Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lấp Con Sông Máu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vài Lời Tựa
A
nh SƠN,
Anh muốn lấp con sông máu
Anh đã chết trong con sông máu ấy.
Vậy tập sách này là của anh.
Đ...
Đôi cánh chim bằng tung gió loạn,
Một con sông máu rỉ hai long
Hai câu thơ này của một thiếu phụ cám cảnh mình, viết ra để than thở nổi cách trở núi xương sông máu.
VÀI LỜI TỰA
Ai là người không đau xót trước cảnh chém giết giữa NGƯỜI với NGƯỜI.
Trong cuộc chém giết giữa loài người, bạn có mất một người thân, một người bạn, một người em, một người chị, một đứa cháu, hay một đứa con bao giờ chưa?
Nỗi đau đớn của bạn, chính là niềm bi thương của cả nhân loại của cả cái thế hệ đang ngập lụt
trong máu xương này...
Con sông máu đang cuồn cuộn chảy giữa nhân gian, ôi thê lương lắm!
Kẻ viết tập truyện này, đã chứng kiến bao nhiêu cảnh bi đát của xương trắng máu hồng, xúc
động nhiều phen, nên cố gắng ghi chép những nguồn xúc cảm ấy lên mặt giấy, cốt ý phơi bày những trạng thái đau thương ấy ra trước mắt nhân loại...
Để cho những tiếng kêu thương của nhân loại có thể vang lên thành một mệnh lệnh màu nhiệm:
- Hãy lấp con sông máu ấy lại!
NGUYỄN-XUÂN-MỸ
----- & -----
Lấp Con Sông Máu
ĐÂY không phải bến Tầm Dương.
Và nàng cũng không phải là một ca nữ đậu thuyền trên bến nước đợi khách áo xanh giữa những đêm trăng sáng đưa ngát men rượu hương tình...
Đây là một con sông có triều nước ngàu đỏ như màu máu thế nhân cuồn cuộn từ lòng biển dâng lên bất tuyệt. Những khóm cây xơ xác vì gió lộng, bến trời, nghiêng mình xuống mặt sóng để nghe những tiếng ồ ạt hùng vĩ từ ngoài cửa biến dội vào, dữ tợn nhất trong những đêm nhiều mây và lắm gió.
Và nàng là một cô lái đò, hàng ngày múa đôi chèo thon thon trên mặt sông và thỉnh thoảng hò lên vài điệu ái ân bay bổng đến tuyệt vời cho cả sông núi cùng nghe...
Con đò ngang hẹp và thon như tàu lá chuối lớn ấy, ngày lại ngày, đưa khách sang sông. Nó là một cái nhịp cầu nối giùm mối đường cho khách thập phương chớ không phải là một quán trọ trên sông cho phường du tử tìm hoa, mặc dầu cô lái đò có một nhan sắc đẹp và tươi như bông hoa trinh nữ...
Nhưng, một đêm kia... Trời không trăng, song sao nhiều lắm, sáng lắm.
Ánh sao rung rinh rơi xuống mặt sông rồi vỡ ra sau một cơn gió gợn nhăn mặt nước, tựa hồ muôn vạn mãnh trâm vàng trôi nhấp nhánh trên đợt sóng lăn tăn...
Đêm hôm ấy, có một chàng tráng sĩ ghé bến này. Chàng cột con ngựa trắng toát vào gốc cây đa và tiến về phía con đò, xin một chỗ trú chân...
Giọng chàng tha thiết quá, khẩn cấp lắm và lại hổn hển mệt nhọc nữa...
Lòng người thanh nữ đưa đò trở nên mềm như lá liễu đã ngấm sương.
Gió đêm vi vu lạnh, sóng đêm bát ngát buồn, và quanh quất đâu đây có mùi hoa dạ hương đưa ra một mùi hương ân ái say sưa...
Con tuấn mã bỗng hí lên như tiếng rên của trái tim cô quạnh, giữa lúc một đôi vạc nối cánh nhau bay vù trên trời loáng ánh sao... Đôi chim buôn vài lời âu yếm, tha thiết và trong trẻo như tiếng gọi của yêu đương.
Thế rồi... Thế rồi...
Đêm ấy, kẽ tráng sĩ lữ hành đã dùng chung trà thay ly rượu để ngâm những vần thơ say bên cạnh một nàng thanh nữ lòng trắng trong này đã vương một sợi giây diều...
Đêm ngắn quá và hương tình bốc lên cao quá, làm cho đôi mái đầu xanh quên cả tiếng pháo giao thừa liên tiếp nổ ở ven làng xa xa...
Họ quên cả mùa Xuân, vì trong lòng thanh xuân của họ, đang chứa cả một trời xuân bừng hương sắc tuyệt vời...
Đêm vui ngắn lắm!...
Và sáng hôm sau, người tráng sĩ bước chân lên bến nước bên kia, nhảy lên lưng con tuấn mả đang mơ thèm thiên vạn lý, mà quay đầu lại dặn cô lái đò thế này:
- Anh còn một nghĩa vụ với nước non, không thể lưu luyến ở bến sông này mãi được. Xin hẹn với em đến mùa Xuân sau sẽ trở về để cùng em ngắm hoa đào nở. Chỉ có núi đá là không thể gặp nhau, chớ với vố ngựa này anh sẽ còn gặp em nhiều nữa, nhiều nữa...
Rồi chàng ngẩng đầu lên nhìn ánh bình minh, quất roi vào lưng ngựa trong khi cô lái đò đưa bàn tay run run lên chùi ngấn lệ long lanh...
Loạn ly! Loạn ly!
Bốn trời khói dậy, máu đổ ra đã lầy lúa cả đất nước.
Loạn ly! Loạn ly!
Bến sông này ngày đêm rậm rạp bước chân đi. Giòng nước đỏ ngầu phù sa ngày nay lại càng thắm hồng, y như một con sông máu. Sóng cuồn cuộn oằn oại chảy dưới muôn lớp cường phong và gầm rít lên nghe bi đát thống thiết tựa hồ lời rên siết của oan hồn từ lòng nước vang lên!
Hay là dư âm của những trận ác chiến vừa xảy ra trên ngọn sóng?
Lá cây phần phật đập vào nhau hào hạo như tiếng binh đao giáo mác khua dưới trời gió... Những ngọn gió thông thống lùa trên mặt sông dài và gặp nhau trên lưng chừng trời mà phát ra những lời réo ú ú, nghe đến lạnh gáy, tưởng chừng là tiếng reo tở mở của muôn quân sĩ trong trận giao chiến hôm qua...
Để cho sóng nhạc thêm màu khủng khiếp thỉnh thoảng một tràng sét nổ chuyển động ngang trời thay cho những hồi chiêng trống vang vang giữa sa trường đang lụt máu và ngập đầu lân...
Loạn ly! Loạn ly!
Bến sông này đã bao lần dùng làm chiến trận, và nước sông này đã chở biết bao xác chết không đầu...
Người ta đánh nhau trên bờ, rồi người ta choảng nhau ở dưới sông...
Đôi bên bờ sông giờ đây không phải là hai bến nước nên thơ của cô lái ghe con đò nhỏ nữa. Nó đã thành hai phòng tuyến gớm ghiếc của đôi bên nghịch thù cùng một màu da, cùng một tiếng nói...
Loạn lạc đã đuổi giạt dân cư hai bên bờ sông đi xa rồi... Họ ngậm ngùi lìa bỏ vùng đất tổ, kéo nhau tìm về nơi vô định để tránh họa binh đao.
Họ đau lòng lắm. Họ men theo bờ sông đi ngược chiều gió biển... Lòng sông đỏ ngầu vẫn vang lên lời rên của sông máu, dội tình chua xót vào lòng họ. Cắn răng vào môi, họ nhìn sang bờ bên kia, và để cho nước mắt ứa ra trong mí mắt, ho bật lên một lời than giống nhau:
- Tương tàn! Trời!
Cô lái đò cũng bỏ hai bến nước quen thuộc mà đi theo bọn người tản cư ấy... Cô đi, bến nước cũng ngậm ngùi và cây da kia mà đã một lần có chàng tráng sĩ ghé cột cương con tuấn mã dưới ánh sao rụng – cũng bàng hoàng tiều tụy dần, có lẽ vì thương nhớ một mối tình đã khô héo vì khói lửa tương tranh...
Tình bến nước xưa, tình cây da cũ, tình con đò nhỏ, và tình hoa mộng của người tráng sĩ, chao ơi! Giờ đây loạn ly đã làm tan vỡ cả trên lòng cô lái đò tương tư!
Và mặt trăng không còn ghi những bức tranh thi vị của thuở thanh bình nữa... Sau những giờ cuồng loạn đẫm máu me, nó trở nên buồn thảm bi thương như màu nghĩa địa...
Hai bên bờ, giờ đây thiếu con đò nhỏ nối liền nhịp cầu thân ái, lại càng xa xôi nhau... Chúng nó nhìn nhau hằn học qua mặt sóng đỏ ngầu, mênh mang... bốc khí hận...
Bèo lạc về đâu hàng nối hàng
Mênh mang không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật (1)
Con sông nằm trong lòng một lãnh thổ của một dân tộc chung một tổ tiên, một màu da, một tiếng nói ấy, bây giờ bỗng nhiên chia hai ranh giới của một cuộc chém giết gớm ghê!
Không một chuyến đò ngang cho hai bên gặp nhau, cũng không một nhịp cầu để gợi niềm thân mật trong tấm lòng đồng bào...
Chém giết và chém giết!
- Tương tàn! Trời!
*
* *
Gió bấc cuối mùa đã thưa ngọn và bớt lạnh. Hơ ấm từ hướng Đông đưa về theo cánh nhạn trắng, báo hiệu rằng Xuân sắp qua...
Mùa phong ba hình như cũng dịu xuống. Sông không nổi loạn nữa, nhưng vẫn còn nguyên sắc máu.
Người ta không đánh nhau. Có lẽ họ đã mệt quá rồi. Ba năm chinh chiến, còn gì! Bao nhiêu máu đã xuôi chảy ra cửa biển và bao nhiêu xương thịt đã chìm dưới đáy sông!
Vả lại Tết đến nơi rồi!
Ai lại điên gì lăn mình vào lữa, giữa lúc hoa đào nở! Gì thì cũng phải giữ cổ lệ phong tục ông bà trong ba ngày Nguyên đán đã! (Hởi ôi? Người ta nghĩ đến phong tục ông bà mà quên bẳng rằng ông bà tổ tiên ấy là ông bà tổ tiên chung cho tất cả một giống người ở hai bên bờ sông.)
Cũng vì Xuân đến mà mặt sông được yên nghỉ tạm. Tình Xuân quả có sức màu nhiệm đem nguồn êm ái đến ru dịu lòng người...
Chiều nay dưới làn mưa bụi phơn phớt ánh tà huy nhợt nhạt, người tráng sĩ năm xưa ra roi cho con ngựa trắng toát sãi vó trên con đường gồ ghề, chạy về bến sông cũ...
Bến sông lịm buồn. Cây cỏ tiêu sơ. Một nhánh đào lạc loài giữa bụi lau bở ngỡ nở vài cánh hoa e thẹn.
Ghìm con ngựa trên bến nước, chàng phóng mắt nhìn qua bờ bên kia. Khói sương dâng lên mang mang, bàng bạc ánh hoàng hôn...
Xa xa có tiếng trống thu không đổ dồn xuống cảnh chiều u uất.
Không một con đò!
Chỉ có giòng trường giang lãnh đạm tuôn triều nước đỏ bất tuyệt... Vài cánh én chiều sa lượn theo mấy cụm bèo lạc trên sông.
Chiều ba mươi Tết im lặng quá! Và buồn thảm quá!
Tráng sĩ nhảy xuống đất, buộc ngựa vào một gốc cây, đi lần xuống bến...
- Đò ơi!
Tiếng chàng vang lên giữa vô biên...
- Đò ơi!
Chỉ có giọng rì rào của sóng nước và xào xạc của lau lách, lẫn với hơi dội khô khan của tiếng gọi đò.
Gọi chán rồi chàng thở dài, khua chân xuống mặt nước cho bớt sự im lặng cô đơn...
- Đò ơi!
Chàng lại gọi! Tiếng chàng tha thiết quá, rung động như một đêm nào năm xưa chàng đã tha thiết thốt ra với cô lái đò...
Nhưng vô ích. Loài người hiền lành đã đi rồi. Chỉ còn những kẻ háo chiến giờ này đang gật gù say chểnh choảng bên mâm rượu Xuân, sau những ngày say sưa với máu đào xương trắng...
Ai mà nghe! Đò đâu mà gọi!
Ngọn da bên kia nặng nề run qua cơn gió tối như những bàn tay thất vọng vẫy vẫy trên sông, con sông thiếu một nhịp cầu và một con đò!
Hoàng hôn xuống, gió tối lên, và bóng đêm tràn ra...
Trong trí chàng tráng sĩ, hiện ra cái cảnh êm đềm năm xưa trên con đò nhỏ bên cạnh cô lái đò nhan sắc... Những lời ân ái hẹn hò từ trái tim chàng lại vang lên... Lòng chàng bứt rứt quá... Sông rộng thênh thang, không cầu, không đò, ôi, chua xót là cách trở!
- Xin hẹn với em đến mùa Xuân sau sẽ trở về để cùng ngắm hoa đào nở!
Chàng có bao giờ quên lời hẹn hò đằm thắm ấy trên bến nước này...
Ba năm lăn mình vào chinh chiến, chàng mới có dịp này trở lại bến đò cũ tìm khách xưa...
Hoa đào đang nở kia, mà hỡi ôi, biết cùng ai ngắm...
Như một cái máy, chàng lại réo:
- Đò ơi!
Và đó cũng là những tiếng kêu vô vọng dội vào hư vô...
Xa xa, có một ngọn khói bốc lên sau lùm cây đã trở màu đen xám... Chàng bỏ ngựa, đi lần về phía ấy...
Đó là một cái am nhỏ ẩn kín đáo dưới gốc xanh già chằng chịt rễ lâu năm...
Người chủ am khoác chiếc áo nâu sồng vào, mở cửa đón khách...
Và đêm ấy, chàng tráng sĩ được ngã nhờ cái thân lữ thứ dưới bàn thờ Phật...
Và đêm ấy, nhà tu hành kể cho chàng nghe câu chuyện một cô lái đò ở bên kia sông...
*
* *
- «Tội nghiệp cô ta! Mùa Xuân năm kia, trong lúc người ta đang đánh nhau dữ dội thì cô ta chèo đò về bến cũ...
Chèo qua chèo lại chán rồi cô ta nghĩ. Rồi cứ đêm đến lại khua mái chèo trên mặt sông. Hình như cô ta tìm một người nào thì phải.
Gặp ai, cô cũng hỏi thăm:
- Có người tráng sĩ áo xanh cưỡi con ngựa trắng đi qua đây chăng?
Nào ai biết?
Đêm ba mươi Tết, cô ta chèo trên sông suốt cả đêm và hát mãi một câu:
Người xưa này cố nhân ơi!
Đã qua sông Dịch thì thôi không về... (2)
«Ông tính thời loạn này đâu phải để thơ thẩn như thế được, cô ta dại dột quá, chèo mãi, hát mãi, không biết rằng đôi bên sắp rục rịch một trận đại chiến...
Sáng hôm sau, họ đánh nhau dữ quá, binh đao giáo mác khua chan chát, sóng gió đập ầm ầm, tiếng hò reo vang dậy, chiêng trống đổ liên hồi... Cảnh vật cứ run lên như phát rét vậy...
... Và sau trận ấy, trên giòng sông đỏ máu, lều bều xác chết, không ai thấy cô lái đò chèo qua chèo lại nữa...
Sáng hôm mùng ba Tết, tôi vớt được một chiếc đò nhỏ dạt vào bến này. Trên mũi đò có một cành đào còn tươi, và phía lái còn vương lại mớ tóc dài mượt với một cái trâm bằng bạc mà tôi cẩn thận cất đi kìa... Có lẽ đó là chiếc đò của người con gái đáng thương ấy!»
Ông lão áo nâu nói đến đây bỗng dừng lại vì bên ngoài hình như có tiếng ai hát trên sông... Giọng hát trong veo và ngậm ngùi quá! Nó quen quen và làm cho chàng tráng sĩ thấy đau nhói ở con tim...
Ông lão khều ngọn đèn cao lên và nói tiếp:
- Tiếng ma hát đấy, ông à!
Cứ đến Tết, trong ba đêm liền, là tiếng hát não nùng ấy lại nổi lên. Người ta đồn là chính oan hồn của cô lái đò hiện về hát khúc hận trường... Đấy!... Ông có nghe rõ không:
Lý-Lang ơi! Hởi Lý-Lang!
Giận chàng thì giận, thương chàng vẫn thương (3)
Có lẽ khối tình trong tim của cô chưa tan được nên cô hát mãi cái câu thê thảm ấy.»
Chàng tráng sĩ họ Lý lịm đi bên câu chuyện trong khi ông già áo nâu cựa mình, thở ra một tiếng dài:
- Chao ôi! Đời là bể khổ, tình là giây oan. Bao giờ con người diệt được những cái giây tình oan nghiệt ấy đi thì mới không còn địa ngục nữa...
*
* *
Từ ấy, người ta lại thấy chàng tráng sĩ áo xanh trên con ngựa trắng đi khắp bốn phương trời.
Ai có hỏi chàng đi đâu và để làm gì, thì chàng trả lời:
- Tôi đi tìm cách lấp con sông ấy!
- Con sông nào, tại sao mà phải lấp?
- Tại có sông, mà không có cầu, cũng không có đò, thì phải lấp đi cho khỏi chia rẻ nữa...
Và chàng đi, đi mãi, mang cái chí lấp con sông màu nước đỏ ấy, đi khắp Bắc Nam...
Vì, các bạn ơi, con sông ấy là một con Gianh đấy!
Con sông ấy đang chảy nguồn máu tương tàn thê thiết của nòi giống Việt-Nam...
Mùa đông Kỷ Sửu
Chú thích:
(1) Thơ Huy Cận
2) Thơ Nguyễn Bính
(3) Thơ Vũ-Son
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lấp Con Sông Máu
Nguyễn Xuân Mỹ
Lấp Con Sông Máu - Nguyễn Xuân Mỹ
https://isach.info/story.php?story=lap_con_song_mau__nguyen_xuan_my