Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hai Nữ Tướng Cướp
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
I - Người Đẹp Mắt Xanh
N
am tước Raoul de Limégy tản bộ trên các đại lộ của thủ đô Paris. Anh hoạt bát như một người đàn ông nhàn nhã chỉ ngắm nhìn để tận hưởng cuộc sống; cảnh đẹp và những hoạt động vui vẻ của phố xá mà thủ đô Paris phô bày trong những ngày sáng sủa của tiết tháng tư. Với vóc người tầm thước, anh có bóng dáng vừa dong dỏng cao lại vừa khỏe khoắn. Ở các bắp tay rắn rỏi, những ống tay áo của chiếc áo khoác phồng lên, và phần trên của thân người khoe ra một hình thể thanh mảnh, dẻo dai. Sự khéo léo của những đường cắt may và màu sắc của quần áo chứng tỏ người đàn ông này chú trọng việc ăn mặc.
Khi đi qua trước trường luyện võ, anh có cảm giác như có một gã đàn ông đang bước gần anh và đang theo dõi một người đàn bà; cảm giác ấy làm cho anh muốn kiểm tra ngay có đúng như vậy không.
Đối với Raoul, dường như chẳng có gì buồn cười, vui thú hơn khi chứng kiến cảnh một người đàn ông lẽo đẽo theo sau một người đàn bà. Vậy là anh bám sát gã đàn ông ấy, và cứ thế, cả ba người, người nọ sau người kia với một khoảng cách thích hợp. Họ lững thững đi dọc theo các đại lộ ồn ào, náo động.
Nam tước De Limégy phải vận dụng toàn bộ kinh nghiệm của mình để đoán thử người đàn ông ấy là ai mà đã kín đáo đóng vai một kẻ hào hoa đến mức người đàn bà không hề nghi ngờ gì cả. Limégy cũng thận trọng trà trộn vào dòng người đi rong. Anh bước gấp để nhìn cho rõ cả hai nhân vật.
Nhìn sau lưng, gã đàn ông kia khác hẳn mọi người ở một đường ngôi thẳng tắp trên đầu, rẽ đôi mái tóc đen chải sáp và ở cách ăn mặc chững chạc làm nổi bật đôi vai rộng và một thân hình cao lớn. Nhìn đằng trước, gã phô ra nét mặt nghiêm trang với chòm râu cằm chải chuốt và nước da tươi tắn, hồng hào. Gã đàn ông dễ chừng ba mươi tuổi, bước đi dứt khoát với điệu bộ trịnh trọng nhưng dáng vẻ thì dung tục. Ngón tay gã đeo đầy nhẫn. Đầu điếu thuốc lá gã đang hút loé lên ánh lửa vàng.
Raoul bước gấp. Người đàn bà khoẻ mạnh, tự tin, dáng vẻ quí phái, bước những bước khoẻ khoắn trên hè phố. Trông cô giống người Anh quốc với cặp giò thon thả và đôi mắt cá chân nhỏ nhắn đã làm dịu bớt những nét tương phản giữa dáng dấp và cử chỉ của nàng. Gương mặt của nàng rất đẹp, càng rạng rỡ hơn nhờ cặp mắt xanh lam tuyệt diệu và mớ tóc hoe rất dày màu đồng sáng. Khách đi đường phải chậm bước, ngoảnh nhìn lại, còn người đàn bà thì dường như thờ ơ trước sự ngưỡng mộ tự nhiên của đám đông.
Raoul thầm nghĩ: “Chà, quí phái làm sao! Nàng không đáng để cho con người đầu chải sáp kia theo đuổi. Anh ta là thế nào nhỉ? Đúng là một kẻ làm dáng vô duyên đi săn tìm may rủi. Ừ, có thể như vậy. Gã đàn ông hoàn toàn có cái đầu của một anh chàng đào hoa, tự tin mình được đàn bà ngưỡng mộ.”
Người đàn bà băng qua quảng trường nhà hát, không quản ngại xe cộ chen chúc cản đường. Một chiếc xe độc mã chở hàng chắn lối đi, nàng ung dung nắm lấy dây cương của con ngựa làm cho chiếc xe chao đảo, dừng lại. Người đánh xe nổi khùng nhảy xuống, chửi rủa tục tằn. Nàng tống cho hắn một nắm đấm vào giữa mũi làm máu trào ra. Ngay khi ấy, một viên cảnh sát có mặt đòi nàng giải thích sự việc, nàng quay ngoắt và bình thản bước đi.
Trên đường phố Auber có hai thằng bé đấm đá nhau, nàng nắm lấy cổ áo của chúng, hất chúng ra xa nhau đến mười bước rồi ném cho chúng hai đồng tiền vàng.
Đến đại lộ Haussmann, nàng bước vào một cửa hàng bánh ngọt. Từ xa, Raoul nhìn thấy nàng ngồi sau một chiếc bàn. Gã đàn ông đi theo không cùng vào, nhưng đã đến ngồi ở một chỗ khuất để quan sát và không để nàng nhận thấy.
Người đàn bà trẻ gọi nước trà và bốn lát bánh nướng rồi đưa lên miệng ăn, hai hàm răng tuyệt đẹp.
Những người ngồi gần ngắm nhìn nàng. Nàng vẫn điềm nhiên và gọi thêm bốn lát bánh nữa.
Nhưng một người đàn bà trẻ khác ngồi ở chiếc bàn xa hơn cũng thu hút được sự tò mò của thực khách. Nàng cũng có mái tóc hoe vàng như cô gái người Anh, với những dải băng lượn sóng, ăn mặc không sang trọng bằng, nhưng hợp kiểu cách của người con gái Paris. Có ba đứa trẻ ăn mặc rách rưới vây quanh nàng. Nàng đã phân phát cho chúng những chiếc bánh ngọt và cho chúng mỗi đứa một cốc xi-rô lựu. Nàng đã gặp chúng hồi nãy ở cửa ra vào, cho chúng ăn uống để có được niềm vui khi thấy những cặp mắt của chúng sáng lên vui sướng và những đôi má lem luốc sữa kem. Chúng không dám nói chuyện vì miệng chúng còn đầy ứ bánh. Nhưng chúng là trẻ con nên nàng càng thú vị đùa giỡn thả cửa với những gương mặt hồn nhiên ấy. Nàng chuyện trò vui vẻ với chúng: “Chúng ta nói gì với cô gái đi nhỉ?... Nói to lên nào... Cô chưa nghe rõ... Không, cô không phải là bà... Phải nói là cô, cám ơn cô...”
Rame de Limégy bị chinh phục ngay bởi hai điều: sự vui vẻ, vô tư và hồn nhiên của khuôn mặt cô gái, và sự quyến rũ sâu sắc của cặp mắt màu lục như ngọc bích có vân vàng ấy. Người ta không thể nào rời mắt được khi đã một lần nhìn thấy.
Với cặp mắt như thế, thường thì rất lạ, đượm buồn hay suy tư và có thể là biểu hiện thường tình của cả hai. Nhưng ngay khi ấy chúng ánh lên rạng rỡ của cuộc sống mãnh liệt hoà cùng với những đường nét khác trên khuôn mặt như khoé miệng tinh nghịch, những cánh mũi phập phồng và đôi má lúm đồng tiền tươi tắn.
Raoul tự nhủ: “Những niềm vui tột đỉnh hay những nỗi đau thương quá mức? Không có điểm trung dung cho hai hạng người ấy”.
Anh quay mặt lại phía cô gái người Anh. Nàng thật đẹp, một cái đẹp khoẻ khoắn, thân hình cân đối và tầm vóc thanh thoát. Nhưng cô gái có cặp mắt màu lục kia lại thôi miên anh nhiều hơn. Nếu người ta cảm phục vẻ đẹp của người đàn bà kiều diễm này thì người ta lại muốn làm quen với cái đẹp thuần phác của người con gái kia và hiểu sâu về bí mật đời tư của nàng.
Thế nhưng, anh do dự khi nàng trả tiền ở quầy và bước ra cùng ba đứa trẻ. Anh sẽ đi theo nàng hay ngồi lại? Người đàn bà nào quyến rũ anh hơn? Đôi mắt lục hay cặp mắt xanh lam?
Anh vội vàng đứng dậy, ném tiền lên mặt quầy rồi bước ra. Cặp mắt màu lục lôi cuốn anh hơn.
Một cảnh tượng bất ngờ đập vào mắt anh. Người con gái có đôi mắt xanh màu lục đang nói chuyện trên vỉa hè với con người đẹp mã làm duyên, tức anh đàn ông nửa giờ trước đây đã đi theo người đàn bà nước Anh như một kẻ si tình dè dặt hay như một anh cả ghen. Câu chuyện ồn ào, gay gắt. Cả hai đều nóng nảy, nói đúng hơn là như một cuộc giằng co, cãi vã. Rõ ràng là cô gái tìm cách bỏ đi, nhưng anh làm dáng vô duyên cản lại, Raoul đã sẵn sàng nhảy vào can thiệp.
Anh chưa kịp có thì giờ thì một chiếc taxi dừng lại trước hiệu bánh ngọt. Một người đàn ông đứng tuổi xuống xe, nhìn thấy cảnh tượng trên vỉa hè bèn chạy đến, giơ cao chiếc can và bằng một cái gẩy nhẹ, chiếc mũ của con người chải sáp rơi xuống.
Sửng sốt, anh có mái tóc chải sáp lùi lại, sửng cồ nhào đến, không quan tâm đến nhiều người đang tụ tập đến gần.
- Ông điên hay sao! Ông là đồ điên! - gã thốt lên.
Người đứng tuổi mới đến nhỏ con hơn bắt đầu nói và vung chiếc can lên thét lớn:
- Ta cấm anh nói chuyện với đứa con gái này. Ta là cha của nó và ta nói cho anh biết rằng anh chỉ là một tên khốn nạn!
Rồi người này và người kia đều run lên trong nỗi căm ghét lẫn nhau. Gã làm dáng vô duyên thu mình lại, mặc cho bị chửi rủa, chuẩn bị lao vào người lớn tuổi hơn, nhưng cô gái trẻ đã nắm lấy cánh tay của người tự xưng là cha về tận chiếc xe taxi. Gã có mái đầu chải sáp đã tách ra khỏi họ và nhặt chiếc can lên cho chủ của nó và bất thình lình gã thấy mình giáp mặt với một cái đầu xuất hiện giữa đối thủ của gã và gã - một cái đầu lạ và kỳ dị, con mắt bên phải hấp háy và cái miệng méo xệch bởi một nụ cười giễu cợt. Người đàn ông này ngậm điếu thuốc lá. Raoul. Anh nói bằng giọng khàn khàn:
- Ông làm ơn cho xin tí lửa.
Chuyện xin xỏ rõ ràng là không đúng lúc. Vậy anh ta muốn gì? Gã đầu chải sáp phản ứng:
- Tôi không có lửa. Ông hãy để tôi yên!
- Nhưng có đây! Ông vừa hút đấy mà - người đột nhiên xuất hiện khẳng định.
Gả chải sáp phát khùng, cố tránh ra, nhưng không được, ngay việc cử động tay cũng không thể. Gã cúi đầu nhìn xem có chướng ngại gì cản trở. Gã tỏ ra ngượng ngùng. Hai bàn tay của người mới xuất hiện siết chặt hai cổ tay của anh làm cho gã không cử động được. Một cái gọng kìm bằng sắt cũng không thể làm cho gã tê dại hơn. Người mới xuất hiện nhắc lại, giọng chắc nịch:
- Một chút lửa, tôi yêu cầu ông, thế mà ông nỡ từ chối. Thật khốn khổ!
Những người đứng quanh đấy cười ồ, gã đỏm dáng làm duyên phẫn nộ, nói xẵng:
- Sao không để tôi yên hả? Tôi đã bảo là không có lửa!
Người đàn ông mới xuất hiện lắc đầu buồn bã nói:
- Ông bất lịch sự quá thế! Không bao giờ người ta lại từ chối một chút lửa đối với một người nhã nhặn thèm hút thuốc đã mở mồm xin.
Anh nới lỏng tay. Gã có mái đầu chải sáp được tự do, vội vàng vùng ra được. Nhưng chiếc xe đã chuyển bánh mang theo người đứng tuổi tấn công anh và cô gái có đôi mắt màu xanh lục. Raoul hài lòng. Thấy sự cố gắng của gã đầu chải sáp là trơ trẽn, hão huyền.
“Ta đã thắng" - Anh nghĩ khi nhìn anh kia co chân chạy. “Ta đã đóng vai anh chàng Don Quichotte che chở cho một người đàn bà đẹp không quen biết có cặp mắt màu lục, và nàng đã lẩn tránh không cho ta biết tên và địa chỉ. Không thể gặp lại nàng được rồi! Biết làm thế nào nhỉ?
Thế là anh quyết định quay về cô gái người Anh. Có lẽ là cô này đã lánh xa sau khi đã được chứng kiến cuộc cãi ồn ào trên vỉa hè. Raoul đuổi theo cô.
Anh thấy mình đang ở trong giờ phút mà cuộc sống có thể gọi là treo lơ lửng giữa quá khứ và tương lai. Một quá khứ đối với anh chứa đầy sự biến, một tương lai được dự báo cũng như thế, ở quãng giữa, chẳng có gì cả. Và trong trường hợp ấy, khi người ta đã ở cái tuổi ba muơi tư thì chính những người đàn bà, theo chúng ta nghĩ, thì họ nắm trong tay chìa khoá của số phận chúng ta. Chính vì cặp mắt màu lục đã biến đi nên anh phải điều chỉnh cuộc hành trình không chắc chắn của mình đi theo ánh sáng của đôi mắt xanh lam.
Song, gần như ngay khi ấy anh giả vờ đi theo một con đường khác rồi quay trở lại. Anh nhận thấy gã làm dáng vô duyên một lần nữa lại đi theo con mồi, và cũng như anh bị đẩy ra từ phía này lại xô vào từ phía khác. Rồi cả ba con người lại bắt đầu tản bộ và người đàn bà nước Anh có vẻ không hề nhận thấy thủ đoạn của những kẻ đang đeo đuổi nàng.
Dọc theo các vỉa hè chật chội, ngổn ngang, nàng thong dong đếm bước, luôn chăm chú nhìn tủ kính, dửng dưng trước sự ngưỡng mộ thầm lặng của xung quanh. Cứ thế, nàng đến quảng trường Madeleine rồi qua phố Hoàng gia, ra ngoại ô Saint-Honoré, đến khách sạn Concordia.
Gã làm dáng vô duyên dừng lại, đi bách bộ, mua một gói thuốc lá rồi bước vào khách sạn. Raoul trông thấy gã nói chuyện với người gác cửa. Ba phút sau gã lại đi ra và Raoul đến gần người gác cửa hỏi chuyện về người đàn bà trẻ nước Anh có đôi mắt xanh lam khi nàng đi qua tiền sảnh và bước lên một chiếc ôtô mà người ta đã chất va li lên đấy cho nàng.
Vậy có phải nàng đi hẳn khỏi đây không?
Raoul gọi một chiếc taxi:
- Bác tài, đuổi theo chiếc ô tô ấy!
Cô gái cho xe chạy thẳng một mạch và đến tám giờ thì xuống xe trước ga xe lửa Paris - Lyon. Nàng vào một quầy ăn uống gọi món ăn, Raoul ngồi cách đấy một quãng.
Ăn xong, nàng hút hai điếu thuốc lá rồi mãi đến chín giờ rưỡi nàng đến gặp một nhân viên của công ty Cook ngồi sau cửa lưới sắt để nhận vé tàu và biên lai gửi hàng. Sau đây, nàng sẽ đáp chuyến tàu tốc hành lúc chín giờ bốn mươi sáu phút.
Raoul nói với người nhân viên:
- Tôi biếu ông năm mươi phơ răng, mong ông cho tôi biết tên của người đàn bà kia.
- Phu nhân Bakefield.
- Bà ấy đi đâu?
- Thưa ông, đến Monte-Carlo. Bà ấy mua vé toa số 5.
Raoul suy nghĩ rồi quyết định. Đôi mắt xanh lam này có giá trị ở chỗ di chuyển. Thế rồi chính vì đi theo đôi mắt xanh lam mà anh sẽ biết được cặp mắt màu lục, và biết đâu vì người đàn bà nước Anh mà gặp lại gã làm dáng vô duyên, và từ gã làm dáng vô duyên lại đi tới đôi mắt màu lục?
Anh quay lại lấy vé đi Monte-Carlo rồi nhanh chóng nhào ra sân ga.
Anh thấy người đàn bà nước Anh vừa bước lên bậc lên xuống trên cùng của một toa xe, lẫn vào giữa đám đông, rồi lại trông thấy nàng qua các ô cửa sổ, sau đó thấy nàng dừng lại cởi áo khoác.
Rất ít khách đi tàu. Đấy là do vài năm trước chiến tranh, vào cuối tháng tư này, đi tàu tốc hành không tiện lợi cho lắm, không có toa giường nằm, cũng chẳng có toa ăn uống, tàu không đến Midi nên ít có khách mua vé hạng nhất. Raoul nhận thấy ngăn đầu tiên của toa xe số 5 này có hai người.
Anh đi trên sân ke khá xa với toa xe, thuê hai chiếc gối, mượn mấy tờ nhật báo và tạp chí mỏng ở toa thư viện lưu động, rồi khi còi xuất phát rúc lên, bằng một cú nhảy anh leo lên bậc toa xe số 5 và ngăn thứ ba như thể một hành khách đến phút chót mới kịp lên tàu.
Người đàn bà nước Anh ngồi gần cửa sổ. Raoul ngồi trên chiếc ghế dài đối diện nhưng gần hành lang đi lại. Nàng ngước mắt quan sát người mới lên tàu này không có va li, ngay cả hành lý cũng không. Nàng không tỏ ra xúc động, bắt đầu mở một chiếc hộp lớn đặt lên đầu gối, lấy những thỏi sô cô la ra ăn.
Một người soát vé đi qua kiểm tra và bấm lỗ vé tàu. Con tàu chạy nhanh dần ra ngoại ô; ánh sáng của Paris xa dần. Raoul liếc nhanh những tờ báo, không hề thu nhận được gì đáng quan tâm trên ấy rồi đặt xuống.
Anh tự nhủ: “Chẳng có sự kiện gì, không một vụ phạm tội nào gây được ấn tượng. Con người trẻ tuổi này còn hấp dẫn hơn nhiều”.
Việc anh ngồi một mình trong cái ngăn kín đáo này với một người đàn bà không quen biết, nhất là lại đẹp nữa, và hai người sẽ ngủ qua đêm hầu như cạnh nhau, đối với anh có điều gì đấy không bình thường, trần tục mà anh rất vui thích. Vì thế anh quyết định không để mất thì giờ vào việc đọc báo mà chỉ trầm ngâm suy nghĩ và liếc trộm.
Anh hơi xích lại gần hơn cho đối diện hẳn với người đẹp. Người đàn bà nước Anh hẳn đã đoán được ông khách đồng hành trên cùng một ngăn tàu muốn nói chuyện và nàng không hề xúc động, hơn nữa cũng không sẵn sàng để tiếp chuyện. Thế là Raoul phải tự mình cố gắng vào đề trước. Như thể chẳng có gì trở ngại cho anh. Bằng một giọng hết sức lễ độ, anh nói:
- Dù tôi có vụng về trong cách phô diễn, tôi cũng xin mạo muội báo cho bà biết một điều có thể là quan trọng đối với bà. Tôi có thể được phép nói vài lời chứ?
Người đàn bà chọn một thanh sôcôla, và không quay đầu lại, trả lời ngắn gọn:
- Vâng, nếu có vài lời,...thì xin ông cứ nói.
- Thì đây, thưa bà...
Nàng cải chính:
- Cô...
- Vâng, thưa cô. Tình cờ là tôi biết suốt ngày hôm nay, cô bị một ông theo dõi, ông ấy lập lờ cố không để cho cô biết, và...
Cô gái ngắt lời Raoul:
- Việc ông tiến hành quả là không đúng; nó làm cho tôi ngạc nhiên, trừ phi tôi là một người Pháp. Ông không có phận sự giám sát những người đi theo tôi.
- Thưa cô, theo tôi thì đấy là con người rất đáng ngờ...
- Người ấy, tôi quen, ông ấy được giới thiệu đến gặp tôi năm vừa rồi. Tên ông ấy là Marescal, ít ra là ông ấy có sự tế nhị đi theo tôi từ xa nhưng không vào ngăn toa của tôi.
Raoul bị chạm tự ái, chỉ biết cúi đầu
- Hoan hô cô về cú đấm trực tiếp. Tôi chỉ còn biết im lặng thôi.
- Quả thế, ông chẳng còn gì khác là cứ làm thinh cho đến ga sau và tôi khuyên ông lúc ấy nên xuống tàu thì hơn.
- Một nghìn lần đáng tiếc! Tôi có công việc ở Monte-Carlo nên không thể không đến đó được.
- Công việc của ông gọi ông đến đấy từ khi ông biết tôi cũng đến đấy chứ gì?
- Không, thưa cô. Từ khi tôi trông thấy cô chiều nay trong cửa hiệu bánh ngọt trên đại lộ Haussmann cơ - Raoul nói thẳng.
Cô gái đáp lại rất mạnh:
- Không đúng, thưa ông. Sự ngưỡng mộ của ông đốì với một người con gái rất trẻ có cặp mắt màu lục rất đẹp hẳn đã kéo ông theo bước chân của người ấy nếu ông có thể đuổi kịp sau cuộc cãi cọ ồn ào xảy ra. Không thể được, ông mới lao theo dấu vết của tôi, thoạt đầu khi tôi đến khách sạn Concordia. Ông đã để lộ cho tôi thấy ông là một người mánh khoé, rồi khi tôi đến quầy hàng ăn uống của nhà ga thì...
Raoul cảm thấy vui thích:
- Tôi rất cảm phục là không một việc làm nào của tôi và không một cử chỉ nào của tôi thoát khỏi con mắt của cô.
- Thưa ông, chẳng có gì thoát được đâu.
- Tôi hiểu, thưa cô. Xin lỗi một chút, tôi đề nghị cô có thể nói được tên của tôi không?
- Raoul de Limégy, nhà thám hiểm từ Tây Tạng và Trung Á về.
Raoul không giấu được sự ngạc nhiên của mình.
- Xin cảm phục. Tôi rất hân hạnh muốn hỏi cô, do cuộc điều tra nào mà cô biết được?
- Không một cuộc điều tra nào cả. Nhưng khi một người đàn bà trông thấy một người đàn ông nhào vào trong ngăn toa của mình ở phút chót vào lúc con tàu chuyển bánh mà chẳng có hành lý gì cả thì người đàn bà có nhiệm vụ tự mình phải theo dõi. Thế mà ông còn đọc hai ba trang trong cuốn sách mỏng của ông bằng tấm danh thiếp của mình. Tôi đã đọc được danh thiếp ấy và tôi nhớ ra một cuộc phỏng vấn mới đây, mà Raoul de Limégy đã nói về cuộc thám hiểm gần đây nhất của mình. Thật đơn giản.
- Rất đơn giản. Nhưng phải có đôi mắt sắc sảo!
- Đôi mắt của tôi thì tuyệt rồi!
- Thế nhưng cô không rời đôi mắt khỏi hộp kẹo của cô. Cô đã dùng đến thanh sôcôla thứ mười tám rồi đấy.
- Tôi không cần phải nhìn mà vẫn thấy, cũng không cần phải suy nghĩ mà vẫn đoán được.
- Để đoán gì trong trường hợp này?
- Dễ đoán rằng tên thật của ông không phải là Raoul de Limégy.
- Sai rồi...
- Nếu không thưa ông, những chữ cái đứng đầu của các từ trong chiếc mũ của ông đáng lẽ sẽ không phải là một chữ H và một chữ V... Trừ phi ông đã đội chiếc mũ của một người bạn.
Raoul bắt đầu sốt ruột. Anh không muốn rằng trong một cuộc đấu khẩu tay đôi mà anh đương đầu, đối thủ của anh lại luôn luôn có lợi thế hơn anh.
- Thế theo cô, chữ H và chữ V nghĩa là gì?
Cô gái cắn thỏi sôcôla thứ mười chín, rồi chính bằng giọng nói hờ hững ấy, cô thốt lên:
- Ông ạ, đấy là những chữ cái đứng đầu mà sự ghép đôi của từ ấy rất hiếm. Khi tôi tình cờ gặp phải, ý nghĩ của tôi là vẫn tiến hành một sự kết hợp tự nhiên của chúng và những chữ cái đứng đầu của hai từ mà có lần tôi đã để ý là phù hợp.
- Tôi có thể hỏi cô, đấy là gì?
- Điều ấy không cho ông biết được gì đâu. Đây là một cái tên lạ đối với ông.
- Nhưng ít ra là...
- Horace Velmont.
- Thế Horace Velmont là ai?
- Horace Velmont là một trong những biệt danh, dưới đó ẩn giấu một cái tên...
- Dưới ấy ẩn giấu một tên gì?...
- Arsène Lupin.
Raoul phá lên cười:
- Vậy ra tôi là Arsène Lupin à?
Cô gái phủ định:
- Ý kiến mới lạ chưa! Tôi kể cho ông sự nhớ lại của tôi về những chữ cái trong chiếc mũ của ông hoàn toàn ngớ ngẩn. Và tôi, tựa như tất cả đều là ngớ ngẩn và cái tên Raoul de Limégy đẹp đẽ của ông rất giống với cái tên Raoul de Andrésy nào đó mà Arsène Lupin cũng đã có lần tự nhận.
- Những câu trả lời tuyệt vời làm sao! Nhưng xin cô hãy tin tôi, giá như tôi được vinh dự là Arsène Lupin thì tôi không dại gì mà đóng cái vai ngốc nghếch là ngồi đối diện với cô. Bằng tài nghệ khéo léo biết chừng nào để cô chế giễu được anh chàng Limégy ngây thơ này.
Cô gái chìa chiếc hộp cho Raoul:
- Ông dùng một thanh sôcôla đi để bù lại nhầm lẫn làm cho ông thất bại, rồi xin ông để cho tôi được chợp mắt một lát.
- Nhưng cuộc nói chuyện của chúng ta sẽ không còn tiếp tục nữa à?
- Không. Nàng nói. Nếu anh chàng Limégy không ngây thơ không gây được hứng thú cho tôi, trái lại những người mang một cái tên khác với cái tên của họ thì vẫn luôn kích thích trí tò mò của tôi. Những lý do của họ là gì nhỉ? Tại sao họ lại phải ngụy trang? Hơi có chút tò mò quái ác đây...
- Tò mò mà một phu nhân Bakefield lại có thể tự cho phép mình à? - Raoul trả lời khá nặng nề, rồi nói tiếp:
- Như cô thấy đấy, tôi cũng vậy, tôi đã biết tên của cô.
- Và nhân viên của Cook cũng biết nữa chứ? - Nàng vừa cười vừa nói.
Raoul nói:
- Tôi, tôi đã thua. Hễ có cơ hội là tôi trả đũa đấy!
- Cơ hội thì tự nó đến, nhất là khi người ta không đi tìm nó - cô gái người Anh kết luận.
Lần đầu tiên cô không ngần ngại tấn công anh và thiện cảm nhìn anh bằng cặp mắt xanh lam của mình, Anh rùng mình nói thầm:
- Đẹp và cũng bí ẩn nữa.
- Không bí ẩn một chút nào đâu. Tên tôi là Constance Bakefield. Tôi đi Monte-Carlo gặp ba tôi, Lord Bakefield. Ba tôi đang chờ tôi để tôi cùng chơi gôn với ông. Ngoài việc say mê chơi gôn như tất cả các môn thể thao khác, tôi còn viết báo để sinh sống và để giữ được tính độc lập của tôi. Như vậy, nghề phóng viên của tôi cho phép tôi có được những thông tin trước tiên về tất cả những nhân vật nổi tiếng, các chính khách, tướng lĩnh, thủ lĩnh và những tên xảo trá, các nghệ sĩ lớn và những tên cướp lừng danh. Thôi, xin phép, thưa ông.
Nàng khép hai múi của chiếc khăn san lên mặt, vùi mái tóc vàng hoe của mình trong hõm của chiếc gối, vắt một tấm chăn lên vai rồi duỗi chân trên chiếc ghế dài.
Roaul rùng mình dưới cái “mũi châm” đúng nọc của cụm từ “tên cướp lừng danh" mà nàng đã vô tình nói ra. Anh nói vài ba câu chẳng ăn nhập vào đâu. Anh đã húc đầu vào cánh cửa đóng kín và điều tốt nhất là hãy im lặng và chờ trả đũa.
Thế là Raoul ngồi trong cái xó của mình, bối rối vì cuộc phiêu lưu, nhưng thực ra thì vui thích và đầy hy vọng. Con người tuyệt vời, độc đáo, quyến rũ, bí ẩn và thẳng thắn. Lại sắc sảo trong quan sát biết chừng nào! Nàng đã hiểu rất cặn kẽ về anh. Nàng nêu lên những điều khinh suất nhỏ nhặt do sự coi thường hiểm nguy và làm cho anh phạm phải như hai chữ cái đứng đầu, các từ ấy…
Anh nhặt chiếc mũ lên, giật lớp lót bằng vải lụa vứt qua cửa sổ của toa tàu. Rồi anh trở lại giữa ngăn, cũng gối đầu lên hai chiếc gối và uể oải, mơ màng.
Cuộc sống đối với anh dường như rất đẹp. Anh còn trẻ. Những đồng bạc ngân hàng dễ dàng kiếm được nhét đầy trong ví. Hai mươi dự án hành động nào đấy và những vấn đề liên quan có lợi làm xao xuyến trí óc tài tình của anh. Rồi sáng hôm sau anh sẽ có trước mặt một cảnh tượng rất kỳ thú và sự khêu gợi của một cô gái đẹp khi ngủ dậy.
Anh thoả mãn nghĩ đến những điều ấy. Trong cảnh mơ màng nửa thức nửa ngủ, anh như nhìn thấy cặp mắt đẹp màu xanh da trời. Thật lạ lùng, đôi mắt ấy dần dần nhuốm sắc thái bất ngờ và trở thành xanh sẫm màu của nước biển. Anh không còn nhận ra đấy là cặp mắt của cô gái người Anh hay của cô gái Paris đang ngắm nhìn anh trong ánh sáng mờ nhạt ấy. Anh như nhìn thấy cô gái Paris mỉm cười rất dễ thương với anh. Và cuối cùng anh nghĩ đấy là cô gái đang ngủ trước mặt anh. Thế rồi, một nụ cười nở trên môi, thâm tâm anh thanh thản, anh cũng ngủ thiếp đi.
Những giấc mơ của một người đàn ông khi lương tâm thanh thản và còn duy trì được những mối quan hệ thân tình bằng tấm lòng ngay thực của mình hẳn phải có một niềm vui mà ngay những cú sóc trên đường ray không thể làm giảm bớt niềm vui ấy. Raoul lâng lâng trôi nổi trong các xứ sở mông lung; ở đấy ánh lên cặp mắt xanh lam, cặp mắt màu lục, và chuyến đi của anh hết sức thú vị đến nỗi anh không phòng ngừa để ý đến xung quanh. Như vậy muốn nói rằng đáng lẽ anh phải luôn luôn cảnh giác như anh vẫn thường dành một chỗ trong trí não của mình.
Đấy là một sai lầm! Đi bằng xe lửa, người ta lúc nào cũng phải dè chừng nhất là khi ít người. Anh không nghe tiếng mở cửa ở cầu nối dùng dể đi lại với toa xe phía trước (toa số 4), cũng không nghe tiếng bước chân rón rén của ba nhân vật đeo mặt nạ, mặc áo blu dài màu xám dừng lại trước ngăn của anh.
Sai lầm khác là anh không che bóng đèn sáng. Nếu anh che được bằng một tấm màn che thì những tên đàn ông kia sẽ gặp khó khăn khi phải tìm ánh sáng để thực hiện ý đồ đen tối của chúng, và Raoul đã có thể giật mình tỉnh dậy.
Chính vì vậy mà anh chẳng nghe được gì cả và chẳng thấy được gì.
Một tên trong bọn, súng ngắn cầm tay đứng cạnh hành lang. Hai tên khác ra ám hiệu cho nhau, phân chia công việc và chúng rút ra từ trong túi những cái chuỳ. Một tên đập người hành khách thứ nhất, tên kia đánh người đang ngủ dưới một tấm chăn ở ngăn toa đầu tiên.
Lệnh tấn công phát ra rất nhỏ. Raoul nghe được tiếng thì thầm, khi bừng tỉnh thì chân tay anh đã cứng đờ. Muộn rồi, chống đỡ cũng vô ích, cái chùy đã nện trúng vào trán làm anh chết ngất. Quá lắm là anh còn có thể cảm thấy mình bị chẹn vào cổ họng và có thể nhận thấy một cái bóng đi qua trước anh và lao vào cô Bakefield.
Ngay lúc ấy, anh cảm thấy đêm tối mịt mùng, mặt tối sầm, chân bị hẫng như người sắp chết đuối. Anh chỉ có được những cảm giác rời rạc, và sau đấy là một sự tức tối khó chịu trào lên trên bình diện của ý thức. Và với những cảm giác ấy, thực tại đã diễn ra trong cái tổng thể như vậy. Chúng trói anh lại, nhét giẻ vào mồm, bọc đầu anh vào một tấm vải thô ráp và móc hết tiền bạc của anh.
Có một giọng nói thốt lên rất nhỏ:
- Thật ngon ơ! Nhưng tất cả đây chỉ là món khai vị thôi, chưa phải là món chính. Này đã trói tên kia chưa?
- Một cú nện của dùi cui đủ làm cho hắn choáng váng rồi còn gì!
Cần phải hiểu rằng một cú nện chưa đủ làm cho “tên kia” choáng váng được và việc trói bằng dây cũng chưa hẳn làm cho bất động hoàn toàn vì còn có tiếng chửi rủa, tiếng vật vã, một cuộc chống trả dai dẳng làm rung chuyển toàn bộ chiếc ghế dài...Và còn những tiếng kêu, tiếng thét của đàn bà...
- Mẹ kiếp, hoá ra một con ranh con! Một giọng nói trong bọn thốt lên - Nó cào cấu, nó cắn. Mà này, mày nói đi xem, mày biết nó à?
- Thế ư! Đáng lẽ mày phải nói điều ấy ra trước.
- Trước tiên tao phải làm cho nó câm cái mồm đi đã!
Hắn đã làm cách nào đấy và quả nhiên nàng đã lịm dần. Những tiếng kêu la yếu hẳn, trở thành những tiếng nấc, tiếng rên. Tuy nhiên, nàng vẫn kháng cự và trong khi tất cả mọi cố gắng của việc đánh trả và chống chọi diễn ra thì trái lại, Limégy cảm thấy mình đang bị bóng đè trong một cơn ác mộng.
Rồi bỗng tất cả đều như ngừng đọng. Một giọng nói thứ ba từ hành lang vọng vào, hẳn là giọng nói của anh đàn ông đứng gác. Anh thầm thì ra lệnh:
- Thôi đi!... Hãy thả người đàn bà ra! Chúng mày chưa giết người ta phải không, hử?
- Thực ra, tôi sợ lắm... Dù thế nào thì chúng ta cũng có thể khám xét nó cái đã.
- Thôi, biến...!
Hai tên tấn công đi ra. Chúng cãi nhau trong hành lang. Còn Raoul đã bắt đầu tỉnh lại và cựa quậy. Anh ngạc nhiên về những lời đã thoáng nghe được: “Đúng đấy...xa hơn...ở ngăn cuối”, và, “Nhanh lên! Người soát vé có thể đến...”
Một trong ba tên cướp cúi xuống trên người anh:
- Mày, nếu cứ động đậy thì tao cho mày chết! Phải câm họng!
Cả ba tên bỏ đi đến phía cuối toa đối diện, nơi trước đây Raoul đã để ý thấy có hai hành khách. Anh đã cố gắng làm cho lỏng bớt dây trói và bằng cử động của hàm răng, đã làm cho giẻ nhét miệng di chuyển. Gần chỗ anh, cô gái người Anh rên rỉ mỗi lúc một yếu dần làm cho anh rất xót xa. Bằng toàn bộ sức mạnh, anh tìm cách để tự giải thoát, e rằng mình đã quá chậm không kịp để cứu sống người con gái khốn khổ này. Nhưng dây trói người anh rất chắc và thắt quá chặt.
Những mảnh vải bịt mắt lại lỏng bỗng dưng tuột ra nên anh nhìn thấy cô gái quì dưới sàn, cùi tay tì trên ghế, nhìn anh bằng đôi mắt lờ đờ.
Xa xa có tiếng nổ giòn. Ba tên cướp đeo mặt nạ và hai người hành khách đánh nhau trong ngăn cuối. Gần như ngay tức khắc, một trong ba tên cướp chạy qua, tay xách một chiếc va-li con, dáng điệu luống cuống.
Trong một hai phút, đoàn tàu chạy chậm lại. Có thể công việc sửa chữa trên đường ray đã làm cho con tàu hãm tốc độ và đây là thời điểm được chọn cho cuộc tấn công của bọn cướp.
Raoul thất vọng, hoàn toàn bị gò bó trong dây trói. Bất lực, anh chỉ nói được với cô gái, mặc dù miệng anh còn bị ứ đầy giẻ:
- Cô cứ ráng sức chịu đựng, tôi đề nghị cô…rồi tôi sẽ săn sóc cô... Nhưng cô làm sao thế? Có đau lắm không?
Những tên cướp chắc đã bóp cổ cô gái quá mạnh đã làm cho cô bị nghẹt và gãy cổ vì mặt cô đã bầm tím và co giật nhiều, biểu thị triệu chứng ngạt thở. Raoul có cảm giác là cô sắp chết. Cô hổn hển và run rẩy từ đầu đến chân.
Nửa thân trên của cô gái cong gập về phía Raoul. Anh nhận thấy tiếng thở khan của cô và giữa những tiếng rên yếu ớt của sự kiệt sức, cô ú ớ nói trong sự đuối hơi được mấy từ tiếng Anh:
- Ông... ông nghe tôi nói... tôi chết... đây!
- Không đâu. Anh hoảng hốt. Cô cố gắng nhổm lên để với được chỗ chuông báo nguy...
Cô gái không còn sức. Và không còn một sự may mắn nào để cho Raoul thoát ra được mặc dù nghị lực siêu phàm trong mọi cố gắng của anh đã lên đến tột độ.
Anh vốn quen làm cho ý chí của mình phải chiến thắng, thắng bằng mọi giá nên đau lòng vô kể khi anh chỉ là người bất lực chứng kiến cái chết đau thương này.
Những việc xảy ra thoát khỏi sự kiềm chế của anh và quay cuồng xung quanh anh trong một trận cuồng phong đến chóng mặt.
Một tên đeo mặt nạ nữa lại đi qua, khoác một túi du lịch, tay lăm le khẩu súng ngắn. Lại một tên thứ ba đi đằng sau. Ở kia, có lẽ hai người hành khách đã bị đánh gục, không chống cự nữa. Người ta đã chạy đến hiện trường quá muộn nên những tên giết người đã an toàn chạy thoát.
Vậy mà trước sự bất ngờ quá lớn của Lymégy, chúng dừng lại ngay, đối diện với chính ngăn ấy như có một trở ngại đáng gờm bất thình lình án ngữ trước mặt chúng. Raoul nghĩ có một người nào đấy bất thần xuất hiện ở lối đi của tầu nối toa... có lẽ người soát vé đang đi tuần.
Quả nhiên, ngay tức khắc, một giọng nói oang oang cất lên, rồi có chuyện ẩu đả. Tên cướp thứ nhất không thể sử dụng được vũ khí đã để tuột khỏi tay. Một viên chức mặc đồng phục đã tấn công hắn và cả hai lăn trên sàn, trong khi ấy tên tòng phạm của hắn, một tên bé nhỏ nhất, hầu như quá mảnh khảnh trong chiếc áo bờ-lu màu xám vấy máu, đầu lọt thỏm trong chiếc mũ lưỡi trai quá rộng có đính một mạng che mặt bằng vải láng đen. Tên này cố gắng để giải thoát cho bạn của hắn.
- Cố lên, bác soát vé! Raoul bực bội kêu lên... cứu viện đã đến.
Nhưng người soát vé già đã yếu đi, một bàn tay đã bị tên tòng phạm nhỏ con làm đau không cử động được. Tên đàn ông kia thắng thế đã giáng một loạt nắm đấm vào mặt của người nhân viên đường sắt.
Bây giờ, tên tội phạm bé nhỏ hơn lại đứng lên và vì nó vội vàng đứng lên nên chiếc mặt nạ che mặt bị vướng rơi xuống kéo theo cả chiếc mũ lưỡi trai quá rộng. Bằng một động tác nhanh nhẹn, hắn vội vàng đổi cái nọ cho cái kia. Nhưng Raoul đã đủ thì giờ để nhận ra mái tóc vàng hoe và khuôn mặt tuyệt đẹp hoảng hốt và tái mét của người con gái lạ mặt có đôi mắt màu lục mà anh đã trông thấy lúc chiều trong tiệm bánh ngọt ở đại lộ Haussman.
Bi kịch kết thúc. Hai tên tòng phạm chạy thoát. Raoul sững sờ. Anh hết sức ngạc nhiên không nói được nên lời khi người soát vé loay hoay bước lên chiếc ghế dài một cách khó khăn để kéo dây chuông báo động.
Cô gái người Anh đang hấp hối. Trong hơi thở cuối cùng, nàng còn thều thào những tiếng rời rạc:
- Vì tình thương yêu của Chúa...xin ông nghe đây...Cần phải lấy... phải lấy...
- Cô nói sao? Tôi xin hứa!
- Vì...vì lòng... thương yêu của Chúa... ông lấy chiếc túi da của tôi, cất những giấy tờ, để ba tôi không biết gì cả...
Nàng nghẹo đầu và tắt thở. Đoàn tàu đã dừng lại
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hai Nữ Tướng Cướp
Maurice Leblanc
Hai Nữ Tướng Cướp - Maurice Leblanc
https://isach.info/story.php?story=hai_nu_tuong_cuop__maurice_leblanc