Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 377 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ây là câu hỏi mà một độc giả thân thiết của bản tin việc làm VietnamWorks từng trăn trở khi chị dự định chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ cách đây trên 15 năm: nghề quảng . Để trở thành Giám đốc phụ trách khách hàng của một công ty quảng cáo Nhật Bản thuộc hàng “top” tại Việt Nam, chị Ngọc Anh (*) cho biết con đường sự nghiệp của mình luôn song hành 4 từ cốt lõi “nắm bắt cơ hội”. Xin chia sẻ với bạn đọc câu chuyện của chị.
Từng là một học sinh giỏi toán thời phổ thông, tôi đã thi tuyển vào trường đại học Sư phạm cách đây trên 15 năm. Sau khi tốt nghiệp, tôi bắt đầu đi dạy như bao đồng nghiệp khác. Nghề dạy học mang đến cho tôi sự bình an và trẻ trung khi hòa mình cùng các em trong những bài toán, những con số mà mình yêu thích.
Có lẽ ngày nay tôi vẫn tiếp tục với nghề dạy học, và học trò của mình nếu một bước ngoặt sau không xảy ra. Đó là khi tôi quyết định học tiếng Nhật và bắt đầu yêu thích ngôn ngữ mà ít người Việt biết đến vào thời ấy. Có một lần, lớp tôi được Thầy giáo giới thiệu với một doanh nhân Nhật để chúng tôi có cơ hội thực hành giao tiếp. Chính ông là người thầy đầu tiên hướng tôi đến với nghề quảng cáo, và cũng là người sếp của tôi về sau. Qua ông, tôi bắt đầu biết về ngành quảng cáo với những hình ảnh sinh động, những câu chữ ấn tượng về sản phẩm. Trong tôi bắt đầu xuất hiện những cảm nhận thật lạ lẫm và thú vị về ngành nghề rất mới tại Việt Nam thời ấy. Tôi yêu thích ngành quảng cáo lúc nào không hay và bắt đầu trăn trở “Liệu mình có nên chuyển việc qua nghề này không? Nghề này có “bền” không, cẩn thận kẻo lại ‘Thả mồi bắt bóng’”. Hàng trăm câu hỏi khiến tôi mất ngủ nhiều đêm.
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Tôi bắt đầu trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết về ngành nghề mới mẻ này bằng cách học hỏi từ bạn bè, người quen và tìm đọc thêm sách vở báo chí về nghề quảng cáo. Với càng nhiều thông tin thu thập được, tôi càng bị thu hút và quyết định theo đuổi nghề nghiệp này.
Nấc thang đầu tiên trong sự nghiệp của tôi là vị trí nhân viên phòng kinh doanh (Account Executive). Sau ba năm tôi đã đạt đến vị trí Trưởng phòng Truyền thông (Media Manager). Tôi học được rất nhiều từ sự khéo léo của người Nhật trong giao tiếp kinh doanh: không bao giờ nói “Không” với khách hàng, mà luôn trình bày ý tưởng thật mềm mỏng nhưng hết sức thuyết phục khi ý muốn của khách không khả thi, nhờ đó không làm khách hàng bị tổn thương. Đó là bài học tuyệt vời để đi vào lòng khách hàng. Để thăng tiến, tôi đã không ngừng học hỏi từ công việc, từ bạn bè đồng nghiệp và thu thập được rất nhiều kiến thức quý báu. Tôi đã tận dụng cả hai cơ hội “nghề dạy nghề” và “người dạy người” và tôi chưa bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào trong số đó.
Tiếp đến, tôi nghĩ đến việc nâng cao kỹ năng quản lý và kiến thức về kinh tế, điều mà bất kỳ nhà quản lý nào, ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến. Trong thời gian đi làm, tôi lên mạng tìm học bổng của chính phủ Nhật Bản. Và với những nỗ lực của bản thân, cuối cùng tôi đã tìm được cho mình học bổng toàn phần cấp thạc sĩ về kinh tế vĩ mô. Tôi xin phép công ty được nghỉ không ăn lương… 3 năm rưỡi để đi học chương trình này, và sếp đã… bằng lòng. Sau khi học xong và nắm trong tay tấm bằng Thạc sĩ Kinh Tế Vĩ Mô, tôi trở về “mái nhà xưa” của mình và được sếp thăng chức lên vị trí Giám đốc Truyền Thông.
Tính đến nay tôi đã gắn bó với ngành quảng cáo trên 10 năm, không kể thời gian du học ở Nhật Bản. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi tâm niệm rằng khi chúng ta còn trẻ, đừng ngần ngại nuôi dưỡng ước mơ của mình. Điều quan trọng nhất là bạn biết nắm bắt cơ hội khi cơ hội đến. “Có nên chuyển nghề hay không?”, câu hỏi này bạn phải cân nhắc thật cẩn thận. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ: hãy đi theo tiếng nói của con tim bạn. Hãy hỏi thật lòng mình: “Tôi thích làm gì, tôi sẵn sàng làm điều gì dù gặp bất kỳ khó khăn nào?” Tìm được câu trả lời này nghĩa là bạn đã xác định được nghề nghiệp cả đời của mình rồi đó.
(*) Nhằm bảo mật một số thông tin cá nhân, tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu của người chia sẻ bài viết này.
Đổi nghề, chuyển việc nên chăng? Đổi nghề, chuyển việc nên chăng? - Sưu Tầm