Books are not made for furniture, but there is nothing else that so beautifully furnishes a house.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
inh Doanh Wc
Lưu Đoàn Học
WC là chỉ nhà xí. Viết tiểu thuyết về Tổng giám đốc WC là viết về người làm nhà xí, như vậy khi mở cửa với nước ngoài gọi là Tổng giám đốc WC.
Tổng giám đốc WC này là một phụ nữ, vợ một bạn học của tôi, tên gọi Hứa Phượng Anh. Bạn tôi giống tôi, chỉ vùi đầu đọc sách, không hề biết ngẩng nhìn trời, nói chi tới quan hệ lê la trong xã hội. Học viện chỉ thị cho anh ta, một nông dân chuyển thành phi nông nghiệp, mang vợ từ nông thôn lên ba năm rồi, ngay việc làm hợp đồng quét dọn cho một khu tập thể cũng không xin được. Cô ta cuối cùng mở sạp hàng ở phố Thiên Vân, tuy vất vả, nắng mưa nhưng tiền kiếm được còn nhiều hơn chồng. Đường Thiên Vân là nơi tập trung cửa hàng đông nhất thành phố. Đơn vị quốc doanh lớn có tới bốn, năm nhà, ngoài ra còn hơn hai nghìn hộ buôn bán cá thể lớn nhỏ. Rồi hộ tập thể thương nghiệp... Từ sớm đến tối, người Trung Quốc lẫn người nước ngoài qua lại đông như kiến. Người nhiều, xuất hiện hai vấn đề khó xử ở đây. Một là ăn vào. Hai là thải ra.
Vấn đề khó thứ nhất chẳng có gì là khó khi cả phố tranh nhau xung phong giải quyết. Quán ăn mọc như nấm, mở cửa gần như cả đêm. Quốc doanh, tập thể, cá thể... y như hồi trăm hoa đua nở. Đủ cả, từ nhà hàng mười mấy tầng đến quán cóc chỉ có thể bày được vài bàn nhỏ...
Còn chuyện thải ra? Suốt con phố không có nhà vệ sinh công nào, cái sự “đầu ra” thật sự đã làm tội cả khách lẫn chủ dãy phố này.
Bao nhiêu nước chảy qua cầu, cái vấn đề làm đau đầu nhức óc từng ấy người mà không vị quan phụ mẫu nào để ý tới, kể cũng lạ. Lạ hơn là cuối cùng lại được giải quyết bởi một phụ nữ nông thôn buôn rong bán lẻ Hứa Phượng Anh.
Cô ta bày hàng trên hè phố, đầu tiên bán giày, rồi bán quần áo. Sau năm năm, không chỉ nuôi ăn cả nhà mà còn cung phụng cho chồng tiêu pha, nuôi được con ăn học, và gửi tiết kiệm được hàng trăm triệu.
Một hôm cô ta khoe với chồng là mình sắp trúng mánh ngay trên đường phố Thiên Vân. Nghề này khôg cần mối cung cấp nguyên liệu, không cần đường tiêu thụ sản phẩm, cũng không cần động tay chân, chỉ cần đầu tư một lần là hàng tháng có thể kiếm bảy, tám đến một vạn tệ. Thật là nhất bản vạn lợi”.
Anh chồng bảo điên, cô vợ nói: “Em chẳng điên chẳng rồ gì hết, ngược lại, đồ mọt sách các anh mới là ngu đần. Anh xem, ở góc Đông Nam đường Thiên Vân mà xây một nhà vệ sinh giật nước, mỗi người khi vào đi thu phí 3 xu, một ngày năm trăm người đi tức là một trăm năm mươi đồng, một tháng sẽ là bốn nghìn rưởi, nếu trời nóng, người đông hơn, tiền thu được sẽ nhiều hơn, thì có gọi là điên ấy, tầng trên nhà vệ sinh làm nhà tắm. Như vậy, thu một tháng chẳng phải tiền vạn sao? Điên là điên thế nào?”.
Anh chồng lắc lắc đầu. “Nhà nước mở thì có, và đành rằng làm việc này không xấu, nhưng hộ cá thể mà mở nhà vệ sinh công cộng thì trên thế giới em đã thấy ở đâu có chưa?”.
Phượng Anh tức giận: “Mẹ nó chứ, dù trên thế giới không có hay chưa từng có việc này thì có nghĩa là không thể làm được sao? Tivi vừa nói vùng Đông Bắc có một phụ nữ mang bầu bốn đứa con - hai trai, hai gái, tức là thai rồng phượng. Vậy ở nước ngoài có chuyện ấy chưa? Viết giúp tôi một giấy xin phép, rồi xin chính phủ cho vay năm trăm triệu, rồi phê chuẩn luôn. Phê thì cho làm, không phê, lật đổ luôn”.
Nghe nói không đến một tháng đơn đã được phê, lại còn được vay luôn năm trăm triệu. Thị trưởng đích thân phê chuẩn, nói: “Quần chúng nghĩ đến cán bộ chúng ta đầu tiên, đây là việc mới ra đời, là vấn đề mới xuất hiện trong cải cách mở cửa nên ta phải nâng đỡ, phải động viên. Nếu toàn thành phố làm một trăm nhà vệ sinh cá thể, tập thể như vậy, hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề vệ sinh nan giải cho nhân dân và du khách”.
Không bao lâu, một tòa vệ sinh to rộng như biệt thự đã mọc lên ở góc Đông Nam phố Thiên Vân. Hôm khai trương, Hứa Phượng Anh treo hai cái roi dài hai trượng làm ầm ĩ cả phố. Ngay hôm đó, người ta túm năm tụm ba xếp hàng sử dụng nhà vệ sinh của cô ta.
Hứa Phượng Anh nói: “Được rồi, ngày đầu tiên không thu tiền”. Nhà tắm trên lầu, nhà xí dưới lầu, một mình Hứa Phượng Anh tự nhiên bận rối rít.
Hết giờ học, anh bạn tôi đến giúp vợ chia giấy và thu tiền vệ sinh, bảo: “Làm ăn, đồng tiền phải linh hoạt chứ đừng cứng nhắc như tiền lương, chớ coi ba xu, một hào là nhỏ. Cộng lại, có khi một giờ thu về tới mười mấy đồng, hơn nhiều so với giáo sư thụ giảng cấp Một. Giáo sư cấp đó thụ giảng haigiờ thì được mấy tệ nhỉ?”. Bạn tôi cười khà khà.
Người biết phố Thiên Vân có nhà vệ sinh ngàycàng nhiều, người không biết cũng còn vô số. Hứa Phượng Anh bảo chồng: “Đến Sở Lao động và Việc làm chiêu mộ sáu nhân công tạm thời - ba nam, ba nữ. Ba nam phụ trách nhà tắm trên gác, ba nữ làmhướng dẫn vệ sinh”.
Chồng nghe không hiểu, hướng dẫn vệ sinh là cái gì? Phượng Anh giải thích: “Là hướng dẫn khách tìm nhà vệ sinh”. Bạn tôi không dám cãi nhưng nghĩ, mình chưa nhìn thấy, cũng chưa nghe thấy, song chả cần đợi trên thế giới từng có hay chưa, cứ viết cho cô ta một thông báo cần người. Đợi không đến năm ngày, Sở kia đã gọi đi nhận người.
Hứa Phượng Anh nghe vậy mừng quýnh, tự đi nhận ba đôi trai gái về, phát cho họ áo trắng, mũ trắng, găng tay trắng. Ba chàng trai làm việc ngay hôm đó ở nhà tắm. Ba cô gái tinh khiết như thiên sứ cầm biển HƯỚNG DẪN VỆ SINH đi đến những đoạn đường đông người dò tìm những ai muốn đi vệ sinh mà chưa biết chỗ cần đến. Kiểu phục vụ này, ngày thứ hai đã được tivi phát hiện. Sau đó, đài truyền hình, truyền thanh, báo chí đều tìm đến tận nơi. Hứa Phượng Anh trở thành nhân vật nổi tiếng. Thị trưởng đích thân tiếp cô.
Cuối năm cô được bình là tấm gương lao động điển hình. Nghe nói, năm thứ hai cô lại thành lập công ty vệ sinh công cộng gì gì đó, tự mình làm Tổng giám đốc. Lại vay ở ngân hàng năm tỷ để xây dựng mười nhà vệ sinh công cộng ở cửa Nam Thị, hồ La Ứng, chùa Vạn Thọ...
Bạn tôi cảm động bảo: “Nếu cô ấy có thêm môn số học của tôi, nói thật, sẽ không chỉ là Hoa La Canh mà còn là Trần Cảnh Nhuận nữa”. Câu đó thì tôi tin.
Lời bàn của Hải Xuân: Chúng ta thường nghe nói Cơ hội buôn bán vô hạn, song người có thể nắm giữ và tận dụng cơ hội đó không nhiều. Trong từ điển giải thích Cơ hội: Thời cơ. Nhưng trong cuộc sống người ta lại giải thích: Cơ hội là nhân tố có lợi xuất hiện rất nhanh ngoài ý muốn, có thể làm thay đổi cuộc sống và vận mệnh của mình.
Vì vậy, có nhiều người mơ tưởng qua tấm vé số có thể gặp cơ hội nhưng không hề biết, cơ hội cũng cần phải nhờ vào sự tìm tòi của mình. Hứa PhượngAnh trong truyện này chính là người giỏi tìm tòi, và sáng tạo ra cơ hội. Cô ta phát hiện ra thời cơ làm ăn và lập tức bắt tay thực hiện, cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay