng và bốn cánh tay giơ lên, buông xuống. Trưa hai nàng rửa bát rất chăm chỉ. Tối thì hai nàng biến đâu mất. Ngoài ra, tôi đi học, không biết hai nàng còn làm những công việc gì. Hai nàng chưa biết chúng tôi chú ý đến và nhất là chưa hiểu anh chàng Thịnh đã yêu trộm, nhớ thầm. Một chiều, rất tình cờ, hai nàng nhìn lên bắt gặp những cậu học trò tỉnh lỵ đi trọ học ở Hà Nội nhìn sang. Từ đó, những buổi trưa, tôi không thấy hai nàng rửa bát nữạ Nhưng mỗi buổi tối, hai nàng "nghĩ cách" ra cửa sau đứng vẩn vơ ngóng gió. Thịnh đã bạo dàn tán tỉnh:
Chả bao giờ thấy nàng cườị
Hai nàng vội vàng mở cửa, bước vàọ Ðể Thịnh ta ngẩn ngơ, tiếc rẻ. Nó trộ chúng tôi:
- Thế nào nó cũng "lơn" được em.
Thịnh tin tưởng nó có bằng tú tài một, âm nhạc cự, hát hay là các em sẽ mê nó. Tôi cũng tin vậỵ ở đời, muốn dễ kiếm người yêu, cần phải nhiều tài mọn. Hễ tối nào hai nàng không ra "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì," con nhà Thịnh lại ngâm thơ Nguyễn Bính:
... Mấy hôm nay vắng bóng nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng.
Tôi hỏi Thịnh:
- Không nhớ nàng thì mong nàng ra tựa cửa làm gì?
Thịnh "vỡ lòng yêu" cho tôi:
- Mày ngu lắm, nghệ sĩ như bọn tao bắt buộc phải có những mối tình ly kỳ. Mày chưa thuộc một bài thơ tình nào thì sao hiểu nổi cách "lơn" gái của nghệ sĩ. Nguyễn Bính chối quanh chối quẩn là "Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng." Thế rồi, khi "Người láng giềng" chết, thi sĩ của tao mới thổ lộ "Ðêm qua nàng đã chết rồị Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng." Tao cũng như vậy, tao nói miệng tao không nhớ hai em nhưng lòng tao mong nhớ hai em vô cùng.
Nó dạy tôi bài "văn phạm tán gái": Suilt l'amour, l'amour fuit. Fuit l'amour, l'amour suit.
Chẳng biết Thịnh học câu tiếng Tây này ở đâụ Nó viết lên giấy rõ ràng. Và bắt tôi ghi đúng. Tôi đã ghi đúng. Thịnh giải nghĩa tiếng Việt: Theo tình tình phớt, phớt tình tình theọ
Nó tán rộng:
- Mình tỏ ra si mê các em thì các em phớt tỉnh. Song mình phớt tỉnh Ăng-lê thì các em lại tán mình trước.
Tôi nghe Thịnh "luận" về ái tình, lấy làm thích thú lắm. Nó vỗ vai tôi:
- Mày thích "lơn" gái không?
Tôi chưa kịp trả lờị Nó đã nói:
- Có người yêu, thích ra phết. Chiều mưa mà "em đến thăm anh" thì nhất. Tao khoái gối đầu trên đùi các em để các em nhổ tóc sâu cho taọ
Nó dụ dỗ tôi:
- Lên Hà Nội học... yêu trước, học chữ saụ Mày thấy không, tụi Thái Bình nhà quê bỏ bu đi ấỵ á o bỏ ngoài quần, guốc đi lẹp kẹp ầm cả phố, mòn hết vỉa hè. Dân Hà Nội đâu có đi guốc bát phố. Mày vớ được một em. Tết mày về kể chuyện, tụi Thái Bình sẽ thèm nhỏ rãị
Tôi lắc đầụ
- Yêu khó nhọc quá.
Thịnh nhún vai:
- Ngon xơi lắm. Tao dạy mày ít lâu là mày "lơn" gái như ranh.
Tôi xiêu xiêu lòng:
- Ðầu tiên phải học cái gì?
Thịnh gật gù:
- Ðầu tiên mày phải chép thơ của Xuân Diệụ Nào, lấy giấy bút rạ
Tôi quên cả soạn bài Pháp văn, ghi đầy trang vở bài thơ "Vì Sao" của Xuân Diệu như đứa học trò lớp ba viết chính tả mà thầy giáo là Thịnh.
Bữa trước riêng hai dưới nắng đào
Nhìn cô tôi muốn hỏi vì saỏ
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao
Làm sao mới gặp buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên
Ai đem phân chất một mùi hương
Hai bản cầm ca tôi chỉ thương
Chỉ mặc cho tình theo cảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân dưới nước đứng say sưa
Ðể tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay thế cũng vừa
Rồi một ngày kia tôi sẽ đị
Vì sao ai nỡ hỏi làm chi
Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng hiểu gì???
Tôi chép xong, Thịnh hỏi:
- Hay không?
Tôi ngớ ngẩn:
- Hay ở cái chỗ nàỏ
- Hay ở cái chỗ có bốn đoạn "lơn" gái rất trứ danh. Mày lắng tai nghe đây: Nếu gặp em nào thờ ơ với mình, mày đọc đoạn "Làm sao mới gặp buổi đầu tiên, Tôi đã đầy thân giữa xứ phiền. Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên." Các em nghe đoạn này, cam đoan sẽ hết thờ ơ.
Thịnh ngừng lờị Nó nhìn nắng cuối thu qua khung cửa sổ. Ðôi mắt nó vẫn mở nhưng linh hồn nó đi vắng. Linh hồn nó đã nhập vào xác một con bướm trắng nào đó, lang thang trên những mảnh vườn tình yêụ Mỗi cậu học trò mới lớn lên đều gởi linh hồn mình vào xác con bướm. Tôi bỗng yêu đôi mắt Thịnh lạ lùng. Ðôi mắt ấy chứa đựng nguyên vẹn tình cảm của tuổi trẻ. Nó ví như giếng nước tiên không đáy, trong vắt sương trờị Một ngày kia, khói tình vương mắt, cậu học trò biết khóc. Bấy giờ. giọt nước mắt đầu tiên sẽ rớt xuống giếng nước tiên. Và sương trời sẽ lung linh màu sắc cầu vồng lung linh trên nền trời sau một cơn mưa đẹp.
Tình yêu của Thịnh là thơ, giống thơ, vì nó đã gởi tâm hồn trong thơ là "lơn" gái bằng thơ. Thi sĩ thật đáng kính trọng. Họ là sứ giả của thương yêụ Họ sinh ra đời làm thơ để ca ngợi tình yêu và làm cho loài người biết cái thú yêu đương và thú đau thương. Ðược yêu thương hay được đau thương vì yêu đương, tôi nghĩ, đấy mới là thú sống ở đờị Lúc này, tôi vỡ lẽ, tại sao tác giả những tiểu thuyết bất hủ thích nhân danh một thi sĩ nói với nhân loạị Tuổi trẻ thuở mười bảy của tôi, cái thuở mà so sánh với mười bảy tuổi hôm nay, tôi thấy "ngày xưa còn bé" vô cùng. "Lơn" gái, yêu đương, thất tình cứ như thơ Nguyễn Bính. Cái giậu mồng tơi đã là một hàng rào kẽm gai khó vượt quạ Nên ước ao: "Giá đừng có giậu mồng tơị Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng." Rồi dối lòng mình: "Nhớ nàng không, quyết là không nhớ nàng" tuy đã "Rưng rưng, tôi gục xuống bàn rưng rưng." Cuối cùng tuyệt vọng mới dám mở cửa tâm hồn mình "Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng."
Thịnh bỏ dở bài dạy tình ái tôị Nó nói:
- Không có thi sĩ, mình chả biết "lơn" gái ra saọ Tao thích Nguyễn Bính từ thuở "lơn", khoái Xuân Diệu thuở yêu và cảm Huy Cận thuở...thất tình. Mày phải thuộc lòng hàng trăm bài thơ như tao thì mới nói chuyện yêu đương được.
Nó bĩu môi:
- Tình yêu không thơ như dùi đục chấm nước cáỵ "Văn phi sơn thủy vô kỳ khị" Văn chương mà thiếu thiên nhiên thì khô hơn gạch nguộị Tình yêu thiếu thơ là thứ tình yêu đầu đường xó chợ.
Nó gật gù:
Khi nắng hoàng hôn phủ núi xa
Khi nguồn tư tưởng vướng chân. Và
Khi không cầm được anh ngồi khóc,
ấ y lúc em tôi đã tới nhà.
Thịnh ngậm điếu Catab:
- Ðưa "Em về nhà" rồi về gác trọ tưởng tượng nắng tàn, em đã tới nhà, nhớ em quá ngồi khóc thì thơ mộng biết mấy, lãng mạn biết mấỵ Không có Huy Cận, ai nói giùm rằng mình đã nhớ em, khóc vì em.
Nó nhả khói thuốc. Khói thuốc Catab thơm lừng, quyến rủ, nó lại ngâm nga:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Ðể lòng buồn anh dạo khắp quanh sân.
Ngó trên tay thuốc lá chạy lụi dần,
Anh khẽ nói: gớm, sao mà nhớ thế.
Thịnh khuyên tôi:
- Mày nên tập hút thuốc lá. Giờ phút hẹn hò với người yêu nó dài ghê lắm. Huy Cận bảo "Thuở chờ đợi, ôi thời gian rét lắm." Mày càng trông đồng hồ, kim nó càng ì ra, không chịu chạỵ Mày sẽ làm gì trong lúc chờ đợi "buổi chiều vàng", những "buổi chiều vàng," của đời màỷ Hút thuốc lá là tuyệt nhất. Khói thuốc tỏa thành hình dáng người yêu, khói thuốc bắt kim đồng hồ chạy nhanh. Rồi khi bên em, khói thuốc giúp mày làm thời gian ngừng trôị
Nó xổ thơ Xuân Diệu:
Thong thả, chiều vàng thong thả lại
Rồi đị Ðêm xám tới dần dần.
Cứ như thế mà trôi cho đến mãi
Những ngày những tháng của mùa xuân.
Thịnh nuốt khói thuốc:
- Cần chó gì ngày tháng mùa xuân, cần một buổi chiều bên người yêu thôị "Cu nhỏ," mày nên tập hút thuốc lá đị
Thịnh hạ tôi xuống hàng "cu nhỏ" dù nó hơn tôi có hai tuổị Nhưng, dưới mắt tôi, cái bằng tú tài một to lắm. Tôi học đệ tam lại càng thấy bằng tú tài một vĩ đạị Chưa kể, Thịnh đã ở Hà Nội hai năm, biết chơi âm nhạc và thuộc thơ tình như cháọ Tôi chiêm ngưỡng Thịnh, mà nó chỉ thích nói chuyện với tôị Bọn Thái Bình, ngoài tôi còn có Luyến, Ðệ. Luyến đã lấy vợ. Khi Thịnh nhìn sang "nhà bên kia" ngâm thơ "người hàng xóm" thì Luyến viết thư về nhà thăm hỏi vợ. Côn lôi quyển Anh văn ra học. Và Ðệ bận bịu cái "sé ma" ô tô. Chả là, nó lên Hà Nội học sửa máy xe tự động. Thịnh kéo tôi theo nó. Nó hướng dẫn tôi vào con đường tình ái, bắt đầu từ cái cửa sổ của căn gác trọ.
Ngày Xưa Còn Bé Ngày Xưa Còn Bé - Duyên Anh Ngày Xưa Còn Bé