We have to continue to learn. We have to be open. And we have to be ready to release our knowledge in order to come to a higher understanding of reality.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 5
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển 9 - Chương 61: Ngọn Gió Mùa Xuân
ằng nào cũng chết Trương Đông Nghiêu không muốn tham dự vào âm mưu quỷ kế, hắn chỉ muốn coi mình như sĩ tốt bình thường, như thế tâm tình mới yên ổn được, không phải mang mặc cảm tội lỗi là mình dẫn huynh đệ vào chỗ chết.
Hắn chỉ mong mùa xuân tới thật sớm, cho dù mùa xuân tới mang theo máu tanh hay không, mọi thứ kết thúc càng sớm càng tốt, sống thêm một ngày, hắn thêm áy náy với một vạn một nghìn hai trăm huynh đệ bị đưa tới Quỷ Môn Quan.
Gió xuân thường thổi từ phương nam tới, vì thế phương nam cũng được gió ấm trước tiên, thành Quảng Châu đã bắt đầu một năm bận rộn mới, từ hải cảng lớn nhất Đại Tống này sẽ mang đồ gốm, tơ lụa men theo bờ biển tới tận Đại Thực xa xôi.
Quảng Châu chuyển vận sứ Dư Tĩnh vừa che miệng ho khẽ vừa viết viết lách, năm nay mậu dịch trên biển vô cùng hưng thịnh, đó là nhờ công của tiền trang, tiền tệ luân chuyển nhanh chóng đã thúc đẩy thương nghiệp thêm phồn vinh, vốn mỗi năm chỉ có thể làm một vụ làm ăn, nay có thể làm hai, thậm chí ba vụ.
Nơi này bốn mùa cây cối xanh tươi, trước cửa sổ phòng là một cây dong cực lớn, bao năm nay nghe nước mưa rơi trên tán lá là sở thích hiếm hoi của lão tiên sinh.
- Ài, cái mồm ông nói thật chuẩn, xem chừng lão phu đúng là sẽ chết ở Lĩnh Nam rồi. Dư Tĩnh đặt bút xuống, nói với Quảng Châu tri phủ Vu Văn Tĩnh:
- Ông hiện giờ mỗi bữa ăn hết ba bát cơm, một con cá to, tinh thần như trai trẻ, ta với ông là đồng niên, giờ ta mỗi đêm phải dậy ba lần còn chưa nói tới chết nữa là ông.
Dư Tĩnh cười khà khà: - Hà hà, cũng chỉ là kéo dài hơi tàn thôi. Nói rồi đưa tay ngắt tấm lá non rủ xuống cửa sổ, cho vào phong thư đóng si lên thư đưa tới: - Chiến hạm Đại Thực xuất hiện ở Giang Khẩu ý đồ không rõ, lão phu đã sai quân đuổi, nếu phản kháng sẽ tiêu diệt.
Vu Văn Tĩnh cũng là ông già trên bảy mươi nhưng khí sắc đúng là kém Dư Tĩnh xa, mặt đầy vết đồi mồi: - Người Đại Thực không hài lòng với hải thuyền bắc thượng vận chuyển lương thực thôi, ông già rồi mà vẫn cứng đầu, chẳng lẽ muốn đánh trận thật?
Dư Tĩnh vuốt chòm râu dài: - Cái này học được qua biến loạn Lưỡng Nam đấy, cứ cho một đấm trước rồi ngồi xuống bàn bạc sau, ài phương bắc hết hạn hán rồi lại chiến hỏa, lương thực thiếu thốn, hải thuyền của Hồ thương bắc thượng nhất định phải vận chuyển lương thực là quốc sách, sao có thể vì dăm ba cái quân thuyền mà thay đổi.
- Phong thư này ông không cần ký tên đâu, giờ người Đông Kinh đều coi lão phu là lão già lưu manh rồi, ông đừng để hỏng thanh danh của mình.
Vu Văn Tĩnh đứng dậy cáo từ, giờ thì ai cũng nhận ra sự giàu có của Lĩnh Nam rồi, Quảng Châu đã thành chiến trường các thế lực tranh giành, mình là tri phủ không có mấy sức ước thúc với đám người có chỗ dựa lớn đó, đành phải dựa vào Dư Tĩnh, nghĩ cũng thấy bi ai.
Tín sứ hỏa tốc tám trăm dặm mang theo lá thư chứa hơi thở mùa xuân đó đi, tựa hồ cũng đi cùng với xuân ý vô biên của Lĩnh Nam, bước chân của khoái mã đồng hành với gió ấm và đại nhạn, đi tới đâu sinh cơ bừng bừng tới đó.
Khi chim nhạn bay qua đầu Lữ Huệ Khanh thì hắn chỉ liếc mắt nhìn một cái, tiếp tục hạch toán sổ sách, thế lực công chúa phủ quả nhiên tiện dụng, các xưởng tơ lụa ở Tô Châu đều chết thảm.
Lục gia năm nay đã thu mua quá nửa xuân tằm, tuy tằm còn chưa nhả tơ, tiền thì đã trả vào túi nông hộ, nói cách khác đợi khi đó, trừ xưởng của Lục gia ra, thì không ai có tơ tằm nữa.
Năm nay giá tơ cao hơn một thành, Lữ Huệ Khanh muốn đợi tới khi các xưởng dệt cùng đường thì bán lại với giá tăng thêm hai thành, sau đó mua hết tơ lụa dệt được, bán tơ lụa mới thực sự là lợi nhuận lớn..
Bụng đột nhiên đau dữ dội, mồ hôi to như hạt đỗ thuận theo tóc mai nhỏ xuống tong tong, ướt cả sổ, làm chữ viết nhòe hết.
Cơn đau tới bất ngờ, đi cũng nhanh, Lữ Huệ Khanh thở khò khè như con trâu già, hai mắt mờ đi: - Chỉ sợ mình không đợi được tới lúc khai hoa kết quả rồi.
Nỗ lực xoay người, ngây ra nhìn hai con chim én đang tha rác về làm tổ, chúng đậu xuống cửa sổ vòn vui vẻ ríu rít chào hỏi với hàng xóm Lữ Huệ Khanh.
Một ngọn lửa vô hình bốc lên, Lữu Huệ Khanh cầm nghiên mực ném chim én, làm con chim kinh hoàng bay đi, còn chưa hết giận, hắn lấy sào chọc tan nát cái tổ, thỏa mãn về phòng, tiếp tục xem sổ sách, nhưng bút lông vừa chấm mực thì dừng lại, gấp sổ đi ra ngoài.
Tô Châu cuối tháng hai nước xanh biêng biếc, thuyền bè tấp nập qua lại, những thuyền nương và ngư phu chăm chỉ miệng hát véo von, không biết hôm nay bọn họ có thu hoạch gì không?
Ống quần sắn lên một đoạn, lộ ra hai chân trắng trẻo, các thuyền nương nhìn thấy Sở tiên sinh thong thả bước đi bên sông vẫy tay chào hỏi mọi người, đừng thấy Sở tiên sinh bộ dạng bệnh tật khiến nhiều người né tránh, ở nơi này hắn rất được hoan nghênh, vì hắn luôn hỗ trợ những thuyền nương không bán được cá, hết ngày mà cá vẫn còn, chỉ cần cầu khẩn Sở tiên sinh vài câu, hắn sẽ mua hết thậm chí chẳng hỏi giá tiền.
Nghe thấy thuyền nương chào hỏi, Lữ Huệ Khanh dừng chân cười với thiếu phụ trên hai mươi có đôi mắt cười hút hồn nam nhân: - Yến Nương, hôm nay thu hoạch có tốt không?
Một thuyền nương trông cực kỳ kiều mị chống thuyền tới, đắc ý xách một xâu cá lên, cười giòn tan: - Sở tiên sinh, nô gia hôm nay bắt được hắc long ngư, dùng nấu canh là ngon nhất đó, cho nên mới đuổi theo tiên sinh.
- Tốt quá, Yến Nương, phu quân nhà cô có ở trên thuyền không, nếu có nhờ hắn làm cá giúp ta, ta định ra sông chơi.
Không giống cuộc sống trên bờ lễ nghi khắt khe, các thuyền nương hào phóng tự nhiên hơn nhiều, Yến Nương cười khúc khích trêu: - Tiên sinh đúng là lão phu tử, hỏi tên quỷ chết đó làm gì, chẳng lẽ canh do nô gia nấu không ngon?
Một hán tử mặc áo tơi chạy ra dìu Lữ Huệ Khanh lên thuyền, Lữ Huệ Khanh cởi hồ lô bên hông đưa cho thuyền nương để nàng hâm nóng, còn thuyền phu thì bận rộn đem cá ra đầu thuyền xử lý.
Thuyền nhỏ rẽ sóng dần rời khỏi đám đông huyên náo, Lữ Huệ Khanh lấy tiêu ra thổi, tiếng tiêu bi thương vô hạn làm mắt Yến Nương long lanh nước, không biết vì sao Sở tiên sinh lại buồn bã như thế.
Nước trong ngọn sóng lao xao gió ngàn Đường xa trời rộng gian nan Quan san cách trở mộng tàn hồn ơi! Nhớ thương thương nhớ tơi bời
Mỗi năm hoa nở gió đưa hương cũng là lúc Lữ Huệ Khanh cùng người nhà đạp thanh, hắn tới giờ vẫn còn nhớ như in cảnh tiểu khuê nữ vui sướng đuổi bướm trên cỏ xanh, nay vạn sự thành khong, chẳng biết ở Nha Châu có mùa xuân như vậy không?
Tiếng tiêu bỗng chốc vút lên cao, như trời tan đất sụp, ẩn chứa phẫn uất vô hạn... Hoa Nương, nữ nhân đó tên là Hoa Nương... Đó là tin tức Lữ Huệ Khanh mới thăm dò được, tuy chưa xác thực mười phần, nhưng linh tính cho hắn biết mình đã tìm đúng người, lúc này Vân Tranh không có nhà...
Gió xuân đưa tiếng tiêu đầy thù hận đó tiếp tục hướng về phương bắc, nhưng không thổi vào được hoàng thành cao lớn, dương liễu bên bờ Biện hà đã xanh mơn mởn, hoa mai ở trong hoàng thành vừa mới rụng. Cửa cung nặng nề bị gió xuân thổi ra, mấy chục giáp sĩ nối nhau xuất hiện, mỗi người dẫn một đội nhân mã tỏa đi bốn phương.
" Trẫm từ khi kế vị tới nay, ngày đêm lo nghĩ cho thiên hạ, thiên hạ chính là thần dân, thần dân bất an, trẫm bất an, thần dân sung túc thì trẫm vui mừng, thần dân nghèo khó, trẫm ăn không thấy ngon.
Từ khi Đại Tống ta lập quốc, quốc thổ thiếu một mảnh Yến Vân, quốc khố trăm năm tích góp cũng chỉ đợi một ngày vẹn toàn thôi, nay người Liêu ngang ngược, xé minh ước, xỉ nhục Đại Tống ta..."
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2