Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Am Cu Ly Xe
Tác giả:
Thanh Tịnh
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Gió
Up bìa:
Lý Mai An
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 2299 / 20
Cập nhật: 2015-12-04 12:29:45 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
M
ới nghe qua tên Am, tôi đã tưởng họ bông đùa.
Nhưng không, người kể cho tôi nghe nói với giọng nghiêm chỉnh lắm.
Cái am ấy nhỏ bằng vôi đựng trên bờ sông Bồ thuộc về làng Thanh Trúc. Trong am chỉ đặt một bát lư hương và cặp đòn con bằng gỗ tiện. Trước cửa am có che một bức sáo xanh kẻ chữ thọ màu hồng. Cách am năm bước có cái mồ đắp lên cao. Ngôi mả của người cu-ly xe.
Chuyện am này ở hai vùng Thanh Lương và Hương Cần ai cũng biết. Họ thường kể cho người lạ nghe với một giọng chắc chắn đáng tin. Ðược dịp kể nhiều nhất là bà bán quán gần am ấy. Và khách qua lại muốn được nghe chuyện chỉ việc uống một bát nước chè hay ăn vài đĩa xôi đậu. Bà quán kể lâu quá thành có duyên và lắm đoạn nghe xuôi như đọc thuộc lòng.
Từ ga Văn Xá đến bến đò làng Thanh kể được trên hai cây số. Bên kia sông là huyện Quảng Ðiền. Bến đò ấy ở vào một chỗ hoang vắng vì kế tiếp con sông là cái cồn mồ. Ở đó, qua huyện Quảng Ðiền gần hơn quay trở về làng Thanh. Dẫn khách đến ga là nhờ con đường chạy dài trong lối xóm, qua vài cái cầu ngắn bằng gạch và ba bốn khoảng phơi mình giữa đồng cỏ cháy. Con đường ấy được nhiều người đi nhất.
Ga Văn Xá làm lễ lạc thành xong thì sau đó hai tuần một người mù đem chiếc xe tay đến đón khách. Ðó là một cái xe thảm khổ nhất. Ruột hai bánh độn rơm và trần xe đã thủng nhiều chỗ.
Khổ hơn nữa là người kéo xe mù lại già, đầu tóc bạc phơ, người gầy gò và trán hói. Theo đúng đường và biết tránh người đi là nhờ đứa cháu nội lên mười chạy dìu phía trước.
Rồi ngày bốn buổi, hai ông cháu lên ga Văn Xá đón khách về huyện Quảng Ðiền. Ðời tuy vất vả nhưng có kẻ thương tình nên cũng đủ sống.
Lệ thường cứ mỗi vòng được năm xu. Hai ông cháu ngày nào cũng kiếm được một vài hào đủ tiêu dùng, cơm cháo.
Từ ngày có xe lửa, dân mấy vùng quê ai cũng thèm đi. Họ cốt đi để mua vui thôi. Vì họ thấy thứ xe lạ và chạy quá nhanh nên họ thích lắm. Thích nhất là được đứng trên tàu gọi tên mấy người quen đang đi trên đường cái quan. Lắm khi họ từ ga này để đến một ga nào, gần đó. Rồi từ ga ấy họ lại mua vé trở về ga làng. Ngày ấy họ chưa kể đến sự tiện lợi đi xe. Họ chỉ biết đến cái thú thôi. Ga Văn Xá nhờ thế ngày nào cũng tấp nập người ra kẻ vào. Và hai ông cháu người kéo xe kiếm được miếng ăn rất dễ. Người đi xe lửa ra khỏi ga họ muốn lên xe tay ngay. Họ đã quen với sự nhanh chóng.
Ði bộ đối với họ lúc ấy là một chuyện phiền. Nhưng được người kéo xe khoẻ mạnh thì chẳng nói gì. Ðằng này lại khác. Bước chân lên xe người mù già, thì người khổ chưa hẳn là người phải kéo xe mà thật ra là người được ngồi. Huống chi ở đây lại phải chịu cái tội trông một đứa trẻ chạy không kịp thở, ngã tới vờn lui, theo bước chân của một ông già yếu đuối. Nên nhiều người thương hại không muốn đi xe.
Nhưng lòng nhân đạo càng ban truyền ra, người kéo xe mù lại càng túng thiếu.
Rồi sau chỉ những người ốm hay già yếu lắm - thỉnh thoảng có vài người say rượu - mới bước lên xe của hai ông cháu.
Lắm người không đi, chỉ gửi vài bao hành lý họ cũng trả tiền hẳn hoi. Nhưng hạng người này hiếm lắm. Ðợi năm sáu chuyến tàu mới gặp được một người.
Tối đến, hai ông cháu thường ngủ trong một cái mui thuyền đặt khum khum trên bờ sông. Sáng mai ba giờ đã phải dậy. Vì phải đợi khách bên huyện Quảng qua sông đi chuyến tàu bốn giờ.
Tiền bạc làm ra được đều do người cháu giữ. Và người ông cũng không mấy khi hỏi đến. Trừ ra lúc muốn mua một vài cút rượu trắng hay làm ăn được, nhớ lại những ngày kỵ giỗ của gia hương.
Ngoài ra, người cháu tuy nhỏ tuổi nhưng sớm khôn, đã lo liệu cho cả. Vì cái quán ở cách đó nửa cây số đã chu cấp cho hai ông cháu đủ các thứ cần, lẽ tự nhiên là phải bỏ tiền ra mua.
Mùa đông năm Ngọ, lạnh và mưa luôn ngày luôn đêm. Ðường từ ga về bến đò đã nhiều nơi bị hư hỏng. Lắm cái cống đất nhỏ bị nước lụt trôi đi. Hai ông cháu phải bỏ công chữa lại. Có thế xe mới đi qua được. Và con đường tuy của chung, nhưng chỉ riêng hai ông cháu để ý và lo ngại hơn cả. Xe độ ấy ế vô cùng. Và gặp cái xe trần thủng, nước tát vào như giội, khách cũng thấy chán không buồn đi. Và đêm nào lên ga đợi chuyến tàu suốt chín giờ, hai ông cháu cũng dẫn xe về không.
Chất chồng vào cái hại kể trên, chuyến đò làng Thanh không qua lại nữa. Vì hai làng Thanh Lương và Thanh Trúc đang kiện nhau để được độc quyền về nghề chở khách. Dân quanh vùng phải đi ngược lên khá xa mới qua bến đò làng Triệu. Phía ấy, cũng có đường đi lên ga nhưng hẹp lắm. Hai ông cháu đành đưa người đi lại quanh vùng Thanh Trúc và chờ nhà nước xử xong, để chở thêm khách bên huyện Quảng Ðiền.
Một đêm trung tuần tháng chạp, chuyến xe suốt lại trễ mất ba giờ. Lúc ấy, vào giữa đêm. Nghe tàu đến, hai ông cháu đã mừng thầm trong bụng. Một lát sau, con tàu đã bắt đầu sục sịch chạy, người kéo xe vẫn chưa nhận thấy có tiếng bước chân nào khỏi ga. Ông hỏi cháu nhưng thằng bé đã lẩn đi ngả nào, Ông chắc nó đang đứng đón khách ở sân ga nên định bụng chờ. Mấy phút sau, đứa bé trở về, ông già mù cảm thấy hình như có một người bước lên xe. Ðứa bé nói với giọng run run:
- Ông ơi, có người lên đó. Ông chạy đi.
Thế rồi hai ông cháu dìu nhau chạy về phía sông Bồ, qua những quãng đường lầy lội và dưới dòng mưa đêm lạnh giá. Trong những cánh đồng ngập nước, tiếng ễnh ương đua nhau kêu não nùng như một bản nhạc mùa đông, nghe buồn thấm tuỷ. Hai ông cháu dưới mấy cái mo cau và tàu lá chuối kết lại thay tơi cắm đầu chạy trên quãng đường ướt át.
Trời tối đen như mực, nhưng may đứa cháu quen đường và nhờ ánh bùn chiếu lên, nên bánh xe cũng khỏi vấp ngã.
Ðến bên đò làng Thanh vào khoảng một giờ khuya. Gió ngoài thổi vào lạnh như cắt thịt. Ðứa cháu sắp dắt ông vào mui thuyền thì như nghi ngại điều gì, người kéo xe mù đã cất tiếng hỏi:
- Tiền xe mô đưa cho ông?
Ðó là một câu hỏi bất ngờ vì mấy lần trước có bao giờ ông hỏi đến đâu. Hay cũng hỏi cho biết số, chứ chưa lúc nào ông định giữ lấy. Ðứa cháu run lẩy bẩy, lúng túng rồi bỗng ôm mặt khóc. Chỉ nghĩ thoáng qua người kéo xe mù đã hiểu ra lẽ thật. Có gì đâu, không thấy khách và muốn ông nó vui lòng, thằng bé đã bê một tảng đá nặng đặt lên nệm xe và dìu ông nó chạy.
Trí non nớt của nó có ngờ đâu mấy năm lao khổ trong nghề, ông nó phân biệt rất tinh tường người ngồi và vật đặt khác nhau nhiều lắm. Nhưng ông nó vẫn chạy, vì mù quáng, vì đói rách nên lòng vẫn hy vọng những chuyện không bao giờ có được.Và biết ra thì thêm khổ. Thấy cháu khóc, ông cũng nức nở theo.
Rồi giữa đêm lạnh, phần già yếu, phần đau buồn, phần đói rét, ông gục xuống dần rồi lăn ra chết ngất.
Ðứa bé sợ thất thanh la hét nghe đứt ruột. Nhưng gió của trời thét mạnh hơn và tiếng nó đành chịu rã rời bay lạc giữa đêm mưa tầm tã. Bên kia sông, huyện Quảng Ðiền xa quá. Chỉ còn vài ngọn đèn dầu chập chờn trong xóm quê đen tối. Con đò đã cắt đường qua lại từ lâu, không đem được lòng từ thiện của bến kia qua bao trùm nỗi thảm thương của bờ nọ.
Sáng mai đi chợ Thanh Lương, khách qua đường thấy trên bờ sông vắng một đứa trẻ thơ đang ngồi khóc thảm thiết bên cạnh một người già nua đã chết cứng đờ.
Dân quanh xóm thương tình, người ít kẻ nhiều dồn nhau lại mua cái hòm mới và chôn cất người kéo xe già tử tế.
Về sau đêm nào cũng như đêm nào, vào khoảng mười một giờ khuya, sau chuyến tàu suốt ra Bắc một giờ, những người ở quanh vùng đó đều thấy một cái bóng xe tay loang loáng chạy về phía làng Thanh Trúc. Người làm giữa ruộng dưới đêm trăng, các em mục đồng và cả sư cụ chùa Linh Hải đều nhận thấy nhiều lần. Và giữa đêm mưa lạnh ông từ làng Thanh Trúc còn nghe thấy cả tiếng nhạc xe trước cổng đình nữa...
Người ta bàn tán và nói rất nhiều. Lúc ấy, làng Thanh Trúc được kiện nên cho thuyền đưa khách qua lại như cũ. Gặp lúc vui dân làng liền quyên tiền để xây cái am cho người kéo xe "linh hiển".
Dân huyện Quảng cũng sốt sắng góp tiền rất nhiều. Con thuyền xưa đã nối lại hai bờ. Lòng từ thiện đã qua sông.
Am Cu Ly Xe
Thanh Tịnh
Am Cu Ly Xe - Thanh Tịnh
https://isach.info/story.php?story=am_cu_ly_xe__thanh_tinh