Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xa Xóm Mũi
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại:
Tùy Bút
Biên tập:
Little Rain
Up bìa:
Little rain
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 3660 / 55
Cập nhật: 2016-06-23 13:11:09 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
C
ó nhiều thứ thằng Đức biết mình không thể mang theo. Tiếng ghe cào đi đêm ra biển ầm ì, tiếng cơm sôi ì ạch trong bếp, tiếng nước xối ào ngoài mái đặt trên sàn lãn làm bằng cây đước. Ngọn khói sớm chiều êm ả cuộn, êm ả tan. Rồi cả cái xóm Mũi này nữa, không thể gói vào trong giỏ để lâu lâu hé ra nhìn cho đỡ tủi.
Thằng Đức thức dậy từ sớm. Con gà đậu trên cây mắm cụt đầu gáy te te, con Bé Em mớ quẫy đạp ầm ầm trên bộ ngựa gỗ, đâu đây những hơi thở của ngoại, của má lào khào. Thằng Đức bỗng thấy thương quá, thương hết thảy. Thương nhất là ông ngoại. Hôm qua ngoại xốc nó chở ra biển. Ngoại nói:
- Ngoại cho con coi lại biển xứ mình, mai mốt đi xa, con phải nhớ.
Bầu trời rộng chan chứa. Biển mênh mông day dứt. Ngồi trên xuồng thả bập bềnh trên sóng, thằng Đức dựa vô ngực ông ngoại ngước mắt nhìn ra xa. Ngoại ôm nó thả xuống bãi bùn. Ngaọi biểu nó chơi cho thỏa thích. Thằng Đức ngâm mình trong nước, thấy mình vững chải hẳn lên, nước biển che giấu đi đôi chân tội nghiệp, thằng Đức quên đi nỗi tật nguyền.
Thằng Đức được ông ngoại chỡ ra biển hoài nhưng chỉ hai lần nó nhớ nhất. Lần thứ nhất là năm nó tám tuổi, cơn bão lớn tàn phá qua xóm Mũi. Cha nó đi biển vĩnh viễn không về. Ông ngoại chở má, chở nó ra cửa biển, ngóng hoài, chờ hoài, vô vọng. Má không bao giờ khóc trước mặt nó, nhưng đêm về, thằng Đức nghe má nấc những tiếng lỡ làng.
Bà con xóm Mũi ai cũng nhìn nó vừa thương vừa tội, "tội nghiệp, mới tí tuổi đầu, đã có tật rồi mà còn mồ côi mồ cút". Nhưng thằng Đức tự ái trong lòng, nhất là với những ánh mắt nhìn nó - một kẻ tật nguyền. Nó cố tỏ vẻ mạnh mẽ lên, để cho ông ngoại với má vững lòng, nó sẽ thay ba làm trụ cột trong nhà. Ông ngoại biết ý nó, ông thương nó rứt ruột.
Những buổi chiều, đám con nít trong xóm tụm lại chơi chạy rượt trốn kiếm trước sân, ông ngoại hay nhìn thấy thằng Đức ngồi bệt xuống sàn nhà, dựa lưng vào cây cột đã bóng nước nhìn các bạn một cách thèm thuồng, ông ngoại kiềm nén nỗi đau rưng rức trong lòng, xoa đầu nó, an ủi. Ông ngoại hay nhắc lại, vì sao cơn sốt bại liệt đến với nó hồi nó mới bồng nách đã cướp đi đôi chân rắn rỏi để chạy nhảy với cuộc đời. Nghe xong, nó bảo, "mai mốt con học thiệt giỏi cho ngoại coi". Hỏi nó học giỏi để làm gì, mặt nó đăm đăm lại, giọng nghiêm túc ghê lắm, "Làm bác sỹ, con dứt khoát sẽ làm bác sỹ. Con sẽ về xóm mình, để chích cho con nít bịnh". Cả nhà biết, nó không quên câu chuyện buồn hồi ấy, xã chưa có bác sỹ, tốc lên chở thằng Đức về tới bệnh viện huyện mất sáu giờ đồng hồ, với bấy nhiêu thời gian thì đã trễ tràng.
Biết mình không thể ra biển vật lộn cùng tấm lưới cây câu, với đôi chân đã quẹo quặt, teo ngắt, thằng Đức học giỏi thiệt là giỏi, giỏi nhất xóm Mũi, rồi giỏi nhất xã. Không đi lại được nhiều, nó có nhiều thời gian ngồi học. Những đêm thứ bảy, bà con kéo tới nhà coi vô tuyến, chưa tới chương trình cải lương thể nào cũng biểu thằng Đức vặn đèn thiệt tỏ đọc báo cho bà con nghe. Ai cũng tấm tắc khen nó sáng dạ rồi day qua đám con nít đang cãi vả om trời, "còn cái tụi này, tối ngày dang nắng khét ngẹt có thấy lo học hành gì đâu. Dốt quá cho đi chăn trâu". Mọi người cười, ở đây có trâu đâu mà chăn, ờ không có trâu để chăn thì đi biển. Tụi bạn thằng Đức cũng thôi hét váng lên mỗi trưa qua cửa, "Đi học, Đức "què" ơi", trong lòng tụi nó nể lắm.
Ở trường xã dạy tới lớp năm, không có thầy cô giáo về nên thôi dạy nữa. Thằng Đức buồn lắm, suốt ngày chống nạng đi lòng vòng trong nhà, bó hó băn hăn. Ông ngoại bàn với má nó chuyện gì đó, mà toàn là nói nho nhỏ với nhau. Rồi ông ngoại đi huyện, thằng Đức hỏi ông đi đâu, ông bảo đi thăm cậu Hai. Cậu Hai nó buôn bán ngoài đó. Lúc ông ngoại về, ông ngoại cười hơn hớn, ông nâng thằng Đức ốm nhom lên bằng đôi tay da đã nhăn nheo nhưng đỏ au rắn rỏi:
- Năm tới ra ngoài huyện học, chịu hôn con?
Nó cũng cười, câu lấy hai vai ông ngoại lắc lấy lắc để:
- Thiệt hả ngoại, thiệt sao?
Rồi tự nhiên đang vui nó xịu mặt xuống:
- Nhưng nhớ nhà lắm, con không đi đâu.
Ông ngoại nghiêm nét mặt lại:
- Vậy con hỏng muốn làm bác sỹ để giúp cho bà con mình sao? Muốn à? Muốn thì phải học, không học sao làm bác sỹ được, cái thằng… Đàn ông con trai gì mà yếu xìu, khó coi quá.
Ông ngoại nói vậy chớ, làm sao mà không nhớ được phải hông? Hồi đó tới giờ có khi nào nó xa nhà, xa ông ngoại, xa má đâu. Ông ngoại đi giăng lưới, sạt sò ngoài bãi cũng mang nó theo. Má đi vá lưới đằng hàng xóm một chút xíu thôi đã chạy về thăm lom nó. Bây giờ tự nhiên ra chợ huyện ở với cậu Hai sao mà không buồn. Thằng Đức nó suy nghĩ ghê lắm, nhưng rồi nhìn xuống đôi chân nhỏ nhoi của mình, nó bậm môi quyết định, nó phải làm bác sỹ, để sau này nhiều em bé xóm Mũi sẽ không tủi không buồn vì tật nguyền như nó.
Nhưng càng đến ngày tựu trường, lòng nó càng bồn chồn, buồn buồn làm sao đâu á. Thương ông ngoại với má dành dụm hồi trước giờ đều lo quần áo, sách vở cho nó. Ông ngoại đã lén bán chiếc xuồng be mười để góp tiền với cậu Hai mua cho nó một chiếc xe lăn tay bóng loáng. Ông ngoại nói từ nhà cậu lại trường xa lắm, không chống nạng đi học được. Tội nghiệp, chiếc xuồng đã cùng ông ngoại, đi giăng lưới, mò tôm… Bây giờ bán đi, cũng buồn, ông ngoại ra ngoài sàn lãn ngồi, mặt ngó ra rừng, hút thuốc. Thằng Đức thấy hết, nó cảm động trong lòng lắm, càng cảm động càng tự nhủ, mình phải cố học để không phụ lòng ông ngoại, không phụ lòng má và bà con xóm Mũi này.
Nhưng chút nữa sáng, nó phải rời xóm Mũi thật rồi. Gió phăng phăng thổi qua nóc nhà lá nghe phần phật. Thằng Đức nghe má nó múc nước vô cái ấm nhôm rồi thổi lửa phù phù trên bếp. Ông ngoại chắc ngồi gần đâu đó, thằng Đức nghe má nói nhỏ:
- Chắc con nhớ nó lắm, ba à.
- Ừ, ông ngoại trả lời, nó giống thằng chồng bây in hệt.
- Con nhìn thằng Đức là như con thấy ảnh vậy. Ảnh cũng mất, bây giờ nó cũng đi xa.
- Bây… - Ông ngoại chắc lưỡi - …Bây làm sao đâu… Phải lo tương lai cho nó. Sinh nó ra mà không lo cho con cái học hành là tội lắm, bây à.
Thằng Đức cựa mình lò mò tìm hai cái nạng. Bây giờ cũng còn sớm, nhưng nó muốn thức dậy, ngồi bên má, bên ông ngoại, bên khói của nhà mình cho hả hê, chút nữa đã xa mất tiêu rồi.
Trời sáng trắng, mấy đứa bạn cùng đi ra huyện học đã chờ sẵn dưới bến, mấy đứa ở lại cũng chân trần, quần cụt chạy ra tiễn. Bà con xúm lại đông thiệt đông. Sương vẫn còn giăng trắng ngầu ngầu chỗ rặng đước sau dãy nhà sàn san sát bên kia kinh. Ông ngoại mặc bộ đồ bà ba nâu mới nhất mượn xuồng máy của chú Tư đưa bầy con nít ra huyện. Máy nổ giòn tan, chân vịt đặt bủm xuống nước, chiếc xuồng từ từ ra khỏi bến. Ông ngoại chạy chậm thiệt chậm để còn thời gian cho thằng Đức rướn cần cổ lên, kêu:
- Má đừng buồn nghe, mai mốt con về.
Ngoại cười:
- Cái thằng, thì mai mốt ngoại với má mầy cũng ra thăm. Í, mắc mớ gì mà con khóc. Thiệt tình… cái thằng… đàn ông con trai gì mà tệ quá.
Thằng Đức quệt nước mắt ngượng ngùng cười, cuối cùng, nó không quên ngó về cửa sông thầm làm một cái vẫy chào ba nó.
Phía có ba là biển.
Xa Xóm Mũi
Nguyễn Ngọc Tư
Xa Xóm Mũi - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=xa_xom_mui__nguyen_ngoc_tu