Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cuộc Tình Bỏ Đi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần I - Chương 1
Ở giữa đường từ thành phố Marseille đến biên giới Ý, trên bãi biển Địa Trung Hải dễ thương, có một khách sạn sang rộng lớn, tường sơn màu hồng. Những cây kè được cắt xén kỹ hình chiếc quạt, ở mặt tiền nắng chói, mé ngoài là bãi biển nhỏ cũng tưng bừng nắng. Từ hồi gần đây khách sạn này trở nên một nơi hẹn hò của nhiều người có tiếng. Mười năm trước, mới tháng Tư du khách người Anh đã ra đi, khách sạn hầu như không còn ai ở. Bây giờ nhiều biệt thự được dựng lên ở quanh vùng. Nhưng, khi bắt đầu câu chuyện này, mới có không đầy một lố nhà với những chiếc tháp nhỏ xiêu vẹo dựng đúng như những bông sen lẫn trong rừng tùng xanh rờn giữa thành phố Cannes và khách sạn Ngoại quốc, còn mang tên khách sạn Gausse.
Khách sạn có bãi biển màu vàng óng, trải dài dưới chân tường như tấm thảm để ngồi cầu nguyện. Trong ánh nắng ban mai, hình ảnh xa xa của thành phố Cannes, màu hồng và màu ngà của những tường thành cũ, dãy núi Alpes màu tím chắn ngang triền núi về phía nước Ý, tất cả soi bóng trên vịnh, rung rinh trên sóng nước bị lay động bởi những loài cây nhỏ mọc gần bờ.
Mới chưa đến tám giờ, một người đàn ông bó mình trong chiếc áo choàng màu xanh dương đã xuống bãi. Sau nhiều lần tạm nhúng nước, kèm theo những tiếng xít xa hổn hển, người đó nhảy xuống nước lạnh vùng vẫy trong vòng một phút. Khi người đó đã trở lên bãi eo biển tìm lại được êm tịnh trong một giờ đồng hồ. Nơi chân trời vài chiếc tầu hàng từ từ lướt về hướng tây. Người làm gọi nhau trong sân khách sạn. Sương tan thành hơi trên những ngọn tùng. Một giờ sau kèn xe bắt đầu vang dội trên đường cái uốn lượri quanh co theo triền núi Maures phân cách giữa vùng Provence và vùng duyên hải.
Cách bãi biển chừng một dặm, nơi những cây tùng nhường chỗ cho những cây bạch dương đầy bụi xám, có một ga xép. Tại đó một buổi sáng vào năm 1925 có chiếc xe ngựa tới đón một bà hành khách cùng cô con gái đưa về khách sạn Gausse. Gương mặt của bà mẹ có một vẻ xinh xinh về chiều đã chớm bịnh sần da cam. Trông bà ta vừa điềm tĩnh, nồng hậu, lại dễ thương. Nhưng người ta không chú ý mấy tới bà mẹ để dồn vào cô con gái có khuôn mặt quyến rũ với hai má rạng rỡ một ánh lửa đáng yêu nhắc nhở tới màu đỏ dễ gây xúc động của sắc mặt con trẻ sau khi tắm nước lạnh buổi tối. Vầng trán cao đầy cho tới chân tóc bao quanh như hai vòng cung rồi tỏa xuống nhiều lọn cong cong lớn nhỏ màu vàng sậm. Đôi mắt sáng, to, ướt và rực rỡ; màu má tự nhiên, với những đường gân máu căng rõ tròng thấy dưới làn da duyên dáng của cô gái còn gần tuổi học trò. Cô gái độ mười tám nhưng vẫn còn giữ vẻ lông mịn, sương mai.
Trông thấy eo biển và nền trời, tiếp nối với nhau bằng một đường viền sáng chói, bà mẹ nói:
- Má có linh cảm thấy ở đây không thích thú cho lắm...
Cô gái đáp:
- Dù sao con cũng thích về nhà hơn.
Hai mẹ con vui vẻ nói chuyện, nhưng đều là chuyện bâng quơ. Cả hai cùng muốn được vui chơi thỏa thích, vì cùng một cảm tưởng, như những cô học trò chăm học, thấy đáng được mấy tháng hè vui.
- Chúng ta ghé đây ba bữa rồi về nhà. Để má đánh điện giữ chỗ trên tàu.
Tới khách sạn cô gái lấy hai phòng, cô gái nói tiếng Pháp khá trôi chảy, không văn hoa lắm, như đã học thuộc lòng từng câu. Yên ổn trong phòng ở tầng trệt, cô gái ra trước khung cửa sổ lớn chói chang những nắng, bước xuống mấy bực thềm, ra sân lát đá chạy dài suốt mặt tiền. Dáng đi của cô gái hơi giống dáng đi của một vũ nữ ballet, thân mình thẳng hơi cúi xuống. Ánh nắng nung nấu lúc đúng Ngọ, thu gọn bóng cô gái ở dưới chân. Cô gái lùi lại, chói mắt. Xa khoảng năm chục thước, biển Địa Trung ơ thờ trong nắng. Bên dứơi hàng lan can có chiếc xe Buick cô phơi nắng trên lối vào khách sạn.
Hoạt động chỉ nhận thấy ngoài bãi. Ba chị vú người Anh đang đan len biến mọi thứ thành áo len và bít tất len đúng truyền thống thời nữ hoàng Victoria của những năm 40, 60, và 80, kèm theo những mẩu chuyện ngồi lê đôi mách kể nhịp nhàng như cầu nguyện. Gần mặt nước hơn, một chục người tụ lại chuyện vãn dưới những cây dù có sọc nhiều màu, trong khi lũ con cái đuổi bắt những con cá đã quá quen với người dưới nước cạn, hay nằm dài trên cát phơi nắng, mình trần bóng nhẫy những dầu.
Khi Rosemary xuống tới bãi, có một thằng con trai độ mười hai tuổi chạy vụt lên trước vừa la vừa phóng mình xuống nước. Cảm thấy có người tò mò ngó theo, cô gái liệng áo choàng chạy theo thằng nhỏ. Cô gái phóng xuống nước, thả cho trôi đi mấy thước. Thấy nước còn nóng quá cô gái đứng lên ra xa hơn, bước đi nặng nề vì bị nước cản, phải khó khăn mới nhấc từng cẳng chân thon nhỏ lên. Khi nước ngập tới ngực cô gái quay lưng lại ngó về phía bãi. Một người đàn ông đầu sói, bận quần tắm, mang kính một mắt, đang ưỡn ngực lông lá, thót bụng, chăm chú ngó cô gái. Thấy Rosemary ngó lại, người đàn ông gỡ mắt kính để rơi xuống lẫn trong đám lồng trước ngực rất đáng tức cười, rồi đưa cái chai nhỏ cầm trên tay lên nốc một ngụm. Rosemary nhoài người trên mặt nước, bơi lại chỗ chiếc bè nổi bằng lối bơi crawl bốn thì không được đều tay lắm. Nước nhẹ nhàng lướt bên mình cô gái, làm dịu bớt ánh nắng quá gay gắt len lỏi trong tóc, trong những nếp nhăn trên người. Cô gái đắm mình dưới nước một cách khoan khoái. Khi tới chiếc bè nổi cô gái đã gần hết hơi; một người đàn bà nước da sạm nắng và hai hàm răng rất trắng ngó cô gái bơi tới. Rosemary chợt ngượng nghịu vì thân mình còn quá trắng, bèn thả nổi ngửa để trở lại bãi. Khi cô gái từ dưới nước lên, người đàn ông có bộ ngực lông lá, trên tay vẫn cầm chai rượu liền bắt chuyện:
- Cô có biết không, hình như có cá mập ở bẫn ngoài chiếc bè nổi.
Quốc tịch của người đó không rõ rệt, nhưng ông ta nói tiếng Anh, cố ý nói chậm như kiểu ở Đại học Oxford.
Người đó nói tiếp:
- Hôm qua cá mập ăn thịt hai thủy thủ người Anh trong hạm đội ở vịnh Juan đó.
Rosemary la lên:
- Ghê quá!
- Chúng kéo tới để đớp những đồ thừa trên tầu liệng xuống biển.
Tia mắt trở lên lạnh lùng, tỏ rõ chỉ có ý muốn báo trước cho cô gái biết như vậy, rồi người đó tránh đi vài bước và tự rót một ly khác.
Rosemary nhận thấy, có thích thú đôi chút, mọi người ở chung quanh đều để ý tới mình nhân cuộc trao đổi mấy câu vừa qua, đưa mắt kiếm một chỗ ngồi. Rõ ràng mỗi gia đình đều cảm thấy có quyền trên khu bãi có cắm cây dù của họ; cũng luôn luôn có những vụ chạy qua chạy lại từ nhóm này qua nhóm khác, những cuộc nói chuyện, tóm lại không khí của một xã hội khá khép kín không phải dễ dàng chen vô được. Xa về phía trên, nơi bãi biển có lẫn sỏi và những cây rong biển đã khô, một nhóm người khác nước da còn trắng như Rosemary nằm trên bãi, che nắng bằng dù cầm tay chớ không có thứ dù lớn. Giữa đám da trắng và da sạm, Rosemary lựa một chỗ để trải chiếc áo choàng trên cát.
Nằm đó, cô gái nghe tiếng nói của những người tắm biển và cảm thấy bàn chân của họ tránh ra để khỏi bước qua người mình; cô gái cũng cảm thấy bóng của họ che khuất mặt trời. Có con chó ghé tới hà hơi nóng bên cổ cô gái. Chẳng bao lâu cô gái nghe da thịt mình chín đỏ dưới những tia nắng và nghe tiếng sóng vỗ bờ rì rào nhè nhẹ. Rồi tai cô gái nhận ra từng tiếng nói, cô gái để ý thấy có ai nói giọng khi rẻ về "cái tên nào đó đêm hôm qua đã bắt cóc một chú bồi hàng cà phê ở Cannes đem về cưa ra làm đôi". Người đẻ ra tin đồn đó là một bà tóc bạc, bận dạ phục, rõ ràng là đi chơi đêm mới về, vì trên đầu còn mang một vòng hột xoàn và một bông phong lan đã hết hơi sức đang tàn trên ngực áo để hở của bà cụ. Rosemary cảm thấy nổi lên trong người một ác cảm đối với bà già đó và đồng bọn, bèn quay hẳn mặt ra phía khác.
Về phía đó, ngay gần cô gái, một thiếu phụ còn trẻ nằm dài dưới chiếc lọng, đang bận kê một bảng những đồ vật chi đó căn cứ theo cuốn sách để mở ở cạnh mình trên cát. Thiếu phụ đã kéo áo tắm trễ xuống giải phóng cho hai vai và cái lưng màu nâu da cam bóng nhẫy dưới nắng có điểm một chuỗi ngọc trai màu vàng lợt. Nét mặt thiếu phụ dữ dằn xinh đẹp và đáng tội nghiệp. Tia mắt thiếu phụ lướt qua cô gái mà không ngó. Sau lưng thiếu phụ có một người đàn ông tốt mã bận áo tắm có sọc đỏ, đầu đội chiếc nón như kiểu của nài ngựa, rồi tới người đàn bà Rosemary đã trông thấy trên chiếc bè nổi, người đàn bà nhìn lại vì nhận ra cô gái; xa hơn nữa có một người người đàn ông mặt dài, đầu tóc để trần xum xuê như đầu con sư tử, bận chiếc áo tắm màu xanh dương. Người đó nghiêm trang nói với một chàng trai không thể chối cãi gốc gác Latinh, bận chiếc áo bó chẽn lấy người. Hai người mân mê những mẩu rong khô. Rosemary nghĩ rằng phần lớn những người ở đây là dân Mỹ, nhưng có một vẻ gì khác với những người Mỹ mà cô hằng giao thiệp mới cách đây không lâu.
Lát sau, cô gái mới hiểu người người đàn ông đội nón kiểu nài ngựa đang diễn trò cho cả nhóm coi. Người đó trịnh trọng bước qua bước lại tay cầm cái cào cát, vừa gạt những viên sỏi vừa khai triển những nguyên lý của một bi thuyết khôi hài. Lát sau, người đó động nói lên một chút là mọi người đã phá lên cười. Những người khác như cô gái, vì ở xa không nghe thấy những lời đang nói, ai nấy đều nghển cổ như muốn tò mò lắng nghe. Riêng thiếu phụ có chuỗi ngọc trai là thản nhiên như không. Có lẽ vì nhũn nhặn, nhưng cứ mỗi lần tiếng vỗ tay nổi lên ào ào thiếu phụ lại có vẻ chăm chú hơn tới bảng kê của mình.
Sau lưng Rosemary, bỗng nhiên, người đàn ông mang kính một mắt la lên:
- Cô là một tay bơi lội hạng nhất!
Cô gái cải chính, từ chối lời khen, nhưng ông ta không chịu:
- Tuyệt hảo! Tôi xin tự giới thiệu, tên tôi là Campion. Đây có một bà cho biết có trông thấy cô tuần trước ở Sorrente, bà ấy có biết cô và muốn được làm quen với cô.
Rosemary đưa mắt chán ngán ngó thấy "nhóm người da trắng" đang đợi. Cô gái không sốt sắng nhưng phải đứng lên.
- Bà Abrams, bà McKisco, ông McKisco, ông Dumphry.
Bà cụ bận dạ phục tuyên bố:
- Chúng tôi có biết cô. Cô là Rosemary Hoyt... Tôi nhận ra cô ở Sorrente và có hỏi lại người gác cửa cho đích xác... Cô biết không, hết thảy chúng tôi đều ngưỡng mộ cô, chúng tôi cứ tự hỏi tại sao cô không ở lại Mỹ để chuẩn bị cho chúng tôi một phim mới!
Mặc dù các tên, bà già đã nhận ra cô gái không phải người gốc Do Thái. Đó là một trong số những bà quý hóa, mà khả năng để hiểu bất kỳ một chút gì cũng không có, kèm theo một bộ máy tiêu hóa rất tốt, đã keo dài cuộc đời xa quá thế hệ của họ.
Bà cụ vui vẻ nói:
- Chúng tôi muốn dè chừng cô có thể bị say nắng, vì nước da của cô quý lắm... Thế nhưng mà trên bãi biển này xem ra mọi người có vẻ kiểu cách quá, chúng tôi tự hỏi không biết cô có thấy như thế làm cho mình khó chịu không.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cuộc Tình Bỏ Đi
F. Scott Fitzgerald
Cuộc Tình Bỏ Đi - F. Scott Fitzgerald
https://isach.info/story.php?story=cuoc_tinh_bo_di__f_scott_fitzgerald