Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hồn Quê
Tác giả:
Hoa Lê
Thể loại:
Tùy Bút
Biên tập:
Hoa Lê
Up bìa:
Azazel123
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1095 / 6
Cập nhật: 2017-10-17 00:32:44 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
K
hi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu...
Hồi Hương - Hạ Tri Chương -
Với những người sống xa quê, thứ tài sản quý giá luôn mang theo ấy lại là tiếng nói quê hương. Gìn giữ giọng nói của ông bà tổ tiên là gìn giữ hồn quê trong lòng mình.
Ở làng tôi,thường thì 5 rưỡi mỗi buổi sáng, đài truyền thanh của xã sẽ vang lên khắp đường làng ngõ xóm, thế nhưng mới 5h là đã thấy những chiếc"loa làng" oang oang lên rồi. Ấy là cái chợ làng sát cạnh nhà tôi, trước kia vốn là cái sân kho của hợp tác xã.
Người làng tôi vẫn có thói quen nói to, giữa đường giữa chợ cũng như ở nhà đều thoải mái mà oang oang, nếu thoạt nghe cứ tưởng cãi nhau nhưng không phải. Ăn to nói nhớn quen rồi. Thế nào là tự do nhỉ!
Người làng tôi vẫn có thói quen nói nhiều,nói một lần sợ người nghe chưa thấu nên cứ thích nói đi nói lại. Dù là lần thứ mấy rồi thì cũng vẫn sôi nổi nóng hổi nguyên xi như đang nói lần đầu. Mà chuyện gì cũng muốn đem chia sẻ hết với bà con làng xóm. Thế cho nhẹ người,giữ trong lòng làm gì.
Chợ làng chỉ họp buổi sáng chừng 8rưỡi 9 giờ là tan hết, kể cả rác cũng được dọn sạch sẽ không còn gì. Sáng ra, người ta đến chợ mua cá mua rau, mua đủ thứ. Mua ít mua nhiều chẳng ai muốn về nhà ngay nếu không có gì vội vàng. Người ta hay nán lại ngó nghiêng xem có gì hay, có gì mới chuyện xóm chuyện làng. Rồi thì chỗ kia túm năm chỗ này tụm bảy, nhất là các bà các chị. Người ta hào hứng chia sẻ chuyện nhà mình, hào hứng tham gia bình luận chuyện của hàng xóm, chẳng khác nào một mạng xã hội thu nhỏ.Thế mới thấy cái nhu cầu trao đổi chia sẻ thông tin luôn hiện hữu mọi nơi mọi lúc.
Người làng tôi vẫn thế.Nếu có ai đó ở xa về thì kiểu gì cũng phải vây lấy trầm trồ xuýt xoa. Kiểu gì cũng phải tíu tít hỏi thăm và háo hức đợi chờ. Tình cảm thật nồng ấm thân thương. Tôi cứ mỉm cười lâng lâng, nghĩ bụng rằng giá có được đi cái chợ tình Sa Pa thì có lẽ cũng chỉ hấp dẫn đến thế thôi là cùng.
Nhiều người đã rất ngạc nhiên, thích thú khi thấy con gái tôi nói đặc sệt giọng làng mình: "Cũng biết nói tiếng làng mình ư,giỏi quá". Còn con gái cũng ngạc nhiên không kém:
- Mẹ ơi con nói tiếng quê mà ai cũng cười là sao?
Ai nghe cũng cười, cười vì con bé vốn không được sinh ra và lớn lên ở đây những lại thích nói giọng quê với ông bà và mọi người. Xã có bốn làng thì mỗi làng nói một giọng khác hẳn nhau. Nhưng có lẽ cái tiếng của làng tôi là đặc biệt đáng nhớ hơn cả, nổi tiếng trong vùng vì khó nghe khó nói.
Người lạ mới vào làng dẫu có láng tai lên mà nghe cũng khó mà hiểu hết nếu không hỏi lại.Cái giọng nghe lơ lớ nằng nặng như tiếng miền Trung bởi dấu câu nhảy múa đổi chỗ loạn xạ Rồi thì ngọng líu ngọng lo, ngọng cả âm cả vần lại thêm những từ đệm có lẽ không bao giờ tìm thấy nghĩa của chúng trong từ điển. Chẳng người ngoài nào hiểu nếu không được phiên dịch.Thế đấy. Bởi vậy mới nói.
Tiếng làng tôi quá đặc biệt, không lẫn vào đâu được. Nhiều lần giữa phồn hoa đô thị chợt nghe ông ổng quen thuộc cái giọng làng ta. Vẫn thoải mải nói thật to, thật...líu lo khiến người đi đường cũng thấy lạ mà ngoái nhìn. Kệ chứ.Thế mới thích. Nghe thân thương lắm. Thấy cả một chút tự hào len ấm vào trong tim. Còn gì bằng khi đồng hương gặp nhau giữa nơi đất khách mà như thấy được cả quê nhà ấm áp.
Giờ thì mỗi lần về quê lại một lần thấy như lạ hơn, xa hơn. Lạ vì lớp trẻ lớn lên thật khó mà nhận ra con cái nhà ai bởi chúng nói còn pha giọng nữa. Nghĩa là không còn ngọng mấy, không còn sai dấu mấy, bớt lệch âm hơn, nhẹ nhàng hơn. Cũng phải thôi. Chúng đi học hành giao tiếp ngoài xã hội thì phải vậy. Trẻ con giờ nứt mắt ra là bố mẹ chúng đã nắn giọng cho rồi..Đúng là đúng hơn nhưng sao nghe trôi trối lỗ tai, sường sượng như nhai phải thứ gì nửa sống nửa chín. Không chạnh lòng sao được. Người lớn trong làng cũng không thích vậy. Các cụ bảo " Chửi cha không bằng pha tiếng" đủ thấy giọng nói vùng miền ông bà tổ tiên để lại có ý nghĩa và đáng gìn giữ như thế nào. Ấy là khi bị người ngoài nhại tiếng mình còn phải biết tự ái.Đằng này thì... Trẻ con chẳng nói làm chi nhưng bố mẹ chúng cái lứa 8X, 9X ấy, ra ngoài thì chớ chứ đã ở làng ta thì cứ tiếng làng ta mà nói với người làng ta, pha thêm cái giọng thiên hạ vào làm gì. Hay mình khó tính, mình cổ hủ chăng? Có lẽ thứ mình thích không phải ai cũng thích.
Nhiều người làng tôi đã định cư mấy chục năm ở thành phố lớn mà vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ cả giọng lẫn phong cách nói chuyện mọi lúc mọi nơi. Kể ra đôi khi hơi bất tiện trong giao tiếp đấy nhưng có sao đâu. Cuộc sống đa sắc màu, văn hóa cũng thế.Có nghe đâu đó rằng nói ngọng là văn hóa địa phương, đứng ở góc độ như tôi bây giờ thì thấy cũng có lý.Với tôi, tiếng nói của làng mình là một phần hồn cốt quê hương mang theo trong lòng. Ai sống xa quê mới thấu.
Làng tôi không còn như xưa. Cũng giống như hôm vừa rồi khi đi qua cái giếng làng trước kia vốn sâu thẳm trong vắt những bèo ong hoa sang hoa súng. Là nơi cả làng ra lấy nước ăn, cùng nhau giữ gìn không bao giờ để ô úê vẩn đục gì xung quanh. Không những thế nghe các cụ còn bảo nơi ấy linh thiêng lắm vì nó là cái mắt rồng đất làng tôi vốn hình con rồng. Vậy mà giờ trẻ con nó bơi tòm tõm cả ngày. Thậm chí cả những đàn vịt trắng phau cũng tranh thủ lúc vắng người mà lượn tung tăng. Chẳng còn ai giữ. Giữ làm gì. Giờ ai ăn nước giếng nữa đâu. Có lẽ nó cũng hết thiêng mất rồi, không còn ai sợ "phạm thượng" ở đó nữa.Mọi giá trị đã thuộc về dĩ vãng. Thời buổi hội nhập, cùng với những"thay da đổi thịt" trên khắp quê hương thì những giá trị về văn hóa tinh thần lại đang dần mai một hoặc biến dạng trên chính quê hương mình. Cái được cái mất cứ xoắn xuýt lấy nhau không sao tách ra được.
Dẫu sao được về quê là thích rồi, chẳng riêng gì tôi.
Thích nhất là được ăn toàn rau sạch và được...nói ngọng.
Hà Nội -
Chiều ngoại ô
27/07/2017
Hồn Quê
Hoa Lê
Hồn Quê - Hoa Lê
https://isach.info/story.php?story=hon_que__hoa_le