Thất bại lớn nhất của một người là anh ta không bao giờ chịu thừa nhận mình có thể bị thất bại.

Gerald N. Weiskott

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 5
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.14 - Chương 35: Chim Non Học Bay (2)
riệu Trinh dựa vào gối nửa nằm nửa ngồi nghe nhi tử kể chuyện mình xóa tên cả nhà Hầu Chi Thản khỏi Đông Kinh thế nào, nghe rất kỹ, chỗ nào không rõ còn hỏi lại. Bàng Tịch ngồi bên cạnh nhắm mắt dưỡng thần, ông ta phải thay Trâu Đồng Minh giảng giải thứ cao thâm mà một thái giám không hiểu được.
Trâu Đồng Minh lật từ điển được chữ "giết một răn trăm", cùng bốn chữ "quá do bất cập", nhưng không hiểu gì, Bàng Tịch hi một tiếng, giải thích:
- Giết một răn trăm là chuyện thời Tây Hán, Hà Đông có một thái thú tên Điền Duyên Niên, khi tuần thị quê nhà Bình Dương của Hoắc Quang phát hiện Duẫn Ông Quy là một nhân tài, vì thế tấu xin hoàng đế cho làm thái thú Đông Hải. Đông Hải là nơi cường đạo hoành hành, Duẫn Ông Quy dùng cách giết một răn trăm, chém đầu cường hào Hứa Trọng Tôn, thế là Đông Hải yên bình.
- Còn quá do bất cập xuất phát từ Luận Ngữ, thời Xuân Thu, học sinh của Khổng Tử là Tử Cống hỏi Khổng Tử, đồng học của hắn là Tử Trương và Tử Hạ ai thông minh hơn. Không Tử nói Tử Trương hay vượt qua yêu cầu của Chu lễ, Tử Hạ lại hay không đạt tới yêu cầu của Chu lễ.
- Tử Cống cho rằng vượt quá là tốt, Khổng Tử giảng vượt quá vừa chưa đạt được đều không tốt như nhau.
- Bệ hạ dẫn hai điển cố này hẳn là lo thái tử điện hạ giết một răn trăm quá nghiêm khắc mà phản tác dụng. Hầu Chi Thản chiếm chức không làm tròn phận sự đã hơn mười năm, thái tử điện hạ trừ đi khiến lòng người khoan khoái, đồng thời cũng phát đi cảnh cáo, không chấp nhận thứ quan viên vô dụng.
Bàng Tịch nói tới đó đợi Trâu Đồng Minh hỏi ý hoàng đế, sau khi được khẳng định mới nói tiếp: - Nếu thái tử điện hạ chỉ trừ bỏ quan chức của Hầu Chi Thản, giáng làm thứ dân mà không thu hồi tài sản của hắn sẽ khiến cho tên quan lại bất tài khác cảm thấy sợ hãi chứ không khơi lên lòng phản kháng.
- Nay thái tử điện hạ giáng cơn giận sấm sét xuống, chẳng những đoạt tước vị, còn lấy tiền tài, bệ hạ lo những viên quan bất tài kia sẽ hoảng sợ, vì giữ gia tài mà phản kích, với thái tử mà nói đây không phải chuyện tốt.
Những lời của Bàng Tịch làm Triệu Húc toát mồ hôi, hoàng đế nhìn nhi tử rồi chuyển ánh mắt sang Trâu Đồng Minh.
Trâu Đồng Minh lật sách, nói: - Hoặc không làm, hoặc làm tới cùng, yếu quyết hoàng quyền ở uy nghiêm.
Bàng Tịch tiếp tục giải thích: - Bệ hạ nói tới chuyện cũ thời Hán cao tổ, Lương vương Bành Việt bị Hán cao tổ phế làm thứ dân đi đầy đất Thục, nửa được gặp Lữ hoàng hậu, Bành Việt khóc lóc nói mình vô tội, Lữ hoàng hậu đồng ý nói đỡ ông ta, dẫn về Hàm Dương.
- Nhưng về Hàm Dương, Lữu hậu bảo với Hán cao tổ:" Bệ hạ thả Bành Việt đi khác nào thả hổ về rừng.", Lưu Bang liền xử tử Bành Việt, băm nát phân cho các chư hầu khác.
- Ý bệ hạ là hoàng quyền vô thượng, bất kể làm thế nào cũng là đúng, nhưng phải làm sao cho không có hậu họa.
- Thái tử phế truất tước vị của Hầu Chi Thản, tịch thu tài phú của hắn, như vậy nên lấy cả mạng hắn, huân quý như cây liền cành, một kẻ đầy phẫn nộ với điện hạ không thể tùy tiện cho đi được.
Bàng Tịch nói xong thống khổ nhắm mắt lại, Đại Tống bắt đầu tru diệt đại thần sẽ từ Hầu Chi Thản trở đi, quy củ không giết sĩ đại phu kéo dài trăm năm từ tay không còn nữa.
Triệu Húc càng hoảng, bảo một đứa bé mười một tuổi đi quyết định sinh tử của cả trăm người, cho dù là thái tử thì cũng không phải quyết định dễ dàng.
Triệu Trinh hứng thú nhìn nhi tử, thấy Triệu Húc do dự thì không tránh khỏi thất vọng, khi hắn định chuyển ánh mắt sang Trâu Đồng Minh, truyền lệnh giết người thì Triệu Húc mím môi nói: - Phụ hoàng, hài nhi không phải không dám giết Hầu Chi Thản, mà là vì thấy rằng không cần thiết.
- Hài nhi mấy năm qua đọc khởi cư trú của phụ hoàng ít nhiều có tâm đắc, ấn tượng nhất là lòng nhân từ của phụ hoàng. Đại Tống ta nhờ phụ hoàng nhân từ nên mới có quốc vận hưng vượng ngày nay. Vì phụ hoàng nhân từ mà tướng lĩnh mới trung thành vì phụ hoàng mà hi sinh, bách tính thành tâm yêu quý phụ hoàng.
- Có lòng dân này, Hầu Chi Thản dù không cam lòng cũng phải nuốt trái đắng xuống.
- Hài nhi không lấy mạng Hầu Chi Thản cũng là vì muốn thiên hạ biết, hài nhi không phải là quân chủ tàn nhẫn, chỉ muốn tuyên bố, Đại Tống không dung thứ cho quan viên bất tài thôi, muốn làm quan thì lấy bản lĩnh ra, cô vương có thể cùng ngươi cai trị thiên hạ! Làm quan mà không có tài năng tương ứng thì đừng trách cô vương hạ thủ vô tình.
Đó không phải là lời nói của một đứa bé, ánh mắt dữ dội của Triệu Trinh nhìn sang phía Bàng Tịch, nhưng vẻ mặt Bàng Tịch vô cùng hoang mang, chứng tỏ không liên quan. Lúc này hắn chỉ muốn gọi Thục phi tới chất vấn, xem có phải nàng thao túng nhi tử của hắn không.
Triệu Trinh có thể chấp nhận con mình vô dụng, có thể chấp nhận con mình nhu nhược, nhưng không chấp nhận con mình bị người khác thao túng.
Hoàng quyền vô thượng, cho dù là một mệnh lệnh sai lầm khiến quốc gia sụp đổ cũng phải do chính con hắn đưa ra, hoàng đế mà thành con rối càng là sỉ nhục lớn hơn cả diệt quốc.
Cung điện vắng lặng vì lửa giận của Triệu Trinh mà trở nên ngột ngạt, ngay cả thái giám thân cận như Trâu Đồng Minh cũng có cảm giác vô só con kiến bò trên lưng, ngứa ngáy không chịu nổi.
- Phụ hoàng ngã bệnh nằm liệt giường, hài nhi thấy phụ hoàng dù bị bệnh tật dày vò vẫn cắn răng lo liệu quốc gia đại sự, cho nên hài nhi cho rằng, mình phải sớm trưởng thành, cho dù cách làm của hài nhi có vụng về, thiếu hoàn mỹ, nhưng nhất định phải làm, bớt cho phụ hoàng phải nhọc lòng mang bệnh xử lý công việc.
- Phụ hoàng, nếu người sức khỏe an khang, hài nhi nguyện học theo Vân Việt, Tô Thức làm một tên hoàn khố chứ không muốn tru diệt thần tử.
- Hẳn phụ hoàng không biết, hài nhi không thích đọc sách, không thích binh pháp, càng không thích học làm hoàng đế, nếu được chọn hài nhi càng thích âm nhạc ưu mỹ, tranh họa tinh xảo, thư pháp độc đáo.
Triệu Húc đi tới giường nắm tay hoàng đế oán trách, giống như đứa trẻ nhà bách tính giận dỗi vì không được làm điều mình thích.
Trên mặt Bàng Tịch hiện lên niềm vui vô bờ, vẫn cố kìm nén, muốn nghe xem thái tử nói tiếp thế nào.
- Hầu Chi Thản chẳng qua là thú ghẻ lở ngoài da thôi, Triệu Duyên Niên đã đi giám sát nhà chúng, hài nhi nói một câu không sợ phụ hoàng nổi giận, chỉ cần chúng có chút hành động gì khác thường, Vũ Lâm vệ của hài nhi sẽ đạp nát.
Triệu Trinh rơi lệ, ánh mắt vội vã nhìn Trâu Đồng Minh, Triệu Húc nói: - Phụ hoàng đừng vội, người cứ thong thả nói, hài nhi nghe đây, khởi cư chú của người hài nhi còn có thể đọc thuộc được, người muốn nói gì, hài nghi nghe, nhất định sẽ cố gắng thay đổi.
Trâu Đồng Minh lật sách một lúc chuyển lời: - Thái tử hãy nói hoàng quyền trong trong mắt người.
- Ngũ hành chú trọng cân bằng, chỉ có như vậy thế giới mới bình an, hài nhi cho rằng hoàng quyền cũng thế, nó giống như cái bình sứ, phụ hoàng không ngừng tung nó trong tay, không cho nó thoát khỏi tầm khống chế, để năm chiếc bình tung lên rơi xuống, nhưng không bao giờ chạm đất.
- Hoàng quyền có thể thao túng, không được chơi đùa.
Bàng Tịch không nhịn được hỏi vào: - Thái tử điện hạ, giữa hai điều này khác nhau như thế nào?
Triệu Húc chắp tay: - Tất nhiên là rất khác, công cụ của nông dân là cái cuốc, của người thợ là cái búa, của quân sĩ là đao kiếm, còn với hoàng gia là hoàng quyền, phải tôn trọng thứ kiếm cơm, không được đùa bỡn.
- Phụ hoàng yên tâm, hài nhi đã trưởng thành rồi.
Triệu Trinh ra hiệu cho hoạn quan dẫn thái tử đi, sau đó nhìn Bàng Tịch hỏi ý.
Bàng Tịch trầm ngâm một lúc mới nói: - Thần xin chúc mừng bệ hạ, học vấn của thái tử đã tới giai đoạn chất vấn, chỉ cần vượt qua quan ải ngây ngô này, sau đó sẽ là nước chảy thành dòng.
Trâu Đồng Minh thay hoàng đế hỏi: - Vì sao thái tử thay đổi mạnh mẽ như vậy, rõ ràng không hiểu lại vờ hiểu, làm người ta lo lắng.
Bàng Tịch cười: - Chim non khi mới biết mình có thể bay được đều thế, nhìn thấy cây cao nghĩ mình có thể dễ dàng bay lên, kết quả vừa rời tổ là rơi xuống.
- Đây là chuyện nguy hiểm.
- Đúng là nguy hiểm, nhưng chim non rời tổ cần dũng khí rất lớn, nay thái tử đã rời tổ rồi, biết cách dùng cánh của mình để bay, lúc này cần bệ hạ bảo trọng thân thế, bất kể thế nào cũng cần đợi cho lông vũ của thái tử dầy dặn thêm một chút
....
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2