Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chết Trong Đêm Noel
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1 -
N
gày 22 Tháng Chạp
Stephen nâng cổ áo khoác lên và đi những bước nhanh nhẹn trong sân ga. Những chiếc đầu máy lớn hú còi ném vào không trung đầy tuyết rơi những đám mây khói che tới cả bầu trời. Tất cả đều bẩn thỉu và đầy mồ hóng.
- Một xứ sở bẩn làm sao! Một thành phố đáng chán làm sao! - Stephen nghĩ.
Cái thích thú tưởng tượng ra khi tới thủ đô của nước Anh được nhìn thấy những nhà hàng những khách sạn những phụ nữ xinh đẹp ăn bận lịch sự đã tan biến và anh so sánh London như một viên kim cương giả vừa tuột ra khỏi chiếc nhẫn xấu xí.
Nếu anh trở về Nam Phi thì sao nhỉ?. Anh như lại nhìn thấy mặt trời trên bầu trời xanh và những mảnh vườn đầy hoa màu xanh ngắt những hàng rào nhấp nhô và những cây leo bám và từng túp lều.
Ở đây nơi nào cũng có bùn đất bẩn thỉu và những người bước đi vội vã giống như những con kiến bận rộn xung quanh tổ kiến của chúng.
Có lúc anh nghĩ:
- Ta lấy làm tiếc đã tới đây.
Rồi anh nghĩ đến dự kiến của mình và mím chặt môi. Trời! Anh không thể dừng lại trước một con đường tốt đẹp như thế này được! Anh xây dựng kế hoạch ấy đã nhiều năm. Bây giờ không phải là lúc lui bước được nữa.
Anh coi đây là chứng cứ của sự yếu đuối nhất thời trước khi thực hiện kế hoạch và những ý định đã đặt ra.
- Tại sao lại khuấy động quá khứ lên? Quên đi có tốt hơn không? Xem nào!
Anh không còn là một cậu bé dễ tin, hay thay đổi. Bốn mươi tuổi anh cảm thấy mình là một người đàn ông quyết đoán có thể làm tốt công việc khiến anh phải tới nước Anh này.
Anh lên tàu và đi vào hành lang để tìm chỗ nghỉ. Từ chối người khuân vác anh cầm trên tay chiếc va li da và nhìn vào từng khoang tàu. Tàu đã đủ khách. Chỉ còn ba ngày nữa là lễ Nôel. Stephen nhìn những hành khách đang ngồi với một vẻ coi thường.
Khắp nơi! Rất nhiều người...Và tất cả ... Nói như thế nào nhỉ?...Rất mờ nhạt! Đúng như vậy, một đám đông đơn điệu. Mọi người đều giống nhau. Người nào không có cái đầu giống như đầu cừu thì có đôi tai như tai thỏ. Một vài người nói chuyện với nhau và tỏ vẻ ta đây quan trọng. Những người khác, phần đông là những người đứng tuổi, mặc nhiều quần áo, đang ngủ và ngáy rất to. Cái đó giống cư dân trong một chuồng lợn. Các cô gái cũng vậy, với giáng cao thon, gương mặt bầu dục và cặp môi đỏ chót, trông đơn điệu một cách đáng chán.
Stephen thở dài và nghĩ đến châu Phi, những khoảng trời rộng lớn đầy nắng, mênh mông và yên tĩnh.
Bất chợt anh nín thở. Anh vừa nhìn vào một trong những khoang tàu và thấy một cô gái khác hẳn với các cô khác. Tóc đen, da ngăm ngăm, cắp mắt tối như đêm, buồn bã và tự hào của những người vùng đại tây dương.
Sự có mặt của người con gái ấy trên tàu, giữa đám người đáng ngờ này, làm anh cảm thấy lạ lùng. Stephen cho rằng, vị trí của cô ấy phải là trên một bao lơn, miệng ngậm một bông hồng, đầu đội một chiếc khăn đăng ten màu đen và trong không khí có mùi máu bò tót... chứ không phải trong góc một khoang tàu hạng ba như thế này.
Cặp mắt quan sát của chàng trai nhận ra chiếc váy và chiếc áo khoác có vẻ nghèo nàn của người nữ hành khách, đôi găng tay bằng sợi thô kệch, đôi giày quá mỏng và trên tay mang một chiếc túi xách màu đỏ chói không mấy thích hợp. Lúc này anh chưa dám hình dung cô trong một khung cảnh tráng lệ hơn vì quả thật là cô rất xinh đẹp, con người lạ lùng này.
Cô tới cái xứ sở đầy sương mù và lạnh lẽo, giữa cái đám người lúc nhúc, lúc nào cũng vội vã như kiến này, làm gì?
Ta cần phải biết cô ấy là ai và tới đây làm gì? ... Stephen nghĩ.
2
Pilar ngồi co người trong góc khoang tàu bên một ô cửa sổ, tự nhủ ở nước Anh có một mùi khác lạ ... Cái mùi khác lạ với mùi xứ sở của mình là cái làm cô đặc biệt chú ý. Ở đây không có mùi tỏi, mùi bụi và rất ít hương thơm. Ở khoang tàu này chỉ có mùi diêm sinh và mùi xà phòng. Pilar ngửi nhiều lần không khí và nhận ra một mùi khó chịu nữa ... Từ cổ áo lông của một bà béo phị ngồi bên mình. Tại sao người ta lại làm thơm mình bằng băng phiến? Pilar tự hỏi.
Tim của Pilar đập hơi nhanh. Cô có thành công trong kế hoạch đã vạch sẵn không? Phải, chắc chắn là như vậy ... Cô đã suy nghĩ kỹ ... Và chuẩn bị đối phó với mọi trở ngại. Cô sẽ thành công ... Cô phải thành công.
Cặp môi đỏ mọng của cô bạnh ra trông có vẻ như vừa độc ác vừa thèm ăn như miệng một đứa trẻ ... Đòi hỏi thỏa mãn những ý thích của mình và chưa biết gì là thương hại.
Cô nhìn xung quanh với vẻ tò mò không giấu giếm. Tất cả những người Anh này - họ có bảy người - đối với cô họ đều có vẻ kỳ cục, tất cả đều giàu có và sang trọng ... Khi nhìn vào quần áo và giày dép của họ. Ồ! Cô mới chỉ nghe nói nước Anh rất giàu. Nhưng đúng là dân cư của nó thiếu sự vui vẻ.
Đứng ngoài hành lang là một người đàn ông tao nhã ... đúng với sở thích của Pilar. Cô ưa bộ măt màu nâu, đường cong của chiếc mũi và đôi vai vuông vức ấy. Nhanh hơn một cô gái người Anh, Pilar nhận ra người ấy đang nhìn mình. Không trông ra, cô cũng biết anh ta nhìn mình nhiều lần và cô đoán được sự ngạc nhiên của anh.
Pilar không mấy cảm động: cô vừa từ một đất nước mà đàn ông không cảm thấy khó chịu khi nhìn những người phụ nữ tới đây. Cô tự hỏi đây có phải là một người Anh không và quả quyết rằng không.
- Anh ta trông rất nhanh nhẹn. - Cô tự nhủ: - Nhưng lại có mớ tóc vàng. Có phải là người Mỹ không?
Anh làm cô nhớ tới những tài tử điện ảnh trong những cuốn phim của Far West.
Một nhân viên đường sắt đi dọc hành lang nói to:
- Bữa ăn trưa! Phục vụ lần thứ nhất! Xin mời tới toa ăn uống! Phục vụ lần thứ nhất!
Bảy người ngồi cùng khoang tàu với Pilar có phiếu ăn. Họ đứng lên cùng một lúc. Pilar ở một mình trong khoang tàu yên tĩnh.
Cô nhanh chóng nhấc cao tấm kính cửa sổ mà một bà tóc xám, vẻ gây gổ, vừa hạ xuống một vài xăng-ti-mét. Sau đó cô đàng hoàng ngồi ngắm nhìn ngoại ô phía bắc của Londres. Cô quay đầu lại khi cửa khoang tàu được mở ra. Pilar biết đây là người đứng ngoài hành lang đang đi vào để nói chuyện với mình.
Vẻ nghĩ ngợi, cô không rời mắt khỏi cửa sổ.
- Cô có muốn tôi hạ bớt cửa kính xuống không? - Stephen hỏi cô gái.
Cô trả lời anh bằng một giọng rời rạc:
- Thưa ông, ngược lại, tôi vừa nhấc lên.
Cô nói tiếng Anh rất thạo nhưng vẫn lơ lớ giọng nước ngoài.
Trong khoảnh khắc yên lặng tiếp theo, Stephen nghĩ:
- Một giọng nói dịu dàng ... đầy ánh nắng mặt trời ... Một giọng nói ấm áp, như một đêm mùa hè ...
Về phần mình, Pilar tự nhủ:
- Mình thích giọng nói mạnh mẽ của anh ta. Con người này rất dễ chịu.
Stephen nói thêm:
- Tàu có nhiều hành khách.
- Ô! Vâng. Mọi người rời khỏi Londres ... Chắc hẳn vì nó quá u ám.
Sự giáo lý đối với Pilar không quá khắt khe. Người ta không coi việc nói chuyện với một người lạ mặt trên xe lửa là một tội lỗi.
Nếu sinh ra và lớn lên ở nước Anh, thì Stephen sẽ ngập ngừng khi nói chuyện với một cô gái. Trong thâm tâm, anh thấy không có gì là xấu khi đưa ra những ý kiến của mình.
Anh cười trước câu trả lời của Pilar và nói:
- Londres là một thành phố ghê tởm, phải không?
- Ồ! Vâng! Tôi không thích nó lắm.
- Tôi cũng vậy.
- Ông không phải là người Anh ư?
- Tôi là công dân trong khối Liên Hiệp Anh. Tôi vừa từ Nam Phi tới đây.
- Đây là lời giải thích! - Pilar kêu lên.
- Còn cô? Cô vừa từ nước ngoài tới đây chứ?
- Vâng, từ Tây Ban Nha.
- A! Vậy ra cô là người Tây Ban Nha ư?
- Một nửa thôi. Mẹ tôi là người Anh. Đó là lý do tôi nói tiếng Anh thành thạo.
- Cô nghĩ gì về cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha?
- Thật là khủng khiếp ... Nhà cửa bị đổ nát! Môt cuộc tàn phá ghê gớm!
- Cô theo phe nào?
Ý thức chính trị của Pilar dường như rất mơ hồ. Trong làng, người ta ít nói đến chiến tranh.
- Cái đó xảy ra xa nơi sinh sống của chúng tôi - Cô giải thích - Tất nhiên ông quận trưởng, vì là viên chức nhà nước, ông phải làm theo lệnh của cấp trên, ông mục sư là người theo tướng Franco ... (Francisco Franco (1892 - 1975) đại tướng và nhà chính trị của Tây Ban Nha - ND), những người còn lại thì chăm sóc vườn nho và đồng ruộng của mình và không có thời gian để bàn luận những vấn đề chính trị.
- Cô đã chứng kiến một trận đánh nào chưa?
- Không phải là trong vùng tôi ở mà trong khi tôi đi qua đất nước bằng xe hơi, tôi đã nhìn thấy những thành phố bị tiêu hủy ... Một quả bom rơi bên cạnh chúng tôi: Một toà nhà bị đổ sập, một chiếc ô tô bị bốc cháy. Quang cảnh đó thật đáng buồn.
Đôi môi của Stephen cố phác ra một nụ cười:
- Và cô thích thú khi nhìn cảnh hoang tàn ấy ư?
- Tôi rất lo lắng vì người lái xe bị chết ngay trước vòng lái của mình, còn tôi, tôi phải đi tiếp.
Stephen nhìn cô:
- Cô có hoảng sợ không?
Pilar mở to cặp mắt màu xám.
- Mọi người chúng ta lúc này, lúc khác đều sẽ chết cả, đúng không? Nếu cái chết từ trên trời rơi trúng đầu chúng ta ... Ừm! ... Như vậy, chỉ một cú, người ta sẽ đi nhanh hơn, đó là tất cả! Hôm nay người ta sống và ngày mai người ta chết.
- Có vẻ như cô là một người không theo chủ nghĩa hoà bình. - Stephen cười nói.
- Một người ... gì?
Danh từ anh dùng không có trong từ vựng của cô gái người Tây Ban Nha.
- Cô có tha thứ cho kẻ thù của mình không?
- Tôi không có kẻ thù. Nhưng nếu có ...
- Thì sao?
Stephen quan sát, như bị thôi miên vì cặp môi giận dữ của cô gái.
Bằng một giọng nghiêm trang, cô nói:
- Nếu tôi có một kẻ thù ... Một kẻ thù thực sự ... tôi sẽ cắn họng hắn như thế này.
Tay đưa lên cổ và phác ra một cử chỉ rất nhanh.
Stephen ngạc nhiên:
- Cô là một người khát máu ư?
Bằng một giọng bình thường, Pilar hỏi lại:
- Còn ông, ông sẽ đối xử với kẻ thù của mình như thế nào?
Anh giật mình, nhìn cô gái rồi bật cười:
- Tôi không biết.
Bực mình, Pilar căn vặn:
- Biết chứ, xem nào. Ông biết rất rõ.
Thôi cười, Stephen thở dài và nói nhỏ hơn:
- Phải, tôi biết ...
Thay đổi đề tài câu chuyện, anh hỏi Pilar:
- Cô tới nước Anh có việc gì?
Bằng một giọng đáng mến, cô trả lời:
- Tôi về sống với gia đình ... Gia đình người Anh của tôi.
- Tôi hiểu.
Stephen ngả đầu về phía sau. Vừa nhìn cô gái anh vừa tự hỏi gia đình người Anh của cô ta như thế nào và cố gắng tưởng tượng cô gái Tây Ban Nha giữa những người Anh trong dịp lễ Noel tới.
- Nam Phi có đẹp không? - Pilar hỏi.
Stephen kể cho cô gái nghe về xứ sở của mình. Cô nghe một cách chăm chú và vui vẻ như một đứa trẻ đươc nghe chuyện cổ tích. Anh hài lòng trả lời những câu hỏi ngây thơ nhưng hợp lý và cố gắng làm cho câu chuyện của mình thành một chuyện thần tiên.
Việc trở lại của bảy người hành khách đã chấm dứt sự vui vẻ ấy. Stephen đứng lên cười với cô gái và trở ra hành lang.
Khi ra tới cửa khoang tàu anh phải tránh sang một bên lấy lối đi cho một bà già và mắt anh chợt nhìn thấy một mảnh giấy dán trên một chiếc vali bằng tre đan, chắc chắn đây là hành lý của cô gái người nước ngoài ấy. Anh đọc: Cô Pilar Estravados. Địa chỉ tiếp theo làm anh khó tin: "Lâu đài Gorston, Langsdale. Adlesfield".
Anh quay người lại nhìn cô gái bằng một cặp mắt nghi ngờ rồi ra đứng ở hành lang, vẻ trầm ngâm, anh châm một điếu thuốc lá.
o0o
3
Ngồi trong phòng khách lớn màu xanh của lâu đài Gorston, Alfred Lee và Lydia, vợ anh, đang thảo luận về việc tổ chức lễ Noel. Đứng tuổi, dáng người vạm vỡ, Alfred có một bộ mặt dễ coi và cặp mắt màu hạt dẻ. Anh nói một cách bình tĩnh và chính xác. Lúc này đầu rụt xuống vai, anh đang ngồi như bất động. Lydia dáng thon thả và mềm mại, là một người linh lợi khác thường và dường như mỗi cử động của chị đều do một đòn bẩy điều khiển. Bộ mặt chị không đẹp lắm nhưng có những đường nét rõ ràng; giọng nói của chị rất trong trẻo. (16)
- Em muốn gì? - Alfred nói - Ý định của cha là như vậy. Chúng ta không thể làm khác được.
Vẻ sốt ruột, người vợ cãi lại:
- Bao giờ chúng ta cũng phải làm theo ý muốn của ông cụ ư?
- Cha đã già, em yêu ...
- Ồ! Em biết rõ, em biết ...
- Cha muốn mọi người vâng lời mình.
Bằng giọng khô khan, Lydia nhận xét:
- Tất nhiên, vì người ta thường nhường nhịn ông cụ! Nhưng một ngày nào đó, Alfred, anh phải chiến thắng ông cụ.
- Em muốn chờ đợi điều gì, Lydia?
Thấy chồng có vẻ ngạc nhiên, chị mím môi và ngập ngừng trước khi nói.
Alfred Lee nhắc lại:
- Em muốn nói gì, Lydia?
Chị nhún đôi vai thon thả của mình, vừa nói vừa tìm danh từ thích hợp:
- Cha anh thường ... áp chế người khác.
- Ông cụ đã già.
- Ông cụ sẽ già nữa, và tất nhiên, sẽ áp chế người khác nhiều hơn nữa. Đến lúc nào mới hết? Chúng ta đã làm theo những gì ông cụ muốn. Nếu chúng ta có quyết định mà không hỏi ý kiến của ông cụ, ông cụ sẽ lật nhào mọi dự kiến của chúng ta.
- Cha muốn mình là người đứng đầu. Cha rất tốt với chúng ta, Lydia.
- Rất tốt! Rất tốt!
- Đúng thế! - Alfred nói bằng giọng nghiêm chỉnh .
Bình tĩnh, Lydia hỏi lại:
- Anh muốn nói về mặt tài chính ư?
- Phải, nhu cầu của cha rất đơn giản, nhưng không bao giờ cha từ chối chúng ta cái gì. Áo quần, đồ dùng trong nhà, cha ký các hoá đơn mà không có nhận xét gì. Cha đã chẳng cho chúng ta một chiếc xe hơi vào tuần lễ trước đó ư?
- Về mặt tiền bạc thì cha anh rất hào hiệp, em thừa nhận. Nhưng đổi lại, ông cụ muốn mọi người là nô lệ của mình.
- Nô lệ ư?
- Đó là danh từ mà em dùng. Anh là nô lệ của ông cụ. Nếu chúng ta muốn đi ra ngoài thì ông cụ bảo ở nhà; và anh ở lại mà không có ý kiến gì! Nếu ông cụ muốn chúng ta đi ra ngoài thì nhất định chúng ta phải đi ... Chúng ta không thể làm chủ được những hành động của mình, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào ông cụ.
Với vẻ buồn phiền, Lee bảo vợ:
- Anh lấy làm tiếc là em đã nói như vậy, Lydia. Em đã tỏ ra quên ơn về những gì cha đã làm cho chúng ta.
Cố nén một lời cãi lại, chị nhún đôi vai thon thả của mình một lần nữa.
- Em biết rõ, Lydia, cha rất quý em.
Lydia nói bằng một giọng đanh thép:
- Còn em, em không thích ông cụ:
- Lydia, em làm anh khổ tâm khi nói như vậy. Em rất độc ác.
- Có thể, nhưng nhiều khi người ta phải nói đúng sự thật.
- Nếu cha biết ...
- Ông cụ đã biết rõ từ lâu rằng em không thích ông cụ và em cho rằng cái đó làm ông thích thú.
- Em nhầm rồi, Lydia, cha thường nói tốt về em.
- Đúng thế, em vẫn tỏ ra lễ phép với ông cụ, và sau này em vẫn thế. Em chỉ muốn để anh biết tình cảm thực sự của mình. Em ghét cha anh, Alfred. Em thấy ông cụ là một kẻ ranh mãnh và tàn bạo. Ông cụ lợi dụng tình cảm đối với gia đình của anh. Nhiều năm nay anh đã sống dưới cái ách của ông cụ.
- Đủ rồi! - Alfred quát lên - Lydia, tôi yêu cầu cô câm miệng.
Chị thở dài:
- Tha lỗi cho em. Có thể là em đã nhầm ... Hãy quay lại kế hoạch tổ chức lễ Noel của chúng ta. Anh cho rằng chú David sẽ về ư?
- Tại sao lại không?
Chị lắc đầu với vẻ nghi ngờ:
- Chú David thật là kỳ lạ. Đã nhiều năm chú ấy không đặt chân vào ngồi nhà này. Chú ấy rất yêu mẹ ... Và ở đây làm chú ấy nhớ lại những kỷ niệm đau buồn.
- David thường làm cha bực mình vì âm nhạc và vẻ mặt mơ màng của mình. Dù sao anh cũng tin rằng David và Hilda về dự lễ Noel.
- Phải. Noel! Hòa bình trên trái đất cho những người có thiện chí. - Lydia nói vui - Em đang tự hỏi liệu họ có về không. Chú George và thím Magdalene đã hứa về đây ngày mai. Em sợ rằng Magdalene sẽ buồn.
- Không biết suy nghĩ như thế nào mà em trai anh lại lấy một cô vợ kém mình đến hai chục tuổi! Bao giờ George cũng như một thằng điên.
- Chú ấy rất thành đạt trong nghề nghiệp của mình. - Lydia nhận xét - Các cử tri rất quí chú ấy và thím Magdalene không quản khó nhọc trong việc giúp đỡ chồng về mặt chính trị.
- Anh không thích cô em dâu ấy. - Alfred tuyên bố - Cô ta rất đẹp ... - Nhưng có vẻ như một quả táo kỳ diệu ... Da hồng hào như đánh xi ấy.
- Và da thịt của cô ta cũng không tốt nữa, đúng không? - Lydia nói thêm - Thật là kỳ cục khi nghe anh nói như vậy.
- Tại sao?
- Vì ... theo thói quen ... Anh vẫn tỏ ra độ lượng! Ít khi anh nói xấu về ai. Em rất buồn khi thấy anh ... Nói như thế nào nhỉ ... Hay nghi ngờ. Anh không hiểu hết sự độc ác của người đời. Thế gian này ....
- Thế gian này là cái mà chúng ta tạo ra, anh cho là như vậy . - Alfred cười nói.
- không! - Lydia giải thích với giọng quả quyết . - Thế gian này rất xấu. Cái xấu không chỉ trong tư tưởng chúng ta. Nó tồn tại trong thực tế. Nếu anh đứng bên trên sự xấu xa và độc ác của những người khác, mà em cảm thấy ... Ngay trong ngôi nhà này ...
Chị bậm môi và quay đi.
- Lydia ...
Chị giơ tay để báo cho chồng biết có sự có mặt của người lạ và quay ra cửa.
Một người mặt mày nhẵn nhụi, vẻ khác thường, đang đứng ở đấy.
- Có gì vậy, Horbury?- Lydia hỏi.
Người hầu trẻ tuổi Horbury trả lời bằng giọng kính cẩn và nhỏ nhẹ:
- Thưa mợ, ông sai tôi đến để báo tin cho cậu mợ rằng có thêm hai vị khách nữa tới dự lễ Noel với nhà ta và yêu cầu cậu mợ chuẩn bị phòng nghỉ cho họ.
- Hai khách mời nữa ư? - Lydia hỏi.
- Vâng, thưa mợ. Một ông và một cô.
Alfred ngạc nhiên nhắc lại:
- Một cô ư?
- Thưa cậu, vâng. Ông nói như vậy.
Lydia nhanh nhẹn nói:
- Em sẽ lên gặp ông cụ .....
Horbury bước lên một bước đủ để ngăn bà chủ.
- Xin lỗi mợ, nhưng lúc này thì ông đang nghỉ. Ông đã bảo tôi không được để người nào tới quấy rầy ông.
- Rõ. - Alfred nói. - Chúng ta không làm phiền ông cụ nữa.
- Cảm ơn cậu chủ. - Horbury nói và rút lui.
- Em ghét cái thằng này. - Một lát sau Lydia nói. - Nó đi vào các phòng mà không gây một tiếng động nào. Chẳng bao giờ người ta nghe thấy tiếng chân của nó.
- Anh cũng không ưa hắn lắm. - Alfred nói - Nhưng hắn biết rõ công việc của mình và rất khó mướn một người chăm sóc người ốm. Cha thích nó, đó là điều cốt yếu.
- Như anh nói, đó là điều cốt yếu, Alfred, nó vừa nói đến một cô. Có thể là ai nhỉ?
- Anh cũng không rõ.
Người này nhìn người kia. Sau đó Lydia nhăn mặt một vẻ đầy ngụ ý.
- Alfred, anh biết không, em nghĩ đến một việc.
- Việc gì?
- Thời gian gần đây cha anh tỏ ra buồn bực và nghĩ đến việc tiêu khiển nhân dịp lễ Noel.
- Bằng cách cho hai người lạ vào cuộc sum họp của gia đình ư?
- Ồ! Em còn chưa rõ những chi tiết của cuộc tiêu khiển ấy, nhưng em có cảm tưởng rằng ông cụ tìm kiếm một trò giải trí.
- Anh hy vọng rằng cha sẽ hài lòng. - Alfred nói bằng giọng nghiêm chỉnh. - Ông già khốn khổ giam mình trong phòng, không thể đi lại được sau cuộc đời phiêu lưu đây đó của mình, chắc hẳn đã phải than thở nhiều.
Lydia chậm chạp nhắc lại:
- Sau cuộc đời phiêu lưu ... Mà ông cụ đã sống.
Đoạn ngừng lại sau cụm từ cuộc đời phiêu lưu của chị có một ý nghĩa khác thường. Alfred nhận ra cái đó và anh đỏ mặt một cách khổ sở.
Bất chợt Lydia kêu lên:
- Em tự hỏi tại sao ông cụ lại có một người con trai như anh! Anh không giống ông cụ! Ông cụ mê hoặc anh ... Và anh tôn thờ ông cụ ... Đơn giản là như vậy.
Bực mình, Alfred bảo vợ:
- Nào, Lydia, anh thấy em cường điệu vấn đề rồi. Tình cảm của người con trai đối với người cha là rất tự nhiên. Cái ngược lại mới là quái gở.
- Nếu vậy, những thành viên khác trong gia đình này đều là quái vật cả. - Lydia kết luận - Ôi! Tranh cãi thật là vô ích. Em xin lỗi anh. Em đã làm tổn thương đến những tình cảm của anh. Hãy tin em, Alfred, đây không phải là ý định của em. Em khâm phục sự trung thành đối với cha của anh. Sự trung thành ngày nay rất hiếm! Nếu muốn, anh cứ cho là em đã ghen tị. Người ta nói nàng dâu ghen tị với mẹ chồng ... Nhưng tại sao không phải là bố chồng?
Alfred ôm lấy vợ:
- Này, em yêu, lúc này em không nghĩ đến những điều em nói. Em chẳng có lý do gì để ghen tị cả.
Chị hôn và vuốt má anh:
- Em biết cái đó, Alfred. Hình như em không ghen tị với mẹ anh. Em rất muốn biết bà là người thế nào.
Anh thở dài:
- Đó là một người đàn bà yếu đuối.
Lydia ngạc nhiên hỏi lại:
- Tại sao lại yếu đuối?
- Anh thấy mẹ luôn yếu đau ... và rất hay khóc lóc. Bà thiếu can đảm.
- Thật là kỳ cục ... - Lydia lẩm bẩm.
Vì anh nhìn vợ bằng cặp mắt dò hỏi, Lydia ngẩng đầu lảng nhanh sang vấn đề khác.
- Vì không thể biết những vị khách bí mật của chúng ta là ai, em đi làm vườn đây.
- Trời lạnh và gió rất buốt.
- Em sẽ mặc thật ấm.
Chị rời khỏi phòng khách. Ở lại một mình, Alfred đứng lặng, lông mày anh cau lại. Sau đó anh đến bên cửa sổ và nhìn ra vườn. Trên sân chạy dọc theo hàng hiên, anh thấy Lydia mặc một chiếc áo khoác dày bằng len. Chị mang theo một chiếc thúng nhỏ. Ra đến vườn, đặt thúng xuống đất, chị bắt đầu làm việc trong một cái bể cạn hình vuông, xây bằng đá, nổi lên khỏi mặt đất một chút.
Alfred nhìn vợ một lúc. Cuối cùng anh mặc một chiếc áo khoác dày, đeo khẩu trang và xuống vườn bằng ô cửa bên. Còn nhiều bể cạn khác bằng đá mà Lydia đã tạo nên bằng đôi bàn tay nhỏ bé khéo léo của mình.
Một trong những bể cạn đó thể hiện một vùng sa mạc cát vàng, những cây cọ làm bằng sắt tây sơn xanh, một đàn lạc đà, một vài người A - Rập và những cái chòi nguyên thủy bằng bột nặn. Trong bể cạn khác thể hiện một vườn hoa của nước Ý có những luống có hoa bằng sáp. Cũng có mảnh vườn trên Bắc cực có những mảnh kính vụn thể hiện những tảng băng và từng đàn chim cánh cụt. Rồi đến một mảnh vườn Nhật Bản có những cây lùn, những dòng suối làm bằng mảnh kính chảy dưới những cây cầu.
Alfred đến bên vợ. Chị đặt dưới đáy bể một tờ giấy xanh bên trên có một mảnh kính đè lên. Bên bờ chị đặt những hòn núi nhỏ rồi đổ những viên sỏi nhỏ bốn xung quanh. Khoảng giữa những hòn núi chị trồng những cây xương rồng giả.
Lydia nói một mình:
- Đúng thế ... đây là cái mà ta muốn.
- Công trình cuối cùng này là gì vậy? - Alfred hỏi.
Chị giật mình vì không biết anh đã tới bên.
- Đây là Biển Chết, Alfred. Anh thấy thế nào?
- Hơi hoang vắng, hình như vậy. Em nên trồng thêm cây.
Lydia lắc đầu:
- Không được. Đây là Biển Chết kia mà ...
- Bể cạn này không đẹp như những bể cạn kia.
- Em vẫn có ý định làm một Biển Chết . ..
Có tiếng chân bước tới. Một ông người hầu già, tóc bạc, lưng gù đang đi tới phía họ.
- Thưa mợ, mợ George gọi điện thoại về. Mợ ấy hỏi là vợ chồng mợ ấy về bằng chuyến tàu năm giờ hai mươi phút thì có trở ngại gì không?
- Ông trả lời rằng như vậy thì rất tốt.
- Cảm ơn mợ.
- Ông già Tressilian thân thiết! Đây là một người đầy tớ trung thành. Chúng ta không thể làm được gì nếu không có ông ấy.
- Ông ấy là loại người cũ. - Alfred nói - Ông ấy đã giúp việc nhà này bốn chục năm nay và rất tận tâm với gia đình.
- Phải. Ông ấy làm em nhớ lại những người đày tớ trong những cuốn truyện cổ. Ông ấy có thể phản lại lời thề để bảo vệ một người nào đó của gia đình.
- Đúng thế! - Alfred nói. - Anh thừa nhận là như vậy.
Lydia làm tiếp một vài việc cho cái bể cạn.
- Đấy! - Chị nói - Tất cả đã sẵn sàng.
- Sẵn sàng cho việc gì? - Alfred ngạc nhiên hỏi.
- Cho lễ Noel ... Cho cái tình cảm sum họp gia đình ....
o0o
4
David đọc bức thư. Đọc xong anh vo viên và ném xuống đất rồi lại nhặt lên vuốt thẳng ra để đọc lại.
Không nói một lời, Hilda, vợ anh yên lặng nhìn chồng. Chị nhận ra ở anh có những cái giật giật ở thái dương, sự run rẩy của đôi tay mềm mại và những cử chỉ lúng túng của một cơ thể đang tức giận. Anh hất một nạm tóc vàng thường rủ xuống trán sang một bên và quay sang vợ với cặp mắt xanh dò hỏi:
- Hilda, chúng ta sẽ làm gì?
Chị ngập ngừng trước khi trả lời vì đã nhận ra một vẻ đáng sợ trong giọng nói của chồng. Chị biết anh tin tưởng vợ từ ngày hai người lấy nhau. Chị có thể tác động vào quyết định của anh; và chính vì lẽ đó chị tránh trả lời chung chung.
- Anh xét xem mình có phải trở về không, David.
Hilda là một người đàn bà béo tốt, không đẹp lắm, nhưng có một sức hấp dẫn khác thường. Nhìn chị người ta nhớ đến một bức tranh Hà Lan. Giọng nói của chị chứa đựng một sự trìu mến; và con người chị có một năng lực lôi kéo những kẻ yêu. Con người đứng tuổi to béo ấy không nổi bật lắm nhưng có một cá tính mạnh mẽ.
David đứng lên và đi đi, lại lại ở trong phòng. Tuy mớ tóc vàng đã điểm một vài sợi bạc nhưng nhìn mặt anh người ta vẫn thấy anh còn trẻ.
Vẻ lo ngại, anh bảo vợ:
- Em biết rõ tình cảm của anh, Hilda.
- Em không biết chắc chắn lắm.
- Đã nhiều lần anh nói với em anh ghét cái biệt thự Gorston và mọi người trong ngôi nhà ấy! Nó chỉ nhắc cho anh những kỷ niệm đau buồn. Khi nghĩ đến thời kỳ anh sống ở đấy... Nghĩ đến những đau đớn của mẹ anh.
Hilda nhìn anh với vẻ thương cảm.
- Mẹ rất hiền lành và kiên nhẫn, Hilda! Anh đã nhìn thấy mẹ trên giường bệnh, đau đớn nhưng không than thở... Chỉ có Thượng đế mới biết mẹ đã phải chịu đựng như thế nào. Và khi anh nghĩ đến cha anh... (Mặt David sa sầm lại). Người chồng không chung thủy... Ông ta đã làm cho vợ đau khổ... Ông ta khoe khoang của cải trước mặt bà và nhục mạ bà bất kỳ lúc nào.
- Đáng lẽ phải bỏ đi thì mẹ lại ở lại.
David nói ngay:
- Về mặt ấy, bà rất tốt! Mẹ cho rằng bổn phận của mình là phải ở bên chồng. Hơn nữa, mẹ biết đi đâu nếu rời khỏi ngôi nhà ấy?
- Bà đi để làm lại cuộc đời.
- Thời kỳ ấy thì không có chuyện đó! Em không hiểu. Phụ nữ thời ấy khác bây giờ. Họ kiên nhẫn chịu đựng và nghĩ đến con cái trước khi có một quyết định như vậy. Giả dụ có một cuộc ly hôn thì có chuyện gì xảy ra? Cha anh sẽ đi lấy vợ khác và xây dựng một tổ ấm mới. Mẹ thì phải nghĩ đến lợi ích của các con.
Hilda yên lặng và David nói thêm:
- Bà đã làm đúng. Đây là một vị thánh. Mẹ đau khổ đến tột cùng mà không kêu ca.
- Không hoàn toàn như vậy. - Hilda nói. - Vì anh đã biết những phiền muộn của mẹ.
Mặt của David sáng lên:
- Phải... Mẹ đã nói những cái đó với anh... Mẹ biết anh rất yêu mẹ... Khi bà qua đời.
Anh đưa tay lên vuốt tóc và nghĩ một thoáng:
- Hilda, thật là khủng khiếp! Em biết rất rõ nỗi khổ tâm của anh khi mẹ qua đời... Đáng lẽ bà không thể chết khi còn trẻ như vậy! Chính cha anh đã giết mẹ: ông đã làm trái tim người vợ tan nát. Từ lúc ấy anh quyết định không sống chung dưới cùng một mái nhà với ông ta nữa... Anh rời bỏ ngôi nhà đáng nguyền rủa ấy.
- Em thừa nhận. Đây là cách giải quyết tốt nhất.
- Cha muốn giao cho anh việc quản lý nhà máy, như vậy thì buộc anh phải ở lại. Anh không thể chịu đựng đươc. Ông ấy và anh tự hỏi anh Alfred đã xoay sở thế nào trong bấy nhiêu năm.
- Anh ấy không có phản ứng nào ư? - Hilda hỏi. - Anh đã nói, anh ấy phải từ bỏ công việc của mình để làm theo ý muốn của cha, đúng không?
- Đúng thế. Cha đã sắp đặt tất cả. Alfred gia nhập quân đội. Alfred, người con trưởng, sẽ là sĩ quan kỵ binh. Harry và anh, quản lý nhà máy và George làm chính trị.
- Nhưng thực tế lại khác hẳn, đúng chứ?
- Anh Harry đã lật nhào kế hoạch của cha. Anh ấy là một đứa con hư... Nợ nần và gây ra không ít chuyện bê bối. Rồi, một ngày nọ, anh ấy lấy mấy trăm bảng không phải của mình rồi ra đi, để lại một mảnh giấy nói cái ghế quản lý nhà máy không thích hợp với mình và anh đi chu du thiên hạ.
- Và từ đấy không nghe thấy ai nói gì về anh ta nữa chứ?
- Ồ! Có chứ.
David bật cười và nói tiếp:
- Các anh vẫn nhớ đến anh ấy. Cha anh nhận được những bức điện tín của anh ấy ở mọi ngóc ngách của quả đất gửi về xin tiền và theo thói quen, người ta vẫn gửi tiền cho anh ấy.
- Thế còn anh Alfred thì sao?
- Cha buộc anh ấy phải rời quân đội để trở về nhà máy.
- Anh ấy có buồn bực không?
- Rất chán nản. Anh rất ghét các loại công việc ấy. Nhưng cha vẫn dắt dẫn được anh Alfred theo ý mình. Cha vẫn nắm được anh ấy.
- Còn anh ... Anh đã thoát khỏi ông cụ! - Hilda nói.
- Phải. Anh quyết định tới Londres để học về hội họa. Cha báo trước nếu anh làm như vậy thì ông ấy sẽ cắt khoản trợ cấp thường xuyên và khi ông cụ qua đời thì ông sẽ không cho anh một mẩu gia tài nào cả. Anh bảo rằng mình không cần những thứ đó. Cha cho anh là một thằng điên, còn anh thì bỏ đi. Từ bấy đến nay anh không gặp lại cha anh nữa.
- Và anh không bao giờ hối tiếc việc làm của mình chứ? Hilda hỏi .
- Không. Anh biết rõ hội họa không làm anh nổi tiếng. Anh sẽ không trở thành một nghệ sĩ... Nhưng chúng ta sống sung sướng trong ngôi nhà của chúng ta... Chúng ta có những cái chúng ta cần... Đó là điều chủ yếu... và nếu anh qua đời em sẽ có khoản bảo hiểm nhân thọ của anh.
Anh nghỉ một lát. Bàn tay đập lên mảnh giấy đặt trên bàn, anh nói tiếp:
- Bây giờ thì... Bức thư này...
- Anh David, em lấy làm tiếc, không ngờ lá thư này lại làm anh đảo lộn đến như vậy. Đáng lẽ cha anh không nên viết và gửi cho anh.
- Ông cụ yêu cầu anh về dự lễ Noel và đưa vợ về để cả gia đình được sum họp một nhà.
- Tại sao không tìm một ý gì khác trong bức thư của cha anh?
David nhìn vợ một cách dò hỏi. Hilda cười rồi nói thêm: (32)
- Tuổi ông cụ đã cao. Ông muốn cả gia đình quây quần bên mình. Cái đó cũng thường xảy ra.
- Chắc chắn là như vậy. - David nói một cách miễn cưỡng.
- Sự cô đơn đang đè nặng lên ông.
- Hilda, em có muốn anh trả lời cha anh không?
- Phải. Thật đáng tiếc nếu từ chối sự mong muốn ấy. Có thể là em thủ cựu, nhưng lễ Noel: hòa bình trên trái đất cho những người có thiện chí! Tại sao anh không thể tha thứ cho cha đẻ của mình?
- Sau tất cả những cái mà anh đã kể cho em nghe ư?
- Em biết. Em biết! Anh yêu. Nhưng những cái đó đã qua rồi.
- Nhưng đối với anh thì nó hãy còn nguyên vẹn.
- Hãy xua đuổi ra khỏi tâm trí mình những kỷ niệm đối địch trong dịp lễ Noel.
- Không thể được.
- Anh muốn nói rằng lúc nào mình cũng nghĩ đến chúng ư?
- Phải. - David trả lời - Những người trong gia đình anh lúc nào cũng vậy. Họ không quên cái gì cả. Những kỷ niệm đau buồn thì không thể xóa bằng năm tháng được.... Ngược lại!
- Cái đó thì chẳng có gì đáng tự hào cả! - Hilda sốt ruột nói.
David nhìn vợ, nghĩ ngợi rồi nói:
- Em không quan tâm đến sự trung thực.... Cũng như sự bền vững của các kỷ niệm ư?
- Đối với em, cái quan trọng nhất là cái hiện tại chứ không phải là quá khứ! Cái quá khứ phải đi vào hư không. Nếu chúng ta tìm cách làm sống nó lại, chúng ta sẽ làm biến dạng nó và chúng ta sẽ cường điệu mặt này mặt khác của nó, chúng ta sẽ không có một hình ảnh đúng nữa.
- Anh nhớ chính xác mỗi sự việc, mỗi lời nói trong thời kỳ ấy. - David hăng hái nói.
- Không nên nghĩ đến nó nữa, anh yêu! Thời ấy anh xem xét sự việc với con mắt của một cậu thiếu niên, bây giờ anh phải xem xét nó với con mắt của một người đứng tuổi.
- Có gì khác nhau?
Hilda ngập ngừng, thấy rõ những khó khăn của việc tranh luận, nhưng chị vẫn muốn nói rõ một vài sự thật.
- David thân yêu, anh vẫn thấy cha anh là một con ngáo ộp. Dưới mắt anh ông cụ là hiện thân của sự độc ác. Nếu bây giờ nhìn lại, chắc chắn ông cụ là một người bình thường; một người biết chế ngự những ham muốn của mình và cuộc sống ít có những hối tiếc, ít nhất là một người như những người khác... Và không phải là một con quỉ.
- Em không chịu thừa nhận sự thật. Ông ấy rất tàn ác với mẹ anh.
Hilda nghiêm chỉnh giải thích cho chồng:
- Có một cách khắc phục... Sự êm dịu... Nó gấp mười những ham muốn của con người... Cũng con người ấy, đứng trước một ý chí mạnh mẽ, có thể có những hành động hoàn toàn khác hẳn.
- Thế là em hiểu sai về mẹ anh rồi....
Hilda ngắt lời anh:
- Không, chắc chắn là không. Em không nghi ngờ gì việc cha anh đã đối xử tàn nhẫn với bà, nhưng hôn nhân là một vấn đề phức tạp mà không ai, kể cả con cái.... có quyền phán xử người chồng hoặc người vợ ... và lúc này sự thương cảm mẹ của anh không có tác dụng gì nữa. Tất cả đã kết thúc. Lúc này đơn giản chỉ còn lại một ông già ốm yếu, đang gọi con cái về bên mình để dự lễ Noel.
- Và em muốn chúng ta chiều theo ý muốn của ông cụ ư?
Sau một thoáng ngập ngừng, Hilda trả lời:
- Vâng, em muốn anh đi giết con ngáo ộp ấy một lần cho xong.
o0o
5
George Lee, dân biểu của quận Westeringham, là một người béo tốt. Bốn mươi mốt tuổi, mắt xanh nhạt, cằm hơi bạnh ra . Anh nói chậm chạp và có phần nào mô phạm trong khi phát âm:
- Magdalene, anh đã nói với em. Anh tin rằng bổn phận của anh là phải về.
Người vợ nhún vai.
Đó là một phụ nữ tóc vàng óng, lông mày thưa và mặt hình bầu dục. Khi muốn thì bộ mặt có thể vô cảm.... Ngay lúc này đây chẳng hạn.
- Nhưng, anh yêu, về đấy thì buồn chết đi được.
- Hãy suy nghĩ một chút. - George, mặt bỗng sáng lên vì một ý nghĩ mới nảy ra trong đầu, nói: - Hãy nghĩ đến sự tiết kiệm! Noel là dịp người ta phải bỏ ra những khoản chi tiêu lớn. Chúng ta chỉ cần chi tiền ăn cho những người giúp việc thôi.
- Tuy vậy. - Magdalene nói - Dù ở đâu đi nữa Noel cũng rất buồn.
- Có thể - George tiếp tục dòng suy nghĩ của mình - Chúng sẽ phải có tiệc đêm. Em nghĩ thế nào khi cung cấp cho chúng miếng thịt bò thay vì một con gà trống tây?
- Cho ai? Cho bọn đầy tớ ư? Ô! George, anh không phải lo chuyện ấy. Bao giờ anh cũng tính toán về phương diện tiền bạc.
- Trong nhà cũng phải có một người nghĩ đến những việc như vậy chứ. - George cãi lại.
- Phải, nhưng thật là vô lý nếu lúc nào cũng tính toán như một kẻ hà tiện vậy. Tại sao anh không đòi hỏi cha anh hào hiệp hơn một chút? (36)
- Ông cụ đã cho chúng ta một khoản trợ cấp kha khá rồi.
- Thật đáng sợ khi sống hoàn toàn phụ thuộc vào ông cụ. Đáng lẽ cha anh phải cho ngay chúng ta một số tiền lớn.
- Cái đó thì ngoài thói quen của cha.
Magdalene quay về phía chồng, nhìn anh cặp mắt màu hạt dẻ, cái nhìn soi mói và cứng rắn. Lần này, nét mặt chị vẫn không thay đổi.
- Cha anh rất giàu, đúng không, George? Một triệu phú chứ?
- Hơn hai lần triệu phú, anh cho là như vậy.
Magdalene thở dài một cách thèm muốn:
- Ông cụ kiếm đâu ra số tiền ấy? Ở Nam Phi ư?
- Phải. Thời trai trẻ, cha đã lập nghiệp ở đấy. Ông cụ khai thác kim cương.
- Thật là thú vị!
- Trở về nước Anh, cha đưa tiền vào kinh daonh và đã làm tăng gấp đôi, có thể là gấp ba số vốn ấy.
- Khi ông cụ qua đời thì số tiền ấy thuộc về ai?
- Cha không nói đến việc này, và thật là thiếu tế nhị nếu hỏi cái đó. Hầu hết số tiền ấy thuộc về anh Alfred và anh. Tất nhiên anh Alfred được nhiều hơn.
- Hình như anh còn những anh em khác, em cho là như vậy.
- Đúng thế. Có anh David, nhưng anh cho rằng cha sẽ không cho anh ấy chút gì. Anh ấy bỏ nhà để trở thành một nghệ sĩ hoặc một cái gì tương tự. Cha nói là sẽ truất quyền thừa kế của anh, anh ấy nói mình không cần.
- Anh ấy thật là ngốc! - Magdalene kêu lên với vẻ coi thường.
- Cũng còn cô Jenniefer, em gái của anh. Cô ấy bỏ nhà đi với một người ngoại quốc... Một nghệ sĩ người Tây Ban Nha .... Người bạn của anh David. Cô ấy vừa qua đời cách đây một năm và để lại một đứa con gái. Chắc chắn cha sẽ cho nó cái gì đó, nhưng không nhiều . Rồi còn anh Harry.
- Harry ư? Harry là ai? - Magdalene ngạc nhiên hỏi.
Anh bối rối, yên lặng một thoáng.
- Đó là một người anh của anh.
- Tại sao chưa bao giờ anh nói đến anh ấy?
- Có biết không, em yêu, vì anh ấy làm mất danh dự của gia đình. Không bao giờ gia đình nhắc đến tên anh ấy. Nhiều năm nay các anh không nhận được tin tức gì của anh ấy; có thể là anh ấy đã chết.
Magdalene cười.
- Tại sao em lại cười?
Người vợ trẻ trả lời:
- Thật là kỳ cục khi thấy anh nói như vậy. George, anh lại có thể có một người anh không tốt, trong khi anh là con người có đạo đức!
- Anh hy vọng được như vậy. - George lạnh lùng nói.
Magdalene cau mày:
- Cha anh, ông cụ không được kính trọng lắm. George.
- Nào, Magdalene.
- Nhiều khi em cảm thấy khó chịu khi ông cụ nói chuyện với em.
- Em làm anh ngạc nhiên, Magdalene. Chị Lydia có cảm thấy như vậy không?
- Ồ! Ông cụ nói chuyện với chị ấy khác khi nói chuyện với em.
Tức giận, chị nói thêm:
- Không, ông cụ nói khác hẳn. Em tự hỏi tại sao.
- Nào, hãy độ lượng. Và tuổi của cha.... Và với bệnh tật của ông cụ...
- Ông cụ ốm thật ư? - Magdalene hỏi.
- Ồ! Anh không nói là cha anh thập tử nhất sinh. Ông cụ có sức đề kháng kỳ lạ. Vì ông cụ muốn cả gia đình sum họp quanh mình nhân dịp lễ Noel nên chúng ta cần nhận lời mời của ông cụ. Có thể đây là lễ Noel của ông cụ.
Bằng một giọng sắc lạnh, Magdalene nhận xét:
- Anh thì nói như vậy, nhưng em lại nghĩ rằng ông cụ còn sống thêm rất nhiều năm nữa.
George lắp bắp:
- Phải... phải... Cái đó là có thể.
- Tuy nhiên chúng ta vẫn nên về thăm ông cụ - Magdalene khẳng định.
- Không nghi ngờ gì nữa.
- Cái đó làm em lo ngại! Anh Alfred thì ít nói còn chị Lydia lại tỏ ra trịch thượng với em.
- Em nói những điều ngu ngốc.
- Không, em cam đoan với anh đó là sự thật. Hơn nữa em rât ghét người hầu.
- Ông già Tressilian ư?
- Không, đây là Horbury! Hắn len lỏi khắp nơi và gây ra nhiều chuyện.
- Đúng thế, Magdalene, anh không thấy em có gì chê trách Horbury!
- Hắn gây căng thẳng thần kinh của em, đó là tất cả! Nhưng, mặc kệ. Chúng ta rất cần về thăm ông cụ. Tốt nhất là đừng làm ông cụ bực mình.
- Em có lý. Bây giờ thì chúng ta bàn về tiệc đêm của bọn đầy tớ.
- Chúng ta sẽ nói cái ấy sau, anh George. Bây giờ em đi gọi điện thoại cho chị Lydia để báo cho chị ấy rằng chúng ta sẽ về nhà vào ngày mai bằng chuyến tàu năm giờ hai mươi.
Magdalene vội vàng rời khỏi phòng. Sau khi gọi dây nói xong, chị về phòng mình và ngồi trước bàn giấy. Chị mở các ngăn kéo lấy ra những tờ hóa đơn và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Cuối cùng, bực tức, chị thở dài rồi xếp chúng vào ngăn kéo. Đưa tay lên mớ tóc vàng óng, Magdalene lẩm bẩm:
- Trời ơi, làm thế nào bây giờ?
o0o
6
Trên lầu một của lâu đài Gorston, phía cuối hành lang có một căn phòng rất lớn quay ra vườn. Trong phòng, tường đươc phủ bằng những tấm thảm lớn, người ta thấy những chiếc ghế bành bọc da, những bình hoa lớn có hình những con rồng đắp nổi, những pho tượng bằng đồng đen... Tất cả đều đẹp đẽ, đắt tiền và chắc chắn.
Một ông già gầy gò, hom hem đang ngồi trong một chiếc ghế bành kê ở phía trong. Hai bàn tay có những ngón tay dài như móng ác điểu đặt trên tay ghế. Một chiếc gậy có quả nắm bằng vàng đặt bên tay phải. Ông mặc một chiếc áo khoác trong nhà đã bạc màu, chân đi giày vải. Tóc bạc, da mặt màu vàng xỉn và nhăn nheo.
Thoạt nhiên, người ta tưởng đây là một con người tầm thường. Nhưng khi nhìn đường cong của chiếc mũi, màu xám của cặp đồng tử trong mắt, người ta buộc phải thay đổi ý kiến, vì chính đây là ông Simeon Lee.
Lúc này ông đang nói một mình và có vẻ rất thích thú. Sau đó ông quay sang người hầu đang đứng bên chiếc ghế.
- Thế nào, anh đã chuyển ý kiến của ta cho cậu Alfred chưa?
- Rồi, thưa ông. - Người ấy trả lời một cách kính cẩn.
- Đúng từng lời như ta đã nói với anh chứ?
- Vâng, thưa ông, tôi không nhầm lẫn một chữ nào.
- Tốt... Tốt... Anh sẽ hối hận nếu không làm theo đúng ý kiến của ta. Cậu Alfred nói thế nào, Horbury? Mợ ấy nói thế nào?
Bằng một giọng bình tĩnh người hầu thuật lại những việc đã xảy ra trong phòng khách màu xanh. Hài lòng, ông già xoa hai tay vào nhau, cười thầm:
- Tuyệt vời... Tuyệt vời!... Chúng sẽ rất băn khoăn .... Cả buổi chiều nay! Tuyệt vời! Lúc này ta muốn gặp chúng. Bảo chúng lên đây.
- Vâng, thưa ông.
Horbury rời khỏi phòng không một tiếng động.
- Nói xem, Horbury.
Ông già quay lại rồi chửi:
- Hắn không ở đây nữa! Hắn đi như một con mèo, không có một tiếng động nào. Không bao giờ người ta biết hắn đang đứng ở đâu. (42)
Ông già ngồi yên trên ghế, tay gãi cằm.
Có tiếng gõ cửa, Alfred và Lydia bước vào.
- A! Hai người đây rồi. Chị ngồi đây, Lydia thân mến, ngồi gần ta. Mặt chị rất hồng hào.
- Con vừa ra ngoài vườn. Khi đi ra ngoài, không khí lạnh làm mặt đỏ lên.
- Cha có khỏe không? Trưa nay cha ngủ ngon giấc chứ? - Alfred hỏi.
- Rất tốt. Ta ngủ và mơ tới thời trai trẻ của mình ... Thời đẹp đẽ đó, thời ta chưa có của cải cũng như địa vị.
Bất chợt ông cười một cách vui vẻ.
Người con dâu lễ phép nghe ông nói, miệng nhếch một nụ cười.
- Thưa cha - Alfred nói - Tin mới ấy là gì... Hai người khách mời nhân dịp lễ Noel nữa ư?
- A! Đây! Ta cần giải thích với các con. Năm nay, ta muốn có một lễ Noel thật to... thật đẹp. Nói tóm lại: có thêm George và Magdalene.
- Vâng. - Lydia nói - Họ sẽ về đây vào ngày mai, bằng chuyến tàu năm giờ hai mươi phút.
- Thằng George mất dạy! - Ông già Gimeon kêu lên - Cái đầu rỗng tuếch! Tuy nhiên, đó là con trai của ta.
- Cử tri rất quí chú ấy. - Alfred nhận xét.
- Chắc chắn vì người ta cho nó là một người thật thà. Một người dòng họ Lee thật thà. Một hiện tượng như vậy thì không có trong gia đình này đâu.
- Thôi nào, cha - Người con cả của ông kêu lên.
- Con là một ngoại lệ, con trai.
- Thế còn chú David? - Lydia hỏi.
- Ta quên mất David. Ta sẽ ngạc nhiên nếu thấy nó về sau nhiều năm vắng bóng như vậy. Thời trẻ, tình cảm của nó rất ủy mị. Ta tự hỏi vợ nó là người thế nào. Dù sao nó cũng không sai lầm khi lấy một cô vợ kém mình hai chục tuổi như thằng George, như thằng George mất dạy.
- Thím Hilda đã có thư trả lời - Lydia nói - Và con vừa nhận được điện báo tin là chú thím ấy sẽ về vào ngày mai.
Người bố chồng nhìn chị một cái nhìn thân mật:
- Lydia bao giờ cũng bình tĩnh - Ông già cười nói - Ta phải nói rằng chị là người được giáo dục tốt. Chị đã sống trong một gia đình nề nếp. Vấn đề di truyền thật là kỳ cục! Trong số các con của ta, chỉ có một đứa giống ta... Xứng đáng mang dòng họ của ta.
Một ánh lửa lóe lên trong mắt ông:
- Anh chị hãy đoán xem đó là ai?
Ông già lần lượt nhìn từng người. Alfred cau mày lẩm bẩm:
- Horbury nói là cha đang đợi một cô gái.
- Cái đó làm anh chị lo lắng phải không? Ta tin chắc là có điều đó. Pilar sẽ tới đây trong chốc lát. Ta đã cho xe ra ga đón.
- Pilar là ai? - Alfred ngạc nhiên hỏi lại.
- Phải, Pilar Estravados - Ông Simeon nói - Con gái của Jennifer và là cháu gái của ta. Ta đang tự hỏi là nó giống ai.
- Trời! - Alfred kêu lên - Thế mà cha không cho chúng con biết sớm.
- Ta muốn giữ bí mật chuyện đó. Ta sẽ viết thư cho ông chưởng khế Charlton. Ông ấy sẽ thanh toán tiền lộ phí cho nó.
Bằng một giọng chê trách, Alfred nhắc lại:
- Thế mà cha không nói...
Một nụ cười xấu xa trên bộ mặt của ông già:
- Cái đó làm mọi người mất đi sự ngạc nhiên! Ta muốn thấy tuổi trẻ trong ngôi nhà này! Ta chưa hề nhìn thấy Estravdos . Không biết con bé giống cha hay giống mẹ?
- Cha có thấy như vậy là khôn ngoan không? Như vậy coi như....
Ông già ngắt lời anh:
- Anh thật là một con người thận trọng, Alfred! Luôn luôn là kẻ thù của cái mới. A! Anh không giống ta. Pilar là cháu gái của ta... Cháu gái duy nhất của ta! Không cần đếm xỉa đến tư cách của cha nó ra sao! Nó là giọt máu của ta và nó sẽ sống trong nhà của ta.
- Thế nào? - Lydia kêu lên - Cô gái sẽ về sống ở đây ư?
Ông già nhìn chị rất nhanh:
- Chị phản đối ư?
Lydia ngẩng đầu cười và trả lời:
- Con muốn ngăn trở việc một người về nhà này, đúng không? Không. Đơn giản là con nghĩ về... cô gái ấy.
- Chị muốn nói gì?
- Liệu cô ta có được sung sướng khi ở đây không?
Ông già Simeon ngẩng đầu:
- Nó không có lấy một xu. Nó sẽ phải cảm ơn ta.
Lydia nhún vai còn ông Simeon quay sang con trai.
- Nghe đây. Chúng ta sẽ tổ chức một lễ Noel tuyệt vời! Ta sẽ có đông đủ con cái bên ta. Tất cả các con ta! Bây giờ, Alfred, anh đoán xem, người khách mời nữa là ai?
Alfred mở to mắt.
- Nào, con trai. Ta đã nói ta muốn có tất cả các con quây quần bên ta. Đoán xem! Harry, tất nhiên! Em trai Harry của anh!
Alfred tái mặt và lắp bắp:
- Harry ư? Không thể là Harry được...
- Được chứ, Harry bằng xương, bằng thịt.
- Nhưng nó đã chết rồi.
- Không phải.
- Và cha đã gọi nó về đây... Sau những việc nó đã làm ư?
- Việc trở về của một đứa con trai phi thường, đúng không? Chúng ta phải giết một con bê thật béo, Alfred. Cần phải đón tiếp nó thật đàng hoàng.
Alfred lẩm bẩm:
- Nó đã ăn cắp của chúng ta.... Làm mất danh dự của chúng ta....
- Nhớ lại những tội ác của nó thì ích gì? Danh sách khách mời sẽ rất dài. Nhưng anh hãy nhớ, Noel là mùa của sự tha thứ. Chúng ta sẽ vui vẻ đón tiếp đứa con trai phi thường ấy.
Alfred đứng lên và nói:
- Cái tin đó đã gây cho con một cú sốc. Con không thể tưởng tượng được Harry lại có mặt trong ngôi nhà này.
Ông Simeon quay sang nhìn anh:
- Chưa bao giờ anh yêu quí Harry, đúng không? - Ông già hỏi con bằng một giọng êm ái.
- Sau tất cả những việc mà nó đã làm...
- Chúng ta hãy quên quá khứ. Phải tổ chức lễ Noel trong tinh thần tha thứ, đúng không, Lydia?
Chị cũng tái măt. . Bằng giọng khô khan chị nói với bố chồng:
- Con thấy cha muốn có nhiều người bên mình vào dịp Noel năm nay.
- Ta muốn có đầy đủ gia đình xung quanh ta. Hòa bình trên trái đất cho những người có thiện chí. Ta đã già. Chị đi đấy ư, Lydia?
Alfred đã rời phòng, Lydida đứng lại một lát rồi đi theo chồng.
Ông già Simeon nhìn theo Alfred đã đi tới ngưỡng cửa.
- Nó đang hốt hoảng. Nó và Harry vẫn không ưa nhau. Harry đã chế giễu Alfred bằng cái tên: Thằng Hâm.
Lydia đã mở miệng. Chị định cãi lại nhưng đã bình tĩnh lại trước thái độ độc ác của ông già. Sự bình tĩnh của người con dâu đã tước mất vũ khí của ông Simeon. Lydia biết rõ cái đó và can đảm lên tiếng:
- Trong truyện ngụ ngôn con Thỏ và con Rùa thì con Rùa đã thắng cuộc.
- Trong đời thường thì nhiều khi ngược lại, Lydia thân mến.
Lydia tươi cười bảo ông:
- Xin lỗi, con phải đi theo anh Alfred. Những cái đó làm anh ấy bối rối.
- A! nó không thích cái mới. Bao giờ Alfred cũng muốn sự yên ổn.
- Lúc nào Alfred cũng tận tâm với cha. - Lydia nói.
- Cái đó làm chị ngạc nhiên, đúng không?
- Nhiều lúc, vâng.
Chị rời khỏi căn phòng dưới con mắt chế giễu của bố chồng.
Khi con dâu đi khỏi, ông già xoay hai tay vào nhau và lẩm bẩm:
- Cái đó làm ta thích thú trong dịp lễ Noel này!
Ông nặng nhọc chống gậy đứng lên và đi tới cuối phòng.
Ông dừng lại trước một két sắt đặt ở góc phòng và xếp ô chữ. Cánh cửa bật mở và tay run rẩy ông Simeon đưa tay vào trong két.
Ông lấy ra một chiếc túi làm bằng da mềm và để rơi trên tay những viên kim cương chưa chế tác.
- Các ngươi đây rồi, những báu vật của ta... hãy còn đây... những người bạn cũ của ta. Một thời tốt đẹp... những ngày sung sướng. Các ngươi sẽ không bị đẽo gọt, những người bạn thân mến của ta. Các bà, các cô không thể đeo các ngươi trên tai, trên cổ, trên tay. Các ngươi là của riêng ta... của một mình ta thôi... những người bạn thân yêu của ta! Chúng ta có một bí mật riêng. Chúng nói ta đã già cả và ốm yếu, nhưng ta không phải là một người tay trắng. Ta còn muốn hưởng thú vui của cuộc đời...
o0o
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chết Trong Đêm Noel
Agatha Christie
Chết Trong Đêm Noel - Agatha Christie
https://isach.info/story.php?story=chet_trong_dem_noel__agatha_christie