Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đời Phi Công
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1: Đường Đời Muôn Vạn Nẻo
...Nghề nghiệp anh đã quyết định lựa chọn
rồi đây sẽ là nguồn sống của cả cuộc đời...
Phượng,
Viết thư này anh đã ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười khi đặt bút vì nghĩ rằng em vẫn thường chê cái tính thích giang hồ vặt của anh. Lần này thì anh đi hẳn, đi thật xa cho đến khi nào công thành anh mới trở về. Anh cũng chưa viết thư về cho Bác biết và chắc giờ đây Bác nghĩ rằng anh đang sống vất vưởng ở một xó xỉnh nào giữa thành phố Sàigòn.
Khi nào có dịp xuống Hải Phòng em lại thăm Bác và lựa lời nói giúp hộ anh. Anh biết đã làm cho Bác buồn phiền nhiều ngay từ khi đang học Dược Khoa ở Hà Nội anh bỏ để vào trong Nam. Và từ dạo ấy đến nay kể đã hai năm rồi em cũng như Bác không gặp lại anh.
Thỉnh thoảng có nhận được một lá thư, viết dăm hàng chữ nhưng chắc rằng em đã không tin ở những lời anh viết. Câu "vẫn được bình an mạnh khỏe" anh vẫn để ở cuối như một thông lệ chắc vẫn thường làm em hoài nghi mỉm cười.
Bình an có nghĩa là anh vẫn chưa có việc gì làm nhất định, vẫn ngày ngày dạy học, viết văn lăng nhăng, vẫn làm những cái nghề em thường mệnh danh là những nghề bạc bẽo. Anh biết làm thế nào được, anh thấy rằng đường đời muôn vạn nẻo làm anh nhiều khi bâng khuâng như muốn lạc hướng. Anh vẫn thường nghĩ nơi đây chỉ là chỗ anh tạm dừng chân bước để rồi anh phải hứa với em như vẫn thường nguyện với chính anh rằng ngày mai anh sẽ khác hôm nay.
Nhưng buồn thay là hôm sau anh vẫn còn cặm cụi chấm bài, vẫn phải gạn túi lấy tiền đưa chiếc quần cũ đi là cho phẳng để ãn mặc cho trịnh trọng, dáng điệu cho đạo mạo mỗi khi đứng trước thế nhân. Tuổi hai mươi có phải là cái tuổi làm cho con người già dặn đâu em nhỉ và hai mươi tuổi với hai bàn tay trắng đâu phải là một điều đáng phàn nàn. Bác chắc không thể nào hiểu được tâm trạng của anh cũng như em tuy đôi khi có gật đầu đồng ý với anh một vài điểm nhưng khóe mắt em nhìn và nét mặt em hơi phụng phịu cũng thừa để cho anh hiểu rằng em muốn anh nên nghe lời Bác.
Thành thực anh cũng muốn lắm, vì Bác cũng đã già lại có mình anh là trai, bao giờ cũng muốn mẹ con gần nhau. Ngày ngày anh sẽ cắp sách đi học, vô tư, ngoan ngoãn như hồi lên mười tuổi. Anh muốn như thế lắm em ạ vì nghĩ đến mỗi lần nhìn ảnh anh để đầu giường, Bác lại thở dài làm anh se lòng. Nhưng lần này em cũng nên cố hiểu hộ anh là làm sao anh có thể kéo dài chuỗi ngày bình thản đến gần như vô vị trong bốn bức tường dưới sự nâng chìu của người thân tình trong khi anh đang thèm khát những bến trời xa lạ, muốn đi nhiều, học nhiều để sau này do chính bàn tay mình xây dựng lấy cuộc đời. Đạo làm con anh biết mình có lỗi nhưng anh hy vọng rằng sau này Bác sẽ hiểu mà tha lỗi lầm cho anh. Anh không dám kéo dài, triển hạn cái ngày về; anh chỉ muốn sau này gặp Bác anh có thể mỉm cười thoả nguyện và Bác sẽ thấy rằng thằng con trai bướng bỉnh gàn dở ấy của Bác chỉ là một lãng tử biết hối hận quay trở về với gia đình.
Bây giờ thì anh phải đi em ạ. Anh chưa nói với em rằng tại sao anh đi vì anh không muốn báo tin cho em một cách đột ngột. Em sẽ mở to mắt mà kêu lên là anh lại dại dột lần thứ mấy mươi nữa.
Anh rời Sàigòn một sáng tinh sương, trời còn hơi mờ mờ tối. Vào dạo này Sài thành hay mưa, nước đêm hôm trước còn đọng từng vũng trên đường.
Chiếc xe ca chở anh tới Tân Sơn Nhất chạy quanh co qua những phố vắng. Thỉnh thoảng một chiếc xích lô máy kêu ầm ĩ chạy ngược lại, hai ngọn đèn pha yếu ớt ánh vàng như những cặp mắt ngái ngủ, sau một đêm thức nhiều mệt nhọc. Tuy vậy tâm hồn anh thấy vô cùng sảng khoái, anh không thấy náo nức hớn hở như những khi sắp được đi xa của một thời thơ dại vì những ngày qua đã làm anh trở nên trầm tĩnh hơn.
Không cần nói em cũng biết rằng anh đi không một người đưa tiễn vì anh rất ghét những bịn rịn của buổi chia ly. Lần này hơi khác vì đêm qua anh còn ngồi nói chuyện với mấy người bạn thân đến gần khuya mới trở về quán trọ. Sống với nhau gần hai năm trời họ là những người chia sẻ vui buồn với anh trong chuỗi ngày vừa qua. Lúc xa nhau, anh chẳng đành không có lấy một lời từ biệt.
Bốn chiếc động cơ mở hết tốc lực của chiếc phi cơ cất cánh đã làm anh trong giây phút luyến tiếc quê hương, nhớ đến những người thân tình. Anh thấy nhớ Sàigòn quá, nhớ hơn cả Hà Nội. Có lẽ tại Sàigòn đã cho anh nếm hết tất cả mùi vị cay đắng của cuộc đời. Rồi anh nghĩ đến em, đến Hà Nội. Lúc này chắc em đã bắt đầu sửa soạn đi học.
Đêm đêm ở Hà Nội chắc em vẫn nghe thấy tiếng súng ở làng mạc xa xôi vọng về? Thế rồi hôm nay em vui vẻ tung tăng bước trên đường không biết rằng cũng ngày hôm nay anh bước chân vào một cuộc đời ly hương lòng rộn lên muôn ngàn vương vấn.
Máy bay lần lưọt hạ cánh ở Calcutta, Karachi, Beirut, La mã và cuối cùng ở Ba lê.
Anh tới kinh thành ánh sáng một buổi chiều mùa thu lá vàng rơi đầy đường sau khi đã lênh đênh trên mây trời hơn 30 tiếng đồng hồ. Chắc em không thể tưởng tượng được rằng rồi đây cuộc đời của anh sẽ lênh đênh như thế mãi. Lúc anh bước chân xuống Karachi để máy bay lấy xăng, người phi công thuyền trưởng lại gần anh xin lửa châm thuốc hút có hỏi:
Tôi xem phiếu lý lịch hành khách thấy đề tên ông sang Pháp học lái máy bay?
Anh gật đầu, người ấy nói tiếp:
Rồi ông sẽ thấy bay là một cái nghiệp. Mắc vào rồi nó sẽ vướng lấy mãi.
Câu nói ấy làm anh trầm ngâm suy nghĩ. Máy bay cất cánh ở Karachi vào 9 giờ đêm để tới Beyrouth vào mờ sáng. Anh ngồi trong ghế dựa lắng nghe phi cơ từ từ lên cao chìm trong đêm tối. Qua khung kính bên cạnh muôn vàn vì sao lấp lánh làm anh có cảm tưởng rằng mình đang tan dần trong vũ trụ mờ ảo. Đèn trong tắt hết. Trên mỗi ghế có một ánh đèn nhỏ lờ mờ để cho những hành khách nào muốn thức đêm đọc sách. Anh nhìn vào chiếc đèn đỏ cuối phòng đề chữ No Smoking để đợi tắt mới lấy thuốc ra hút. Ý tưởng đầu tiên đến với anh khi vừa thở làn khói thuốc lên trần là ở trong cái nghề nghiệp bay này có những giờ giấc khắt khe.
Có giờ người ta được phép hút thuốc để cho lúc đèn đỏ lại bật phải vội vã dí mẩu thuốc cháy đỏ vào chiếc gạt tàn. Hẹn chín giờ cất cánh thì chín giờ một phút bánh xe phải rời đất. Cứ nghĩ cái con người lông bông như anh rồi đây phải khép vào kỷ luật như thế cũng hay. Cuộc đời chắc sẽ tạo anh thành con người khác. Còn như đi học lái máy bay để có một cái nghề thì chưa chắc đó đã là ý định chính của anh.
Em chắc vẫn thường thấy anh nói rằng nước mình thiếu ngành chuyên môn và phần đông thanh niên mắc phải bệnh trọng văn khinh võ. Một ngày kia mình sẽ phải tiến kịp với mọi người. Một ngày kia mình phải có một quân đội hùng mạnh.
Cũng vì thế mà anh muốn trở thành một phi công và hơn thế nữa một phi công quân sự. Em cũng đừng vội kêu lên anh là xếp bút nghiên để khoác chiến bào. Trong thời ly loạn này dĩ nhiên mang nhung phục là bổn phận tất cả các thanh niên nhưng câu chuyện xếp bút nghiên chỉ là câu chuyện cổ khi mà người tráng sĩ chỉ biết độc có một chuyện mài gươm dưới trăng, hát bài ca Chính khí, để rồi sáng hôm sau nghe tiếng tì bà giục lên ngưa, cố uống cạn chén rượu bồ đào cho say túy lúy trước khi ra đi. Người quân nhân hiện nay hơn lúc nào hết phải học hỏi nhiều cho mình mỗi ngày một tiến. Nếu em có thấy anh trở về trong bức chiến bào em nên cười sung sướng mới phải.
Khi máy bay đến Beirut thì anh cũng vừa tan giấc mộng, giấc mộng của một người tráng sĩ ra đi vì nợ nước vì căm thù bọn quỷ đỏ hại dân lành chứ không phải giấc phong hầu của những người còn nặng mối hoàng lương của thời vang bóng khi xưa.
Rồi phi cơ tiếp tục hành trình, ghé La mã chừng hai giờ đồng hồ đủ để anh giở khoa ngoại ngữ vừa nói vừa ra hiệu mới mua được cho Bác và cho em hai chiếc khăn quàng lụa.
Như em đã biết, anh tới Ba lê vào một chiều thu lá rụng đầy đường. Những cây trơ trọi như những xác vô hồn. Anh ở trong khu nhà sĩ quan gần trường bay Bourget. Cảnh vật chiều nay ảm đạm lạnh lùng. Buổi sáng ở đây vừa có một chiếc phi cơ Junker 52 bị rơi, mười chín người bị cháy ra tro. Trong buồng ăn không ai nói một lời. Vài người ngửng đầu nhìn lên khi anh bước vào rồi lại cúi xuống.
Tối nay căn phòng sưởi ấm anh vẫn còn thấy lạnh, một nỗi hàn bao la của kẻ không nhà.
Chính vào lúc đó anh viết cho em mấy giòng này. Anh viết với đầy tin tưởng rằng ngày mai trời sẽ ấm lại. Nghề nghiệp anh đã quyết định lựa chọn, rồi đây sẽ là nguồn sống của cả cuộc đời anh.
Em cũng như tất cả những người thân tình, cũng như tất cả những người dân Việt chắc hẳn phải đồng ý rằng nước nhà cần có đủ mọi ngành quân lực. Đường đời muôn vạn nẻo anh đã chọn lấy một hướng, dù gian nan muôn trùng anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước. Anh mong rằng em sẽ đọc hết bức thư này với một nguồn vui mới trong lòng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đời Phi Công
Nguyễn Xuân Vinh
Đời Phi Công - Nguyễn Xuân Vinh
https://isach.info/story.php?story=doi_phi_cong__nguyen_xuan_vinh