Sở dĩ bạn thất bại là do bạn dám tiên phong đi tìm vùng đất mới, phương pháp thực hiện mới, và những cách thức thể hiện mới.

Eric Hoffer

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
ộp Bút Chì
Lưu Kiến Ba
Hồi học lớp Hai tiểu học tôi nhìn thấy một hộp bút chì ở quầy hàng hợp tác xã cung tiêu, vỏ bằng sắt tây, sơn vàng, vẽ cảnh Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, liền về nhà đòi mẹ mua cho bằng được. Mẹ tôi thấy giá tám hào, lắc đầu đi về.
Tôi ngồi ở bậc cửa khóc, nước mắt đầm đìa. Đúng lúc đau lòng đó bố tôi bước vào, tay cầm cái cuốc. Chân bố tôi bị thương thời chiến tranh, phải đi nạng, ông đi từ bãi cỏ sau nhà vào, ho một tiếng rồi soàn soạt đào đào, cuốc cuốc.
“Bành Bành mau đến giúp bố nào”. Ông gọi tên hồi bé của tôi. Tôi lau nước mắt hỏi: “Bố, bố cần làm gì?”.
“Cuốc nhanh lên, trong này có hộp bút chì”. Bố tôi biết hết suy nghĩ của tôi ư? Tôi kêu lên.
“Bố, ở dưới đất làm sao có hộp bút được”. Bố nói: “Con cứ cuốc giúp bố, có hộp bút chì đấy”.
Tôi giúp bố tôi đào đất, nhổ cỏ, đào sâu đến hai thước ta, nhặt ra bao nhiêu hòn đá vuông chẳng ra vuông, tròn chẳng ra tròn, một già một trẻ làm việc suốt đến tối mịt.
Hôm sau, bố tôi chống gậy cầm dao lên núi làm việc quá nửa ngày, rồi khập khiễng về nhà, vác một bó gai núi.
“Cắm xuống đất để chặn gà vịt”. Ông cười, nói.
Tôi nhìn bắp chân ông có vết máu, vội hỏi: “Bố ơi, bố ngã à?”. Ông nói. “Lúc chặt, vô ý chúi đầu xuống”.
Tôi sờ tay vào đó, hỏi: “Đau không bố?”. Ông nói:
“Xương thịt người già không biết đau là gì”.
Tôi giúp bố cắm gai xung quanh vạt đất. Bố tôi vào nhà lấy củ tỏi trồng xuống.
“Bố trồng tỏi làm gì?”.
“Già rồi, cần hoạt động gân cốt”.
Từ hôm đó trở đi, tôi tưới nước cùng với bố.
Mầm tỏi lên rất nhanh, xanh tốt. Bố tôi thấy vậy chỉ cười. Tôi dần dần quên chuyện hộp bút chì.
Một hôm tan học về nhà, thấy bố đang đào tỏi lên, tôi đau lòng hỏi: “Bố ơi! Tỏi còn nhỏ, sao bố đã đào lên?”. Ông nói: “Tỏi cũ sắp hết rồi, tỏi mới thì chưa có. Tỏi bây giờ bán đang có giá”.
“Có giá thì làm gì?”. Tôi hỏi.
“Đồ dốt ạ, để mua hộp bút chì cho con”.
Tôi lúc đó đã hiểu ra. Để mua một hộp bút chì, bố tôi đã phải làm cật lực suốt mấy tháng. Ông bảo: “Ngày mai chúng ta đi bán chỗ tỏi này, được khoảng hai, ba chục cân, ít nhất cũng được một món tiền, đủ để mua cho con một hộp bút chì rồi.
Ngày thứ hai, tôi và bố cùng đến chợ ở thôn Đai Vương cách nhà mười dặm để bán tỏi. Chân bố tôi không khỏe, đi rất chậm, mười dặm đường núi mà mất nửa ngày. Đứng đến lúc mặt trời lặn mà không thấy ai hỏi mua. Trong núi, người ta đâu thiếu thứ này. Tối mịt hai bố con mới về đến nhà, bố tôi xem ra rất mệt mỏi.
“Phải vào thành phố bán”. Ông lẩm bẩm.
Tôi biết thành phố cách đây bốn, năm chục cây số, cả đi lẫn về là một trăm cây. Bố tôi tuổi cao, chân yếu, đi làm sao nổi. Tôi bảo: “Bố ơi, đừng đi, con không cần hộp bút chì nữa”.
“Hồi trẻ bố thường đi bán củi, ngày nào cũng vừa đi vừa về, bây giờ chẳng ra làm sao cả”. Bố tôi nhìn ra xa, thở dài.
Mấy hôm sau, đột nhiên không thấy ông đâu, gia đình bè bạn nhao lên đi tìm. Khi tất cả phát hoảng lên thì ông cười hì hì trở về, có vẻ mệt mỏi, trong tay cầm một tệ hai hào.
“Xem ra”, ông nói, “trong thành phố phụ nữ quyết định hết, họ gọi mua đàn ông mới dám trả tiền”. Để đám bạc lẻ lộn xộn trên bàn, ông xoa xoa chân, cái nạng đổ về một bên. Nước mắt tôi ứa ra.
“Đừng khóc, Bành Bành, ngày mai bỗ dẫn con đi mua hộp bút chì”, bố tôi lại cười hì hì.
Tôi quay mặt đi nơi khác.
Đêm hôm đó tôi ngủ trong lòng bố tôi. Sáng hôm sau vẫn ngửi thấy mùi da thịt của người. Đã hơn nửa năm không ngửi thấy mùi này.
Mẹ tôi đi qua, cười bảo bố: “Nhà Lưu thôn Đông mổ lợn. Tôi đi mua nửa cân, cả nhà ăn một bữa ngon nhé”.
Bố tôi vội đến giường để lấy một tệ hai ở dưới chiếu ra, nhưng không thấy. Tôi thấy râu của bố phất phơ, mắt mở to, nước mắt người già đùng đục lăn tròn trên má. Từ đó tôi không dùng hộp bút chì nữa.
Bố tôi đã mất, tôi đi mua hộp bút chì chôn vào đầu mộ người.
Bây giờ hộp bút chì loại này rất rẻ, chỉ năm hào một hộp. Đương nhiên, loại đơn giản nhất là loại vỏ bằng sắt tây.
Lời bình của Kiều Phong: Một cái hộp bút chì bình thường, sở dĩ có thể viết thành một câu chuyện cảm động lòng người là do tác giả đã rót thâm tình của hai thế hệ vào đó. Người cha để làm thỏa mãn ước vọng nhỏ nhoi của đứa con thì la tâm khổ tứ, cho đến sau khi cha mất, đứa con đi mua một hộp bút chì chôn theo cha, mới đạt được tâm nguyện của hai thế hệ.
Câu chuyện cay đắng này cơ hồ là một tấm ảnh thu nhỏ thời đại, từ đó có thể thấy sự gian nan của cuộc sống, sự thiếu thốn vật chất, sự thấp kém của giá trị con người đến mức độ nào. Qua hộp bút chì mà thấy được hình ảnh thu nhỏ của một thời đại, thật là khó có gì quý hơn.
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay