Meditation can help us embrace our worries, our fear, our anger; and that is very healing. We let our own natural capacity of healing do the work.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập:
Upload bìa: Lê Thành Tâm
Số chương: 42 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 24147 / 437
Cập nhật: 2016-02-24 22:10:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
11. Tế Hanh
ọ Trần. Sinh ngày 15 tháng 5 năm Tân Dậu (1921) ở làng Đông Yên, phủ Bình Sơn(Quảng Ngãi). Chánh quán: làng giao Thuỷ, cách làng kia một con sông Đậu sơ học rồi ra Huế học trường Khải Định. Ở đó quen Huy Cận, và được Huy Cận chỉ vẽ cho nhiều. Hiện học năm thứ hai ban trung học.
Những bài thơ trích sau đây trong tập Nghẹn nghào đã được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939.
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương", như tiếng hat của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một cái thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những điềunhững tình cảm ta âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa hàng nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói dến những con đường. Cũng phải. Trên những con đường ngưng lại biết bao nhiêu bâng khuâng hồi hộp!
Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết. Hôm đầu gặp người thiếu niên ấy, người rụt rè ngượng nghịu như một chàng rể mới. Nhưng tôi vẫn nhớ đôi mắt. Đôi mắt nồng nàn lạ. Tôi nghĩ ở một người như thế những điều cảm xúc, những nỗi đau xót quá mực thông thường và có khi khác thường. Như khi yêu, người thấy:
Kìa em, lên! Rực rỡ bốn phương trời;
Đôi mắt to ném lửa sáng nơi nơi;
Vừng trán rộng, hào quang loà chói rực,
Ta thấy sáng! Hồn phiêu diêu thoát tục,
Lòng lâng lâng không muốn ước mơ chi,
Mắt lim dim đầu cúi gục chân quỳ...
Tuy lời thơ còn có gì lệch với hồn thơ nhưng không có một tâm hồn đắm đuối không thể viết nên nhưng lời thơ như thế.
Khi thất vọng thi nhân ước cho người yêu chết đi để được ngồi trên mồ nhỏ từng giọt nước thấm xuống tấm thân lạnh lẽo.
Tệ hơn nữa, người muốn hưởng cái thú tàn nhẫn được thấy người yêu, tiếng khóc.
Rách đau thương như lụa xé tơi bời.
Chúng ta sẽ ngạc nhiên và băn khoăn không biết ở những chỗ sâu kín trong lòng ta có gì giống như thế không. Đầu sao, sự thành thực của thi nhân không thể ngờ được.
Nhưng tôi chưa muốn nói nhiều về Tế Hanh. Tế Hanh còn trẻ và cũng mới vào làng thơ, chưa có thể biết rõ những con đường người sẽ đi.
Tháng 4-1941
Thi Nhân Việt Nam Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân Thi Nhân Việt Nam