People say that life is the thing, but I prefer reading.

Logan Pearsall Smith, Trivia, 1917

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 812 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ặt trời đang lên, to và đỏ rực như máu. Phía bên kia đầm, xóm làng uể oải thức giấc. Từng đợt khói lam bay lên trên những mái nhà, tan loãng trong cơn gió nhẹ thổi vào từ biển. Trên đầm nước, nơi cách thành phố khoảng hai giờ đi ghe máy, sóng nhấp nhô như có con rồng lửa đang uốn lượn. Vài chiếc sõng nhỏ đang thả lưới, tiếng gõ từng chập vang theo tiếng sóng dội vào chân đê, khi xa khi gần. Hình như mùa này là mùa cá chốt, loại cá giống như cá trê nhưng nhỏ và trắng hơn, cũng có ngạnh hai bên, không khéo bị đâm vào tay thì nhức ơi là nhức. Cá chốt nấu canh chua hoặc kho tiêu thì vét sạch nồi cơm.
Những lúc được nghỉ học, tôi thích theo thằng em đi câu cá chốt. Chị em tôi xách cần ra bãi mắm, leo lên nhành cây gần mé nước ngồi câu. Thằng em tôi đã mười ba tuổi, tôi mười sáu. Chúng tôi đùa giỡn, thách đố nhau coi thử ai câu nhiều hơn. Thằng em tôi hỏi: “Lớn lên chị sẽ làm nghề gì?”. Tôi cũng không biết, hình như tôi cũng chưa nghĩ tới nên trả lời đại đứa em: “Mày thấy chị làm ca sĩ được không? Hay là làm cô giáo?”. Thằng em nhìn tôi cười cười: “Thôi chị, chị ơi! Giọng chị khàn khàn như con vịt đực mà đòi làm ca sĩ! Mấy ông lính nghe chị hát có nước bỏ súng ống chạy mất! Còn cô giáo hả? Chị tham ăn như quỷ mà đòi làm cô giáo!”. Tôi té nước vào nó. Hai chị em tôi chơi trò tạt nước thật vui. Tôi hỏi nó: “Còn mày, học xong rồi mày sẽ làm gì?”. Nó đọc một hơi: “Rớt tú tài anh đi trung sĩ. Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con. Mai sau yên chuyện nước non. Về nhà anh có Mỹ con anh bồng!”. Tôi giơ ngón tay lên môi: “Thôi em đừng nhắc tới Mỹ mẽo ở đây, tới tai mấy ông cách mạng thì phiền. Bữa trước mấy ông xuống bên kia đập giết một người mà mấy ổng cho là “ác ôn”, “làm tay sai cho Mỹ”. Em tôi nói: “Mấy ổng nói vậy nhưng biết có không? Chiến tranh mà, nẫu muốn giết ai thì giết!”. Tôi thở dài: “Ừ! Bây giờ là thời chiến mà!”.
Những buổi đi câu ngoài mé đầm đã làm tình cảm giữa hai chị em gắn bó với nhau hơn. Nhưng không ngờ …
Buổi sáng. Máy bay L.19 từ hướng thành phố bay về làng tôi quần trên bầu trời. Nhìn xa, nó giống như con chuồn chuồn voi, đảo tới đảo lui. Cha tôi lo lắng chạy ra phía sau nhà, che tay dòm. Một lát, ông bước vội vã vào nhà, nói với mẹ tôi: “Mấy bữa nay nó cứ đảo tới đảo lui làng này, chắc sắp có chuyện. Nghe nói tối hôm trước, mấy ông từ trên núi xuống giết thêm một tay trưởng thôn quăng xác xuống đầm. Bà coi gom góp tư trang, tiền bạc để sẵn, có gì mình chạy cho lẹ!”. Mẹ tôi lại thản nhiên nói: “Ông cứ lo xa! Cái làng này nẳm giờ đang sống bình yên, có sao đâu! Còn nếu có bom đạn, nó tránh mình chớ mình biết đâu mà tránh!”. Nói xong, mẹ tôi sai tôi lấy nồi đi vo gạo, nhóm bếp bắt cơm. Mẹ tôi là người sống quen với đồng ruộng, làng quê, bà không nghĩ là cuộc sống sẽ thay đổi, nếu bỏ đi đâu đó, nhà cửa, ruộng vườn ai chăm sóc. Còn về thành phố, mẹ tôi thấy chướng tai gai mắt khi gặp cái cảnh những cô gái trẻ, nhỏ nhắn, đi bên những ông khách ngoại quốc mập thù lù hoặc cao ngất ngưỡng. Bà sợ tôi bị sa chân vào những vũng bùn ở thành phố.
Quần quần trên bầu trời u ám mấy chập, chiếc L.19 lại bay về hướng thành phố. Không khí yên lặng đến nỗi tôi nghe tiếng sóng vỗ từ mé đầm vọng về, tiếng hát eo éo trong chiếc radio vang ra từ ngôi nhà xóm trên: “ Anh là lính chung tình …”, tiếng gõ lạc lõng của chiếc sõng còn đang thả lưới.. Mẹ tôi nói dọn cơm ra ăn, còn đi nhổ cỏ ngoài ruộng, nhớ bới vào lon guigoz mang theo để mẹ tôi ăn xế.
Cha, mẹ, tôi và đứa em trai đang ngồi ăn cơm trên chiếc giường tre thay bàn ghế, bỗng nghe những tiếng nổ chát chúa chung quanh. Tiếng nổ lớn đến nỗi làm đổ chén nước mắm, tô canh chua trên vạt giường. Phản ứng đầu tiên của cha tôi là bỏ cả đôi đũa và chén cơm, la lên:
“Pháo kích! Pháo kích! Chạy vô hầm!”
Ông đứng lên, nắm tay tính lôi mẹ tôi và thằng em đi, nhưng ông không đứng vững nữa. Máu từ trên đầu đang tuôn xuống nhuộm đỏ cả gương mặt vốn khắc khổ của cha tôi. Ông lấy hai tay quờ quạng ôm đầu một lát, bất ngờ ngã quỵ xuống đất. Ông rướn người dãy dãy mấy cái rồi nằm im. Máu từ đầu cha tôi trào ra thành vũng dưới đất.
Mẹ tôi từ chiếc giường tre nhào xuống ôm lấy cha tôi vừa khóc vừa gào lên thảm thiết: “Ông ơi! Ông có sao không? Đừng bỏ mẹ con tôi!”. Nhưng hình như cha tôi đã chết.
Đại bác từ đâu bắn về, dội xuống khắp nơi trong làng. Mẹ tôi vừa kêu gào bên cạnh thân hình bất động nằm trên vũng máu của cha tôi, vừa ra dấu chỉ tôi dẫn thằng em trai chạy vào hầm đào trong buồng. Bà la lớn:
“Con dẫn em vào hầm núp đi! Ở đây nguy hiểm lắm!”.
Nhưng khi hai chị em vừa vào được trong cái hầm tối đen, thằng em tôi bỗng chạy vọt lên. Nó nói vọng lại: “Chị hai ngồi ở đó đi! Em là con trai, em phải lên lo cho cha!”. Đó cũng là lần cuối cùng tôi nghe được tiếng nói thân yêu của đứa em trai. Vì sau đó, nó bị trúng đạn pháo kích chết khi chạy sang nhà hàng xóm kêu người giúp đỡ.
Ngồi dưới hầm, cả người tôi như bị tê liệt vì sợ hãi. Đầu óc tôi gần như vô cảm giác. Tôi muốn leo lên xem thử gia đình tôi ra sao nhưng tôi không cử động được. Tiếng ì ầm vẫn vang dội đâu đó, khi xa khi gần, rồi tất cả lại rơi vào không khí im lặng nặng nề. Có tiếng máy bay trực thăng dồn dập. Tiếng súng nổ dồn lẫn tiếng quát tháo chửi thề của ai đó. Hình như làng tôi đã trở thành một bãi chiến trường.
Ánh đèn pin quét xuống căn hầm rồi có tiếng doạ nạt:
Gia đình còn ai lên đi! Nếu không sẽ bị ném lựu đạn xuống hầm!”
Đột nhiên, cảm giác muốn sống đã vực tôi dậy. Tôi run rẩy bò lên. Khi tới miệng hầm, có ai đó đã nắm cánh tay tôi kéo mạnh lên.
“A! Con gái!”
Một người hỏi:
“Mấy ông lính Đại Hàn hỏi mày có phải là V.C không?”
Tôi ú ớ nhìn người đàn ông Việt Nam và mấy người lính Đại Hàn mặc đồ rằn ri trước mặt:
“Không ! Tôi là học sinh.”
“Mày học trường nào?”
“Tôi có thẻ học sinh. Học trường…”
Họ trao đổi xí xô xí xà gì đó một lát. Người lính thông dịch lại hỏi tôi:
“Mấy ổng nói sẽ tha cho mày, với điều kiện mày phải cho mấy ông chơi!”.
“Dạ! Lạy các ông! Con còn nhỏ, hãy tha cho con!”
“Không được! Muốn hay không muốn? Từ chối sẽ bị xơi kẹo đồng lập tức! Còn gật đầu, mấy ông sẽ để cho mày sống. Nói đi!”
Tôi sợ chết. Và họ, ba người lính Đại Hàn và người lính thông dịch, luân phiên nhau đè tôi lên chiếc giường tre, hiếp dâm tôi một cách man rợ, như mãnh thú xé mồi. Người lính Đại Hàn mang súng ngắn là người đầu tiên. Người thông dịch là người cuối cùng. Tôi vô cùng đau đớn, không chịu đựng nổi nên mê man, bất tỉnh.
- o O o -
Khi tỉnh dậy, cơ thể tôi nhức nhối như có ai lấy đôi chân tôi giật mạnh ra. Tâm trí đờ đẫn đến nỗi tôi không biết việc gì đã xảy ra. Nằm bất động một lát, tôi dần dần phục hồi trí nhớ nên lồm cồm ngồi dậy. Trên nền đất, nơi có hai cái xác của cha mẹ tôi nằm co quắp bên nhau, thức ăn vung vãi trên những vũng máu đã đông cứng lại như tiết canh. Tôi lay lay cha mẹ tôi nhưng không có phản ứng gì. Tôi ngồi bần thần bên cạnh cha mẹ, cảm thấy không còn muốn sống nữa, nhưng không hiểu sao tôi không khóc được. Tất cả mọi việc xảy ra như một cơn ác mộng.
Mới đó, gia đình tôi còn sum họp ăn cơm bên nhau. Bây giờ, cha mẹ tôi đã bị bom đạn giết. Tôi bỗng nhớ ra còn đứa em trai, muốn đứng dậy đi tìm nhưng không đứng lên được. Thấy cơ thể mình trần truồng, nhớp nhúa, tôi quờ quạng tìm áo quần mặc vào.
Lần mò, tôi bò lồm cồm ra cửa. Nắng chói chang bên ngoài hắt vào mặt tôi những luồng hơi nóng. Trên sân, cái xác của đứa em trai đang nằm trong tư thế ngã sấp, cong queo. Từng đám ruồi nhặng nhởn nhơ bay lên, đáp xuống. Không thể chịu đựng được nữa, tôi dang tay, ngửa mặt lên trời la lớn:
“ Trời ơi! Sao lại như vầy hả trời!”
Không có tiếng trả lời. Chỉ có những đám mây trắng đang bay nhàn tản trong bầu trời xanh. Tôi lại ngất đi.
- o O o -
“ Dậy! Dậy đi cháu! Quân cách mạng đã tới rồi!”
Có ai đó lấy chiếc đèn pin nhỏ xíu soi vào mặt tôi, kéo tôi ngồi dậy. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nghe được giọng nói của một người quen trong xóm:
“Vậy là trong nhà này, chỉ mình cháu đuợc may mắn còn sống. Ba, mẹ và em cháu bị tụi đánh thuê Nam Triều Tiên giết. Cả làng mình bị tụi nó đi càn giết hơn một trăm người. Đàn bà, con gái bị hãm hiếp, nhà cửa bị bom đạn thiêu rụi. Cháu cứ để xác chết đó, sáng sớm phải theo những người dân còn sống chống sõng xuống thành phố đấu tranh. Chúng ta đấu tranh vì lý tưởng giải phóng dân tộc. Chúng ta phải đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào, cho tụi lính đánh thuê không còn đất sống!...”
Người ấy còn nói nhiều điều nhưng tôi nghe không kịp.
Họ dìu tôi về một khoảng sân rộng ở một xóm khác để họp mitting. Trên sân đã có lố nhố người ngồi, đa số là đàn bà, con gái, những người cũng như tôi được may mắn còn sống sau trận càn của những người lính hiếu sát Đại Hàn mà họ gọi là lính đánh thuê Nam Triều Tiên.
Những người đàn bà ngồi quanh tôi đều ủ rũ, xơ xác. Tóc tai bù xù, quần áo rách rưới. Có người nhìn lơ láo như người mất thần. Có người gục đầu xuống đầu gối khóc tấm tức, không thèm nghe người cán bộ đội mũ cối, mặc quần soọc, áo ka-ki vàng đang nói như một cái máy. Ông ta ngồi sau cái bàn gỗ có đặt ngọn đèn măng – sông bị hư tim cháy sáng nhấp nháy. Ông ta nói đủ thứ vấn đề, về chủ nghĩa đế quốc, về đấu tranh nhân dân … nhằm kích động lòng căm thù của mọi người. Nhưng có quá nhiều cụm từ lạ hoắc làm tôi không hiểu gì cả.
Gần sáng, tôi bị mệt và buồn ngủ qúa nên chui đại vào một bụi lùm rậm rạp để nằm ngủ, quên theo đoàn người chống sõng về thành phố để biểu tình, đấu tranh.
Cũng may cho tôi, vì đoàn người chưa vào được thành phố thì đã bị máy bay trực thăng và bọn hải thuyền xả súng máy bắn giết. Những người cán bộ đi phía sau biến mất. Chỉ có chúng tôi là những người vô tội, giống như những ngọn cỏ dại bị gió lùa trong giông bão, bên nào muốn làm gì chúng tôi thì làm.
- o O o -
Nhờ những người quen biết còn sống chôn cất cha mẹ và em tôi xong, tôi lục lọi trong nhà còn được một mớ tiền nên tìm cách trốn về thành phố để tránh bom đạn và kiếm sống.
Tôi đến ở nhờ một người cô họ đang làm bồi phòng trong sở Mỹ. Cô tôi tên là Na, người mập mạp, làn da trắng trẻo, có đôi môi xinh xắn hay cười. Gần ba mươi tuổi nhưng cô Na chưa lập gia đình. Cô nói, bây giờ thanh niên bị bắt lính hết, cô sợ trở thành goá phụ của chiến – sĩ - trận – vong, ăn đồng lương tử tuất giống như ăn xương máu của người chết trận.
Cô Na sống theo quan niệm thà mình làm đày tớ cho kẻ giàu còn hơn để bọn khố rách áo ôm lợi dụng, bởi vì trong cuộc đời này nếu con không có tiền để sống, con người con sẽ không thua một con chó đói.
Tôi hỏi cô Na thế còn giá trị tinh thần mà ông bà cha mẹ đã dạy con cháu, cô tôi nở một nụ cười thật tươi rồi chỉ vào cái bụng: “Sống trong cuộc đời, có thực mới vực được đạo, con à! Nói gì thì nói, tất cả chỉ là sự trao đổi qua lại lẫn nhau. Những nhà chính trị, những ông thầy tu…chỉ là những kẻ đem bán lời nói để hưởng lợi, những kẻ ngồi mát ăn bát vàng”.
Tôi còn trẻ, nhưng qua những nỗi khổ quá lớn đến dồn dập đối với tôi, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành, nên hiểu rõ những điều cô Na nói.
Cô tôi cũng hiểu và cảm thông hoàn cảnh bi thương của tôi nên tìm lời an ủi, khuyên bảo những lúc thấy tôi buồn. Cô nói, cháu cứ ở đây, từ từ rồi cô sẽ tìm việc cho cháu làm. Việc gì đã xảy ra mình nên chấp nhận. Chỉ có sống trong hiện tại là quan trọng nhất. Thời chiến, không ai biết được ngày mai mình sẽ ra sao. Rồi cô lảm nhảm hát: “ Em ơi! Có bao nhiêu! Sáu muơi năm cuộc đời… Hai mươi năm đầu…”. Nhờ tính tình vui vẻ của cô Na, tôi cảm thấy mình vơi bớt buồn rầu.
Mỗi buổi chiều từ sở Mỹ đi làm về, cô Na thường lấy ra đủ thứ vật dụng, thức ăn giấu trong cơ thể cô. Có khi là một cái dĩa, có khi là một đùi gà sống, hoặc một lon đồ hộp hay một thứ gì đó mà cô có thể nhét đuợc, làm sao để tụi M.P gác cổng không phát hiện. Cô nói, tính cô không thích ăn cắp, nhưng ăn cắp của “đế quốc Mỹ” không phải là ăn cắp. Nó tạo cho mình cảm giác hồi hộp, hơn người. Cô còn khuyên, nên ăn cắp của kẻ giàu chứ đừng bóc lột người nghèo khó.
Ban đêm chúng tôi thường nói chuyện với nhau trong căn phòng ấm cúng đặt hai chiếc giường sắt có những tấm màn vải mỏng kéo ngang. Cô Na thích kể lại những chuyện xảy ra hàng ngày trong sở làm.
“…Cũng may là cô chỉ dọn phòng cho tụi Mỹ trắng chớ không phải tụi Mỹ đen. Tụi lính Mỹ đen thường thủ dâm nên ra giường của nó rất nhớp. Nghe nói chuyện bum-bum của tụi nó mạnh lắm. Đàn bà, con gái Vịêt Nam mình nhỏ con, chịu không nổi!
… Eo ôi! Bữa nay có một cô bồi phòng bị thằng trung sĩ Mỹ đen cưỡng hiếp đến chết, xác vứt ra ngoài eo biển, người ta đi coi đông quá cỡ. Thằng hiếp dâm đang đi hành quân, khi về thế nào cũng bị tụi M.P. còng đầu!
…Chiều nay có thằng Mỹ trắng đẹp trai lắm, nó nhờ cô dạy tiếng Việt rồi lịch sự cho cô tiền. Mỹ cũng có nhiều loại, đứa này đứa khác, nhưng xa nhà lâu quá, đứa nào cũng thèm đàn bà. Nó đòi
–you nhưng cô không chịu! Ngày mai, được nghỉ phép, có lẽ nó dẫn cô ra phố sắm vàng rồi về nhà mình chơi!”
Buổi chiều hôm sau cô Na dẫn một thằng Mỹ trắng về nhà. Nó mặc đồ xi-vin, áo sơ mi màu xanh, quần jean đã bạc màu. Tóc thằng Mỹ cắt ngắn, màu vàng hoe, đôi mắt xanh biếc, làn da đỏ hồng nhiều lông lá đang nhuễ nhoại mồ hôi. Cô Na dáng mập mạp, chỉ đứng tới ngực thằng Mỹ khi bước vào nhà. Nó cười nhe hai hàm răng thật trắng gật đầu chào tôi bằng tiếng việt lơ lớ:
“Chào em! Con gái Việt Nam đẹp lám”
Tôi cũng gật đầu chào lại nó nhưng lịch sự rút lui khỏi nhà cô Na để hai người được tự do hơn.
Những tháng ngày sau đó, khi cô Na đã tìm cho tôi một việc chạy bàn tại tiệm phở, tôi thấy cơ thể mình bắt đầu thay đổi. Đôi đầu núm vú từ màu hồng chuyển sang màu tai tái và nở nang hơn. Ngửi phải mùi thịt cá, tôi thường bị nôn oẹ. Đặc biệt là không có thấy kinh nguyệt khi đến kỳ.
Làm ban ngày, buổi đêm về nhà cô Na ngủ, tôi lo lắng hỏi người cô họ về những triệu chứng bất thường của cơ thể. Cô Na cho tôi biết có thể cháu đã bị “ dính chấu” của mấy thằng ôn dịch Đại Hàn, vì giống của tụi nó mạnh lắm. Những dân tộc có vấn đề tình dục mạnh thường hiếu sát. Tôi hỏi “dính chấu” là gì. Cô Na cười cười, cô cũng bị như cháu. Nhưng một người bị cưỡng hiếp, một người tự nguyện. Cô nghĩ có con với tụi Mỹ sau này sẽ sung sướng hơn với tụi Đại Hàn, vì tụi nó chỉ là loại lính đánh thuê lấy tiền của Mỹ. Khi nào đi sinh, hai cô cháu mình cùng đi.
Tôi hốt hoảng hỏi cô Na có cách nào phá đi cái bào thai không. Cô cho biết chỉ có bác sĩ chuyên khoa về sanh đẻ, còn không, làm bậy dễ bị chết cả hai mẹ con. Cô khuyên tôi, số phận đã vậy mình nên chấp nhận. Hai cô cháu sẽ giúp nhau khi đến ngày sinh. Nếu cháu tìm cách phá, sau này sẽ tuyệt đường sinh sản.
Thằng Mỹ thường lui tới nhà cô Na nhiều hơn, nhưng khi cô báo tin đã có thai với nó, nó chuồn thẳng bằng cách xin chuyển sang đơn vị khác.
Vậy là hai cô cháu tôi đã cùng số phận: Gái chửa hoang!
Có người nhìn chúng tôi cười cười, dè bỉu:
“ Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa, thế gian sự thường!”.
Khi nghe, chúng tôi thường im lặng. Riêng tôi cảm thấy rất xấu hổ trong lòng khi nghĩ không biết cha của đứa con mình là ai?
Đêm tối.
Tôi ngồi lăn lộn trên chiếc giường trải tấm ra nhớp nhúa trong một nhà thương thí, chờ lên bàn sinh. Đã hai ngày đêm, những cơn đau bụng như vũ bão làm tôi quá mệt mỏi, nhưng đứa con vẫn chưa chịu ra đời. Trên trần, ngọn đèn tròn hắt ra thứ ánh sáng vàng vọt thu hút từng đám phù du bao quanh, những con thạch sùng bò ngổn ngang săn mồi trên những tấm ván lót cong queo lỗ chỗ những chấm đen dơ bẩn.
Quanh tôi, có vài người đã sinh xong đang nằm cho con bú. Có người chờ sinh cũng ôm bụng lăn lộn như tôi. Tiếng rên la lẫn tiếng con nít khóc đã biến căn phòng giống như cái cái chợ xổm.
Cô Na sinh trước tôi vài ngày ở một viện bảo sanh tư. Cô có dư tiền để làm điều đó. đứa bé con lai Mỹ có làn da đỏ hỏn, mang đôi mắt xanh biếc của người cha và màu tóc đen nhánh của người mẹ. Trông đứa bé có vẻ bụ bẫm. Cô Na âu yếm nhìn con với ánh mắt trìu mến nhưng có vẻ buồn buồn. Cô xin lỗi tôi vì đã không lo gì cho tôi được. Mỗi người có số phận khác nhau, cháu đừng buồn. Khi nào cần cứ nhắn cô, cô sẽ cho cháu một ít tiền.
Vài hôm sau ngày cô Na sinh, tôi bị những cơn đau bụng hành hạ, phải gọi một chiếc xích lô chở tôi tới nhà thương thí, nơi những đứa con nhà nghèo được sinh ra trong điều kiện thiếu thốn thuốc men, cơ sở tồi tàn, thiếu người chăm sóc. Nhưng cần gì, tôi còn quá trẻ, đâu muốn có đứa con này. Tôi có ý định sẽ bỏ lại đứa con này khi nó ra đời, lẳng lặng trốn khỏi nơi đây.
Bây giờ thì đứa nhỏ đang hành hạ tôi. Như những người lính Đại Hàn đã hành hạ thân xác bé nhỏ của tôi trong một trận càn. Tôi nghe bà bác sĩ già nua nói với một người sản phụ khác, trong những vụ hiếp dâm tập thể, người đầu tiên thường là cha của đứa bé. Như vậy, con tôi sẽ là một đứa con hoang lai Hàn, lớn lên không có cha, nó sẽ trở thành một kẻ bụi đời, thất học, sống lang thang đầu đường xó chợ. Nghĩ đến lúc đứa bé mới sinh bị ai đó bỏ lại ban sáng khóc thét lên, khát sữa đòi mẹ, gương mặt tím tái nằm trên sàn gạch mà chẳng ai ngó ngàng tới làm lòng tôi lại quặn đau.
Không được! Tôi phải sinh đứa bé ra và nuôi sống nó. Dù thế nào nó cũng là con tôi. Tôi sẽ làm mọi việc, kiếm tiền nuôi nó lớn lên, cho nó ăn học và dạy dỗ nó nên người.
Nước ối đã vỡ, đứa bé được sinh ra đời với tiếng khóc nhỏ nhoi, yếu ớt. Một đứa con trai! Tôi ngất đi với ý nghĩ con tôi sẽ trưởng thành khi chiến tranh qua đi. Nhưng thế hệ của con tôi sẽ khác thế hệ của những người cha trong thời chiến.
Thời Chiến Thời Chiến - Trần Đại Nhật