Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Jeff Edwards
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Quang11
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Saigon Vĩnh cửu
Số chương: 60 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1178 / 7
Cập nhật: 2017-04-18 08:47:09 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 40 - Phòng Thu Hình, Đài Truyền Hình Fox News 1211 Avenue Of The Americas Thành Phố New York, Tiểu Bang New York Thứ Hai, 1 Tháng 12, 05:30 Giờ Địa Phương
àn ảnh tràn ngập hình ảnh địa cầu do máy điện toán tạo ra, di chuyển xung quanh là hình ảnh cả đám vệ tinh cũng do máy điện toán vẽ ra. Mỗi vệ tinh phóng ra một vầng bán trong suốt cho thấy phạm vi được mỗi vệ tinh bao trùm trên địa cầu. Ở góc trái của màn ảnh là phù hiệu đỏ, trắng và xanh dương của đài truyền hình Fox News Channel.
Tiếng nói của phóng viên thời sự, Ted Norrow, cất lên để giải thích hình ảnh đang chiếu.
“Đây là quỹ đạo thấp, nơi mà khoảng 3.800 vệ tinh nhân tạo đang bay quanh thế giới không ngừng nghỉ, để cung cấp cho chúng ta thông tin liên lạc điện thoại, truyền hình, tín hiệu định vị GPS, theo dõi thời tiết, mạng internet và hằng ha sa số những dịch vụ khác tối cần thiết cho nền văn minh hiện đại.”
Hình ảnh đổi thành cận cảnh gương mặt đẹp trai của Ted Norrow, đang nhìn thẳng vào máy thu hình với một vẻ mặt trầm trọng. Sau thoáng chốc, máy thu hình lui lại để chiếu xa hơn cảnh bàn giấy của đài Fox News, với hình ảnh địa cầu thu nhỏ lại nằm bên trên vai trái của Norrow.
Một khung nhỏ hiện ra bên dưới màn ảnh, bên trong có phù hiệu của Fox News và hình vẻ một chiếc vệ tinh lồng trong khung ngắm bắn chữ thập. Dòng chữ “Tin Nóng” màu bạc hiện ra bên dưới.
“Khoảng 70% vệ tinh trong quỹ đạo thấp được sở hửu và điều khiển bởi giới thương doanh.” Phóng viên nói. “Số 30% còn lại thuộc về các lực lượng quân sự và tình báo của Hoa Kỳ và các nước khác.”
Hình ảnh trên màn ảnh đổi thành cận cảnh của một chiếc vệ tinh lơ lửng trong không gian đen ngòm.
“Theo những nguồn tin chưa được phối kiểm,” Norrow nói tiếp, “vào khoảng năm giờ trước đây, một chiếc chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã xạ kích và phá hủy một chiếc vệ tinh quân sự của Trung quốc bên trên vịnh Bengal. Một lần nữa, tôi phải nhấn mạnh rằng các báo cáo này chưa được phối kiểm. Chúng tôi đang chờ đợi lời tuyên bố từ bộ Quốc Phòng trong giây lát, nhưng ngay lúc này, chúng tôi chưa có kiểm chứng từ một nguồn tin đáng tin cậy nào hết.”
Hình ảnh lại đổi thành tòa nhà Năm Góc được quay từ trực thăng. Tiếng nói của Ted Norrow lại vang lên. “Xét đến tình hình giao tranh càng lúc càng tăng lên giữa Hoa Kỳ và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vụ bắn hạ một chiếc vệ tinh Trung quốc có thể dẫn đến những hậu quả quốc tế nghiêm trọng.”
Hình ảnh lại đổi thành hai khung hình song song, mỗi khung đều có hình bán thân của một người đàn ông. Người bên trái là một trung niên trong một bộ com-lê xám than cắt may vừa vặn và một chiếc cà-vạt nâu có huy hiệu của trường đại học Harvard. Người bên khung hình phải thì trẻ hơn và ăn mặc bình thường hơn, người khoác một chiếc áo vét bằng vải nhăn nheo và áo sơ-mi để hở cổ.
Tiếng nói của phóng viên tiếp tục. “Từ phòng thu hình của chi nhánh Fox News ở Arlington, tiểu bang Virginia và Philadelphia, tiểu bang Pennysilvania, chúng tôi đã mời Tiến Sĩ Martin Crane của viện Quốc Gia về Phân Tích Chiến Lược và ông Jason Walsh từ Trung Tâm Phát Triển Thế Giới. Quý vị, cám ơn hai vị đã nhận lời mời của chúng tôi vào giờ giấc sớm như thế này.”
Người đàn ông trung niên gật đầu. “Rất vui lòng góp mặt ở đây, Ted ạ.”
Người đàn ông trẻ hơn mỉm cười và cũng gật đầu. “Cám ơn anh đã mời tôi.”
“Tiến Sĩ Crane, chúng ta hãy bắt đầu từ ông vậy.” Norrow nói. “Nếu báo cáo này đúng sự thật và Hải Quân Hoa Kỳ quả thật đã bắn hạ một vệ tinh quân sự Trung quốc, các hậu quả trong cuộc đụng độ hiện nay có thể ra sao? Và, quan trọng hơn là, đây có thể nào là bước đầu cho một cuộc leo thang trong chiến tranh vệ tinh không?”
Người trung niên trong khung bên trái chỉnh lại cà-vạt. “Trước hết, cho tôi nói là còn hơi sớm để nhảy đến kết luận. Chúng ta không có bất cứ thông tin đáng tin cậy nào về vụ xạ kích này, nếu quả thật nó đã xảy ra. Thứ nhì, để dễ bàn chuyện, cứ cho rằng Hải Quân Hoa Kỳ đã phá hủy một vệ tinh tình báo của Trung quốc, vậy thì chúng ta không thể bàn thảo về sự khôn ngoan hay hậu quả của hành động này cho đến khi chúng ta hiểu được tình huống đã khiến hành động ấy diễn ra.”
Màn ảnh lại chuyển qua thành ba khung, với Ted Norrow quay ngang, mặt hướng về hai khung hình chứa hai nhân vật gã đang phỏng vấn.
Phóng viên gật đầu. “Tiến sĩ có thể nói rõ hơn không?”
Trước khi tiến sĩ Crane kịp trả lời, người đàn ông trẻ hơn đã bật cười. “Câu hỏi này thật ngớ ngẩn đó, Ted à. Anh giờ này đã phải biết rằng tiến sĩ thông thái của chúng ta có thể nói rõ hơn về mọi chuyện, cho dù ông ấy có hiểu hay không mà.”
Crane lờ đi lời châm chọc. “Chúng ta phải nhìn đến tình huống ở vịnh Bengal, bắt đầu từ vụ tập kích không có khiêu khích nào của Trung quốc vào hai máy bay của Hải quân Hoa Kỳ và cái chết của viên phi công Mỹ vài giờ trước khi xảy ra vụ việc vệ tinh này. Mà cả trước đó nữa, khi mà người Trung quốc đánh thương chiếc tàu sân bay Ấn Độ, INS Vikrant. Cái mà ông Walsh có vẻ như không hiểu là…”
Người đàn ông trẻ hơn cắt lời. “Để tôi nói cho ông nghe cái mà tôi không hiểu, tiến sĩ Crane à. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại dính líu vào thêm một vụ chạm trán quân sự khác không có quan hệ gì với chúng ta. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại vẫn cứ cố gắng đóng vai cảnh sát cho cả thế giới. Chẳng lẽ chúng ta không học được điều gì từ Iraq và Afghanistan sao?”
Ted Norrow giơ một tay lên. “Chờ chút đã… Có phải anh muốn nói là sự bình ổn của Á Châu không phải là một nỗi lo lắng chính đáng của Hoa Kỳ không?”
Walsh lắc đầu. “Tôi không hề nói như thế. Nhưng mà tại sao chúng ta cứ cho rằng can thiệp quân sự là một công cụ hữu hiệu để bình ổn một khu vực chứ? Đã có bao giờ làm được như thế chưa?”
“Vậy chứ Đệ Nhị Thế Chiến thì sao?” Tiến sĩ Crane hỏi. “Anh thành thật tin rằng Hirohito sẽ nới lỏng vòng tay siết chặt của lão ra khỏi Thái Bình Dương nếu chúng ta gởi cho lão một bức thư khiếu nại sao? Và còn Adolf Hitler thì sao? Nếu quân Đồng Minh không cùng dồn toàn lực chống lại Đế Chế Thứ Ba, phần lớn Âu Châu và Phi Châu, nếu không phải là cả thế giới, đã phải sống dưới gót giầy sắt của Quốc Xã cho đến bây giờ rồi. Dĩ nhiên ngoại trừ người Do Thái bởi vì họ đã bị tận diệt rồi.”
Walsh đảo tròng mắt. “Ồ, chúng ta lại bàn tới Hitler nữa rồi. Mỗi khi ông cần một ông Kẹ để biện hộ cho chủ nghĩa bành trướng quân sự của ông, ông lại đem bọn Quốc Xã ra. Tôi rất tiếc là phải mang lại thông tin mới cho ông, thưa tiến sĩ, chuyện đó đã xảy ra gần 75 năm về trước rồi. Chuyện xưa như vậy thì liên can gì đến tình hình chính trị hiện nay ở Á Châu chứ?”
“Chúng ta đang nói lạc đề rồi đó.” Phóng viên nói.
“Không đâu.” Tiến sĩ Crane nói. “Chúng ta không hề lạc đề. Tại vì, không kể đến việc ông Walsh không học hỏi gì được từ lịch sử ra, quả thật có một mối liên hệ chặt chẻ giữa Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc xung đột hiện tại với Trung quốc.”
Ted Norrow nhấc tay phải lên ra dấu mời. “Cho tôi xin ông giải thích lời ấy nhé?”
“Phải rồi, làm ơn đi.” Walsh nói. “Khai hóa chúng tôi đi. Mở mang trí tuệ chúng tôi với.”
“Tôi có thể nói tóm gọn trong một chữ mà thôi.” Tiến sĩ Crane đáp. “Chủ nghĩa biệt lập.”
Ông ta nhấn mạnh chữ ấy bằng một nụ cười chua chát. “Trong những năm cuối thập niên 1930 và đầu 1940, trào lưu biệt lập ở Mỹ đủ mạnh để khiến chúng ta giữ quân lại trong nước. Chúng ta ngồi ỳ ra đó trong khi hai nước Đức và Nhật đang đục khoét phần còn lại của thế giới và tàn sát hàng triệu người. Khi ấy, những người phe biệt lập cũng ca cùng bài ca như ông Walsh và đồng bạn đang ca hát bây giờ. Đừng dính dáng vào các vấn đề ở nước ngoài. Những chuyện ấy không phải là chuyện của chúng ta. Chúng ta nào phải là cảnh sát cho cả địa cầu đâu. Nhưng mà, nếu nhóm người biệt lập kia chiến thắng trong cuộc khẩu chiến khi ấy, ngày nay thế giới sẽ ra sao?”
Walsh cười khẩy. “Lại một lần nữa, tiến sĩ Crane đơn giản hóa lập trường của tôi rồi. Tôi không hề nói rằng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ không bao giờ cần thiết. Dĩ nhiên là nó cần thiết trong vài trường hợp nào đó rồi. Tôi còn có thể tiến một bước xa hơn và nói rằng, trong một vài trường hợp, hành động quân sự của Mỹ không những là đáp án tốt nhất, mà còn là đáp án duy nhất nữa. Nhưng mà nói thế đâu có phải là nó là đáp án cho mọi cuộc xung đột của nước khác chứ. Chẳng lẽ sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn giới hạn đến nỗi chúng ta phải vớ lấy súng mỗi khi trên thế giới có một vụ khủng hoảng nào sao?”
Crane há miệng để trả lời, nhưng Ted Norrow đã giơ tay lên chặn cuộc bình luận. Gã nói. “Tôi phải cắt đứt hai ông ở đây. Chủ nhiệm vừa cho tôi biết là đài Fox News vừa nhận được lời tuyên bố từ nhà Năm Góc, xác nhận rằng chiếc USS Towers quả thật đã bắn hạ một chiếc vệ tinh do thám của Trung quốc trên không phận vịnh Bengal. Chúng tôi đang trông chờ thêm chi tiết trong vài phút tới, nhưng mà hiện tại, chúng tôi có thể xác nhận rằng những báo cáo ban đầu là chính xác.”
“Thế là đi tong vai trò kẻ giữ gìn hòa bình công bình của chúng ta rồi.” Walsh nói với giọng chua chát. “Hãy nhớ rằng những gì xảy ra kế tiếp, là do chính chúng ta tạo ra đó!”
Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva - Jeff Edwards Lưỡi Kiếm Của Thần Shiva