Americans like fat books and thin women.

Russell Baker

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 594 / 2
Cập nhật: 2015-03-12 12:25:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
óng tối chạy dài từ hồ Mưng, nương theo bờ tường, đeo đuổi qua nhiều ngã ba có dáng cây hình thù kỳ dị đứng rung lá. Nó sẽ khựng lại ở cổng thành, ánh điện vàng bắt trên cánh cửa hình vòm cung dọi xuống đã chận đứng nó lại, làm thành một đường biên mù mờ, xám mốc.
Ánh đèn đẩy lui bóng tối và đồng thời, tự nó soi chiếu rõ lên gạch đá bao dấu tích đổ vỡ hôm xưa đạn pháo thay phiên cày xới suốt những ngày Tết. Họ bảo có ba tử thi bị khóa cứng vào một khẩu đại liên, và họ vỡ lẽ vì sao cái chốt ấy thật khó khăn, đổ nhiều xương máu khi muốn "dứt điểm".
Trong chiến tranh, sẽ khôi hài nếu có ai nuôi giữ tinh thần bảo tồn di tích văn hóa của tiền nhân. Từ hai phía, người ta chẳng ngần ngại để phá đi, không bằng cách này thì bằng cách khác. Và họ đã phá, bằng mọi cách. Trên vết thương sẽ không bao giờ lành lặn ấy, nhiều người cửa nát nhà tan đã tụ bầy, họ dựng nhà, trồng rau quả. Lập thành liên gia, sống như lính thú đời xưa canh gát hoàng thành. Họ sống cao hơn người thường, nếu lấy mặt đất để làm chuẩn mức. Buổi chiều ngửa cổ nhìn lên, bắt gặp những cánh diều chao trong gió, những đùa bé mình trần chạy thấp thoáng trên bờ tường lở lói. Họ ra công, tùy tiện làm những bậc cấp bằng đất để bước xuống sinh hoạt với nhân gian.
Hòa ở trên ấy, đã lâu. Hắn bước xuống, luôn thay đổi lộ trình, không quen sử dụng một lối đi cũ. Tựa kẻ nghèo khó chẳng muốn người ta nhìn thấy mình bước ra từ chốn náu thân xiêu đổ. Hắn vác chiếc xe đạp trên vai và lao vào bóng tối ngay khi chân dẫm lên mặt đường. Thời gian này hắn siêng đi, chó cũng không biết đường nào mà sủa. Hắn ốm, gầy rạc, xanh xao mấy độ rày. Vài ba mụ bán rau trong chợ Xép đã từng quở như thế. Ðó là những mụ đàn bà ở cùng một tổ một phường với hắn.
"Học chi dữ thần rứa không biết? Học đến da bọc xương!" "Mô có. Tại hắn bị dính vô chữ tình đó thôi. Tình hành!" "Nói đã hay! Thời buổi ni ai mập mạnh cái nớ mới đáng bàn cãi".
Hòa không hề hay biết những lời bình phẩm kia. Nhân dân thì bao giờ cũng sáng mắt sáng lòng, khó tìm cách che đăy những gì gọi là riêng tư. Có điều, trong ba câu nói ấy chỉ đúng có hai. Chuyện đàu hoàn toàn sai, bởi Hòa chủ trương: "Sách vở ích gì cho buổi ấy". Ðèn dầu có thức sáng lẻ loi trong đêm, cũng chỉ soi rõ mặt giấy tái sinh cho hắn viết thư tình đó thôi. Khi mường tượng ra một người nữ xinh đẹp trong đầu, Hòa như bị ma nhập, hắn có thể viết một hơi lá thư tình dài tới bảy tám trang giấy. Hồn xiêu phách lạc. Lời lẽ thấm vào tâm cang nếu đọc phải. Ai oán, sướt mướt. Cầm lòng không đậu.
Ðêm nay, Hòa hẹn người con gái tên Hoa để chở đi uống cà-phê. Bởi trong lá thư trước Hòa có cho hay là chúng ta sẽ khó còn cơ hội gặp mặt nhau. Chính quyền cách mạng sẽ bứng nhổ những căn hộ mọc bừa bãi trên tường thành, viện cớ chúng làm mất vẻ mỹ quan của thành phố. Kinh tế mới sẽ là nơi đến để an cư lạc nghiệp, tái lập một cuộc sống khác. Với Hòa, chữ kinh tế là một cái gì rất đỗi trừu tượng. Và mới, dường như bao giờ nó cũng mang đủ đày sự khó khăn, lạ nước lạ cái trong đó, đầy dọa dẫm. Chính quyền mới là một ví dụ cụ thể. Mới cũng có thể hiểu là trắng biến đổi thành đen.
Hoa đợi trước cổng đúng giờ. Hoa mặc bộ đồ lụa màu mỡ gà. Thấp thỏm, nhờ nhợ, nhập nhòa vào đám hoa mẫu đơn. Cả người lẫn hoa đều phát quang và mang gửi vào đêm chút hương mùi rạo rực. Lúc nào Hòa tìm cách tán dương người tình, Hoa cũng đều rùn vai: "Ðừng nói thế. Hoa không dám đâu. Ngay cả anh, Hoa cũng còn thua kém". "Thua kém?" "Ừ, thua một dấu huyền". "Nếu hai đứa mình học chung một lớp, dĩ nhiên anh sẽ thua Hoa. Trong sổ điểm danh Hòa phải đội chữ Hoa lên trên. Ðội suốt năm".
Hai đứa cùng cười. Giọng cười nhỏ, cố nén.
Mùa hè sẽ nóng vô hạn nếu Hòa đạp xe trong lẻ loi. Chở Hoa phiá sau, thời tiết như hết can dự vào, hoặc giả Hoa đã mang đến sự diệu kỳ, hoá giải hết những gì là nguyên nhân mang tới niềm bực dọc. Hồ nước đen thẫm hôm nay cũng chẳng còn bốc mùi tanh của rong bùn. Gió tháng bảy khô khốc không còn mang hơi nóng nhựa đường phả vào thân. Dễ chịu quá!
Nhân dáng Hoa khá đẫy đà, nhưng điều đó không có nghĩa là Hòa sẽ nhọc mệt khi đèo chở Hoa đi. Xe chạy suốt những con đường lưu gi" bóng tối. Ở một thời điểm nào đó, con người dường như không mấy ưa ánh sáng. Lộ liễu quá, minh bạch quá. Chường mặt ra thấy chẳng yên tâm. Lại nữa bóng tối luôn là đồng minh cho những đôi nhân tình, muôn đời không đổi. Hoa không ghét bóng tối, nhưng Hoa muốn Hòa đạp xe ra những con đường có trồng cột điện. Ánh sáng của nó sẽ cắt mặt nhựa đen ra từng đoạn đều đặn và sự ngắt quãng ấy làm Hoa an tâm hơn. Thành phố này có quá nhiều người chết oan. Và chúng ta sẽ thấy u uất nặng nề nếu đi mãi trong lòng bóng tối.
Cuối cùng quán cà-phê đã hiện ra. Một ngọn đèn vàng treo đong đưa trước lối vào. Bụi chè tàu cắt tỉa thẳng thớm dẫn tới vuông sân bày cách khoảng những bộ bàn ghế không đồng dạng. Góc sân chôn một cái am, ba đầu hương cháy lụn tàn chẳng soi rõ bóng người được thờ phượng. Và cành lá cây vú s"a luôn cào quét trên mái am, đệm sai nhịp vào giòng nhạc hòa tấu đang dấy lên từ cái loa dấu sau quầy. Thời gian đó, chính quyền không cho dân nghe nhạc vàng, nhạc đòi trụy của bọn đế quốc tư bản. Hoa hơi chao người khi vấp vào tiếng dương cầm vừa loang chảy tới, và khó khăn lắm Hoa mới hát thầm được vài câu vừa chợt nhớ. Hoa rùng mình, âm nhạc cũ có khi làm da thịt phải rợn lên, nổi hột tái tê. Cho hay khi bị vây chặt, bị phong kín, bất ngờ được đón nhận, dẫu là một điều tầm thường, người ta thường s"ng sốt và phóng lớn niềm sung sướng ấy biến nó thành một cái gì thật vĩ đại. Vầng trăng sẽ to ghê gớm nếu suốt đời anh bị chôn sống dưới mặt đất một hôm được cho trồi đầu lên. Choáng ngộp, sợ hãi. Và khi kịp phát hiện, ánh trăng nọ sẽ mất đi sự thơ mộng nó luôn mang.
"Chủ quán này là ai mà to gan? những bản nhạc kia sẽ khiến người nghe thêm phẫn uất".
Hoa nói nhỏ khi ngồi xuống ghế. Hòa cũng ngồi. Ghế chông chênh bởi nền đất có hơi mấp mô. Nó không khác những chiếc ghế tàn tật xiêu vẹo đứng bốn chân trên một mặt phẳng chẳng lượn sóng. Trí óc Hòa luôn cắc cớ tạo ra những so sánh, những liên tưởng. Hắn gãi đầu:
"Là một người có công với cách mạng. Và không chừng ông ta quen biết với ba của Hoa. Ông ta cũng có lộng kiếng một tờ giấy ban khen treo trang trọng hệt như ở phòng khách đàng nhà Hoa".
Hoa nhìn Hòa. Khuôn mặt anh như hứng đủ ánh sáng từ ngọn đèn dầu đặt gi"a bàn tỏa ra. Ðỏ vì nhọc mệt hay đỏ giả tạo bởi luồng sáng? Dẫu sao lời anh nói có vẻ như không mang một hậu ý nào đi theo.
"Có nghĩa là nếu Hoa muốn bán nước, Hoa cũng được quyền mở nhạc như vậy?"
"Tại sao không? Ai dám có ý kiến? Vấn đề là sợ ông già của Hoa không dễ gì đánh mất lập trường". "Hoa hỏi thành thật. Anh nghĩ sao về ba của Hoa?" "Ba Hoa? Trung với đảng, hiếu với dân... Không, anh chẳng nghĩ gì cả. Nếu có nghĩ suy, mọi thứ đều hướng dồn tới một mình Hoa. Và anh vui lòng với sự mất ăn mất ngủ đó". "Thật không?" "Thật".
Hoa có đôi mắt đẹp, to tròn, hồn nhiên. Và đôi mắt ấy dường như lúc nào cũng long lanh, cũng sáng ướt. Một đôi mắt chực khóc. Tâm hồn Hoa chắc cũng tựa thế, yếu đuối và mơ mộng. Nếu không đúng, chắc gì những trang thư đằm thắm của Hòa chuyên cần rải xuống tấm lòng ấy đều được ươm mầm, kết trái và sau rốt hắn gặt hái biết bao điều dịu dàng về một lòng tin yêu, ngọt sắc.
Họ uống cà-phê đá. Hoa không sợ mất ngủ, táo bón, nổi mụn. Hoa nghe lời Hòa, bởi Hòa bảo cà-phê hôm nay đã mất trinh rồi, đã sống chung hòa bình với các thứ hột khác. Ðậu ván, gạo nướng cháy, vỏ cau... linh tinh pha trộn xay nhuyễn.
"Thay vì mở quán cà-phê, Hoa mượn sức mạnh cái bằng ban khen kia để lôi kéo anh ở lại thành phố, có được không?"
Hoa hỏi, sau một hồi chống cằm ngồi yên. Ly cà-phê đá vơi phân nửa và sự bồn chồn ở người Hòa dâng cao lên.
"Ðừng, anh không muốn nhờ cậy thế lực một ai. Hoa biết đó, anh là kẻ sợ phải ngồi viết ba đời lý lịch mình ra. Làm sao anh nhớ hết, làm sao người ta có đủ sự trung thực khi phải thành thật khai báo? Nặn óc thì bao giờ cũng có kèm theo ít nhiều dối trá. Hãy để anh theo số phận mà đi xa, và khi nhớ về thành phố, Hoa là hình ảnh làm anh trân quý nhất".
"Viết thư cho Hoa anh có phải nặn óc đặt lời dối gạt không? Thư dài thế kia, như một cái truyện ngắn nhiều hư cấu".
Hòa nắm bàn tay Hoa ấp ủ, cúi mặt vuốt ve. Tay Hoa mát lạnh, mịn màng và mặt bàn ẩm rít những hạt đường chảy nước trên thớ gỗ nhám. Một lát, Hoa thu tay về. Hoa đổi sắc, như thể thân nhiệt từ người Hòa đã lan truyền qua cánh tay Hoa nổi khó chịu ngầm.
"Hãy uống cho hết ly cà-phê rồi chúng ta về". Hòa nói. "Uống để thế một lời tiễn đưa".
Hòa nâng ly, vành thủy tinh án tầm nhìn làm biến dạng khuôn mặt Hoa. "Hoa uống không nổi. Cà-phê quán này có vẻ khác thường". "Anh nói rồi, chất nước đen kia không phải là cà-phê".
Hoa nhăn mặt. Ở vầng trán cau lại lấm tấm ứa ra những giọt mồ hôi.
"Hoa muốn đi về".
Hoa nói khó khăn. Hòa đứng dậy, tiến tới quầy trả tiền nước. Lộ trình không đổi, mười tám bước chân, như khi Hòa vào bưng cà-phê ra hắn đã cúi mặt nhẫm đếm. Mười tám bước, không gần không xa, đủ để bóng đêm can dự vào giữa khoảng cách. Cô gái tóc dài ngồi sau quầy sẽ quáng gà đôi mắt nếu muốn trông nhìn ngọn ngành về phiá hai đứa.
Hòa đạp xe đi, vút nhanh như gã hành nghề xe ôm bắt được mối lớn. Giờ này Hoa đã hết giữ ý tứ, cô vòng tay ra níu chặt lấy bụng hắn.
"Hoa sao rồi?" Hắn hỏi. "Không biết nữa. Miệng đắng, người nhẹ, cơ hồ như bị trúng gió". "Có một điều Hoa nên biết..." "Ðiều gì?" "Anh đã tốn nhiều công sức, đã chiêm nghiệm thật lâu cho lần chia tay này". "Làm gì phải hệ trọng tới mức đó? Buổi gặp mặt diễn ra hôm nay xem chừng tẻ nhạt và quá sức vô duyên!" "Từ khi biết Hoa, anh đã thề nguyền, sẽ chiếm đoạt lấy Hoa bằng mọi cách. Vô duyên? Anh không nghĩ vậy" "Anh chở Hoa đi đâu đây? Sao lối đi đen đúa kín bưng chẳng một luồng sáng? Hoa lạnh.." "Con đường không phải tự nó hiện hữu, mà do bàn chân người tạo nên. Hoa biết câu đó không? Con đường, do đó đã mang sẵn một định mệnh, vậy thì ái ngại làm gì tới chuyện sáng tối hở Hoa?" "Yêu thương có nghĩa là chiù chuộng nhau, phải vậy không?" Hoa gióng hỏi, giọng yếu đuối. "Không chắc. Ðôi khi nó phải đày đọa nhah". "Hoa sẽ dùng đủ mọi cách để giữ anh ở lại gần Hoa, anh tin không?" "Anh tin. Cũng như anh muốn Hoa tin là những gì anh làm, nó sẽ mang lại cái kết quả hệt thế. Không ai có thể bứt rời chúng ta ra được, kể cả ba của Hoa".
Lối đi nhỏ, càng lúc càng thu hẹp. Ðất vạch một đường cắt lờ mờ chia đều bóng đêm ra hai phiá. Một phiá của đồi nương trồng bắp trồng sắn và phiá khác, dường như đang dở dang kế hoạch phát cỏ khai quang vỡđất. Rác rưới dồn thành từng đống, đắp ụ cao thấp tựa những nấm mồ hoang. Tận cùng lối đi là bãi cỏ rậm, là rừng thông, là hàng rào dây kẽm gai rỉ sét. những con đom đóm bay chập chờn, đâm vào màn đêm từng nụ ánh sáng chóng tàn, tựa những cái pháo bông được bắn lên từ một hành tinh khác, rất đỗi xa xăm.
Xe vừa thắng đứng, Hoa đã vội ngồi bệt xuống cỏ gục mặt khạc nhổ. Hoa giống một cô gái ngây thơ, hốt hoảng về sự chuyển biến trong cơ thể mình để rồi co người nôn mửa vì bị cấn thai. Hòa thả chiếc xe đạp buông rơi chẳng tiếc thương. Hắn lấy thuốc, hút từng hơi sâu, thở khói với cái đầu quay đảo trông ngược ngó xuôi. Dế kêu vang rân từng chặp, chen kẻ vào đó là cái thinh lặng mênh mông đến rợn cảm. Rợn cảm tới độ Hoa phải phát khóc.
"Chuyện gì thế? Hoa làm anh liên tưởng đến những giọt nước mắt đầy ăn năn của thiếu nữ vừa thất thân để trở thành đàn bà. Hoa tiếc thương về điều chi?" "Hoa đau bụng... Hoa không tiếc thương, Hoa chỉ hối hận". Hòa quỳ gối. Hắn đưa tay chùi đi hàng nước mắt loang trên mặt Hoa. Hắn vén lại tóc rối, thơm mùi bồ kết và ôm giữ lấy khuôn mặt người tình. Nước giải ứa ra một bên mép Hoa, chảy vướng viú xuống cằm như tơ nhện. Mặt Hoa vẫn dịu dàng, dù trong đớn đau. "Hãy nói với anh một lời yêu thương". "Hãy chở Hoa về nhà, sau đó anh mới thấy hết những thương yêu Hoa dành cho anh". "Chẳng hạn?" "Chẳng hạn như Hoa sẽ dâng hiến, Hoa sẽ mang thai và đó là lý do vững chãi nhất để không ai có quyền mang anh tới vùng kinh tế mới". "Ðã muộn rồi. Và giờ này chẳng ai cấm anh làm tròn cái công việc đó".
Hoa vẫy vùng kháng cự trong yếu đuối. Hai cơ thể vật ngã xuống. Hắn nằm đè lên trên, cùng với hơi thở gấp:
"Hái hoa, dập liễu vùi hoa. Hừ, tại sao người ta lại ưa dùng những thứ chữ lạ lùng đó?"
Tứ chi rã rời, nhưng Hoa không ngớt quơ cào, chòi đạp, tựa một phản xạ. Một kẻ sắp chết đuối dưới sông cũng chỉ làm ngần ấy động tác.
Bóng tối lùi xa khi chiếc quần lụa của Hoa bị bức rời khỏi đôi chân. Da Hoa trắng lạ lùng, thọc đâm vào hai con mắt ngầu đỏ của Hòa, xốn xang. Nuột nà làm nổ đom đóm. Làm ngây dại, mù lòa. Hắn run tay lần mở những hạt nút áo. Mở dễ dàng, xuôi chèo mát mái; bởi khó hiểu thay Hoa đã thôi chống đối. Hai tay Hoa dong cao lùa sâu vào đám cỏ dại, yên ả nằm như đồng tình chờ đợi chuyện lạ đến.
Hắn chôn mặt xuống trũng ngực Hoa, hài lòng liếm cái đường khe mặn rít mồ hôi phập phồng lên xuống. Hắn nhắm mắt, giờ phút ấy đối với hắn là cái gì rất mực thiêng liêng, mọi thứ khác trên đời sống này thảy đều phù du, chẳng đáng quan tâm. Hoa vòng đôi chân gác lên lưng hắn, khép chặt, siết cứng. Một đoạn giây kẽm gai nhặt được trong cỏ đưa lên cao từ năm ngón tay bấu chặt tươm đầy máu. Tay này tìm tay kia, Hoa nhớ tới hình ảnh cái trái cấm mắc nghẹn trong cần cổ gầy của Hòa di động mỗi khi hắn động não thốt nên lời văn hoa. Hoa nằm chờ đợi, chờ đầu tóc húi cua ngẩng lên.
Bầu trời có gắn một vì sao sáng, nó tựa viên kim cương dưới mắt nhìn mờ lệ của Hoa. Hãy soi rọi, hãy chứng giám rồi hẳn vụt tắt. Ruột gan Hoa quặn sôi, mọi thứ dường như đã nát tan. * Báo chí không loan tin. Hãy thử vào chợ Xép, lân la dọc lối đi tanh tưởi lầy lội. Hãy thử dừng chân bên hàng bán rau. những mụ đàn bà vén cao ống quần ngồi trông thiên ngó địa với khuôn mặt chất chồng nếp nhăn, lãnh cảm với ruồi bu kiến đậu, với nắng nóng, với những ông đầy tớ của nhân dân.
"Chao ôi! Nói năng chi lôi thôi. Lỗi phải làm chi cho rắc rối. Thằng nớ thiệt gớm đời, có điều chết trên bụng đàn bà là chuyện không nên".
"Hắn cho con kia uống cái quỷ chi mà miệng sùi bọt mép, mắt trợn môi trề dòm phát khiếp!"
"Thời buổi chi lạ! Chưa khi mô tui chộ ra hai cái chết kỳ cục kiểu nớ!" "Mấy bà không biết đó thôi, có chuyện ni mới thiệt sự quái đản". "Chuyện chi?" "Cách hiện trường không xa có một đường mương. Tết Mậu thân mấy ôn ở trên rừng tràn về, nửa đêm trói giải một xâu người bắt quỳ trên mương và họ kê súng sau ót lần lượt xử từng tên một. Ba thằng Hòa chết co quắp trong mương, bùn chôn nửa người. Ba hắn là giáo viên, con gà cũng không biết đường mà cắt cổ. Rứa mới ác nghiệt!"
"Mô Phật! Lẽ mô ba con Hoa là người ở toán hành quyết có máu lạnh năm xưa?" "Ai mà biết. Mấy ôn nớ hai ba bí danh, anh Tư anh Năm. Cả tên cha sinh mẹ đẻ họ còn không nhớ!" "Ôn mệ ơi, thằng Hòa ngó rứa mà thiệt đoản hậu! Chơi làm chi con nhỏ tội nghiệp, hắn có ngon cơm thì nhắm ông già mà trả thù thì có phải oanh oanh liệt liệt hơn không?" "Ui dào. Mấy thằng thuế vụ đến nơi a tề. Dọn dẹp quang gánh mà chạy cho yên cái thân!"
Hai ba người đàn ông đeo xắc-cốt mặt lầm lì ngó quanh quất. Chợ búa có vẻ vắng thưa. Làm nghề này nếu được hoá trang lẫn lộn trong dân thì chắc trúng mánh, túi khẩm nặng. Mang hia đội mão đi đường bệ thì chẳng khác gì lạy bà tui ở bụi này. Và chân bước tới đâu, chốn ấy đang đông đúc tụ bầy bỗng chốc hoá ra đồng không mông quạnh. Mà cũng không chắc, có thay đổi xiêm y đồng phục thì con buôn nó dòm vào bản mặt e sẽ phát hiện ra ngay. Làm mặt nạ mà đeo thì họa may chúng lầm to. Chúng không cuốn gói, chúng bình chân như vại, và cự ly giữa hai đàng khi ấy chẳng hề đổi thay. Tha hồ nhé. Mệt nghỉ.
Cuối chợ, có căn nhà cài then kín cổng. Hương khói từng cọng xanh ẻo lã bay thoát ra khe. Một đứa trong đám thuế vụ cau mày nhón chân dòm vô sân. Chẳng có gì, chỉ có tiếng người khuất lấp vẳng tới, đọc chậm như con trẻ tụng bài học thuộc lòng:
"Ðệ tử vốn tạo các vọng nghiệp
đều do vô thỉ, tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra
đệ tử thảy đều xin sám hốI
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Quán thế âm Bồ tát
Nguyện ngày an lành, đêm an lành
đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành.."
Rẽ trái, đi chừng trăm thước, bọn đàn ông gặp phải một cây đa già tuổi. Cành lá phồn thịnh của nó xoè ra, như lọng che, âm u làm mát một vũng, đến lạnh. Không treo bảng chỉ đường, nhưng am miếu cảnh vật quanh đó như biết nhắn gửi một điều gì thầm lặng.
Một đứa nói, giọng Huế trôi lặng lờ giữa trưa hè thiêm thiếp:
"Ngã tư Âm hồn". "Hừ, âm hồn. Mẹ kiếp, vậy thì đứng đây làm chó gì, chỉ có giấy vàng bạc của bọn hàng mã thôi... Mà tại sao lại đặt tên Âm hồn?"
Chẳng ai trả lời câu nói giọng Nghệ an kia. Nắng đổ ập, câm nín sắc lửa. Thành phố chừng như co quắp, còng lưng gánh những dấu hỏi ngàn đời không lời giải đáp.
Ðường Âm Hồn Ðường Âm Hồn - Hồ Ðình Nghiêm