Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bức Tranh Màu Xám
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
B
ây giờ mỗi khi hồi tưởng lại những sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian ấy, tôi ngỡ như mình vừa trải qua một cơn mơ. Một cơn mơ được cấu tạo nên bởi bao nhiêu là phức tạp của nội tâm một đứa con gái bắt đầu bước chân vào tuổi dậy thì.
Năm tôi lên mười tuổi và bắt đầu khôn lớn, ba me tôi quyết định cho tôi vào học nội trú. Chính tôi đã khổ rất nhiều vì quyết định ngày đó của ba me nhưng hình như ông bà có một lý do chính đáng nào đó không muốn cho tôi biết đến. Ở lứa tuổi đó, sự quyến luyến gia đình là điều phải có nơi tôi. Cho nên những ngày đầu tiên sống trong bốn bức tường hầu như bị giam lỏng đối với tôi là một cực hình. Mặc dầu ở nhà tôi không có bạn để chơi thật, tôi là con út, nhưng tôi có sự tự do. Ở nhà, tôi có thể vọc đất, nhảy lò cò hay chơi bán đồ hàng với những đứa trẻ hàng xóm. Nhưng ở đây thì không. Bốn bức tường màu xám lợt đã giam hãm tuổi thơ ấu của tôi một cách muộn phiền và thật thiệt thòi cho tôi. Mỗi buổi sáng được gọi thức giấc bằng một hồi chuông lanh lảnh ở dãy phòng soeur trực, tôi thấy đời sống mình tù túng quá sức. Ở tuổi nhỏ mà tôi đã rất lãng mạn. Tôi muốn thoát ly. Tôi mơ một đời sống phóng túng, một đời sống trong đó con người được tự nhiên ăn, ngủ và thở, theo ý mình. Mỗi ngày 24 giờ, tôi chỉ có được buổi tối là thực sự của riêng tôi thôi. Sau khi học bài và đọc kinh tối, tôi buông người vào giường, là bắt đầu sống cho mình, cho cái thế giới của riêng tôi mà chỉ tôi hiểu được. Tôi thường mơ mộng về tương lai. Ở tuổi nhỏ thì tôi mơ một ngày mình sẽ được nhiều bánh kẹo, mình sẽ trả bài thuộc lòng mà không cần học và mình sẽ được bảng danh dự đều đều. Nhưng những năm sau này, khi tôi bắt đầu nhận thấy mình được để ý đến bởi những người khác phái, có một sự để ý tuy mơ hồ nhưng cũng đã giúp cho tôi hiểu rằng, mình đã lớn, sự mơ mộng của tôi chuyển hướng. Tôi bắt gặp mình biết làm dáng một cách thật đáng yêu. Buổi sáng, tôi không còn dậy thật muộn chờ mãi đến lúc chuông gọi mới mở mắt, mà tôi dậy thật sớm, đứng tì tay trên thành của sổ mơ mộng nhìn xuống hai hàng cây me cao đổ những lá úa xuống vàng cả mặt con đường nhỏ trải đá. Cuộc sống nội trú không cho phép tôi tiếp xúc với bạn trai nhưng tôi vẫn làm dáng cho chính mình. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy, nhưng tôi thấy mình thay đổi hẳn từ tâm hồn đến thể chất. Má tôi hồng và làn da căng mịn màng, môi tôi đỏ thắm và nhất là đôi mắt sáng long lanh. Khi nhìn mình trong gương, tôi tự hỏi như thế đã đủ gọi là đẹp để chinh phục được người khác chưa. Tự trong thâm tâm tôi những thay đổi lại càng mãnh liệt hơn. Một cành cây trơ vơ nằm trên bờ sông tượng trưng cho sự cô độc hay một chiếc lá rơi nhẹ nhàng xuống mặt đường cũng làm cho tôi bồi hồi xúc động. Tôi đâm ra ít nói và thích sống một mình. Sự chuyển hướng đột ngột đó của tình cảm đã tạo một bức màn ngăn cách giữa cuộc sống của tôi từ trước cho đến ngày nay và bắt đầu từ bây giờ là một giai đoạn mới.
Trong lần sinh nhật thứ mười bảy của tôi, ba me tôi quyết định cho tôi ra khỏi nếp sống nội trú. Từ trước khi còn ở trong dòng, tôi những tưởng ngày mở hội hoa đăng sẽ là ngày mình được thoát ly nếp sống ràng buộc này. Nhưng sự thực hoàn toàn khác. Tôi hiểu là mình đã lầm lẫn khi nghĩ như vậy. Cuộc sống đó trong sáu năm trời đã tạo nên trong tôi những thói quen rất khuôn khổ không thích hợp với đời sống bên ngoài chút nào. Tôi thấy nhớ nhung những buổi sáng thức dậy tỳ tay trên thành cửa mà mơ mộng đâu đâu. Tôi cố gắng dung hòa với nếp sống gia đình, một nếp sống nếu nhìn vào từ bên ngoài hẳn phải hết sức chán nản vì cái tẻ lạnh của nó. Tôi thui thủi một mình trong căn nhà rộng ngoài giờ học, vì ba tôi đi làm và mẹ tôi thì còn hơn thế nữa, bà bận tối ngày, nào hụi hè, nào hội họp.
Thuở tôi còn ở trường, tôi vẫn thường tự hào với tất cả bạn bè về bà mẹ của mình và bạn hữu tôi chúng cũng thường mơ ước có được một người mẹ như thế. Mẹ tôi không phải là một người đàn bà sống bình thường cho gia đình, cho chồng, cho con – bà còn bị lệ thuộc bởi địa vị của chồng, cha tôi, và của chính bà nữa. Từ nhỏ tôi đối với mẹ có phần nhợt nhạt trong tình mẫu tử. Tôi đã tưởng có lẽ việc đó phát sinh do sự xa cách lâu ngày tạo nên, và tôi vẫn mong rằng ngày tôi trở về sống dưới mái gia đình thì tình yêu thương của tôi và mẹ sẽ hàn gắn mau chóng. Nhưng tôi đã lầm lẫn lớn khi nghĩ như vậy. Tôi đã sống bên mẹ một năm nay, nhưng càng sống gần mẹ tôi càng xa cách mẹ. Mẹ tôi hình như không phải là một người đàn bà của gia đình, một người mẹ của những đứa con. Mẹ tôi không cho người ta cảm tưởng gần gũi mà chỉ làm người ta cảm thấy xa lạ hơn mà thôi. Tôi rất hãnh diện về mẹ tôi nhưng yêu thương mẹ nhiều thì tôi không dám xác nhận điều đó.
Các bạn tôi thường bảo tôi có phước được sinh ra trong một gia đình danh giá. Khi bạn tôi đến nhà chơi, chúng được mẹ tôi tiếp đón một cách lịch sự nếu bà có nhà. Điều đó càng làm tụi nó tin chắc về hạnh phúc mà tôi đang hưởng thụ. Còn gì hơn khi có một ông bố làm lớn và một bà mẹ sống lối sống hết sức trưởng giả quý phái và được tôn xưng bằng nhiều mỹ từ cao trọng.
Mẹ tôi làm chủ tịch một hội từ thiện lớn, làm cố vấn cho một hội khác và còn nhiều chức vụ linh tinh ở nhiều hội đoàn khác nữa. Không phải tôi vị kỷ nhưng đôi lúc nhìn mẹ tôi bỏ mặc tôi trong căn nhà rộng, mặc áo đi chủ tọa một buổi gì đó, tôi đã tự nghĩ là phải chi mẹ tôi bớt chút thời giờ làm phước cho người khác mà ở nhà với đứa con gái của bà, thì có lẽ cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi hẳn đi rồi. Những khi nghe bạn bè khen, tôi tủi thân nhiều nhưng dĩ nhiên là không bao giờ tôi nói lên với chúng nó điều đó. Để người ta lầm tưởng mình hạnh phúc vẫn hơn chứ. Các bạn tôi làm sao biết được có những phút tôi mơ ước điên cuồng được như chúng nó, có một người cha tầm thường và một người mẹ càng phải tầm thường hơn để lo cho gia đình, cho con cái. Vậy mà mẹ tôi muôn đời vẫn là người đàn bà của xã hội và đám đông.
Một năm trôi qua, trong cuộc sống gia đình tẻ lạnh, tôi không hấp thụ được gì hơn ở cái nếp sống ngoại trú này. Tôi vẫn đóng khung mình thật kỹ trong những sáo ngữ hằng ngày phải xử dụng và cố gắng cư xử làm sao cho xứng đáng với danh nghĩa là con của ba mẹ tôi. Đôi lúc tôi chỉ muốn làm một cái gì đó, để nói lên được cho mẹ tôi hiểu tôi chỉ là một con người, đừng huấn luyện tôi, giáo dục tôi, đào tạo tôi theo một chiều hướng khuôn khổ nào hết. Hãy để tôi sống theo bản năng và cá tính của tôi. Nhưng tôi không bao giờ nói lên được như vậy hay đúng hơn, tôi không có cơ hội để nói lên, một ngày mẹ tôi gặp tôi được bao nhiêu phút đâu? Sự lạnh lùng trong cuộc sống du tôi vào cái thế phải tìm cho chính mình một sự giải thoát nào đó. Tôi không thể sống mãi trong không khí nặng nề nhạt nhẽo này. Mặc dù ba mẹ tôi không khó khăn lắm trong vấn đề bạn bè giao thiệp của tôi, nhưng tôi vẫn không thích những cuộc vui chơi của lứa tuổi mình. Bởi thế, thỉnh thoảng tôi nghe chúng bạn chê tôi già trước tuổi. Khi nghe câu đó lần đầu, tôi đã giận lắm và quả quyết phải làm sao cho tụi nó thu hồi lại câu nói. Tôi quyết định phải đi dự cái « bum » do Tuyết mở ra trong ngày sinh nhật nó.
Thoạt đầu cuộc vui còn có vẻ được, tôi cố hoàn mình với chúng bạn bằng cách nói cười vui vẻ. Nhưng đến lúc nhạc trổi lên và những thằng con trai, những đứa con gái lôi nhau ra nhảy thì tôi thấy quả thật là mình nên rút lui có trật tự cho được việc. Khi tôi nói ý định đó với Tuyết, nó đã kêu lên:
- Trời ơi! Con nầy điên à? Vi, ở lại, mầy
Câu nói của Tuyết hơi lớn đã lôi kéo sự chú ý của một số đông bạn bè đứng quanh đó. Chúng xúm lại mỗi đứa nói một câu hoặc chỉ trích hoặc khuyến khích tôi nên ở lại. Tuyết cũng phụ họa:
- Coi như bây giờ mới là bắt đầu. Mầy mà về bây giờ thì quê tao lắm.
Tôi hơi bực mình nên cãi:
- Tao về nếu không « quê » tao thì thôi sao lại quê mày?
Tuyết gật đầu:
- Thật mà. Tại tao giới thiệu mày chì nhất lớp mình. Như vậy là mày đủ hiểu.
Tôi gắt:
- Ai biểu mày giới thiệu ẩu. Tao có chì hồi nào đâu.
Tuy nói vậy, nhưng tôi thừa hiểu tại sao Tuyết lại giới thiệu như vậy. Bạn bè tôi chỉ dựa trên ba mẹ để đánh giá đứa con. Sở dĩ chúng nó đưa tôi ra cũng vì thế. Nếu ba mẹ tôi không làm chức nầy chức kia thì chưa chắc gì tụi nó đã thèm mời tôi nữa, nói chi đến việc giới thiệu nầy nọ. Tôi thấy chua chát cho chính mình. Tuy vậy, hôm đó tôi bắt buộc phải ở lại.
Sau buổi đó, tôi tự hứa với mình là không bao giờ vác mặt tới những cuộc hội họp choai choai như thế nữa. Tôi không chịu đựng được sự kiện những gã con trai tóc tai bù xù như con gái, ăn bận thật lố lăng, ôm những đứa con gái cũng tương tự trong tay uốn éo lắc lư theo điệu nhạc. Đôi lúc tôi nghĩ bạn bè chê tôi « quê » cũng có lý. Có lẽ tại mấy năm tuổi thành niên lớn lên âm thầm trong khung trời nội trú, sống giữa các sœur lạnh lùng suốt ngày chỉ có sách vở nên tôi cằn cỗi trong cách thế đối xử và ngay cả quan niệm sống nữa. Khi có cuộc bàn cãi về « mode » của giới trẻ thì tôi bao giờ cũng thuộc thiểu số bởi vì bạn bè tôi chúng nó đều rất « à la mode ». Tôi công nhận rằng mình không nên sống cổ hũ quá, theo thời trang một tý, nhưng vừa phải thôi. Sự xa cách với bạn bè càng thôi thúc tôi hơn trong ý hướng tìm cho chính mình một lối thoát cho cuộc sống gò bó hiện tại.
Trong một sự tình cờ, tôi quen chú Ngọc.
Một hôm tôi đến chơi nhà Thúy, một đứa bạn cùng lớp. Thúy ở chung với người chú ruột, chú Ngọc đã có vợ hai con. Tôi đến đúng lúc Thúy không có nhà và chú Ngọc vừa từ đâu về đến. Tôi vẫn ít khi gặp chú Ngọc vì tôi và Thúy không thân nhau lắm, chỉ gặp ở trường nói chuyện qua loa, nhưng hôm nay tôi cần mượn Thúy mấy cuốn sách. Thấy chú Ngọc đi vào tay cầm giá vẽ, tay bưng hộp sơn, tôi đã thiếu điều muốn reo lên.
- Chú, chú đi vẽ về sao?
Tôi vẫn gọi chú bằng chú như Thúy. Chú Ngọc cười, cho giá vẽ vào một góc phòng và cất hộp sơn lên kệ sách. Chú trả lời tôi:
- Ừ! Không có gì làm xách giá đi vẽ bậy cho vui. Vi đến tìm Thúy, nó đâu rồi?
Tôi lắc đầu:
- Dạ, Thúy chưa về. Mà chú Ngọc, chú vẽ tranh sơn dầu hả chú?
Tôi muốn hỏi chú Ngọc nhiều về hội họa. Tự dưng tôi muốn làm quen với nghệ thuật đó. Ừ nhỉ, tại sao không. Thuở ở nội trú, tôi vẫn được tiếng là khéo tay mà, tại sao không nhờ chú Ngọc hướng dẫn dùm, chú thể giúp tôi việc đó lắm chứ! Tôi thực hiện ý định của mình:
- Vi cũng biết sơ sơ về hội họa.
Mắt chú Ngọc hơi sáng lên:
- Thế à, vậy chắc Vi vẽ khéo lắm nhỉ.
Tôi lắc đầu:
- Dạ đâu có, chú. Biết là tại … thích rồi tìm hiểu vậy thôi, chứ Vi mà vẽ vời gì. Còn chú, chú tốt nghiệp lâu chưa chú?
Đến lượt chú Ngọc lắc đầu:
- Tốt nghiệp gì đâu. Chú học cho biết vẽ tiêu khiển, bộ Vi không thấy điều đó sao.
Tôi gật:
- Dạ thấy, nhưng ít ra thì chú có học rồi. Còn Vi thì mù tịt. Chú Ngọc …
- Gì Vi?
- Chú dạy Vi vẽ nha.
Nụ cười nở trên môi chú Ngọc:
- Gì chứ việc đó coi bộ chú chạy làng rồi nghe Vi. Nghe Thúy nó về nhà cứ khen với chú thím là Vi khéo tay, nhiều tài nhất lớp mà. Gì Vi cũng biết thì chú chịu, ai mà dám dạy một cô bé tài hoa thế.
Tôi nhăn mặt:
- Eo ơi! Thúy ác ghê. Vi chả có gì hết vậy mà Thúy về dám tuyên truyền dữ dội. Mai lên lớp rồi biết tay nhau nhé.
Vừa lúc đó có tiếng xe PC nổ dòn trước hiên nhà. Tôi nghĩ là Thúy đã về đến. Tôi quay ra, quả nhiên cô nàng đang cắm cúi dựng chiếc xe. Thúy vừa nhìn thấy tôi đã kêu lên:
- Ôi trời, người đẹp, đi đâu mà hạ cố đến nhà tôi thế!
Tôi cười đập khẽ tay lên vai Thúy.
- Thôi mà, cho xin. Đi đâu về mà mồ hôi tuôn ướt áo thế này.
Thúy vừa đưa tay lau những giọt mồ hôi tuôn ướt tóc mai và lưng áo, trả lời:
- Lại đàng nhà con Tuyết hỏi nó xem mai có phải đi bum không?
- Tụi mày thì lúc nào cũng nhảy với nhót hoài, không chán à?
Thúy trề môi:
- Sức mấy mà chán, còn khuya.
Nói xong con bé ngồi xuống cạnh tôi, vừa cầm cuốn tập quạt lia lịa, miệng than:
- Cái quạt trần phải gió này chạy chậm chi lạ, người ta nóng muốn chết.
Rồi như chợt nhớ ra, nó quay sang tôi:
- Quên chứ, mày đến lâu chưa. Có chuyện gì không? Quan trọng chứ hả?
Tôi lắc đầu:
- Mới đến. Cũng chả có gì quan trọng. Mượn mày cuốn sách.
Bây giờ Thúy mới có thời giờ quay sang chào ông chú ruột nãy giờ ngồi nhìn cô cháu chăm chăm với một thái độ không mấy hài lòng.
- Chú ơi, Vi mới tới hả chú?
Chú Ngọc đáp khẽ và đứng lên:
- Ừ, cũng mới tới thì cháu về. Thôi cháu ngồi nói chuyện với Vi nghe, chú vào.
Chú Ngọc vừa cười với tôi và khuất sau cánh cửa phòng khách. Thúy đã thôi quạt, nó mở một nút áo của chiếc tunique để hở một khoảng da trắng nõn nà trước ngực.
- Nóng quá, tao đi đường mà cứ tưởng mình sắp cháy thành than đến nơi. À, mày đi bum không Vi, tao mời! Chiều mốt.
Tôi lắc đầu:
- Tao bận.
Thúy cười khẩy:
- Bận, tao thừa biết câu trả lời đó của mày rồi, có điều hỏi là … cho vui vậy thôi mà. Sao mày không nói đại ra là mày không thích có phải hơn không, tao đâu trách mà mày ngại. Chỗ bạn bè hiểu nhau …
Ngừng một lát Thúy tiếp:
- Tuy nhiên điều thắc mắc của tao cũng như của nhiều đứa khác là tại sao mày không sống đúng với lứa tuổi của mày và dung hòa với tụi tao, bạn bè mày. Mày thừa điều kiện để sống cho đáng sống mà …
Tôi cười thầm khi nghe Thúy triết lý. Với nó, sống cho đáng sống có nghĩa là ăn mặc thật hợp thời trang, nhảy đầm thật hay, hâm mộ những thần tượng đang được mọi người hâm mộ. Đôi khi tôi có ý nghĩ so sánh kỳ lạ mà buồn cười, đó là tụi nó sống trong một cái khuôn đã được đúc sẵn và không đứa nào thoát ra được. Bắt buộc phải giống nhau để được coi là biết sống. Tôi không bỏ rơi ý định của mình, ý định nhờ chú Ngọc hướng dẫn trong việc học vẽ. Tôi nghĩ mình có thể nhờ Thúy nói dùm, may ra …
- Thúy nè, tao định nói với mày câu chuyện.
Thúy gật gù:
- Tao biết ngày mà. Mày đến đây là thế nào cũng có chuyện gì đặc biệt lắm đó. Ít khi mày chịu khó bỏ thời giờ bò đi đâu lắm. Vừa vào đến nhà, thấy mày ngồi là tao đã hiểu ngay …
Khiếp, sao con bé này nó dài dòng thế. Mà sự thật có phải như nó nghĩ đâu. Tôi chỉ có ý định nhờ nó giúp khi vừa gặp chú Ngọc đây mà …
Tuy nhiên tôi cũng gắng nói cho nó vui:
- Ừ, mày thì cứ như là thánh. Chuyện gì tao thấy mày cũng suy diễn ra được. Thôi bây giờ tao hỏi thử, mày biết tao định nhờ mày chuyện gì đây không?
Thúy cắn môi một lát rồi khẽ lắc đầu:
- Chịu, cái gì chứ cái đó thì tao xin đầu hàng. Mày là con người bí mật nhất nước, ai mà hiểu nổi mày. Nói tao nghe đi Vi.
Tôi gật đầu:
- Dĩ nhiên, nhờ mày giúp thì không nói sao được. Nhưng tao đang lo không biết mày giúp tao được không nữa.
Thúy nhún vai rất tây:
- Nếu trong khả năng của tao …
Tôi nói ngay ý định của mình, Thúy kêu lên:
- Eo ơi! … Tưởng mày thích gì chứ … Tao thật, tao chúa ghét cái vụ đó. Vẽ vời … mất thời giờ.
Tôi ngắt ngang:
- Mày ghét, nhưng tao thích. Mày nhờ chú hộ tao nghe. Đi học ở mấy trường tao không có giờ rảnh. Với lại học chú được cái là tao muốn học sao cũng được. Mà tao chỉ cần học đại khái.
Thúy mỉm cười:
- Rồi, vụ đó tao cố lo. Mày yên tâm, tao năn nỉ ổng thế nào mà chả được. Một lần chưa thành công thì hai ba lần.
Tôi đứng lên cáo từ.
- Thôi tao về nghe. Hẹn mai sáng tại lớp.
Thúy cũng đứng lên theo tôi. Nó đưa tôi ra.
- Mày đến bằng gì?
- Taxi
Thúy ngạc nhiên:
- Ủa xe đâu?
Tôi cười:
- Xe hư.
- Tao đưa mày về!
Tôi gạt ngang:
- Thôi, vào nghỉ đi cho được việc để tao đi taxi cho rồi.
Một chiếc xe trống đỗ lại, tôi chui vào dặn với Thúy.
- Nhớ nhé.
Thúy gật đầu vừa đưa tay vẫy vẫy. Bóng Thúy mất hút cuối khúc quanh.
Khi xe chạy ngang công trường Kennedy, tôi chợt nhớ mình cần mua mấy cuốn sách. Bác tài xế ngừng xe trước nhà thờ chánh tòa càu nhàu:
- Lúc nãy sao không nói xuống đây cho tôi ôm cái cua này.
Tôi lẳng lặng trả tiền xe. Nhà sách Liên Châu giờ này còn tương đối vắng. Tôi lựa được cuốn sách mình cần. Tôi vẫn có thói quen đi ngắm sách và lựa sách vào những giờ mà tôi tin là nhà sách còn thật vắng, đỡ đụng đầu với bạn bè mà còn tránh được sự chen lấn. Nhưng Sài Gòn có một giờ cố định nào đó, họ rủ nhau đi bát phố, họ rủ nhau đi mua sách. Cho nên có những khoảng thời gian đường phố, gian hàng quán sách chật ních. Mà thiên hạ đi biểu diễn nhiều hơn là mua đồ. Tôi bước ra khỏi Liên Châu, không khí mất đi vẻ oi nồng lúc trưa. Mặt trời bị che khuất sau một đám mây dày đặc, hứa hẹn một cơn mưa nhỏ bất ngờ không ai nghĩ tới. Tự dưng tôi thích bước đi lang thang. Tôi đi bộ rất tài, đi thật lâu và thật xa mà thường không biết mỏi chân. Chính mấy nhỏ bạn chúng nó phục tôi nhất về khoản đó. Tôi đi dọc Thống Nhất để quẹo qua Cường Để. Con đường này tôi ưa nhất. Con đường có hai hàng cây cao vút, đổ những chiếc lá chết nằm bơ vơ cộm đầy mặt đường. Con đường mà tôi tự cho mình cái quyền đi lang thang bất cứ giờ nào.
Khi tôi từ Thống Nhất quẹo qua Cường Để, một chiếc xe Honda bất ngờ từ sau lưng đâm tới. Người tài xế nhanh nhẹn lách tay lái. Nhưng sức va chạm vẫn làm tôi ngã nhoài trên mặt đường. Rất may mà giờ này vắng nên không ai trông thấy. Tôi lồm cồm bò dậy ngượng chín người, đưa tay phủi quần áo trong khi người tài xế lật đật dựng chiếc xe lên, rối rít:
- Cô có sao không?
Tôi cúi gầm mặt không dám nhìn, tôi biết lỗi tại tôi băng ngang qua đường ẩu.
- Dạ, không sao!
- Tôi vô ý quá. Cô …
Tôi nhìn chủ nhân chiếc xe. Anh ta còn trẻ, khoảng hai ba hai bốn gì đó thôi. Anh ta dắt chiếc xe vô lề theo tôi. Chợt anh nói:
- Cô về đâu, tôi xin phép được đưa về để tạ lỗi vụ đụng xe bất ngờ làm cô hoảng hốt.
Tôi im lặng không đáp. Người con trai tiếp:
- Tôi là Ngạn – Khoa học.
Bắt buộc tôi phải lên tiếng:
- Tôi, Vi. Cám ơn anh Ngạn, nhưng tôi đi bộ được mà. Tôi chưa về nhà nên khỏi phải phiền đến anh.
Ngạn bắt chuyện làm quen thật tài. Anh nói chiều nay định đi đón đứa bạn ở Văn Khoa nhưng bây giờ thì thôi, không còn muốn đón nữa. Hai chúng tôi đi song song. Ngạn dắt xe, tôi bên cạnh. Gió chợt thổi mạnh, những chiếc lá chết nằm dưới đất đột nhiên được cuốn tròn, nâng cao lên rồi xoáy trong không gian.
Ngạn nhìn những cánh lá hỏi bâng quơ:
- Lá chết nhiều quá Vi nhỉ!
Tôi gật đầu. Tự nhiên tôi thấy thật dễ dàng thân quen với Ngạn. Ở Ngạn tôi không bắt gặp được cái dáng vẻ lấc cấc của những anh con trai thời đại vẫn chạy theo tán tỉnh tôi. Ngạn cao dong dỏng và ở anh hình như có một nét đặc biệt nào đó, tôi không thấy rõ nhưng tôi cảm nhận được. Ngang nhà nguyện, cơn mưa chợt dưng trút xuống không một báo trước. Ngạn bảo tôi:
- Vi chạy vào nhà nguyện nấp đi, nhanh lên kẻo ướt hết đó.
Tôi ngần ngừ:
- Còn anh?
- Tôi dựng xe rồi vào ngay.
Tôi chạy nhanh trên mấy nấc thang, những hạt mưa đập mạnh vào da thịt. Ngạn cũng vào ngay sau đó, áo sơ mi trắng của anh ướt hết một khoảng trên. Hai đứa đứng nhìn nhau, không nói. Bên ngoài, cơn mưa vẫn tiếp tục, tôi nghe sự ấm cúng từ đâu chợt dâng tràn …
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bức Tranh Màu Xám
Ý Yên
Bức Tranh Màu Xám - Ý Yên
https://isach.info/story.php?story=buc_tranh_mau_xam__y_yen