Mùa Nước Lũ epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 1 - (trước Khi Vào Truyện: Ðây Là Câu Chuyện Hư Cấu, Nhưng Lại Dựa Trên Những Địa Danh Có Thật, Một Vài Nhân Vật Có Đời Sống Y Như Ở Ngoài Đời. Nó Là Câu Chuyện Tâm Tình Của Những Người Tôi Quen. Sự Trùng Hợp Tên Tuổi Hoàn Toàn Ngoài Ý Muốn Của Người Viết.)
ăm 54, "hòa bình lập lại", phải thành thật nhận rằng ai cũng vui mừng. Chiến tranh không còn, cuộc sống sẽ nở hoa. Nam đang theo các lớp trung học ở Huế, đã vội vả thu xếp hành trang về quê, bên kia vĩ tuyến 17. Nam lên chuyến bay Air Việt Nam cuối cùng của hãng Cosara đi Ðồng Hới. Tiếng động cơ nổ rầm rầm nhưng dường như Nam không hay biết, đầu óc Nam ngổn ngang trăm thứ. Từ nay Nam sẽ xa hẳn bạn bè trường lớp hay sao ? Những năm sống ở Ðịa linh, Tây Thượng, Chợ Cống, Ðập Ðá... Trường Hương Trà, Trường Việt Anh, những bạn bè thân, những buổi đi chơi núi Ngự Bình, biển Thuận..An.. bao nhiêu là kỷ niệm của xứ Huế mộng mợ Nam thấy lòng thương nhớ nảo nề...nhưng không thể bỏ mẹ bỏ em...Nam phải về dù nơi đó có nghèo khó quê mùa chăng nữa...
Máy bay đáp xuống phi trường Bàu Tró, dưới cái nắng như thiêu của trời mùa hạ. Nắng và Gió Lào làm cho cảnh vật một nơi vốn đã nghèo lại khô héo thêm. Một nhóm người đang chờ trước hiên trạm để sẵn sàng lên máy bay. Không khí oi nồng vắng lặng, hoang tàn. Nét mặt ai cũng tỏ nổi lo âu. Không ai nói với ai, cứ âm thầm trong công việc của mình. Nam cảm thấy có cái gì ghê rợn như đi vào tử địa. Không thấy nổi vui mừng thường có nơi sân ga. Mọi người lẳng lặng lên xe. Nam bồn chồn mong chóng đến nhà. Nam nghĩ : "Giờ này chắc mẹ và các em đang nóng lòng mong đợi mình". Xe vừa qua nhà thờ Tam Tòa, Nam rất đổi kinh ngạc, thiên hạ từng đoàn gồng gánh chạy vô thành phố. Một người trên xe mỉa mai :
- Hòa bình rồi còn chạy làm chi. Nay mai thống nhất là xong.
Không ai nói gì, Nam cũng thấy như vậy. Nhưng trước cảnh gần như hổn loạn, đã làm cho Nam hoang mang. Nam cố trấn an bằng cách nghĩ đến niềm vui sum họp, nghĩ đến thời thơ ấu nơi làng quê. Rồi nay mai gặp lại những bạn bè từ năm bảy năm trước. Thế là vui. Mặc, ai muốn đi đâu đi.
Nam vào Huế học cũng là chuyện tình cờ. Do tình thế đất nước đổi thay, ông Nhiêu trở lại quân ngũ năm 48. Năm sau, ông thuyên chuyển vô Huế, Nam là con đầu, được ông mang theo vào Huế cho đi học. Bà Nhiêu ở lại, vì nhà cửa, heo gà, bỏ đi không đành. Ông Nhiêu tuy là lính tráng phiêu bạt đó đây, nhưng bà Nhiêu đến đâu cũng tự xoay sở công việc của mình. Ở thành phố thì buôn bán, thôn quê thì chăn nuôi, nấu rượu. Bà không bao giờ ỷ lại đồng lương của chồng. Bà vốn có tay buôn bán từ nhỏ. Bà gốc ở một vùng quê huyện Mộ Ðức tỉnh Quảng Ngãi. Chính thời gian đóng quân ở đây, ông Nhiêu đã gặp bà. Lúc ấy bà mới mười bảy tuổi, xinh đẹp lại biết buôn bán làm ăn. Bà có quầy hàng ở chợ. Lúc ông Nhiêu ngõ lời cầu hôn, thầy mẹ bà đồng ý ngay. Tâm lý thôn quê lúc bấy giờ nếu nhà có người trong chức quyền thì yên tâm, không sợ cường hào ức hiếp. Chuyện ông Nhiêu lớn hơn bà mười tuổi không thành vấn đề. Một năm sau đám cưới, bà Nhiêu sinh ra Nam. Từ đó cho đến năm 44, cuộc sống Nam chuyển hết chỗ này qua chỗ khác, theo chân ông Nhiêu. Trong lúc thấy bà Nhiêu lo toan được việc nhà, ông Nhiêu sinh ra bài bạc. Lắm phen đã làm cho bà điêu đứng. Sống trong một xã hội lấy tam tòng tứ đức làm nền thì dù có thiệt thòi chăng nữa, người đàn bà Việt Nam cũng luôn luôn lo tròn bổn phận của mình đối với chồng con. Ngày ông Nhiêu về hưu, Nam chỉ mới mấy tuổi, song cũng đã thấy oai phong của bố, trong làng ai cũng kính nể Thầy Ðội Nhiêu. Nam rất hãnh diện và thường kênh kiệu với đám con nít trong làng.....
Năm 53 ông Nhiêu lâm trọng bệnh qua đời tại Bệnh Viện Duy Tân (trong thành Mang Cá Huế) . Nam một mình lo toan biến cố trọng đại của gia đình. Hôm được hung tín, Nam bàng hoàng chấn động, không tin chuyện có thật. Nam vừa đi thăm ông Nhiêu hôm qua, ông vẫn bình thường. Nam không rõ bệnh trạng của cha, chỉ nghe nói bệnh ông Nhiêu thuộc loại nan ỵ Bụng trương lên, phải hút nước hằng ngày. Tuy nhiên ông không hề bị tê liệt hay mê man như những người bệnh nặng khác. Khi được đưa đến nhà Vĩnh Biệt, ngoài Cửa Nam thành Mang Cá, Nam biết cha đã chết thật.
Trong căn nhà nhỏ, thi thể ông Nhiêu phủ một chiếc mền dạ màu xanh rêu. Nam kéo chăn nhìn mặt cha rồi khóc òa thảm thiết. Mọi người bỏ ra ngoài để mặc Nam lăn lộn với nổi đau khổ tột cùng. Hình ảnh Nam còn nhớ như in là lúc di quan, người ta biểu Nam nằm xuống để quan tài đi qua. Mọi việc Nam làm như cái máỵ Nam cũng không nhớ những ai đã giúp Nam trong việc ma chay.
Trong thời gian ông Nhiêu nằm bệnh viện Nam được gia đình ông Ðính cho tá túc dạy kèm mấy đứa nhỏ đang học bậc tiểu học. Ông Ðính trước đây làm thông ngôn, có ở đồn Vạn Xuân nên là chỗ thân tình với cha Nam. Sau khi ông Nhiêu qua đời, Nam thấy cần tự lực nhiều hơn. Mỗi ngày sau giờ dạy con ông Ðính, Nam còn đến dạy kèm con ông bà Gia, công chức Sở Kinh Tế. Rồi một hôm mưa gió, bà Ðính đã vứt chiếc va-li của Nam ra sân, đuổi Nam đi. Nam cũng không biết lỗi lầm gì. Nam nhớ mang máng có lẽ ông bà bực mình vì Nam đi dạy thêm chỗ khác. Nam nghĩ như vậy vì có lần Nam nghe ông Ðính nói gì đó có câu "Không ai nuôi ngựa cho người khác cỡi". Nam không buồn, lẳng lặng ra đi, Nam chỉ thương nhớ mấy đứa nhỏ. Nhưng mưa gió vầy đi đâu ? Ði đâu cũng phải ra khỏi nhà. Trong khi núp mưa dưới cửa cổng Hậu Bổ, Nam nhớ đến Ðăng, người học trò rất ngoan của Nam trong các lớp Hè. Nam đến xin má Ðăng ở tạm. Bà Ðiền sẵn sàng ngay. Bà rất xúc động cho hoàn cảnh Nam, bà nói :
- Cậu Nam cứ ở đây với Bác, đừng ngại chi hết.
Tối hôm đó đến dạy nhà ông bà Gia, Nam không được vui, ông bà nghi có chuyện chi nên gạn hỏi Nam :
- Hình như cậu Nam có gì buồn hả
- Mấy em có làm gì cậu phật ý không ?
Cầm lòng không được, Nam kể hết chuyện hồi sáng cho ông bà Gia nghe, nước mắt Nam chảy dài..Ông bà Gia cảm động bảo Nam :
- Thôi được, Nam về đây ở với chúng tôi nhân thể coi ngó việc học cho các em.
Nam mừng quá mừng. Cảm ơn hết lời. Ðây là điều Nam không bao giờ dám nghĩ tớị Ông bà có ba con, một gái hai trai. Hà là chị, học lớp Nhì, hai em học lớp Ba và Tự Ðứa nào cũng dễ thương hết sức. Nam cố dạy cho các em được xếp hạng cao. Nam được ông bà đối xử như con. Nam nghĩ, "Con người khác nhau là do trình độ văn hóạ Bà Ðính dân ở chợ thì làm gì có được sự tinh tế".
Mỗi tháng đưa sổ học bạ về phụ huynh ký, Nam rất hồi hộp. Nam mong các em mỗi ngày một khá để ông bà vui lòng. Hà học chăm và đều đặn nên từ hạng 15 đã lên dần, qua tháng thứ tư thì đứng nhất. Thấy ông bà Gia vui, Nam cũng an tâm. Thời cuộc mỗi ngày một sôi động, Nam lo chuyện lính tráng, không khéo tới tuổi động viên, lúc ấy thì chẳng còn gì sự nghiệp. Chiến tranh Việt Pháp đã đến giai đoạn quyết liệt. Tháng một 54 mặt trận Ðiện Biên bùng nổ. Nhu cầu quân số đòi hỏi, chính phủ Việt Nam cho xe đi bắt lính hằng ngày. Có hôm, Nam ra phố, bị chận hỏi giấy, Nam không mang theo thẻ học sinh nên đã bị lùa lên xe GMC. Phân trần cách gì cũng không được, vì Nam lớn xác, không ai tin Nam là học sinh. Lớp tuổi như Nam có cả chục đứa lao nhao trên xe. Ðứa khóc đứa la, hễ thấy người quen đi qua là kêu nhắn mang giấy tờ tới nhận. Nam biết nhắn ai ? Bị dồn vào thế sống chết, Nam đã nhảy liều xuống chạy trốn. Cũng may chiếc xe đậu gần tiệm chè Lạc Thành đường vào cửa Thượng Tứ, Nam quành ra sau bờ hồ rồi chạy như bay qua những ngõ hẽm quanh co giống hang chuột. Mấy anh lính mang súng đuổi theo. Về nhà, Nam nhảy ngay lên giường trùm mền rên giả bệnh. Lính lùng sục, bắt gặp Nam, họ lôi cổ Nam dậy :
- Mày mới nhảy xe trốn về phải không ?
- Dạ thưa mấy chú, tui bịnh mấy bữa ni, không đi học được.
- Mày mà học gì ?
Một người nạt to :
- Mày học trường nào ? Có thẻ học sinh không ?
- Dạ có đây
Mấy người lính xem giấy tờ, nhìn quanh chỗ Nam nằm, thấy không bắt được Nam, họ kéo nhau đị Ra ngoài, một người còn lằm bằm: "Tao nhớ rõ mặt thằng này". Trận chiến càng ngày càng ác liệt. Lòng chảo Ðiện Biên Phủ bị bao vây, Pháp chỉ còn mỗi đường tiếp tế bằng dù. Mỗi khi có máy bay đáp là pháo từ các đỉnh núi chung quanh lòng chảo Ðiện Biên phóng xuống như mưa. Quân dội Việt Minh được Trung Quốc trực tiếp yểm trợ, quân trang quân dụng kể cả cố vấn. Mấy sư đòan quân Pháp do Tướng De Castry chỉ huy, ngày một hao mòn. Ðại Tá De Castry được thăng Tướng tại mặt trận nhưng "Sao Quân Hàm" của ông thả dù đã rơi xuống phía bên kia nên các phụ tá phải lấy lon nước ngọt cắt sao gắn cho ông. Trận chiến Ðiện Biên kết thúc bằng Hiệp Ðịnh Genève 20-7-54. Pháp đầu hàng Việt Minh. Mười sáu ngàn quân Pháp bị bắt làm tù binh. Sông Bến Hải chia hai miền Nam Bắc. Mỗi bên có 300 ngày để tập kết, để di cư. Nam thấy không có lý do gì ở lại, mẹ và các em đều nằm bên kia, Nam phải về. Nam đánh điện báo cho nhà biết ngày Nam "hồi hương". Lúc giả từ, ông bà Gia cho Nam một số tiền, chúc Nam những điều may mắn. Ông bà chắc hiểu rõ tình hình chính trị, song đã không có ý kiến gì về hoàn cảnh của Nam. Mấy chị em Hà ôm Nam muốn khóc. Nam ra đi mà lòng buồn vô hạn.
Nam mệt mỏi với quá khứ của mình cho đến lúc nghe tiếng xe ca thắng. Chờ nhận hành lý xong, gọi ngay một xích lô, Nam chẳng có quà cáp gì mà toàn sách vở. Sách vở gom góp sau mỗi vụ dạy hè. Nam ưa đọc sách, dù vốn ngoại ngữ còn nghèo nhưng Nam thích loại Livre de poche của nhà xuất bản Hachette nên có tiền là mua để dành, ba đồng một cuốn, sách đẹp lại rẻ.
Chiếc xích lô cọc cạch chạy ngược dòng người tất tả lo di tản. Một chiếc tàu thủy của Pháp đang neo giữa sông Nhật Lệ ngay chỗ chợ Ðồng Hới để đón người di cư. Ðã gọi là chạy giặc, dù là chạy giặc trong hòa bình, cũng không thể như đi du lịch. Ðêm hôm đó mẹ Nam đã bàn với Nam nhiều vấn đề, nhưng, việc chính là bà muốn di cư vô Huế.
- Con à, mẹ nghĩ mình nên đi, Ba con nằm trong đó rồi ai lo ?
- Thì hai năm, có tổng tuyển cử, lâu lắc gì ? Ngày trước Ba còn, cả nhà sống nhờ đồng lương của Ba, nay làm sao mẹ nuôi nổi một bầy lóc nhóc. Ở lại, con thấy yên tâm hơn. Dẫu sao cũng có cái nhà, Mẹ đã quen nơi này cứ tiếp tục công việc như Mẹ đã làm.
Tuy nói thế nhưng Nam cũng hiểu bà Nhiêu không ngại chuyện mưu sinh. Xưa giờ bà chẳng tự lo đó sao. Hai nữa bà đang nghĩ đến món tiền tử tuất của ông Nhiêu, rồi tiền hưu thời đi lính Pháp. Tính ra cả trăm ngàn đồng. Một số tiền không phải nhỏ. Bà Nhiêu cố thuyết phục Nam :
- Người ta ùn ùn đi cả tháng nay, không còn mấy ngườị
- Mặc họ.
Nam nhất định ở lại. Nam phải làm cái gì đó để Mẹ chàng dứt khoát ý nghĩ di cư. Chàng rủ mấy đứa em đi một vòng quanh xóm, tìm mua cái tủ sách. Không thiếu gì, bán có nghĩa là cho, trả bao nhiêu cũng được. Nam sửa soạn lại nhà cửa cho ngăn nắp. Mấy em của Nam còn nhỏ quá, chưa có một ý niệm gì về cuộc sống, về chiến tranh, về hòa bình...
Mấy hôm sau, có bà cô ở làng xuống thăm, Nam và Mẹ thăm dò:
- Lâu nay trên làng có dư luận gì về gia đình con không O ?
- Nhà nước nay khoan hồng cho những ai ở lạị Ði với đế quốc khổ lắm. Nó chở ra biển nó thả chứ không tử tế chi mô.
Nam sanh nghi, hỏi thêm:
- Tụi con rồi có được đi học không?
- Có chớ, học một buổi đi làm một buổị
- Làm gì hả O ?
- Chạy giấy cho Xã hoặc đi giao liên.
Nam bắt đầu sợ, tình thế coi mòi không xong. Bao nhiêu hình ảnh cho một tương lai bên cuộc sống gia đình làng xóm đã tiêu tan. Ðêm đó Nam bàn với Mẹ :
- Mẹ, con đổi ý kiến. Con đưa hai đứa lớn đi, Mẹ với mấy đứa nhỏ ở lạị
- Thôi Mẹ cũng đi, Mẹ không ở lạị
- Mẹ đi rồi lấy gì sống, nhà cửa đâu ở. Không sao, Mẹ cứ ở lạị Con đưa hai đứa đi lo cho các em học hành. Nghe O nói vậy cũng ớn lắm.
Thấy Mẹ làm thinh, tưởng Mẹ bằng lòng, Nam tiếp:
- Mẹ ở lại có gì còn nhờ bà con trên làng, người giúp đỡ một tay.
Trước sự cương quyết của Nam, bà Nhiêu đành ưng thuận, bà hỏi Nam:
- Chừng nào con đi ?
- Dạ con ở chơi ít bữa, vì thời hạn di cư còn cả tháng.
- Con đi Mẹ cho mấy anh em ba ngàn bọc theo.
Nam thấy số tiền lớn quá, nhưng không nhận, lấy gì lo buổi ban đầụ Nam nói lấy lệ :
- Mẹ cho nhiều vậy rồi còn đâu để tiêu.
Bà Nhiêu làm thinh, Nam tiếp :
- Mẹ nhớ đừng làm gì để O biết nghe. Trên làng họ cho O xuống để dụ dỗ mình đó. O về là tụi con đi ngay.
Ngày hôm sau Nam kín đáo thu xếp hành trang nhưng không lộ vẻ gì khả nghi để bà O có thể đoán biết ý định của mình. Nam sửa lại cái cổng, quét dọn nhà cửa, kê lại tủ sách, trang hoàng phòng khách...trong khi xóm làng rậm rật ra đi. Kế hoạch vạch sẵn Nam yên tâm đợi ngày lên đường. Mỗi ngày Nam đạp xe vào chợ Ðồng Hới thăm dò tin tức. Ngày nào cũng có người xuống tàu song không có cảnh chen đạp lên nhau.
Nam tưởng về quê cũng được học hành đàng hoàng rồi ra sẽ có một nghề nghiệp tương đối để giúp đỡ gia đình. Nam chỉ dựa vào những kinh nghiệm sách vở để vẽ cho mình một tương lai, không ngờ thực tế phủ phàng như vậy. Cũng may mà biết sớm. Công việc lâu nay Nam nhắm là làm thầy giáọ Nam có thể vừa dạy vừa học. Nam đã quen dạy kèm, dạy hè. Nam thấy dạy học có nhiều điều thú vị.
Bất ngờ trưa hôm đó, có bà bạn của gia đình ở xóm ngoài vào thăm. Bà là quả phụ của trung sĩ Ðàm, trước ở chung với ông Nhiêu tại đồn Vạn Xuân. Theo bà có người con gái trạc 15 tuổị Nam ngờ ngợ, chưa kịp chào, Mẹ Nam đã nhanh nhẩu:
- Chào bác đi con, bác Ðàm quen với nhà mình. Ðây là Thảo, hồi nhỏ hay qua chơi với con.
Nghe Mẹ Nam giới thiệu, cô gái tỏ vẻ e thẹn, Nam vội chào bà khách, lòng có cảm xúc là lạ. Bà Ðàm nhìn Nam cười :
- Cháu mới ở Huế về hả ?
- Dạ cháu về được mấy hôm rồị
Quay sang bà Nhiêu, bà Ðàm hạ giọng:
- Chị tính sao ? Ði hay ở.
Bà Nhiêu liếc về phía Nam thấy Nam nghiêm nét mặt. Bà hiểu ngay.
- Ở lại chị ạ. Nhà cửa heo gà vầy bỏ đi mô, với lại mình có bà con chi trong đó mà đi...
Bà Ðàm có vẻ thất vọng, gắng thuyết phục mẹ Nam:
- Nhà cửa sao bằng mạng sống ? Bỏ của chạy lấy người chị ơi.
Bà Nhiêu trầm ngâm không nói gì.
Bà Ðàm giọng thiết tha hơn:
- Chị à, mình ở lại với họ không được mô, mình là thành phần ngụy, thế nào cũng bị tố sau này, khi nớ muốn chạy cũng không còn đường.
Trong khi hai bà tâm sự với nhau, Nam và Thảo ra vườn nói chuyện. Nam vói hái một trái ổi ửng chín trao cho Thảo:
- Mới ngày nào mà Thảo lớn mau ghê!
- Thảo cúi cúi mỉm cười :
- Thì anh cũng rứa chớ bộ.
Mà đúng thế Nam hơn Thảo hai tuổi, tuy nhiên con gái lúc phát mả trông vẫn chững chạc hơn. Nam tự bảo: "Không ngờ con bé bây giờ đẹp thế, gái Huế chắc gì bằng". Nam chợt hỏi :
- Này, Thảo thích đi hay ở.
- Em không biết, tùy nơi Má. Còn anh thì răng ?
- Anh ở lạị Ði vô xứ người khó sống lắm.
Hai người ra đến góc vườn, Thảo nhìn mấy luống rau rồi nhìn Nam:
- Anh Nam học trong Huế thấy Huế có khác Ðồng Hới không ?
Câu hỏi vô tình khiến Nam có dịp khoe về những hiểu biết của mình. Nam mô tả đời sống nơi kinh kỳ nhộn nhịp và đẹp hơn quê chàng gấp bộị Cầu Tràng Tiền, Sông Hương, Núi Ngự, làm gì có nơi đâỵ Cô bé cứ mở tròn mắt ra nghẹ Nam được thể kể lại những chuyến đi chơi Lăng và thăm Ðại Nộị Thảo đột nhiên nắm tay Nam nói như năn nỉ :
- Anh nói Bác đi đị Em nghe anh nói mà thích ghê.
Nam thấy bàn tay mình ấm lạ lùng, chàng giữ tay Thảo lạị Nam như có dòng điện nhẹ chạy qua ngườị Chàng bối rối nhìn vào khuôn mặt Thảo mà không biết nói gì. Ðôi má hồng tự nhiên, không phấn sáp. Nam thấy Thảo quá đẹp, chàng không ngờ mình có những giây phút thần tiên như vầỵ Cô bé như sực tĩnh, vội giật tay ra :
- Thôi em vô kẻo Má chờ.
Nam vội bước theo, chàng thì thầm:
- Anh chưa nói hết với Thảo, tối nay em qua chơi, anh sẽ bàn lại với em.
Thảo làm thinh bước nhanh vào nhà. Hai người trong phút chốc thấy tâm hồn tràn ngập cảm xúc mới lạ mà hồi giờ chưa hề biết. Ðọc những truyện tình tiểu thuyết, Nam thấy mơ hồ về những rung cảm của lứa đôi, Nam chưa một lần có cái cảm xúc thật sự như hôm nay. Trái tim của Nam đã bắt đầu ...
Mùa Nước Lũ Mùa Nước Lũ - Trần Công Nhung