Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: Đồng Sa Băng
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 544 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ột buổi chiều mưa gió, người đàn bà đi thoăn thoắt bên lề đường để trở về với hai đứa con đang đợi chờ trong mái ấm gia đình. Dưới cơn mưa đầu mùa, người đàn bà băng qua đường để vào con hẻm nhỏ, nhưng đã trễ, chiếc xe hàng khổng lồ đang lao mình đến. Tiếng la thất thanh cất lên rồi chìm hẳn trong tiếng mưa. Người ta thấy một thân hình nằm co bên lề đường. Tai nạn! tai nạn đã cướp đi mạng sống của người đàn bà xấu số trên đường đi làm kiếm tiền về nuôi con.
Thế là hết, người ta thương tiếc cho một linh hồn vừa rời khỏi xác. Trong tai nạn, hảng xe lo chôn cất người đàn bà và bồi thường 25 triệu đồng tiền án mạng. Người đàn ba ra đi để lại hai đứa con, đứa gái sáu tuổi và đứa trai hai tuổi cho người chồng nghiện rượu.
Một tháng sau.
- Sáu, con nghe đây, ngôi nhà này má cho vợ con, nay vợ con qua đời má muốn lấy lại, con nghĩ sao?
- Má lấy lại rồi ba cha con con ở đâu?
- Con để 25 triệu lại má sẽ lo nuôi dưỡng hai đứa cháu, còn căn nhà này má sẽ bán đi.
- Rồi con ở đâu?
- Con là đàn ông, một mình sống đâu không được, con đâu phải lo nuôi hai đứa nhỏ mà sợ.
- Má muốn đuổi con sao!
- Má không nói như vậy, chính con nói đó.
Người đàn ông đăm chiêu, nhìn cảnh đời rồi nói:
- Tiền án mạng của vợ tui đây, bà giữ 20 triệu để lo cho hai đứa nhỏ dùm, còn lại 5 triệu tui mang theo hộ thân.
Thế rồi người đàn ông nghiện rượu âm thầm ra đi, bỏ lại hai đứa con thơ. Gia đình cha mẹ đã qua đời trong thời loạn lạc, người đàn ông chỉ còn lại hai anh em nhưng người em nghèo rớt mồng tơi. Ngoài ra chỉ còn mấy người cô và bà con thân thuộc. Cuộc đời của gã là những ngày say vùi.
Trong cảnh đời trơ trụi, hai đứa bé lớn lên bên nhà ngoại được bốn tháng, khi số tiền đền án mạng đã đến ngày khô cạn thì bà ngoại lại kêu người đàn ông nghiện rượu về:
- Tao thấy trách nhiệm nuôi hai đứa nhỏ là của mầy đó.
- Nhưng mà tui đã để lại 20 triệu cho má nuôi hai đứa nhỏ kia mà?
- 20 triệu làm sao đủ, đã tiêu xài hết rồi.
- Bốn tháng hai đứa nhỏ làm sao tiêu xài hết 20 triệu?
- Nhưng mà tao nói hết là hết.
- Vậy bây giờ má tính sao?
- Thì mầy phải đóng tiền nuôi con chớ tính sao bây giờ.
- Tui có tiền đâu mà đóng cho má.
Một gã say rượu làm gì ra tiền mà nuôi con! Nhưng rồi người đàn ông nghiện rượu cũng tìm đến những người cô và anh em bà con để nhờ vã. Lá lành đùm lá rách, anh em bà con hùn tiền nhau nuôi hai đứa nhỏ. Đứa lớn theo cha sống nay đây mai đó và đứa nhỏ hai tuổi về ở với bà cô. Nhưng rồi cuộc đời cũng không trôi chảy êm xuôi, bà cô già nua không còn sức lực để lo cho đứa bé. Rồi một hôm những bà cô ngồi bàn với nhau, họ đồng ý đem đứa bé hai tuổi trao cho chùa.
Nhìn đứa bé trai khôi ngô tuấn tú, khuôn mặt hiền như bụt nhưng đượm một nét buồn sâu kín. Cuộc đời của em chắc là không sinh ra dưới vì sao sáng.
Ngày nọ bà cô dẫn đứa bé lên xe về Thủ Đức tìm ngôi chùa do người giới thiệu. Trời đã về chiều, hai bà cháu trên đường cát bụi tìm người hỏi hang. Bà cô gặp một vị sư bên đường, bèn hỏi:
- Thầy chỉ dùm tôi ngôi chùa lớn ở vùng này.
- Bà tìm đến chùa lớn làm gì giờ này?
- Tui muốn tìm đến chùa để cho đứa bé này.
- Ồ! Tốt quá, tui đang cần một đứa bé đây, bà cho tui đi.
Bà cô nhìn người sư bên đường rồi phân vân.
- Không được đâu, để tui đi tìm ngôi chùa kia. Rồi bà dẫn đứa bé tiếp tục đi.
Trời đã về chiều, bà cô lủi thủi dẫn đứa bé mà không biết mình đi về đâu. Thỉnh thoảng quay đầu lại thì thấy vị sư kia vẫn còn đứng ngó theo. Bà tiếp tục đi một quảng đường, nhìn lại vẫn thấy nhà sư quay đầu nhìn bà và đứa bé. Ánh sáng bang chiều càng lúc càng dịu dần mà đường đến chùa thì dài hun hút, lòng bà cũng băn khoăn. Nhìn tương lai mù mịt của đứa bé bà đành ngoắt tay gọi nhà sư bên đường và đồng ý trao đứa bé cho nhà sư. Như mừng được của quý, vị sư ân cần mời bà theo về nhà.
Ngôi nhà nằm bên trong hẻm. Người sư già nói rằng ngày xưa sư tu ở chùa lớn, sau này ông về lại nhà và biến ngôi nhà thành ngôi chùa nhỏ. Hằng ngày người sư có năm sáu tín đồ theo tu trong nhà. Câu chuyện ngừng lại khi chén trà vừa cạn. Bà cô nhìn đứa bé ái ngại với lòng thương xót. Bà chào vi sư rồi quay qua đứa bé:
- Thôi con về với bà.
- Không, con không về đâu, con ở lại với chùa này. Đứa bé lể phép đáp.
Bà cố ý nói như thế để xem phản ứng đứa bé ra sao. Nhưng sao lạ, bà không cho đứa bé biết ý định bà đem nó cho chùa mà sao giờ nó lại không chịu ra về! Bà cô nhìn đứa bé và hỏi lần nữa, nó vẫn nhất định ở lại chùa!
Trời đã xẩm tối, bà cô chào vị sư, gởi gắm đứa bé, bà ẳm nó lên đặt một nụ hôn lên má rồi bà ra về.
Kẻ tu hành không ăn thịt và ngôi chùa này cũng vậy, họ ăn chay trường. Nhà sư nhìn đứa bé ốm yếu, ăn chay trường làm sao nó lớn được. Trong lòng vị sư thấy thương xót nên dặn nhỏ một chú tiểu:
- Con hãy ra chợ mua ít thịt cá về cho thầy.
- Nhưng chùa ăn chay trường mà thầy.
- Hãy cho đứa bé ăn thịt cá một thời gian cho nó đủ sức lớn rồi hãy cho nó ăn chay con.
Một hôm vị sư trù trì chùa gọi đứa bé và hỏi:
- Mẹ con đâu?
- Mẹ con bị xe đụng chết rồi, thưa thầy.
- Còn ba con?
- Ba con uống rượu say cũng chết luôn rồi.
Có lẽ sự bất hạnh cuộc đời đã hằn sâu trong tâm tư đứa bé, nên nó giận đời mà khai tử ba nó luôn cho đở tuổi thân, chớ ba nó vẫn còn sống đó chứ! Mấy năm sau này người đàn ông nghiện rượu vẫn sống cuộc đời rày đây mai đó. Và đứa con gái lớn lên, gã cho đi ở đợ lấy tiền uống rượu.
Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng bà cô già nua đến chùa cúng Phật và thăm đứa bé. Những ngày đầu thấy bà cô đến thăm nó sợ đến mang về nên nó thường trốn trong phòng.
Hôm nay, đứa bé đã được sáu tuổi. Người bác họ từ phương xa về Sài Gòn thăm chơi, tìm đến ngôi chùa thăm đứa bé. Bà cô đưa người bác đến chùa. Đứa bé nay được đi học, về đến nhà bà cô bảo:
- Con thay quần áo đi rồi ra đây chào bác Hạnh.
Đứa bé ngoan ngoãn làm theo lời, rồi bà cô bảo:
- Con đọc kinh cho bác Hạnh nghe đi.
Đứa bé chấp tay trước ngực và đọc làu làu kinh Phật bằng tiếng Phạn trước sự bở ngỡ của người bác. Người bác họ tự nhủ: “Cầm sách kinh tiếng Phạn để trước mặt đọc đã khó rồi, mà sao đứa bé sáu tuổi này có thể đọc thuộc lòng cả cuốn kinh bằng tiếng Phạn!” Người bác họ nhìn khuôn mặt hiền hòa và sáng sủa của đứa bé mà lòng chùn lại với cảm giác lành lạnh như đang đứng trước một vị cao tăng đắc đạo. Bà cô thử lòng đứa bé bằng cách bảo nó đi theo người bác họ qua Mỹ để đi học và sẽ được ăn no mặc đẹp, nhưng nó đã từ chối và nói rằng:
“Con không đi đâu, nay con có cha và mẹ rồi.” Nó chỉ nhà sư và nói: “Đây là thầy con mà cũng là cha và mẹ của con.”
Bây giờ nó không còn giận cha nó nữa. Mỗi lần người đàn ông nghiện rượu đến thăm nó vẫn ra mừng rỡ. Khi người đàn ông nghiện rượu ra về, đứa bé trở vào phòng, và trong tiếng gió người đàn ông nghe thoáng bên tai: Tiếng kinh cầu.
Tiếng Kinh Cầu Tiếng Kinh Cầu - Đồng Sa Băng