Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ký Ức Tháng Tư
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
T
ôi còn nhớ cái ngày gặp Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc lên đỉnh nóc dinh Độc Lập buổi trưa 30 - 4 - 1975. Lá cờ nửa đỏ nửa xanh, nhuốm đầy bụi đường và khói đạn đã hoá đôi cánh chim bồ câu, báo hiệu hoà bình và đấy chính là điểm kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tôi muốn hỏi Bùi Quang Thận về chuyện cắm cờ ấy của anh. Còn anh thì lại bùi ngùi kể về một người đã khuất. Đó là Ngô Văn Nhỡ. Qua Bùi Quang Thận, tôi biết Ngô Văn Nhỡ là đại uý, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 xe tăng, lữ đoàn 203, binh đoàn Hương Giang. Bảy giờ sáng ngày 30 - 4, tiểu đoàn 1 do Ngô Văn Nhỡ chỉ huy tiến vào cầu Sài Gòn. Đây là một chiếc cầu quan trọng, dài 986 mét nằm trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà, là trục chính trong một mũi tiến công của ta. Bởi thế, địch chốt chặn rất quyết liệt. Chúng huy động đến 14 xe tăng, xe thiết giáp và hai đại đội bộ binh dàn ra giữ cầu. Chưa kể máy bay giội bom, tàu chiến từ dưới sông bắn lên yểm trợ. Ba xe tăng địch án ngữ ngay trên mặt cầu. Một số xe khác chôn chìm xuống đất chỉ ngóc nòng pháo lên phía cầu. Chúng biến những chiếc tăng đó thành lô-cốt chìm, lô-cốt nổi, lô-cốt di động và quyết cố thủ đến cùng, quyết chặn đứng các mũi tiến công của ta bằng mọi giá. Chiếc cầu quá dài, lại hình vòm. Bởi thế, chiến sĩ ta rất khó quan sát địch, nhất là những chiếc xe tăng địch ở phía mặt cầu sườn bên kia. Còn địch thì rất dễ dàng phát hiện ra ta. Ba chiếc tăng của ta đi đầu, bị bắn cháy. Lửa bốc dữ dội. Mùi thép cháy khét lẹt. Trận đánh diễn ra rất khốc liệt. Chẳng biết địch ở đâu mà hầu như chiếc tăng nào của ta nhô lên cũng bị chúng bắn cháy. Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ bật cửa xe, nhô hẳn người lên trong làn mưa đạn mù mịt để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. “Hãy nhằm thẳng Sài Gòn! Tiến lên!” - Đó là tiếng hô khản đặc của anh trong làn khói đạn khét lẹt. Đó cũng là tiếng nói cuối cùng của anh vang lên trong cõi đời này. Cả tiểu đoàn ào ạt vượt cầu, vừa tiến, vừa tiêu diệt địch, theo khẩu lệnh của người chỉ huy đứng sừng sững trên tháp pháo xe tăng. Sau đó thì tắt liên lạc.
Nhưng các chiến sĩ vẫn thấy Ngô Văn Nhỡ đứng nhô hẳn nửa người trên tháp pháo. Anh vẫn đang chỉ huy tiểu đoàn hành tiến. Chỉ huy bằng hiệu lệnh. Ai ngờ Ngô Văn Nhỡ đã hy sinh ngay ở trên cầu. Một viên đạn AR15 đã bắn giữa trán anh. Nhưng các chiến sĩ xe tăng, kể cả những người lính bên anh, ở ngay trong chiếc xe anh chỉ huy, cũng không biết anh đã hy sinh, đã chết đứng trên tháp pháo. Họ vẫn tiến theo khẩu lệnh của anh, theo bóng dáng của anh, hạ hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Ngô Văn Nhỡ đã đi vào cửa ngõ Sài Gòn, ngay trong ngày toàn thắng như thế. Anh không biết vào chính giây phút lịch sử ấy, người vợ hiền thảo suốt đời gắn bó với anh, thủy chung với anh, ngay cả khi anh không còn trên cõi đời này đang chuyển dạ đẻ ở một xóm nhỏ vùng Kinh Bắc. Và đứa con trai, giọt máu cuối cùng của anh, chút kỉ niệm duy nhất của anh với chị ở vùng đất lửa Cửa Việt đã chào đời. Đó là sự hiện diện của anh trong ngày đoàn tụ. Và Ngô Văn Việt, cậu con trai của người tiểu đoàn trưởng ra đời trong ngày bố hy sinh ấy, đến nay đã hai mươi tuổi. Năm Việt tròn 18, người mẹ trẻ của cậu, chị Loan, vợ liệt sĩ Ngô Văn Nhỡ đã đưa con trai về trung đoàn 203, là đơn vị cũ của anh: “Tôi còn mỗi giọt máu này, cũng là giọt máu của anh Nhỡ đây, tôi trao nó cho các anh. Các anh cho cháu được tiếp bước bố cháu, được làm lính xe tăng như bố nó ngày xưa...”
Theo câu chuyện của Bùi Quang Thận, tôi lần về trung đoàn 203.
- Anh muốn gặp cháu Việt à?
Nguyễn Văn Thông, trung đoàn trưởng trung đoàn 203, tiền thân của lữ đoàn 203 bắt tay tôi niềm nở:
- Nó là hạ sĩ rồi. Tối, tôi sẽ bảo cháu lên đây gặp anh. Thằng bé đẹp trai lắm. Đẹp như bố, cũng giống bố cái trán bò liếm. Cậu ta là con cưng của trung đoàn đấy. Ai cũng thương nó. Anh Bùi Tùng vừa thư cho tôi. Anh Tùng chắc anh biết chứ. Anh ấy là chính ủy cũ của lữ đoàn, người cùng anh Nguyễn Văn Thệ bắt tổng thống Dương Văn Minh. Bây giờ, anh ấy về hưu, vào ở tít mãi trong Sài Gòn.
Nói rồi, Nguyễn Văn Thông trao cho tôi bức thư của chính ủy Bùi Tùng. “Thông ơi, cho mình thăm tất cả anh em, những người đang bảo vệ thành quả cách mạng. Thông cố gắng giúp đỡ cháu Việt nhé. Mình thương cháu lắm mà chẳng biết làm sao được, bây giờ, tuổi già, sức yếu, vả lại về hưu rồi chẳng còn điều kiện gì để giúp cháu nữa, mọi sự trông chờ ở Thông. Thông hãy thương cháu. Tội nghiệp, cháu mồ côi cha từ lúc lọt lòng. Thương anh Nhỡ, chúng ta chỉ còn biết tạo điều kiện để nuôi dạy cháu trưởng thành...”
- Anh Tùng liên tục thư cho tôi. Thư nào cũng nhắc chuyện cháu Việt. Chuyện cháu dài lắm. Các nhà văn có thể viết tiểu thuyết được đấy. Có khi còn dựng được cả phim nữa. Tôi cũng có biết chút ít mà.
- Chắc anh ở cùng đơn vị anh Nhỡ?
- Vâng, anh Nhỡ là tiểu đoàn trưởng. Còn tôi lúc đó là trung đội phó trung đội trinh sát. Công việc chính của tôi là theo dõi tình hình địch, báo cáo cấp trên để cấp trên nắm được và tìm cách xử lý. Trong đời tôi, có lẽ tôi chưa bao giờ được chứng kiến một mối tình mạnh mẽ và đẹp đến thế mà kết quả của mối tình ấy là sự ra đời của cháu Việt, một người lính của tôi bây giờ.
- Anh có thể tiết lộ được điều gì chăng?
- Tất nhiên, tôi biết không được chi tiết lắm. Bởi nhiệm vụ của tôi là trinh sát, nhưng là trinh sát địch, chứ không phải trinh sát ta. Chuyện anh Nhỡ yêu chị Loan ở quê thế nào, tôi không rõ. Nhưng hôm chị Loan lặn lội vào tận Cửa Việt tìm chồng thì tôi biết. Tôi là người gặp chị trước tiên. Chị hỏi thăm tôi. Lúc đó, chị trẻ lắm, lại đẹp nữa. Mặt tròn, da trắng nõn. Tôi còn nhớ chị mặc quần lụa đen, áo xanh Sĩ Lâm, một tay cắp nón, khoác trước ngực, một tay xách cái túi vải, chân đi dép cao-su, kiểu dép đúc bộ đội. Trông chị, tôi đoán ngay chị là người thôn quê. Sau hỏi, thấy đúng. Chị ở xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, Hà Bắc. Người nhà quê yêu bao giờ cũng thấm đượm, sâu sắc và dữ dội. Cũng phải yêu mãnh liệt đến thế nào mới dám lặn lội vào tận chiến trường. Cửa Việt, Quảng Trị lúc bấy giờ là một mặt trận nóng bỏng. Địch chốt bốn xung quanh. Lớ ngớ lại đi nhầm vào chỗ địch, tìm địch hỏi thăm đường thì chỉ có toi mạng. Bởi thế khi tôi báo cho ông Nhỡ là có vợ vào thăm, ông ấy không tin. Làm sao có thể tin được. Ông ấy cho tôi bịa, tôi lỡm ông ấy, nên quyết không ra đón. Chị Loan phải lọ mọ vào tận hầm ông Nhỡ. Lúc đó, ông ấy mới ngớ ra. Đúng là vợ thật. Thật trăm phần trăm, và vợ mới cưới. Thế là chúng tôi tíu tít chuẩn bị căn buồng hạnh phúc cho hai người. Gọi buồng hạnh phúc, là gọi cho sang, thực tình, đó là căn hầm tăng, anh em sơ tán, nhường cho anh chị ở tạm. Lúc bấy giờ, ở chiến trường làm sao có chiêu đãi sở. Nhưng không thể vin cớ chiến trường để có thể ăn ở lộn xộn hay tạm bợ. Chúng tôi trang trí căn hầm bằng những tấm vải dù, những tờ giấy báo, rồi bí mật cử nhau canh gác cẩn thận, cắm lá lên nóc hầm. Ấy là ký hiệu bí mật quân sự. Có cha còn viết nguệch ngoạc lên cái vỏ đạn dựng ở cửa hầm: Khu quân sự tối mật. Cấm vào. Chúng tôi muốn tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ của chúng tôi và người vợ trẻ xinh đẹp có được những giây phút thực sự êm đềm, thanh thản, trước khi bước vào trận chiến đấu khốc liệt nhất.
II
Ngô Văn Việt, người chiến sĩ xe tăng, ra đời vào mùa xuân năm 1975 ấy, tuổi ra đời của anh là tuổi của chiến dịch thần tốc lịch sử, và ngày tháng năm sinh của anh, cũng là ngày tháng năm mất của bố anh, một tiểu đoàn trưởng, một người lính xe tăng anh hùng, mặc dù anh không có trong danh sách anh hùng. Người lính trẻ ấy, bây giờ đang ngồi bẽn lẽn trước tôi. Tôi lặng lẽ ngắm anh, cố tìm ở anh, một chút bóng dáng, đường nét nào đó của người tiểu đoàn trưởng dũng cảm đã khuất. Anh trẻ hơn so với sự tưởng tượng của tôi, cũng đẹp trai hơn là tôi nghĩ. Nói đẹp trai, có lẽ không phải. Đúng ra là xinh trai. Mái tóc đen nhánh, bồng bềnh như sóng lượn. Da trắng nõn. Cặp môi ướt đỏ, gọn như một nét vẽ. Hai má chín ửng như thoa phấn. Trông anh có dáng dấp của một thiếu nữ đang ở tuổi dậy thì. Anh thỏ thẻ trả lời chúng tôi, tay cấu cấu mép bàn. Rồi lại ngỏn nghẻn cười. Và rồi thay cho việc trả lời những câu hỏi lẩn mẩn của “bác” nhà báo, anh mời “các bác” về quê, thăm mẹ anh, và bà nội anh, người có ba con trai là liệt sĩ, vừa được Nhà nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ký Ức Tháng Tư
Trần Đăng Khoa
Ký Ức Tháng Tư - Trần Đăng Khoa
https://isach.info/story.php?story=ky_uc_thang_tu__tran_dang_khoa