Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bẫy-22
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gã Texas
Đ
ó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên.
Ngay lần đầu gặp mặt Yossarian đã si mê cha tuyên úy đến rồ dại.
Yossarian phải nằm viện vì bị đau gan, chỉ kém đau hơn khi bị bệnh vàng da một chút. Các bác sĩ ở đây đau đầu bởi vì đó không thực sự là bệnh vàng da. Nếu nó tiến triển đủ để thành bệnh vàng da thật thì họ đã biết cách chữa. Nếu nó không thành bệnh vàng da mà khỏi dần thì họ đã có thể cho y xuất viện. Nhưng việc nó cứ mãi ngấp nghé bệnh vàng da khiến cho họ rất bối rối.
Sáng nào họ cũng đến giường y, ba người đàn ông nhậm lẹ và nghiêm túc với những cái miệng hiệu suất cao và những cặp mắt hiệu suất thấp, tháp tùng là y tá Duckett nhậm lẹ và nghiêm túc, một trong số nhiều y tá trực phòng không ưa Yossarian. Họ đọc bảng thông số ở đuôi giường và sốt ruột hỏi y về chỗ đau. Có vẻ như họ rất bực khi những câu trả lời của y vẫn hệt như trước.
“Vẫn chưa đại tiện được?” viên đại tá hỏi.
Họ đưa mắt nhìn nhau khi y lắc đầu.
“Cho anh ta thêm một viên thuốc nữa.”
Y tá Duckett ghi sổ để sau còn cho y thêm một viên thuốc rồi bốn người bọn họ đi tiếp sang giường bên cạnh. Chẳng y tá nào thích Yossarian. Thực ra thì y đã không còn cảm thấy đau gan nữa, nhưng Yossarian cứ ỉm đi mà các bác sĩ không mảy may nghi ngờ. Họ chỉ nghi y đã đại tiện được mà không nói với ai.
Trong bệnh viện Yossarian có tất cả những gì y muốn. Thức ăn không quá tệ, lại được phục vụ tận giường. Còn được thêm khẩu phần thịt tươi, và đến chiều nóng nực thì y và các bệnh nhân khác còn được uống nước quả lạnh hoặc sữa sô cô la lạnh. Ngoại trừ đám bác sĩ và y tá, không ai quấy rầy y. Mỗi buổi sáng y chỉ mất một chút thời gian để kiểm duyệt thư, nhưng sau đó thì y được tự do nằm ườn cả ngày mà không hề cắn rứt lương tâm. Y thấy rất thoải mái trong bệnh viện, và việc tiếp tục ở lại đây với y là khá dễ dàng bởi vì lúc nào thân nhiệt y cũng ở mức hơn 38 độ. Y thậm chí còn thoải mái hơn cả Dunbar, gã này cứ phải liên tục ngã dập mặt thì mới được phục vụ ăn uống tại giường.
Sau khi hạ quyết tâm sẽ nằm viện đến khi chiến tranh kết thúc, Yossarian viết thư cho tất cả người quen để nói rằng y đang phải nằm viện nhưng không giải thích tại sao. Một ngày kia y nảy ra một ý hay hơn. Y nói với tất cả bọn họ rằng y đang thực thi một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm. “Cần có người xung phong. Đó là một nhiệm vụ rất nguy hiểm nhưng vẫn phải có ai đó đảm nhiệm. Tôi sẽ viết thư kể cho anh nghe ngay khi tôi trở về.” Và kể từ đó y không viết thư nữa.
Tất cả các bệnh nhân là sĩ quan ở đây đều buộc phải kiểm duyệt thư của các bệnh nhân là lính trơn - những người này nằm ở một khu riêng khác. Đó là một công việc đơn điệu, và Yossarian rất thất vọng khi biết rằng cuộc sống của những kẻ đó chỉ hơi thú vị hơn đôi chút so với cuộc sống của những sĩ quan ở đây. Ngay sau ngày đầu tiên y đã không còn tò mò gì nữa. Để phá vỡ sự đơn điệu, y nghĩ ra các trò chơi. Một hôm y tuyên án tử đối với tất cả các thành phần bổ nghĩa, và trong ngày hôm đó mọi trạng từ và mọi tính từ đã buộc phải ra đi khỏi các lá thư qua tay y. Ngày hôm sau y lại tuyên chiến với đám mạo từ. Hôm sau nữa, sức sáng tạo đã được nâng lên tầm cao mới khi y bôi đen đi tất cả, chỉ để lại những mạo từ: “cái”, “con”, và “chiếc”. Y cảm thấy như thế sẽ tạo ra thêm sức căng nội tuyến mãnh liệt, và trong hầu hết trường hợp sẽ tạo ra một thông điệp mang tính phổ quát hơn nhiều. Không lâu sau đó y trục xuất các phần chào hỏi và chữ ký, giữ nguyên phần còn lại. Lần khác thì y bôi đen đi tất cả chỉ để lại câu chào “Mary thân yêu” ở một lá thư, và ở dưới y viết thêm, “Anh khát khao em đến nát tan. R.O. Shipman, Cha tuyên úy, Quân đội Mỹ.” R.O. Shipman là tên của cha tuyên úy trong đơn vị của y.
Khi đã thủ đủ trò với lá thư, y chuyển sang tấn công tên và địa chỉ trên phong bì, xóa sạch số nhà và tên phố, tiêu diệt toàn bộ tên thành phố chỉ bằng mấy cú lắc cổ tay cứ như thể y là Thượng đế. Bẫy-22 quy định rằng tất cả các thư được kiểm duyệt đều phải có tên người kiểm duyệt. Hầu hết các lá thư y không đọc chút nào. Trên các lá thư mà y không hề đọc chút nào thì y viết tên mình. Trên những lá thư y có đọc thì y viết “Washington Irving”(1). Khi chán thì sửa thành “Irving Washington”. Màn kiểm duyệt phong bì này đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, gây ra một làn sóng lo âu trên tầng chỉ huy quân sự cấp cao, một làn sóng đã xô một nhân viên C.I.D(2). trong vai bệnh nhân dạt trở lại phòng bệnh. Tất cả mọi người đều biết gã là người của C.I.D. bởi vì gã cứ liên tục hỏi về một sĩ quan có cái tên Irving hoặc Washington và bởi vì ngay sau ngày đầu tiên gã đã không kiểm duyệt thư nữa. Gã cho rằng việc này quá đơn điệu.
Phòng điều trị lần này thật tốt, một trong những phòng tốt nhất mà y và Dunbar từng được hưởng. Ở cùng bọn họ là một đại úy lái máy bay chiến đấu hai mươi tư tuổi lưa thưa ria vàng từng bị trúng đạn rơi xuống biển Adriatic giữa mùa đông mà thậm chí không hề bị cảm lạnh. Giờ thì đã là mùa hè, viên đại úy này không hề bị bắn rơi, nhưng gã vẫn bảo mình mắc bệnh cúm. Bên phải Yossarian, vẫn đắm đuối nằm sấp trên giường là một đại úy có bệnh sốt rét trong máu và bị muỗi đốt ở mông. Bên kia lối đi là Dunbar, và cạnh Dunbar là một tay đại úy pháo binh, giờ thì Yossarian đã không còn chơi cờ với gã nữa. Tay đại úy này chơi cờ khá tốt và những ván cờ luôn rất hay. Yossarian không chơi cờ với gã nữa bởi vì những ván cờ này hay tới mức trở nên ngớ ngẩn. Tiếp theo là một gã người Texas có học với vẻ bên ngoài giống như một kẻ màu mè huênh hoang, gã cảm thấy, theo đường lối ái quốc, rằng những người có tiền - những người tử tế - cần phải có nhiều quyền biểu quyết hơn những kẻ phiêu bạt, gái điếm, tội phạm, bọn sa đọa, vô thần và không tử tế - những kẻ không có tiền.
Hôm đó khi Yossarian đang giải phóng nhịp điệu cho các lá thư thì người ta chuyển gã Texas đó đến. Hôm ấy vẫn là một ngày yên tĩnh, nóng bức và bình yên như bao ngày. Cái nóng ép mạnh lên mái nhà, bóp nghẹt mọi tiếng động. Dunbar nằm ngửa bất động, mắt trợn trừng nhìn lên trần nhà như mắt búp bê. Gã đang nỗ lực tăng tuổi thọ của mình. Gã làm việc đó bằng cách nuôi dưỡng sự buồn chán. Dunbar nỗ lực tăng tuổi thọ của mình đến mức Yossarian tưởng như gã đã chết. Người ta đặt gã Texas trên một giường giữa phòng và chẳng mấy chốc gã đã chia sẻ quan điểm của mình về mọi thứ.
Dunbar ngồi bật dậy. “Nghĩ ra rồi,” gã hào hứng reo lên. “Thiếu một cái gì đó - tôi đã luôn cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó - và giờ thì tôi đã biết đó là cái gì rồi.” Gã đấm nắm tay vào lòng bàn tay. “Không có lòng yêu nước,” gã dõng dạc tuyên bố.
“Anh nói đúng,” Yossarian gào lên đáp lại. “Anh đúng, anh đúng, anh đúng. Miếng xúc xích, đội bóng chày Brooklyn Dodgers. Chiếc bánh táo mẹ làm. Mọi người chiến đấu đều là vì chúng. Nhưng ai sẽ chiến đấu vì những người tử tế? Ai sẽ đấu tranh đòi nhiều quyền biểu quyết hơn cho những người tử tế? Không có lòng yêu tổ quốc, đúng thế đấy. Và cũng chả có tình yêu quê hương.”
Tay chuẩn úy ở bên trái Yossarian chẳng hề bị ấn tượng. “Ai thèm quan tâm chứ?” gã mệt mỏi hỏi và trở mình quay mặt đi để ngủ.
Gã Texas hóa ra lại là một kẻ tốt bụng, hào phóng và dễ thương. Ba ngày sau không còn ai có thể chịu đựng được gã.
Gã đã gây ra những cơn run rẩy vì bực tức ào ạt trên những cột sống mong manh, và tất cả đều bỏ chạy khỏi gã - tất cả ngoại trừ một binh sĩ trắng xóa, anh ta chẳng có lựa chọn nào khác. Binh sĩ trắng xóa được bó kín từ đầu đến chân trong băng gạc và bột thạch cao. Anh ta có hai cẳng chân vô dụng và hai cánh tay vô dụng. Anh ta bị tuồn vào viện buổi đêm và mọi người ở đây không biết gì cho đến sáng hôm sau khi thức dậy nhìn thấy cặp giò kỳ quái đang bị treo lủng lẳng, hai cánh tay kỳ quái đang neo lại trên cao, vuông góc với thân mình, cả tứ chi bị giữ chặt trên không một cách kỳ quái nhờ những quả tạ chì ủ ê treo bên trên anh ta. Được khâu vào lớp băng trên hõm cả hai khuỷu tay là hai mấu như hai cặp môi có khóa kéo, qua đó anh ta được truyền vào người thứ dịch trong suốt từ một chiếc bình trong suốt. Một ống kẽm lặng lẽ mọc lên từ khối thạch cao ở háng được nối với một ống cao su mảnh để vận chuyển chất thải từ thận đi, nhỏ nó vào một cái bình trong suốt nút chặt trên sàn. Khi chiếc bình trên sàn đã đầy và chiếc bình ở trên đã cạn thì chúng được thay rất nhanh sao cho dịch liên tục chảy vào trong người anh ta. Tất cả những gì mà bọn họ thực sự nhìn thấy ở binh sĩ trắng xóa này chỉ là một lỗ đen sờn rách trên vị trí của miệng.
Binh sĩ trắng xóa được bố trí nằm cạnh gã Texas, và gã Texas ngồi trên mép giường mình mà nói chuyện với anh ta suốt cả buổi sáng, buổi chiều và buổi tối bằng chất giọng Texas lè nhè mềm mỏng và đầy cảm thông. Gã Texas không mảy may bận tâm việc chẳng có ai đáp lời gã.
Nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân được đo hai lần một ngày. Mỗi ngày vào sáng sớm và vào chiều muộn, y tá Cramer lại bước vào phòng với một chiếc bình đầy nhiệt kế rồi chật vật đi từng dãy giường, xuôi hết một dãy rồi ngược lại ở dãy tiếp theo, phát cho mỗi bệnh nhân một chiếc. Với binh sĩ trắng xóa kia thì cô nhét nhiệt kế vào cái lỗ ở miệng, tựa nó vào mép dưới cho khỏi rơi ra. Khi đi được một vòng và quay lại bệnh nhân ở giường đầu tiên, cô thu nhiệt kế về và ghi lại nhiệt độ, sau đó đi tới giường tiếp theo, cứ thế cho đến khi hết cả phòng. Vào một buổi chiều khi cô đã đi hết vòng đầu tiên để phát nhiệt kế và đến chỗ binh sĩ trắng xóa lần hai để đọc nhiệt độ thì cô phát hiện ra anh ta đã chết.
“Kẻ giết người,” Dunbar thì thầm nói.
Gã Texas ngẩng lên nhìn, miệng cười gượng.
“Đồ sát nhân,” Yossarian nói.
“Các anh nói gì vậy?” gã Texas lo lắng hỏi.
“Anh đã giết anh ta,” Dunbar nói.
“Anh đã sát hại anh ta,” Yossarian nói.
Gã Texas co rúm lại. “Các anh điên rồi. Tôi thậm chí còn không chạm vào anh ta.”
“Anh đã giết anh ta,” Dunbar nói.
“Tôi nghe người ta nói anh đã sát hại anh ta,” Yossarian nói.
“Anh giết anh ta bởi vì anh ta là dân da đen,” Dunbar nói.
“Các anh điên rồi,” gã Texas thốt lên. “Bọn da đen đâu có đuợc phép vào đây. Có khu riêng dành cho chúng.”
“Tên hạ sĩ đã lén đưa anh ta vào đây,” Dunbar nói.
“Một hạ sĩ cộng sản,” Yossarian nói.
“Và anh biết điều đó.”
Tay chuẩn úy ở bên trái Yossarian có vẻ chẳng quan tâm gì đến vụ binh sĩ trắng xóa. Thật ra gã chẳng quan tâm đến bất cứ chuyện gì và nếu không phải để tỏ lòng bực bội thì sẽ không bao giờ mở miệng.
Hôm trước ngày Yossarian gặp cha tuyên úy, một chiếc lò sưởi đã phát nổ trong nhà ăn tập thể làm cháy luôn một bên nhà bếp. Hơi nóng dữ dội phụt ra khắp cả khu. Thậm chí ở trong phòng bệnh của Yossarian, cách đó gần ba trăm thước, người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng gầm gào của ngọn lửa và những tiếng nổ lách tách đanh tai của gỗ cháy. Khói bay qua những ô cửa sổ ánh cam. Sau khoảng mười lăm phút thì những xe cứu hỏa từ sân bay mới tới. Trong suốt nửa giờ hoảng loạn tình hình rất nguy hiểm. Sau đó thì lính cứu hỏa mới bắt đầu giành được thế chủ động. Bỗng có tiếng ù ù của một đoàn máy bay ném bom đang trở về, lính cứu hỏa vội cuộn vòi rồng lại và nhanh chóng quay về phi trường phòng khi có chiếc máy bay nào đâm vào đâu mà bốc cháy. Những chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn. Ngay khi những chiếc cuối cùng hạ cánh, những người lính cứu hỏa liền quay đầu xe cứu hỏa và phi ngược trở lại đồi để chữa cháy cho bệnh viện. Khi họ về đến nơi thì đám cháy đã tắt. Nó đã tự tắt ngóm, không còn dù chỉ là một đốm than hồng để mà tưới nước lên, và đám lính cứu hỏa đầy thất vọng chẳng còn việc gì làm ngoài ngồi uống cà phê nhạt và tán tỉnh các nữ y tá.
Cha tuyên úy đến đây một ngày sau vụ hỏa hoạn. Yossarian đang bận cắt bỏ tất cả mọi thứ, chỉ để lại những từ lãng mạn trong các bức thư, thì cha tuyên úy đến ngồi ở một chiếc ghế đặt giữa hai giường và hỏi thăm sức khỏe y. Gã ngồi nghiêng về một phía nên tất cả những gì Yossarian nhìn thấy chỉ là một quân hàm đại úy đính trên ve áo. Yossarian không biết đó là ai và cứ thế cho rằng đó là một bác sĩ hoặc một kẻ điên nữa.
“Ồ vâng rất khỏe,” y đáp lời. “Tôi hơi đau gan và không phải là anh chàng khỏe mạnh nhất phòng, chắc vậy, nhưng nhìn chung cũng phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy khá ổn.”
“Vậy thì tốt,” cha tuyên úy nói.
“Vâng,” Yossarian nói. “Vâng, vậy thì tốt.”
“Tôi cũng muốn tới đây sớm hơn,” cha tuyên úy nói, “nhưng tôi không được khỏe lắm.”
“Tệ thật,” Yossarian nói.
“Chỉ nhức đầu sổ mũi thôi,” cha tuyên úy nhanh chóng bổ sung.
“Tôi thì bị sốt lên tới ba tám độ,” Yossarian cũng bổ sung nhanh không kém.
“Tệ thật,” cha tuyên úy nói.
“Vâng,” Yossarian gật đầu. “Vâng, tệ thật.”
Cha tuyên úy bồn chồn. “Tôi có thể giúp gì anh không?” ngập ngừng một lát rồi gã cũng nói.
“Không, không.” Yossarian thở dài. “Tôi nghĩ là các bác sĩ ở đây đều đã cố gắng hết mức con người có thể rồi.”
“Không, không.” Cha tuyên úy thoáng đỏ mặt. “Ý tôi không phải vậy. Chẳng hạn như thuốc lá… sách… hay đồ chơi.”
“Không, không,” Yossarian nói. “Xin cảm ơn. Tôi nghĩ là tôi đã có tất cả những gì cần thiết - tất cả trừ một thân thể khỏe mạnh.”
“Vậy thì tệ thật.”
“Vâng,” Yossarian nói. “Vâng, vậy thì tệ thật.”
Cha tuyên úy lại ngọ nguậy. Gã liếc ngang liếc dọc vài lần, nhìn lên trần nhà rồi lại nhìn xuống sàn. Sau đó thở một hơi thật dài.
“Trung úy Nately muốn gửi lời hỏi thăm anh,” gã nói.
Yossarian rất chán khi biết rằng họ có bạn bè chung. Cuối cùng thì dường như họ có nền tảng để bắt đầu trò chuyện. “Anh có biết trung úy Nately à?” y hỏi với vẻ tiếc nuối.
“Vâng, tôi biết khá rõ trung úy Nately.”
“Cậu ta hơi dở hơi, nhỉ?”
Nụ cười của cha tuyên úy trở nên thẹn thùng. “Tôi e là tôi không thể nói được. Tôi không nghĩ mình lại biết rõ về cậu ấy tới mức đó.”
“Về chuyện này thì anh có thể tin lời tôi,” Yossarian nói. “Cậu ta ngớ ngẩn hết mức.”
Cha tuyên úy kéo trĩu khoảnh khắc im lặng tiếp theo đó xuống rồi đột ngột đập tan nó bằng câu hỏi. “Anh là đại úy Yossarian phải không?”
“Nately có một khởi đầu rất tệ. Ấy là cậu ta lại xuất thân từ một gia đình tốt.”
“Làm ơn thứ lỗi cho tôi,” cha tuyên úy e dè hỏi lại. “Rất có thể tôi đã nhầm lẫn. Anh có phải là đại úy Yossarian?”
“Vâng,” đại úy Yossarian thừa nhận. “Tôi là đại úy Yossarian.”
“Thuộc phi đoàn 256?”
“Thuộc phi đoàn chiến đấu 256,” Yossarian đáp lời. “Tôi không biết liệu có đại úy Yossarian nào khác không. Như tôi được biết thì tôi là đại úy Yossarian duy nhất, nhưng đó chỉ là trong phạm vi những gì tôi biết.”
“Tôi hiểu,” cha tuyên úy buồn rầu nói.
“Tức là phi đoàn chiến đấu hai mũ tám,” Yossarian chỉ ra, “nếu như anh muốn viết một bài thơ tượng trưng về phi đoàn của chúng tôi.”
“Không,” cha tuyên úy lầm bầm. “Tôi không định viết một bài thơ tượng trưng về phi đoàn của anh.”
Yossarian đột ngột ngồi thẳng dậy khi y nhìn thấy một chữ thập bạc nhỏ xíu ở ve áo bên kia của cha tuyên úy. Y kinh ngạc cực độ, bởi vì trước đó y chưa bao giờ được nói chuyện với ai làm cha tuyên úy.
“Anh là cha tuyên úy quân đội à,” y reo lên phấn khích. “Tôi không biết anh là cha tuyên úy đấy.”
“Ồ, vâng,” cha tuyên úy trả lời. “Anh không biết tôi là cha tuyên úy thật à?”
“Ồ, không. Tôi không biết anh là cha tuyên úy.” Yossarian chăm chú nhìn gã với nụ cười rộng ngoác và mê mẩn. “Tôi chưa từng gặp một ai làm cha tuyên úy.”
Cha tuyên úy lại đỏ mặt nhìn xuống đôi bàn tay mình. Đó là một anh chàng mảnh khảnh có lẽ ba mươi hai tuổi với mái tóc nâu nhạt và cặp mắt nâu nhút nhát. Gương mặt nhỏ nhắn và hơi nhợt nhạt. Một ổ vết mụn ngây thơ nằm dưới gò mỗi bên má. Yossarian thấy muốn giúp đỡ gã.
“Liệu tôi có giúp gì anh được không?” cha tuyên úy hỏi.
Yossarian lắc đầu, vẫn toét miệng cười. “Không, tôi rất tiếc. Tôi đã có tất cả những gì cần thiết và tôi rất thoải mái. Thực ra tôi thậm chí còn không có bệnh.”
“Vậy thì tốt.” Ngay khi vừa thốt ra những từ này, cha tuyên úy đã lập tức cảm thấy hối tiếc, gã ấn vội các khớp ngón tay nắm chặt vào miệng cùng một tiếng bật cười hoảng hốt, nhưng Yossarian vẫn im lặng và làm cho gã thất vọng. “Tôi còn phải đi thăm mấy người nữa trong nhóm,” rốt cuộc gã cáo lỗi. “Tôi sẽ lại tới gặp anh, có thể là ngày mai.”
“Nhớ đến nhé,” Yossarian nói.
“Tôi sẽ chỉ tới nếu anh muốn,” cha tuyên úy nói, bẽn lẽn cúi đầu. “Tôi nhận thấy mình đã làm cho nhiều người ở đây khó chịu.”
Mặt Yossarian bừng lên vẻ yêu thương. “Tôi muốn anh đến,” y nói. “Anh sẽ không làm tôi thấy khó chịu.”
Cha tuyên úy rạng rỡ đầy vẻ biết ơn rồi đưa mắt ngó xuống một mẩu giấy gã vẫn giấu trong tay suốt nãy giờ. Gã đếm số giường, môi mấp máy, rồi gã ngập ngừng tập trung chú ý vào Dunbar.
“Cho phép tôi hỏi,” gã khẽ thì thào, “đó có phải là trung úy Dunbar không?”
“Vâng,” Yossarian trả lời rõ to, “đó là trung úy Dunbar.”
“Cảm ơn anh,” cha tuyên úy thì thào. “Cảm ơn anh rất nhiều. Tôi phải thăm anh ấy. Tôi phải thăm tất cả mọi người trong bệnh viện này.”
“Kể cả những kẻ ở phòng khác à?” Yossarian hỏi.
“Kể cả những người ở phòng khác.”
“Hãy cẩn thận với những kẻ ở phòng khác nhé Cha,” Yossarian cảnh báo. “Đó là chỗ những ca thần kinh. Bọn họ toàn những kẻ điên.”
“Không cần phải gọi tôi là Cha,” cha tuyên úy nói. “Tôi là tu sĩ theo dòng Anabaptist.”
“Chuyện về những phòng khác là rất nghiêm túc đó,” Yossarian dứt khoát khẳng định. “Quân cảnh sẽ không bảo vệ được anh đâu, bởi vì họ chính là những kẻ điên nhất. Tôi có thể đi cùng anh, nhưng tôi sợ đến chết mất. Bệnh điên vốn dễ lây lan. Đây là phòng duy nhất trong bệnh viện không bị điên. Tất cả mọi người đều bị điên ngoại trừ chúng tôi. Về mặt này mà nói thì đây có lẽ là phòng bệnh duy nhất không có người điên trên cả thế giới này.”
Cha tuyên úy đứng dậy rất nhanh và lách khỏi giường bệnh của Yossarian, gật đầu cười xòa và hứa sẽ hành động cẩn trọng. “Giờ tôi phải đến thăm trung úy Dunbar đây,” gã nói. Nhưng gã vẫn nán lại, đầy vẻ ăn năn. “Trung úy Dunbar thì thế nào nhỉ?” cuối cùng gã hỏi.
“Rất tốt,” Yossarian trấn an gã. “Một ông hoàng đích thực. Một trong số những người tốt nhất và ít tận tụy nhất trên toàn thế giới.”
“Ý tôi không phải vậy,” cha tuyên úy trả lời, rồi lại thì thào. “Anh ấy bệnh có nặng lắm không?”
“Không, anh ta không bệnh lắm đâu. Thực ra thì anh ta chẳng có bệnh gì cả.”
“Vậy thì tốt.” Cha tuyên úy thở phào nhẹ nhõm.
“Vâng,” Yossarian nói. “Vâng, vậy thì tốt.”
“Một cha tuyên úy,” Dunbar nói sau khi cha tuyên úy đến hỏi thăm gã và rời đi. “Anh có thấy không? Một cha tuyên úy.”
“Gã cũng dễ thương nhỉ?” Yossarian nói. “Có lẽ họ nên bầu cho gã ba phiếu.”
“Họ là ai vậy?” Dunbar ngờ vực hỏi.
Trên một giường bệnh trong góc nhỏ dành riêng ở cuối phòng, luôn làm việc không ngừng nghỉ phía sau lớp gỗ dán màu xanh lá, là một đại tá nghiêm nghị trung tuổi ngày nào cũng được một phụ nữ dịu dàng khuôn mặt xinh đẹp tóc xoăn vàng nhạt tới thăm nom, không phải là y tá, không phải là nữ quân nhân, cũng không thuộc hội Chữ thập đỏ nhưng vẫn đều đặn có mặt tại bệnh viện ở Pianosa mỗi chiều trong những bộ váy áo mùa hè màu phấn nhạt xinh xắn rất lịch sự cùng đôi giày da trắng bít mũi gót hơi cao bên dưới đôi tất nylon với đường may đương nhiên là rất thẳng. Viên đại tá thuộc binh chủng Thông tin, và suốt ngày đêm gã luôn bận rộn truyền đi các thông điệp nhớp nháp từ bên trong cơ thể vào các miếng gạc hình vuông, cẩn thận niêm phong chúng lại và đưa vào trong một cái thùng trắng có nắp đặt trên bàn cạnh giường. Viên đại tá rất điển trai. Gã có khuôn miệng sâu hoắm, gò má sâu hoắm, đôi mắt buồn và sâu hoắm như phủ đầy nấm sương. Mặt gã màu bạc ảm đạm. Gã ho rất khẽ khàng, thận trọng, rồi chấm nhẹ những miếng gạc vào môi với vẻ chán ghét đã trở thành phản xạ tự nhiên.
Viên đại tá chìm trong một vòng xoáy các chuyên gia vẫn đang chuyên tâm tìm cách xác định xem bệnh của gã là gì. Họ chiếu đèn vào mắt gã để xem gã còn nhìn được không, chọc kim vào dây thần kinh để xem gã có còn cảm giác không. Có chuyên gia tiết niệu lo cho nước tiểu của gã, có chuyên gia bạch huyết học cho bạch huyết của gã, có chuyên gia nội tiết cho nội tiết tố của gã, có chuyên gia tâm lý học cho tâm lý của gã, có chuyên gia da liễu cho da của gã; có chuyên gia bệnh học để theo dõi cảm xúc của gã, có chuyên gia tế bào học cho mụn cóc của gã, và có cả một chuyên gia hải dương học hói đầu và mô phạm đến từ khoa Động vật học trường Harvard, từng bị phũ phàng tống vào Quân y do một lỗi ở cực dương của một máy tính IBM, để cố gắng thảo luận về Moby Dick với viên đại tá suốt các phiên điều trị của mình.
Viên đại tá đã được săm soi rất kỹ. Không có bộ phận nào trong người gã mà chưa bị dùng thuốc và động tới, bị lau chùi và nạo vét, bị sờ mó và chụp ảnh, bị cắt bỏ, tước đoạt và thay thế. Gọn ghẽ, mảnh mai và đứng thẳng, người phụ nữ thường xuyên vuốt ve gã mỗi khi cô ngồi xuống bên giường, và mỗi lần cô mỉm cười đều là một mẫu mực của vẻ buồn bã trang nghiêm. Viên đại tá rất cao, gầy và hơi gù. Mỗi khi đứng dậy để đi, gã thậm chí còn chúi về phía trước nhiều hơn, biến cơ thể gã thành hình một cái hố sâu, đặt chân rất thận trọng, nhích về phía trước từng phân tính từ đầu gối xuống. Dưới cặp mắt gã là những quầng thâm tím. Người phụ nữ nói rất khẽ, khẽ hơn cả tiếng ho của gã, và chưa ai trong phòng này nghe thấy tiếng cô bao giờ.
Trong vòng chưa tới mười ngày, gã Texas đã dọn sạch phòng bệnh. Viên đại úy pháo binh bỏ chạy đầu tiên, sau đó cuộc di tản bắt đầu. Dunbar, Yossarian và tay đại úy lái máy bay chiến đấu, tất cả cùng chuồn trong một buổi sáng. Dunbar không còn bị chóng mặt nữa, còn tay đại úy phi công đã xì hết mức mũi. Yossarian nói với các bác sĩ rằng y đã hết đau gan. Đơn giản thế đấy. Đến cả tay chuẩn úy cũng chạy. Trong vòng chưa tới mười ngày, gã Texas đã khiến cho tất cả mọi người trong phòng quay lại chiến trường - tất cả mọi người trừ gã C.I.D., gã này đã lây cúm từ tay đại úy phi công rồi biến chứng thành viêm phổi.
1. Nhà văn Mỹ thế kỷ 19, được coi là “Người đàn ông Mỹ của những lá thư” (American Man of Letters).
2. United States Army Criminal Investigation Command: Bộ Tư lệnh Điều tra Tội phạm Lục quân Hoa Kỳ, thường được viết tắt là C.I.D. hoặc USAC.I.D.C.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bẫy-22
Joseph Heller
Bẫy-22 - Joseph Heller
https://isach.info/story.php?story=bay_22__joseph_heller