Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Giáo Lý Cho Lễ Sinh
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lễ Sinh Tìm Hiểu Cựu Ước (Câu 1 - 49)
L
ễ Sinh Tìm Hiểu Cựu Ước (Câu 1 - 49)
Nguồn: simonhoadalat.com
1. Danh từ Thiên Chúa có nghĩa là gì?
- Thiên: trời, Chúa: chủ.
- Thiên Chúa: Đấng làm chủ trời đất này.
2. Danh từ Kinh Thánh có nghĩa là gì?
- Kinh: sách; thánh: thuộc về Thiên Chúa.
- Kinh Thánh có nghĩa là cuốn sách ghi Lời của Thiên Chúa.
3. Danh từ mạc khải hay mặc khải có nghĩa là gì?
- Mạc: màn
- Mặc: kín nhiệm
- Khải: mở
- Mạc Khải hay Mặc Khải: Thiên Chúa vén màn hé mở cho ta được biết các mầu nhiệm của Ngài.
4. Lịch sử Cựu Ước diễn ra trong vùng đất nào?
Lịch sử Cựu Ước diễn ra trong vùng tiếp cận giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, ngày nay quen gọi là Trung Đông hay Cận Đông.
Ở phía tây của vùng Trung Đông là Ai Cập. Ở phía đông là miền Lưỡng Hà. Gọi là "Lưỡng Hà" vì có hai con sông lớn là Ti-gơ-ra và Êu-phơ-rát.
5. Nơi các chi tộc Israel sinh sống trong thời Cựu Ước có tên là gì?
Xứ Palestine là nơi các chi tộc Israel sinh sống trong thời Cựu Ước, nằm ở phía nam của vùng bờ biển Phê-ni-ki nối liền Ai Cập và miền Lưỡng Hà.
6. Bạn cho biết tổng quát về xứ Palestine?
Xứ Palestine có chiều dài 240km, chiều rộng từ 40 đến 150km, diện tích chừng 25.000km2; phía bắc là núi Li băng; phía đông và nam giáp sa mạc, phía tây giáp Địa Trung Hải.
7. Xứ Palestine có mấy miền chính?
Từ tây sang đông có 4 miền chính:
- Miền duyên hải.
- Miền núi.
- Miền thung lũng sông Gio-đan.
- Miền cao nguyên phía đông sông Gio-đan, xưa có rừng rậm và đồng cỏ.
8. Nơi ở chính của dân Israel xưa là miền nào?
Nơi ở chính của dân Israel xưa là Miền núi: cao trung bình 500m-900m.
9. Từ bắc xuống nam, Miền Núi chia thành mấy phần?
Từ bắc xuống nam, Miền Núi chia thành ba phần:
- Xứ Ga-li-lê: có Na-za-rét, núi Tabo.
- Xứ Sa-ma-ri: Có hai ngọn núi cao nhất là Gơ-ri-dim (881m) và Ê-ban (940m), giữa hai ngọn là thung lũng Si-khem.
- Xứ Giu-đa: có núi Ô-liu (814m) ở phía đông thành Giêrusalem (750m); về phía nam có Bê-lem và Khép-rôn.
10. Sông Giođan chảy qua những vùng nào?
Sông này bắt nguồn từ sườn phía nam núi Li-băng, rồi chảy vào hồ Ti-bê-ri-a (cũng gọi là hồ Ghê-nê-xa-nét hay Biển Ga-li-lê). Ra khỏi hồ Ti-bê-ri-a, sông Gio-đan chảy qua một thung lũng sâu (trong thung lũng này có Giê-ri-khô, một thành cổ bậc nhất thế giới) rồi đổ vào Biển Chết.
11. Vì sao có tên gọi Biển Chết?
Vì tại đây nuớc có muối và khoáng chất đậm đặc gấp 6 lần nước biển thường, không có sinh vật nào sống được, do đó mà gọi là Biển Chết.
12. Căn bản nền kinh tế của Dân Do Thái là gì?
Nền kinh tế căn bản là nông nghiệp (lúa mì, nho, ô-liu, vả) và chăn nuôi (cừu, dê, bò, lừa).
13. Dân Do Thái thời Cựu Ước có dân số là bao nhiêu?
Dân số thời thịnh nhất (thế kỷ 8 tcn) ước chừng một triệu. Riêng tại Giêrusalem có khoảng 30.000 dân.
14. Ơn linh hứng là gì?
- Linh: thuộc về Thánh Thần
- Hứng: được cảm xúc đánh động.
- Linh Hứng: Ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho những người viết ra Kinh Thánh.
Những vị viết Kinh Thánh đã được Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để biết cách dùng tài năng riêng mà viết những điều Thiên Chúa muốn và chỉ viết những điều Thiên Chúa muốn. Nhờ đó, Kinh Thánh chứa đựng sự thật cứu độ, dạy ta những gì cần biết để sống đầy đủ ý nghĩa làm người và đạt tới hạnh phúc tuyệt đối.
15. Ta trưng dẫn Kinh Thánh bằng cách nào?
Khi trưng dẫn Kinh Thánh, ta nêu số chương (cũng gọi là đoạn) và số câu.
16. Danh từ ngôn sứ có nghĩa là gì?
- Ngôn: Lời nói.
- Sứ: người được sai đến.
- Ngôn Sứ: người được Thiên Chúa sai đến để nói lời của Ngài.
17. Danh từ sáng tạo có nghĩa là gì?
- Sáng: bắt đầu, dựng lên;
- Tạo: dựng ra lần đầu.
- Sáng tạo: do không mà làm ra có.
18. Thế kỷ và kỷ nguyên là gì?
- Thế kỷ: 100 năm
- Kỷ nguyên: 1.000 năm.
19. Công nguyên là gì?
- Công nguyên: Cái mốc chung, cả thế giới ngày nay hiện dùng để tính năm, đánh dấu từ việc Chúa Giêsu giáng sinh.
20. Bản dịch bảy mươi là bản dịch nào?
Là bản dịch Kinh Thánh đầu tiên từ tiếng Híp-ri sang tiếng Hy Lạp, công việc kéo dài 100 năm (250 -150 trước công nguyên) do 70 người thực hiện.
21. Bản dịch phổ thông là bản dịch nào?
Là bản dịch Kinh Thánh sang tiếng La Tinh nhằm phổ biến rộng trong Hội Thánh Công Giáo, do thánh Giê-rô-ni-mô (347-419) thực hiện.
22. Sách Sáng Thế có bao nhiêu chương?
Sách Sáng Thế gồm 50 chương, chia làm 2 phần không đều nhau: 1-11 và 12-50.
23. 11 chương đầu của sách Sáng Thế muốn nói gì?
11 chương đầu trình bày về những nguồn gốc khởi đầu (nên gọi là Khởi nguyên). Có thể coi đây là phần nhập đề dẫn vào lịch sử cứu chuộc sẽ được kể trong toàn bộ Kinh Thánh. Lịch sử ấy lên đến tận nguồn gốc vũ trụ và bao gồm toàn thể loài người.
Nội dung 11 chương đầu sách sáng thế kể lại việc tạo dựng vũ trụ và con người, sự sa ngã buổi đầu với những hậu quả của nó, cuối cùng đặt trọng tâm nơi Abraham, là cha của dân tộc được tuyển chọn.
24. Tổ phụ Abraham có gì đặc biệt?
Abraham là người của lòng tin, của vâng phục. Thiên Chúa hứa ban cho cụ một dòng dõi đông đảo và cho con cháu cụ một lãnh thổ.
25. Tổ phụ Giacóp có gì đặc biệt?
Ông Gia-cóp là con của ông Isaac, cháu của ông Abraham. Ông Giacóp là một người mánh lới, qua mặt cả cha, anh và cậu. Không phải vì sự khôn lanh ấy mà ông được lưu danh đến nay, nhưng chỉ vì ông đã được Thiên Chúa thương từ trước và Ngài đã lặp lại với ông lời hứa giao ước đã ban cho Abraham.
26. Tổ phụ Giuse là ai?
Ông Giuse là một trong mười hai người con của Giacóp, được đầy khôn ngoan và là nhân vật chính của hơn 10 chương ở phần cuối của sách Sáng Thế.
27. Cuộc đời ông Giuse để lại bài học nào?
Bài học đạo đức được rút ra là: Người khôn ngoan nhân đức sẽ được trọng thưởng và Thiên Chúa quan phòng sẽ có thể biến cả những lỗi lầm của người đời thành điều hay, điều tốt.
28. Thủ Bản Kinh Thánh Biển Chết là gì?
Người Do Thái xưa chép Kinh Thánh trên những cuộn giấy da. Họ sao chép từng bản, hết sức tỉ mỉ, không để sai chạy một nét nào. Vào năm 1947, tại Qumran (Cum-ran) gần Biển Chết, giữa tàn tích của một tu viện Ét-xê-nô, người ta tìm thấy một thư viện chôn giấu từ thế kỷ I sau công nguyên. Trong đó, có những miếng da sao chép Kinh Thánh của tất cả các sách trong bộ Cựu Ước (trừ Ét-te). Lắm bản còn nguyên vẹn. Sách I-sai-a đầy đủ từ đầu đến cuối. Những tài liệu này có từ thế kỷ 2 hoặc 1 trước công nguyên, nhưng đem đối chiếu các bản văn tiếng Híp-ri thế kỷ 9, ta thấy một sự trùng khít đáng kinh ngạc.
29. Sabát hay Hưu Lễ có nghĩa là gì?
Sa-bát nghĩa là nghỉ ngơi; Hưu cũng là nghỉ ngơi.
Ngày Sa-bát hay Hưu lễ là ngày nghỉ hằng tuần của người Do Thái, nhằm vào ngày thứ bảy của ta.
30. Tên 12 chi tộc Israel là gì?
Các chi tộc Israel mang tên 12 người con của ông Giacóp (Giacóp được Thiên Chúa đổi tên thành Israel)
- Các con của bà Lê-a: Ru-ben, Si-mê-on, Lê-vi, Giu-đa, I-xa-kha, Dơ-vu-lon.
- Các con của bà Bin-ha: Đan, Náp-ta-li.
- Các con của bà Din-pa: Gát, A-se.
- Các con của bà Ra-khen: Giu-se và Ben-gia-min.
Giu-se có hai người con sẽ được hưởng danh dự ngang với các chú bác: Ép-ra-im và Mơ-na-sê.
31. Nội dung Sách Xuất Hành là gì?
Sách Xuất hành bàn tới hai vấn đề chính: việc giải phóng khỏi Ai Cập (chương 1 đến chương 15, 21) và giao ước tại Xi-nai (chương 19-40). Hai đề tài ấy được nối với nhau bằng một đề tài phụ: cuộc hành trình trong sa mạc (15,22-18,27).
32. Nội dung Sách Lêvi là gì?
Sách này quy định các nghi thức phụng vụ: các lễ tế, việc phong chức tư tế, những luật về sự thanh sạch và uế tạp...
33. Nội dung Sách Dân Số là gì?
Sách này thuật tiếp cuộc hành trình trong sa mạc: sau giao ước Xi-nai, người ta kiểm tra dân số để chuẩn bị lên đường. Sau khi cử hành lễ Vượt Qua lần thứ hai, họ rời Núi Thánh, và đi từng chặng tới Ca-đét. Họ cố tiến vào đất Ca-na-an bằng phía nam, nhưng thất bại.
Sau ít lâu, họ chuyển hướng đi về vùng Mô-áp, đối diện với Giê-ri-khô. Họ chiến thắng dân Ma-đi-an, chiếm lấy vùng bên kia sông Gio-đan để chia cho các chi tộc Gát, Ruben và một nửa chi tộc Mơnasê.
34. Nội dung Sách Đệ Nhị Luật là gì?
Đây là bản luật thứ hai, hay Thứ Luật, gồm cả luật dân sự và luật tôn giáo. Sách này lấy lại một phần các lề luật đã được ban trong sa mạc. Sách cũng ghi lại 4 bài diễn từ lớn của Mô-sê, sứ vụ của Giô-suê, bài ca, di chúc và cái chết của Mô-sê.
35. Nội dung sách Giô-Suê là gì?
Sách này trình bày việc chiếm xứ Palestine, dưới sự lãnh đạo của ông Giô-suê, người kế vị Mô-sê, và việc chia lãnh thổ cho 12 chi tộc Israel.
36. Sách Thủ Lãnh (Thẩm Phán) nói về thời kỳ nào?
Sách Thủ lãnh kể về thời kỳ 200 năm đầu ở vùng đất mới chiếm. Dân Israel còn sống theo quy chế bộ lạc, chưa lập thành quốc gia.
37. Hãy kể tên các vị thủ lãnh?
Dân Israel bị quyến rũ tôn thờ các ngẫu tượng và bị các dân địa phương hoặc láng giềng áp bức. Thiên Chúa đã cho nhiều người đứng lên bênh vực họ, cứu họ khỏi kẻ thù: Ốt-ni-en, Ê-hút, Sam-ga, Đê-bô-ra và Ba-rắc, Ghê-đê-ôn (Ghít-ôn) và A-bi-mê-lết, Tô-la, Giai-a, Giép-tê (Gíp-tác), Íp-san, Ay-lon, Áp-đôn, Sam-son.
38. Vì sao các thủ lãnh còn được gọi là thẩm phán?
Những người này được gọi là thẩm phán không phải vì họ lo cho xử kiện, nhưng vì họ đã thi hành các phán quyết của Thiên Chúa, tức là những lần Thiên Chúa can thiệp để bênh vực dân Ngài.
39. Nội dung Sách Rút là gì?
Sách này kể chuyện về bà Rút. Bà là một phụ nữ gốc Mô-áp, tức là một người ngoại bang, đã lấy chồng là một người Israel, nhưng ông này chết sớm. Trung thành với người chống đã khuất, bà Rút quyết định theo mẹ chồng về Palestine. Sau đó bà lập gia đình với ông Bô-a và sinh ra Ô-vét, là ông nội vua Đa-vít. Tuy là một phụ nữ ngoại bang nhưng bà Rút được chọn vào hàng các bậc tổ tiên của Đấng Cứu Thế.
40. Nội dung sách Sa-mu-en 1 và 2 là gì?
Hai sách Sa-mu-en lúc đầu chỉ là một, về sau người ta mới chia ra cho tiện. Sách này tường thuật giai đoạn đầu của vương quốc Israel, về Sa-mu-en là vị thẩm phán cuối cùng và là ngôn sứ, về vị vua thứ nhất là Sa-un, và về những diễn tiến đưa Đa-vít lên ngôi vua.
41. Nội dung Sách Các Vua 1 và 2 là gì?
Hai sách này đánh giá các vua tùy theo họ có trung thành với luật Thiên Chúa hay không.
Dựa theo chuẩn mực ấy, sách các Vua đã phân tích từ triều đại vua Sa-lô-môn băng hà (năm -933), vương quốc chia làm hai. Tại phía bắc, tức là nước Israel, các vị vua thay nhau bị lật đổ, các triều đại ngày càng suy đồi, cho đến khi thủ đô Sa-ma-ri sụp đổ vào năm -722. Tại phía nam, tức là nước Giu-đa, vương quyền vẫn còn ở trong tay các con cháu của vua Đa-vít, cho tới khi thủ đô Giêrusalem sụp đổ vào năm -587.
Sách này cũng có những đoạn tường thuật về đời sống và công việc của các ngôn sứ như Ê-li-a hoặc Ê-li-sa.
42. Nội dung Sách Sử Biên Niên (Ký Sự) 1 và 2 là gì?
Sách này ghi chép sự việc theo thời gian (nên được gọi là ký sự hoặc là sử chép theo từng năm). Các tác giả hai sách này muốn chứng tỏ rằng khi dân Israel trung thành với giao ước thì Thiên Chúa bênh vực họ, và Ngài đánh phạt họ khi họ lìa bỏ giao ước.
43. Các Sách Sử Biên Niên được biên soạn vào lúc nào?
Được biên sọan vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, sau sách Sa-mu-en và sách Các Vua, nên các sách Sử Biên Niên bổ túc nhiều điều cho các sách ấy.
44. Nội dung Sách Ét-ra và Sách Nơ-khe-mi-a là gì?
Hai sách này làm thành một khối, trình bày phần tiếp theo hai sách Sử Biên Niên. Hai sách này ghi lại bút tích của Ông Ét-ra và ông Nơ-khe-mi-a cùng với những văn kiện của nhà nước đế quốc thời ấy, để nói về cuộc hồi hương vào năm -538 của những người lưu đày, họ trở về xây dựng lại đền thờ và khôi phục lại việc thờ phượng tại Giêrusalem (Ét-ra) đồng thời tái thiết lại các tường lũy của thành thánh (Nơ-khe-mi-a).
45. Nội dung sách Tô-bi-a là gì?
Sách Tô-bi-a là một truyện bình dân, thấm nhuần lý tưởng đạo đức Do Thái giáo. Sách kể lại những chuyện không may của ông Tô-bít và con ông là Tô-bi-a trong cánh sống lưu đầy của người Do Thái giữa đế quốc Ba Tư rộng lớn. Câu chuyện thật tươi mát, nêu bật giá trị của lý tưởng về hôn nhân, về gia đình, của các bổn phận đạo đức như cầu nguyện, bố thí, ăn chay, và bổn phận đối với người chết. Mỗi trang sách đều sáng lên lòng tin cậy vào Thiên Chúa. Cuối cùng, người công chính đã được Thiên Chúa ban thưởng.
46. Nội dung sách Giu-đi-tha là gì?
Sách kể lại cuộc giải cứu thành Bê-tu-li bị bao vây dưới thời Na-bu-co-đô-nô-xô. Là một quả phụ trẻ đẹp, bà Giu-đi-tha đã một thân một mình tiến vào doanh trại của quân thù. Tướng Hô-lô-phe-nơ mê sắc đẹp của bà, đem bà vào lều và bị bà cắt đầu. Đây là một tiểu thuyết lịch sử ca ngợi lòng tin vào Thiên Chúa và lòng yêu nước.
47. Nội dung Sách Ét-te là gì?
Sách kể lại chuyện bà Ét-te, một phụ nữ Do Thái trẻ đẹp trong cảnh lưu đầy, được chọn làm hoàng hậu nước Ba Tư, và nhờ đó mà phá vỡ được âm mưu tiêu diệt dân Do Thái.
48. Nội dung sách Ma-ca-bê 1 và 2 là gì?
Hai sách Ma-ca-bê không tiếp nối nhau nhưng cũng thuật lại những hồi quan trọng trong lịch sử dân Israel từ nửa đầu thế kỷ 2 trước công nguyên. Dưới quyền vua Ba Tư và Hy lạp, xứ Palestine vẫn được tự do tôn giáo cho đến năm -167. Vào năm này, vị vua thuộc triều Sơ-lu-cô là An-ti-ô-cô IV Ê-pi-pha-nô quyết định dùng vũ lực bắt ép ngưới Do Thái phải thờ phụng và tin tưởng như người Hy Lạp. Ông đã đặt tượng thần Giu-pi-te cả trong đền thờ Giêrusalem. Nhiều người Do Thái đã thà chết chứ không bỏ đạo.
Tư tế Ma-ta-thi-a đã cùng với 5 người con trốn vào bưng. Một trong 5 người ấy là Giu-đa, biệt danh là Ma-ca-bê nổi bật với những cú đấm ngàn cân. Cuối cùng các vua triều Sơ-lu-cô phải bó tay trước đám du kích và quốc gia Do Thái được tái lập.
49. Nội dung sách Gióp là gì?
Tác giả sách Gióp đã vẽ nên một nhân vật tiêu biểu để giúp ta suy nghĩ về sự đau khổ. Ông Gióp là một người tốt lành, phúc hậu. Bỗng dưng trong phút chốc ông mất hết của cải, con cái và sức khỏe. Bạn hữu nhắc nhở ông rằng ông có phạm tội gì đó mới bị phạt như thế. Nhưng cuối cùng, ông được minh oan và được an ủi: ông được bù đắp cả về sức khoẻ, tài sản, gia đình và danh dự.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giáo Lý Cho Lễ Sinh
Sưu Tầm
Giáo Lý Cho Lễ Sinh - Sưu Tầm
https://isach.info/story.php?story=giao_ly_cho_le_sinh__suu_tam