Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cô Gái Chúc Sơn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1 Bến Đò Mai Lĩnh
M
ới hạ tuần tháng chín, trời chưa hẳn sang đông mà đã giá căm căm. Trên mặt sông lạnh tanh từ sáng đến trưa, con đò ngang mới chở được vài ba chuyến, mỗi chuyến lèo tèo dăm sáu người.
Cảnh ngược xuôi tấp nập trên đường đê rộng thênh thang lượn dài theo con sông Đáy cũng không còn nữa.
Trong túp lều tranh nhỏ xíu dựng nép bên đường, bà hàng tóc bạc phơ buồn bã ngó con đê vắng ngắt, giòng sông lạnh lẽo với con đò bơ vơ.
Ngồi co ro trong tấm áo bông cánh còn mới, bà cụ chít lại chiếc khăn vuông nâu cho thật kín và nhớ lại những ngày đông vui đã qua. Nào mấy bà người làng te tái từ dưới bến lên vào uống bát nước chè tươi cho ấm bụng, nào mấy ông khách buôn, tay nải khoác chĩu một bên vai, sà xuống ghế làm một cút 1 rượu nhắm với đĩa lòng béo ngậy…
Bà cụ nhớ cả những tiếng dép da trâu lẹp kẹp trên mặt đường, những tiếng nói chuyện ồn ào của những ông lái, bà lái không bao giờ ghé vào trong quán. Họ phải gồng gánh nặng và luôn luôn phải chạy gằn từng thôi 2 thẳng cho kịp giờ họp chợ.
Nhớ cả đám trẻ con nô đùa dức lác… Chỉ có nghịch, chỉ có phá, nhưng mà vui.
Còn bây giờ, nguyên cả một nồi chè đậu đãi chưa ai động đến với già nữa chõ xôi ngon thật là ngon. Cứ cái cung cách này chắc tối nay cả nhà phải ăn xôi chè trừ bữa…
Có tiếng vang lên cùng với tiếng chân người bước tới.
- Có nắng rồi!... Cũng sắp có đò nữa!
Hai người đàn ông hăm hở bước vào trong quán. Cả hai cùng cao lớn, vạm vỡ. Nét mặt và cử chỉ cùng lanh lợi. Và họ cùng đảo mắt xoi mói khắp nơi trong quán hẹp trước khi bóc mấy tấm bánh nếp ra ăn.
Họ chỉ đưa mắt cho nhau chứ không nói chuyện bằng lời và chỉ ậm ự khi bà hàng đon đả mời họ dùng thêm thứ này thứ khác.
Dưới sông, con đò đã gần sang tới bến.
Họ trả tiền, đứng dậy. Mấy chiếc lá gói bánh bay lào xào, đuổi nhau trên mặt đê. Bà hàng ngước mặt lên nhìn khách:
- Hai ông sang đò?
- Phải!
Đó là tiếng nói độc nhất mà một trong hai người đã miễn cưỡng buông ra trong quán nước. Y có một bộ râu quai nón khá đẹp.
Họ bước xuống con đường dốc. Một tên ngoái lại nhìn thấy có ba người từ phía nam đi tới sắp bước vào trong quán.
Bà hàng vồn vã:
- Mời ba ông vào nghỉ chân sơi nước.
Nắng xiên khoai chiếu vào đầy quán. Cả chủ lẫn khách khoan khoái ngâm mình trong ánh vàng ấm áp.
Bà hàng một tay vươn ra lật ngửa mấy chiếc bát ở sát mép chõng, một tay ngoái ra đàng sau cầm cái gáo dài múc nước chè tươi rót cho khách. Hình ảnh ngộ nghĩnh y như một người đang quờ quạng bơi trong nắng. Bà suýt soa:
- Mới tháng chín mà trời đã rét ngọt! Đi đường lúc này chắc vất vả lắm, thưa ba ông?
- Phải!... Hàng có gì ăn không, bà cụ?
Ông khách có gương mặt nho nhã nhất lên tiếng hỏi. Bà hàng ân cần đáp, vẻ mừng hiện rõ trên đôi môi ăn trầu cắn chỉ 3:
- Thưa có ạ. Xôi lạc ngon lắm. Cả chè đậu đãi nữa. Xôi tôi để nguyên trong chõ, nóng hôi hổi. Để tôi cơi 4 ra đĩa, ba ông sơi thử.
Người cao lớn nhất ngồi ngoài cùng cười nói oang oang:
- Thôi, bà cụ cơi cho ông thầy tôi đây một đĩa xôi và hai chén chè là đủ. Còn bao nhiêu bà cụ cứ để đấy, hai anh em tôi lo cho.
Hai người lực lưỡng như hai ông hộ pháp ăn như rồng cuốn nước trước sự ngạc nhiên và mừng rỡ của bà hàng. Tuy nhiên, những gì xẩy ra chung quanh cũng không qua được tai mắt họ.
Dưới bến, chiếc đò ngang đã tới. Cô lái, người cao dong dỏng, cắm chiếc sào dài xuống đất cho thuyền ghé sát bờ. Khách quá giang ngưng bặt câu chuyện đang nói dở khi họ thấy hai người bịt khăn tùm hụp từ mặt đê xuống tới nơi. Họ lên bờ, lặng lẽ.
Tên có hàm râu quai nón nhẩy tót xuống thuyền, nhẹ như chiếc lá. Mặt y lầm lì trong khi gã bạn đồng hành nhe hàm răng trắng nhởn cười nham nhở và làm bộ quờ quạng nắm cổ tay trắng nõn của cô lái như phải có một điểm tựa mới bước được lên thuyền.
Sợ hãi, người con gái vội rụt tay lại và kéo theo luôn cả con sào. Mũi thuyền quay ngang hắt tên vô lễ lăn tòm xuống nước.
Tiếng cười khoái trá vang trên mặt đê. Cười lớn nhất là hai ông khách ăn mạnh như hùm trong quán.
Ông khách nho nhã vuốt chòm râu đen nhánh khen:
- Hà hà! Cô bé cũng là tay đáo để đấy chứ, phải không hai chú?
- Dạ. Thân thủ 5 khá lắm.
Người thứ hai tiếp lời:
- Còn phải nói! Con gái Chúc Sơn mà!
- Ờ, trông cách cô bé gỡ tay rồi bước xéo chân khiến cho con thuyền tạt ngang, êm cứ như ru, cũng biết cô bé có nghệ chân truyền.
- Vâng. Ngón nghề cô bé vào hạng cừ khôi đó, thưa thầy.
Bà hàng bỗng thấy cao hứng, tươi cười nói xen vô:
- Con gái họ Hoàng mà, thưa ba ông. Lúc thường thì ăn nói dịu dàng, dễ thương hết sức. Nhưng lúc cần dụng võ thì, nói ba ông bỏ lỗi, con trai lực điền cũng không bằng.
Ông khách ngồi ngoài cùng ngó xuống mé sông, thích chí cười ha hả:
- Chả thế mà hai tên kia biết thân phải ngồi yên một phép!
- Rét mướt thế này mà tên kia ướt như chuột lột… Kìa, cu cậu phải ngồi thu hình vào một xó cho đỡ lạnh, trông thảm hại chưa!
- Cho thế mới đáng đời!
- Hai đứa cũng là tay võ nghệ, sao chúng không gây sự nhỉ?
Bà hàng tươi cười giải thích:
- Chúng nó không dám đâu ông ơi! Một thằng là người làng làm chó săn cho giặc. Tôi nhận ra ngay khi nó mới bước chân vào trong quán. Còn thằng kia là Tầu. Đánh nhau trên bộ không biết sao, chứ giở giỏi ra trên thuyền thì chết với cô gái.
- À, ra thế! Có phải cô ấy là cô Sơn Ca không bà cụ?
Bà hàng ngạc nhiên:
- Phải. Mà sao ông biết?
- Chúng tôi nghe người ta đồn. Bà hàng nhỉ, sao từ nẫy đến giờ, không thấy cô ta hát?
Nở một nụ cười cởi mở khi thấy hai ông hộ pháp đã ăn sạch nhẵn cả chõ xôi lẫn nồi chè, bà hàng kể rành rọt:
- “Sơn Ca” không phải là tên thật cô ấy đâu, ông thầy ạ. Tên thật cô bé ấy là Mai, con ông Hương trưởng Tùng. Ngày nhỏ, nó hay hát, hát véo von suốt ngày nên người làng gọi đùa là con Sơn Ca, lâu dần thành tên. Nhớn lên, thấy nước nhà hoạn nạn, giặc lại hay sục sạo làm điều càn rỡ, bọn con gái biết lo không cười đùa ca hát nữa. Họ theo gót cha anh tập võ. Cụ Cử Chúc Sơn khen con bé Sơn Ca giỏi vào hạng nhất nhì làng tôi đấy.
Ba thầy trò chưa kịp gợi chuyện thêm, bà cụ đã ướm lời hỏi trước:
- Tôi già nua lẫn cẫn hỏi thế này khí không phải, ba ông bỏ lỗi cho nhé. Nghe nói ở đường trong, Bình Định Vương đã đánh đến Tây Đô 6 chả biết đến bao giờ Người mới dẹp được Đông Quan 7 để cho con dân được yên ổn làm ăn?
Ông khách nho nhã cười khiêm tốn đỡ lời:
- Ấy chết! Sao cụ lại hỏi chúng tôi điều ấy? Chúng tôi cũng là con nhà làm ăn buôn bán như cụ, biết đâu được những việc xa xôi.
- Các ông giấu già này cũng chả được. Nhác trông một cái già biết liền. Có điều già muốn nói ra hay không nói ra mà thôi. Này nhé, ba ông là người ngoài ta nhưng ở lâu trong ấy, giọng đã hơi nặng, tinh ý một chút là nhận ra ngay. Bàn tay của ông thầy trông xa cũng thấy là bàn tay cầm bút. Còn hai ông đây đúng là hai ông hổ tướng. Đố ai dám bảo các ông là người buôn bán hay làm việc thổ mộc 8!
Một người tấm tắc khen:
- Bà cụ vậy mà cũng biết xem tướng nữa cơ đấy!
- Chẳng qua là thói quen đấy thôi, các ông ạ. Chả là tôi bán quán đã lâu, khách cũng đông, mỗi người một vẻ, chả ai giống ai, mà tôi nhận xét ít khi lầm lẫn.
Một người nói bâng quơ:
- Ờ! Chả trách người ta hay lập quán ăn để dò xét những người qua lại!
- Chính thế đấy, ông thầy ạ. Như hai tên ở đây ra lúc nẫy đố khỏi là hai tên do thám của quân Minh. Một đứa từ lúc vào đến lúc ra chỉ nói vỏn vẹn có một tiếng “Phải!”, tôi cũng nhận ra ngay thằng Hoạt, con ông bà Cả Phục ở Chúc Sơn. Còn một đứa ngậm câm luôn, tôi đoán nó là một thằng Tầu chưa nói sõi tiếng ta nên không dám mở miệng. Chúng nó qua sông chém chết cũng không khỏi vụ dò la mấy làng Chúc Sơn hay Tụy Động, Lương Xá.
Ông thầy khen:
- Bà cụ đã có tuổi mà nhìn người cũng không sai mấy. Chả nói giấu gì cụ, tôi thực không phải là dân thương mại. Tôi làm thầy địa lý, chuyên để đất cất mộ cho người ta ấy mà, cụ. Nhờ chịu khó đi đây đi đó, hết đường trong đến đường ngoài nên cũng có được tí tiền. Cụ tính, thời buổi này, đi xa xem đất, xem cát mà không có người đi theo che chở như hai chú nó đây, có lúc chết mất mạng chứ đâu phải chuyện chơi…
Thấy bà cụ chưng hửng cũng hơi tội nghiệp, ông ta nói tiếp:
- Chúng tôi ở đường trong mới ra, cũng có biết lõm bõm chuyện đánh nhau, câu được câu chăng, kể hầu cụ nghe nhé.
“Bình Định Vương đã đến hồi phấn phát rồi cụ ạ. Từ khi Vương ở Lư Sơn vào đánh Nghệ An đến giờ, trận nào cũng được, thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ. Hiện nay, quân của Vương vây đánh thành Tây Đô rất gấp. Lại nghe đồn Người sắp thân chinh ra Bắc liệu thế đánh lấy đứt hẳn Đông Đô.”
“Hễ hạ được thành Đông Quan thì là yên đấy, cụ ạ.
- Vâng. Lạy giời cho chóng yên hàn 9. Nhưng, thưa ba ông, tôi nghe nói giặc nó còn mạnh lắm. Chúng đóng quân từ huyện Thạch Thất đến huyện Thanh Oai, đồn lũy liên tiếp hàng mấy chục dặm. Tôi sợ cả đến Chúc Sơn đây rồi cũng khó lòng yên nữa cơ đấy.
Cả ba thầy trò địa lý cùng giật mình, nhìn thẳng mặt người đối thoại mà họ không ngờ có một cái nhìn rộng và sâu sắc như vậy.
- Có thể thế lắm, thưa cụ. May còn có cái bến đò này cản đường cho cũng đỡ. Giặc có tới đây, cũng còn phải sửa soạn chán mới sang sông được. Dân làng nghe tin tạm tránh đi mươi ngày là xong…
--------------------------------
1 Cút: loại chai nhỏ dùng để đong rượu.
2 Thôi: đoạn đường dài.
3 Cắn chỉ: có hằn màu hồng ở môi.
4 Cơi: xới, đơm.
5 Thân thủ: các động tác của thân mình và chân tay.
6 Tây Đô: Thanh Hoá bây giờ.
7 Đông Quan hay Đông Đô: Hà Nội bây giờ.
8 Thổ mộc: đất và gỗ. Việc thổ mộc: việc nặng nhọc làm bằng chân tay.
9 Yên hàn: yên ổn, hết giặc giã.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cô Gái Chúc Sơn
Chân Phương
Cô Gái Chúc Sơn - Chân Phương
https://isach.info/story.php?story=co_gai_chuc_son__chan_phuong