Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Dưỡng Chất Vô Hình
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại:
Tùy Bút
Biên tập:
Little Rain
Up bìa:
Little rain
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1422 / 15
Cập nhật: 2018-03-06 21:42:56 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
G
ió chướng mang về cuộc tranh luận bỏ lửng từ năm trước.
Chị gần như chạm tay vào chiến thắng, khi mấy đứa nhỏ chọn đứng về phe mình, tụi nó không còn nghi ngờ chuyện Tết giờ chán hết nói nổi. Những thứ chỉ Tết mới có, khiến người ta dài cổ đợi, chảy nước miếng khi sực nhớ, giờ hoặc lúc nào cũng sẵn (như dưa hấu, bánh mứt) hoặc như pháo, đã biệt mù. Hệt một huyền thoại bỏ đi, từ hồi nào đã tan sạch cái màn sương thần bí mà Tết khoác lên, khiến đêm giao thừa sâu thẳm không giống với đêm nào còn lại, trẻ con rón rén đến nín thở vào ngày đầu năm mới, chỉ xấp bao lì xì mà đếm không biết chán từ tảng sáng tới nửa đêm. Giờ tết chỉ là một tuần lễ nhịu lẫn vào chuỗi thời gian lún trong xỉn say chúc tụng. Cả nhu cầu sum họp gặp gỡ cũng không còn, bởi lên mạng xã hội là biết ai xước móng tay, ai đang ăn tối. Trò thiêng đã giải, bày ra đó những thứ tầm thường, nguội và trơ.
“Mấy ngày đó đóng cửa, kéo nhau đi nước ngoài du lịch thích hơn”, ai đó kết luận luôn, át luôn tiếng đằng hắng của người đàn ông đang mắc kẹt trong đơn độc. Cả khi hắng giọng mấy lần, thao thao như mọi khi, vẫn chẳng xua được cảm giác yếu thế. Không hoàn toàn bởi anh chỉ có một mình, còn vì cái ý nghĩ rằng Tết là lễ hội khó thể thiếu trong đời sống người Việt, giờ anh không chắc nữa. Sự tẻ nhạt của nó, anh cảm thấy được, khi ngồi trong cuộc họp lớp Tết rồi, cảm thấy những câu nói này, cách bọt bia chảy qua kẽ tay này, sao mà giống như năm trước, năm trước nữa. Mâm cúng, khói nhang ba mươi nào cũng như ba mươi nào. Mình còn chịu được sự nhàm chán này bao lâu, lúc đó anh tự hỏi.
Anh từng tin rằng người xứ mình cần khoảng thời gian đặc biệt ấy như một chặng dừng nghỉ để làm tươi mới mình, một nếp gấp xếp cất đi những vui buồn cũ, một cánh cổng cho người bên kia thế giới đi về. Rằng giá trị tinh thần của Tết không phải là thứ đong được, và tiếng gọi của nó phải vang động lắm nên con người ta có ở tận cùng trái đất cũng đáp lời. Những lý lẽ đanh chắc anh từng dùng đáp trả lại cái ý tưởng dẹp tết cho xong của vợ, ai ngờ có lúc thở nhẹ cũng lay. Tháng Giêng năm rồi anh vào viện bó bột cái chân trái, tai nạn xảy ra sau cuộc chúc tết anh em cột chèo. Giờ chỗ thẹo đó nằm trên người anh, nhưng là bằng chứng thuyết phục nhất để chống lại anh.
Bất giác, anh đưa mắt tìm bà mẹ, lúc này đang quét trứng mọt trên trang thờ. Từ lãng tai, bà đứng ngoài những cuộc tranh luận của đám con. Ngó mấy đứa cãi hăng, bà đoán lại bàn chuyện làm giàu, mấy chuyện hồi bà còn nghe rõ, cũng chẳng hiểu gì. Một đứa kêu má lại làm trọng tài cho tụi con, bà mẹ gật đầu, “ờ, năm nay cây xoài rụng bông quá mạng, có khi tới tết không có trái nào bày lên dĩa cúng ba tụi bây”
Cuộc tranh luận năm ngoái cũng ngưng giữa chừng theo cách gần giống vậy, chưa ngã ngủ thì bị bà mẹ ngắt ngang, hối thằng con chở đi lò ấp hốt hai chục vịt con. “Giờ nuôi ăn tết là vừa”, bà nói, trong lúc xỏ thêm cái áo dài tay.
Bà mẹ chưa bao giờ thôi dành dụm cho cái Tết của nhà mình, dù buổi này những thứ cần thiết đều ê hề ngoài chợ, chỉ cần nửa ngày là sắm đủ. Nhưng kiểu bà là Tết này chưa dứt đã bứt rứt Tết sau, khi bảo năm tới nhớ nhắc má vớt bánh sớm một chút. Đứng trong Giêng, bà đã nhón chân ngó hướng Chạp, lúc này hãy còn là chấm nhỏ mịt mùng. Rồi cái điểm ấy lớn dần, bà mẹ có làm gì thì cùng không quên thăm chừng, lắng nghe tiếng gọi của nó. Có buồng chuối, quày dừa, bà luôn tính coi có kịp làm mứt Tết không. Củi khô mùa nắng, bà dành riêng những gộc lớn nhất cho nồi bánh tét đêm giao thừa. Chắt mót từng ngày dồn hết vào đám giỗ chồng và mỗi lễ hội kia thôi. Như thể chỉ những dịp đó bà mẹ mới thật sự ăn, và thở.
Nó có ý nghĩa gì với má mình, mấy đứa con cũng vài lần hỏi. Bà mẹ xua tay nói “ai biết, tự nhiên vậy, quởn đâu mà ngồi nghĩ tào lao”. Như nước sông lúc chảy ngược khi xuôi, rắn mối có chân, ai thèm thắc mắc tại sao. Sinh ra đã thấy, nghĩ trước giờ vẫn vậy, chỉ tụi nhỏ đi học mới biết giải thích chúng theo khoa học. Hỏi có phải suốt thời trẻ sống trong chiến tranh, chỉ dịp Tết đôi bên ngừng bom đạn được vài ba ngày, người ta tạm quên chuyện loạn lạc nên mới quý Tết không, bà mẹ ờ, nói cũng dám vậy lắm. Hỏi hay bởi đất này quanh năm không hội đền lễ chùa chi hết, nên bao vui dồn góp cho cái Tết không, bà mẹ nói nghĩ vậy cũng có lý. Nhận được câu trả lời, nhưng người ta vẫn mông lung.
Chỉ biết Tết được nuôi bằng thứ dưỡng chất mông lung đó. Những đứa con không bao giờ biết bà mẹ tưới tắm Tết bằng gì, mà bao nhiêu năm nó vẫn màu sắc ấy, hương vị ấy. Và bên phía đòi dẹp Tết, dù đã kéo vào đội mình những nhạc sĩ, giáo sư, chuyên gia, biến cuộc tranh luận vượt ra ngoài cổng nhà, đã đưa ra những lý lẽ khó mà bắt bẻ, cũng không sao làm hao hụt thứ dưỡng chất không hình khối, không thể phân chất trong lòng những bà già. Là tình yêu, thói quen, hay bản năng, chính họ cũng không rõ. Chỉ biết mẹ của họ mùa nào cũng dành một công đất cấy nếp, để dành tới Tết quết bánh phồng.
Tết tiếp tục hay dẹp bỏ, không bao giờ bà mẹ nảy ra câu hỏi đó. Có nghe thì cũng lơ đi, như thể nó không dành cho bà. Mấy đứa con nghĩ chừng nào má mình còn, thì Tết không bao giờ mất. Giả sử một ngày nào đó lệnh cấm tết được ban ra, bà mẹ vẫn giấu mấy trái xoài sứt sẹo trong thùng gạo, chờ tới giao thừa bày lên bàn thờ gia tiên, thắp nén nhang rì rầm nói chuyện với hư vô, và cong người che giấu đốm lửa nhỏ bé kia, sẵn sàng nuốt thứ khói bị người đời ruồng bỏ vào lòng, mà không cảm thấy chút nào cay đắng.
Dưỡng Chất Vô Hình
Nguyễn Ngọc Tư
Dưỡng Chất Vô Hình - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=duong_chat_vo_hinh__nguyen_ngoc_tu