Lời Nói Đầu
hà Văn Bình Nguyên Lộc có cái tật thường khai thác một đề tài bằng nhiều lối khác nhau. Thí dụ hai truyện ngắn "Qua lồi cũ", trong tập "Nhốt gió", và "Cô nhơn tình ma đã biến mất", trong tập "Diễm Phương" là hai đứa con song sinh, nhưng lại khác nhau rất ra. Lại thí dụ truyện dài "Khi Từ Thức về trần" và "Hồ phách thời gian" là hai tiểu thuyết cùng đề tài, nhưng thật là khó thấy sự đồng cảm hứng của tác giả khi sáng tác hai cốt truyện đó.
Riêng đề tài yêu quê hương thì tác giả nầy viết đến mười bảy truyện ngắn, mỗi truyện một vẻ, thoạt xem như là các truyện ấy chẳng có dòng họ gì với nhau hết.
Năm 1966, vì thấy mãi lực của đại chúng ở Việt nam tương đối không cao, nên tác giả đã chia đôi 17 truyện nầy, giao cho hai nhà xuất bản khác nhau, in thành hai tập truyện khác tên. Nhà xuất bản "Thời mới" của nhà văn Võ Phiến in tập "Tình đất", và nhà xuất bản "Lá Bối" (thuở ẩy do người chủ trương của nhà xuất bản "Văn Nghệ" hôm nay, trông coi, nhà nầy in tập "Cuống rún chưa lìa".
Lần in tại hải ngoại nầy thì tác giả yêu cầu nhà xuất bản "Văn Nghệ" nhập hai tập lại làm một, vì mãi lực của kiều bào hải ngoại cho phép các nhà xuất bản in những cuốn sách khá dày hoặc rất dày.
Quí bạn đọc của tác giả Bình Nguyên Lộc có thể sẽ ngạc nhiên mà thấy thiếu một truyện, truyện "Kinh Tà bang". Truyện nầy nguyên là một bài hồi ký mà chỗ ngồi của nó là tập "Nếu tôi nhớ kỹ" (hồi ký của Bình Nguyên Lộc, kể chuyện từ năm nhà văn nầy lên sáu, cho đến ngày nay). Thuở đó, thấy mình có thể không bao giờ đủ thì giờ đề" viết hồi ký, nên tác giả đã biền bài đó ra thành truyện ngắn. Nhưng từ mấy tháng nay thì nhà văn nầy đã khởi thảo tập hồi kỷ đó rồi, nên chi ông ấy rút truyện Kinh Tà bang ra để cho nó trở lại lối văn hồi ký hầu bổ túc cho tác phẩm đang viết đó.
Chỉ có bấy nhiêu thay đổi ấy thôi, chớ tác giả Bình Nguyên Lộc không có thêm hoặc bớt đi câu nào, chữ nào hết.
Nhà xuất bản
Cuống Rún Chưa Lìa Cuống Rún Chưa Lìa - Bình Nguyên Lộc Cuống Rún Chưa Lìa