There's nothing to match curling up with a good book when there's a repair job to be done around the house.

Joe Ryan

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Duc Pham
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 925 / 0
Cập nhật: 2015-11-16 17:57:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
uổi sáng người đó lại đi vào xóm. Một sự viếng thăm tầm thường như vậy, nhưng lại rộn ràng hơn cả sự viếng thăm của một ông bộ trưởng. Có cả tiếng kèn tây nổi lên bài “Ly rượu mừng” và sau đó hàng trăm cặp mắt đều đổ dồn ra từ các khung cửa để dòm người khách lạ nhưng quen. Và cuối cùng, một bầy trẻ nhỏ, trước thì chỉ vài ba đứa, sau đông đảo dần, kéo nhau đi theo bước chân của người. Chúng nó líu lo hát theo bài nhạc đang được thổi kèn tây, bài “Ly rượu mừng” quen quá, ai cũng biết cả. Và tiếng kèn đó đang được người khách thổi với điệu bộ rất vui tươi. Chỉ bằng điệu bộ thôi, người ta nhìn vào và đoán là ông ta đang vui. Và tiếng kèn, nghe cũng hân hoan nữa. Thế thôi. Còn sau cặp kính đen ngòm kia, chẳng ai thấy được gì. Ông ta đã mất đi phương tiện thông thường và cao quý‎ nhất để diễn tả niềm vui: đôi mắt. Cả xóm này quen gọi ông ta là “ông già mù thổi kèn tây”- thật giản dị. Chẳng mấy ai thắc mắc ông ta từ đâu đến, người ra sao, và cũng không ai hỏi ai rằng vì sao mà ông ta biết quá nhiều bản nhạc để thổi kèn như thế. Mỗi lần đi vào xóm là ông ta thổi một bài mới. Chỉ biết rằng người dân lao động thật dễ dãi, nghe xong bài “Ly rượu mừng” bèn bỏ vào chiếc lon đeo trước ngực ông ta những đồng tiền kẽm.
Chỉ riêng thằng Quốc là không gọi ông ta bằng cái tên “ông già mù thổi kèn tây”. Vì trước đó đã có lần nó đến gần ông ta và nhận thấy rằng ông ta chưa già. Thật đơn giản. Nó cũng không gọi cây kèn tây, vì có khi nó cũng nghe ông ta thổi những bài dân ca nữa. Trong đầu thằng Quốc, thật sự chưa có danh hiệu nào để gọi người ấy cả. Nó cũng không muốn nghĩ đến người ấy như một kẻ hành khất. Người ấy không bao giờ mở miệng xin bố thí. Thằng Quốc biết rằng, kẻ xin ăn là một kẻ không làm việc gì cả, nhưng nhận ở người khác tiền bạc và thức ăn để sống. Nó hiểu một cách sơ sài như thế, theo định nghĩa của nó, nhưng đủ để phân biệt người thổi kèn này với một người ăn xin. Vì ông ta đã kiếm được tiền nhờ những bài nhạc. Đi từ đầu xóm đến cuối xóm, ông ta đã trổi ít nhất ba khúc hát. Và những người nghe – những thính giả dễ tính của xóm lao động - cũng đâu có khác gì những người giàu sang bỏ tiền đến phòng trà để nghe ca sĩ hát.
Sự so sánh ngộ nghĩnh ấy làm cho thằng Quốc có ý‎ nghĩ ông khách này là một người nghệ sĩ. Phải gọi ông ta như thế dù ông không bao giờ xuất hiện trên sân khấu hay trên máy “ti-vi”. Thằng Quốc thích chạy theo ông ta để nhìn thật kỹ những ngón tay ông ta bấm trên thân cây kèn để “làm ra những nốt nhạc”. Và nó cũng khoái nhìn ông ta phùng to hai má để thổi ra những âm thanh. Hôm nay ông thổi bài “Ly rượu mừng” chán rồi thổi bài “Đón xuân”. Thằng Quốc ghét mấy bài nhạc mừng xuân lắm, nhưng nó vẫn chạy theo ông ta vì một sự thân mến nào đó có sẵn từ lâu. Nó cũng không trách ông ta được vì hôm nay là mồng năm Tết. Đối với người lao động của xóm nó, Tết chỉ có hai ngày thôi. Đến mồng ba là má nó đã thức sớm để đi bán trở lại. Nhưng với tụi trẻ con thì Tết có nghĩa là những ngày mà chúng còn được ở nhà, được ngủ đến chín mười giờ sáng và còn được chạy rong từ đầu trên đến xóm dưới để chơi bầu cua và đốt những cây pháo lẻ. Vì vậy đến mồng năm vẫn còn là Tết, đến mồng sáu mồng bảy vẫn còn là Tết. Người nghệ sĩ này có lẽ cũng biết như vậy. Và thằng Quốc bật cười khi nghĩ rằng ngày trước có lẽ ông ta cũng được nghỉ Tết đến mồng tám mồng chín mới đi học.
Lúc thằng Quốc cười, là đúng ngay lúc người ấy dứt tiếng bài “Đón xuân”. Vì đứng nghiêng nên nó thấy dường như đôi mắt của ông ta nhướng lên sau cặp kính. Dường như ông ta có ý‎ hỏi “Ai cười thế?”, nhưng ông không nói gì cả. Mà một thằng bé trong đám trẻ con đông đảo ấy lên tiếng:
- Đứa nào cười vậy?
Và một đứa đáp:
- Thằng cu Quốc.
Rồi một đứa nữa:
- Thằng con ông Thượng sĩ Hạc.
Đám trẻ con bỗng xôn xao lên, vì thằng Quốc quả thật đang “nổi sùng”. Nghe động đến tên ba nó, nó đỏ mặt lên, và tìm cho được đứa nào đã dám hỗn hào như vậy. Nó túm lấy cổ áo thằng bé kia, hầm hừ:
- Ai cho mày thèo lẻo, hở mày?
Thằng bé kia toét miệng ra cười, đưa cả hàm răng sún nham nhở ra. Thằng Quốc bực mình, trả đũa:
- Còn mày, mày là con của…
Nó im bặt, rồi tự nhiên buông thằng bé ra. Đám trẻ chờ đợi xem một màn ẩu đả, bỗng chưng hửng vì thấy thằng Quốc xìu mặt xuống. Hầu hết trong xóm này, đứa nào cũng muốn cho thằng bé kia bị đánh. Nhưng thằng Quốc thì không. Dù sao thằng bé đó cũng nhỏ con hơn nó, thua thiệt hơn nó và hay bị hiếp đáp. Quốc không muốn nói tiếp “Mày là con của ông hút” vì nó sợ thằng bé sẽ khóc. Thằng bé láu cá thế nhưng lại hay nhè. Nếu danh hiệu “thằng con ông Thượng sĩ Hạc” làm cho Quốc hãnh diện thì tiếng “con của ông hút” lại khiến cho thằng bé nọ xấu hổ. Thôi, chẳng nên mỉa mai thằng bé làm gì. Quốc nghĩ thế rồi làm thinh luôn.
Một Chút Hương Thừa Của Tết Một Chút Hương Thừa Của Tết - Nguyễn Thị Mỹ Thanh Một Chút Hương Thừa Của Tết