Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Liêt Tử Và Dương Tử
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU
T
rước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII), trong cuốn Vĩ lược bảo Liệt tử chỉ là nhân vật hoang đường, không có thực[1].
Đại khái họ đưa ra những lí lẽ như sau:
1. Trong bộ Sử kí, bộ sử đáng tin cậy nhất về thời đại Tiên Tần. Tư Mã Thiên không chép truyện Liệt tử trong khi chép truyện Thận Đáo, Quan Doãn…, cả các môn đệ của Khổng Tử nữa. Mà Liệt tử nếu là nhân vật có thực, tất phải quan trọng hơn mấy nhà kể đó.
Lí lẽ ấy không vững vì Dương Chu và Huệ Thi, hai triết gia có danh tiếng, chưa ai ngờ rằng không có thực, cũng không được Tư Mã Thiên chép tiểu sử. Ông không chép có thể vì thiếu tài liệu hoặc cho rằng không có gì đáng chép.
2. Trong Nam Hoa kinh (cũng gọi là Trang tử), thiên Tiêu dao, Trang tử có nhắc đến Liệt Ngự Khấu nhưng lại bảo Liệt cưỡi gió mà đi (ngự phong nhi hành); truyện đó không thể tin được, chỉ đáng là ngụ ngôn thôi, không đủ để bảo rằng là nhân vật có thực.
Lẽ đó cũng không vững. Bốn chữ “ngự phong nhi hành” có thể chỉ là một hình ảnh diễn cái ý Liệt tử đã hoà đồng với vạn vật (coi tiết III – Tư tưởng Liệt tử); cũng có thể trỏ một hiện tượng xuất thần mà một số nhà tu hành khi trầm tư nhập định thường cảm thấy: xác thân họ vẫn ngồi một chỗ mà thần thức họ bay lên cao, đi xa rồi lát sau trở về nhập lại vào thể xác. Nhưng dù cho Trang tử muốn bảo thể xác Liệt tử cưỡi gió mà đi thật, thì chúng ta cũng chỉ có thể bảo rằng ông tin dị đoan[2], chứ chưa thể quyết rằng Liệt tử không thể là một nhân vật có thực.
Vả lại, ngay trong đoạn nói về Liệt tử đó, ở trên mấy hàng, Trang tử cũng nói tới Tống Vinh tử, mà Tống Vinh tử tức Tống Kiên, được chép trong bộ Mạnh tử, Tuân tử, Hàn Phi tử, là một nhân vật có thật, vậy thì Liệt tử cũng có thật, không phải do Trang tử tưởng tượng[3].
Huống hồ chẳng phải chỉ có riêng Nam Hoa kinh, mà còn nhiều sách khác nữa như Lữ thị Xuân Thu (đời Tần), Hoài Nam tử (đời Hán), đều nhắc tới Liệt tử, cho ông là một triết gia “quí hư” (trọng hư tâm, hư tĩnh).
3. Sau cùng như Benedykt Grynpas nói, người ta còn ngờ nếu Liệt tử có thực thì tại sao trong Xung hư chân kinh gồm 144 bài mà chỉ có hai chục bài nói tới Liệt tử[4], mà đa số những bài này không coi Liệt tử là nhân vật chính. Thắc mắc đó thuộc về nội dung và nguồn gốc tác phẩm Liệt tử hơn là về bản thân Liệt tử, cho nên chúng tôi sẽ xét trong tiết II.
Vậy chúng ta chưa có một chứng cứ gì để tin rằng Liệt tử là một nhân vật hoang đường. Thực ra các học giả Hồ, Phùng kể trên không chép về Liệt tử vì những lí do khác, chứ không vì không tin rằng Liệt tử là nhân vật có thực.
o O o
Nhưng về đời sống đời sống Liệt tử chúng ta biết rất ít, chỉ có thể căn cứ vào hai bộ: Nam Hoa kinh và Xung hư chân kinh, mà những bài trong Nam Hoa kinh nói về Liệt tử cũng gần giống hệt Xung hư chân kinh, rốt cuộc tuy hai nguồn gốc mà cũng như một. Chúng tôi lựa Xung hư chân kinh vì tài liệu dồi dào hơn.
Như trên chúng tôi đã nói, trong Xung hư chân kinh có khoảng hai chục bài chép về Liệt tử. Bài đáng tin nhất là bài chúng tôi đánh số VIII.6 trong thiên Thuyết phù, và I.1 trong thiên Thiên thuỵ.
Theo hai bài đó, Liệt tử là người nước Trịnh, một nước chư hầu nhỏ đời Chiến Quốc, nay thuộc tỉnh Hà Nam (sau bị nước Hàn diệt). Không sách nào chép năm sinh, năm tử của ông. Theo bài VIII.6, có lần ông nghèo quá, tướng quốc Trịnh là Tử Dương nghe lời người khác khuyên, cho sứ giả mang lúa lại tặng ông, ông từ chối, vợ ông cằn nhằn, ông đáp: “Tướng quốc đâu phải tự biết ta. Vì nghe lời người khác mà cho ta lúa, thì rồi cũng có thể nghe lời người khác mà bắt tội ta được. Vì vậy mà ta không nhận”. Ít lâu sau dân nổi loạn giết Tử Dương. Nhờ lần đó, không nhận lúa nên ông vô can.
Bài I.1, cũng nói ông ở nước Trịnh “bốn chục năm mà không ai nghe danh, từ vua cho tới các quan khanh, đại phu đều coi ông như dân thường; năm đó đói kém quá, ông tính di cư qua nước Vệ”.
Vậy Tử Dương tặng ông lúa trễ lắm là vào khoảng ông bốn chục tuổi. Theo Sử kí của Tư Mã Thiên (trong phần Lục Quốc niên biểu, và Trịnh thế gia) thì người nước Trịnh giết tướng quốc Tử Dương vào năm Trịnh Nhu Công thứ 25, tức năm Chu An Vương thứ tư; tính theo Tây lịch vào năm 398 trước công nguyên. Năm đó Liệt tử khoảng từ ba chục đến bốn chục tuổi, và ta có thể đoán ông sinh vào khoảng -430 đến -440; đúng với Vũ Đồng và gần đúng với Grynpas: Vũ Đồng cho Liệt tử sinh vào khoảng -430, mất vào khoảng -349; Grynpas cho Liệt tử sinh vào khoảng -435[5], không cho biết chết khoảng nào. Chúng ta nên nhớ những con số về thời đó xê xích nhau mười, mười lăm năm thì cũng là đúng lắm rồi.
Dưới đây chúng tôi kê những năm sinh, tử của một số triết gia quan trọng từ Khổng tử tới Trang tử, theo bảng của Vũ Đồng trong Triết học Trung Quốc đại cương:
Khổng tử------551---479
Mặc tử-------.--480---379 (phỏng chừng)
Dương Chu----440---380 (-nt-)
Lão tử[6]--------430---340 (-nt-)
Liệt tử----------430---349 (-nt-)
Mạnh tử--------372---289 (-nt-)
Trang tử--.-----360---280 (-nt-)
Vậy Dương tử, (lớn tuổi hơn cả) Lão tử, Liệt tử sống cùng một thời, thời của các vua nhà Chu: Uy Liệt vương, An vương, Liệt vương và Hiển vương.
Trong hai thế kỉ, các nước Tề, Tống, Tấn, Ngô, Việt[7] thay phiên nhau cường thịnh, uy quyền các thiên tử nhà Chu càng ngày càng giảm; Trung Quốc càng lâm vào cảnh loạn lạc, và khoảng giữa thế kỉ thứ IV trước công nguyên, cuối đời Lão tử và Liệt tử, Tần dùng chính sách độc tài, hiếu chiến của Vệ Ưởng (cũng gọi là Thương Ưởng) mà mạnh lên, lấn át tất cả các chư hầu khác. Thời đó, học thuyết của Khổng, Mặc tỏ ra thất bại, nhân nghĩa đã thành những tiếng sáo, đúng như Dương tử nói, trung không thể cứu được vua mà nghĩa không cứu được đời, chỉ gây hại cho bản thân thôi. Nhà cầm quyền nào cũng chỉ muốn dùng võ lực, và một vua Tần trong bài VIII.7 đã nói:
“Thời nay các chư hầu dùng võ lực mà tranh nhau, chỉ cần binh khí và lương thực; nếu chúng ta dùng nhân nghĩa mà trị nước thì là theo con đường diệt vong mất”.
Và Dương, Lão, Liệt chết không bao lâu thì Mạnh tử cất tiếng than: “Người ta đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng, đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành”.
Liệt tử tuy đồng thời với Dương và Lão, nhưng chắc ít tiếp xúc với hai nhà đó vì cả ba đều ít đi đâu, thích ở ẩn, không bôn ba như Khổng, nhất là Mặc.
Khi thôi học Hồ Khâu Tử Lâm, ông mở trường, môn sinh chắc không đông lắm vì thời nào hạng người ưa đạo hư tĩnh, không màng danh lợi cũng ít hơn hạng muốn ra làm quan, mà ông cũng không nổi tiếng. Bài IV. 5 bảo: “…số người xin học có hằng trăm, tới hoài không hết, Liệt tử không biết là bao nhiêu nữa, …xa gần không ai không biết tiếng”. Lời đó mâu thuẫn với bài I.1, mà xét phần sau của bài (thầy trò Liệt tử qua thăm Nam Quách tử) thì có tính ngụ ngôn, cho nên không đáng tin.
Hình như Liệt tử không lãnh một chức vụ gì cả, có lần qua nước Vệ vì ở Trịnh đói kém, một lần khác qua Tề nửa đường trở về (bài II.14), vì ngại vua Tề sẽ giao phó trọng trách cho, ông ta phải gắng sức mà không được an nhàn.
Vậy ta có thể tin rằng ông sống đạm bạc, nhờ môn sinh cung cấp, không bôn ba để hăng hái cứu đời, cũng như hết thảy các nhà trong phái Lão tử hoặc Dương tử.
Còn những chi tiết khác như Liệt tử học bắn với Bá Hôn Vô Nhân (bài II.5), rồi học bắn nữa với Quan Doãn tử[8] (bài VIII.3), Liệt tử học Lão Thương (bài IV.6)… theo chúng tôi, đều có tính cách ngụ ngôn cả.
Không rõ Vũ Đồng căn cứ vào đâu mà bảo Liệt tử mất hồi trên dưới tám chục tuổi.
Chú thích:
[1] Theo Benedykt Grynpas, một số học giả Âu như Balfour Eitel, A. Giles cũng chủ trương như vậy.
[2] Chúng tôi nghĩ rằng Trang tử chưa chắc đã tin dị đoan vì trong thiên Thu Thuỷ có nói rằng người biết đạo thì hiểu lí, lửa nước, cầm thú không làm hại được, không phải vì khinh thường vạn vật mà vì biết xét suy sự an nguy, bình tâm trước hoạ phúc, thận trọng trong việc lui tới (sát hồ an nguy, ninh ư hoạ phúc, cần ư khứ tựu). Vậy Trang không bảo rằng nhảy vào lửa mà không cháy, nhảy xuống nước mà không không chìm.
[3] Ngoài ra, Nam Hoa kinh còn bốn chỗ nữa nhắc đến Liệt tử, như trong các thiên Chí Lạc, Liệt Ngự Khấu, Nhượng vương, Đạt sinh, nhưng những thiên đó có thể do người đời sau nguỵ tạo, nên chúng tôi không xét tới. [Trong bộ Trang tử và Nam Hoa kinh, viết sau bộ LT&DT này, cụ NHL cho rằng thiên Thu thuỷ mà cụ nói đến trong chú thích trên, cũng không phải do Trang tử viết, nên cụ không dùng thiên này để xét tư tưởng của Trang tử. (Goldfish)].
[4] So với 23 bài nói về Dương Chu. [Chú thích này, bản của nhà VT-TT không in. (Goldfish)].
[5] Bản Lá Bối in là: khoảng -450. (Goldfish).
[6] Thời trước người ta cho rằng Lão tử sinh trước Khổng Tử, các học giả Trung Hoa gần đây cho thuyết cũ sai, sửa lại như vậy.
[7] Người ta thường nói đến ngũ bá: Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tấn Văn công, Tầm Mục công, Sở Trang công. Chúng tôi nghĩ nên kể thêm Ngô vương Phù Sai và Việt vương Câu Tiển cũng rất oanh liệt một thời, về võ bị không thua một nước nào.
[8] Tên là Hỉ (-440 -430 theo Vũ Đồng), một triết gia cũng trạc tuổi Liệt tử, coi cửa Hàm Cốc, vì vậy mà gọi là Quan Doãn, theo truyền thuyết, được Lão tử giao cho bản Đạo Đức kinh trước khi rời Trung Quốc qua phương Tây. [Chú thích của cụ NHL trong Trang tử và Nam Hoa Kinh: Họ Doãn, tên Hi, môn đệ của Lão tử, làm quan coi cửa ải Hàm Cốc, nên gọi là Quan (coi cửa ải) Doãn. (Goldfish)]
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Liêt Tử Và Dương Tử
Nguyễn Hiến Lê
Liêt Tử Và Dương Tử - Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=liet_tu_va_duong_tu__nguyen_hien_le