Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.

Tiến sĩ Wayne Dyer

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 406 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ranh giành nhân lực hiện đang là vấn đề nóng hổi trên thị trường lao động. Làm sao để thu hút và gìn giữ nhân tài hiện là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ. Nghịch lý xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô là nhân lực tuy nhiều mà thiếu và đôi khi lương cao đến trên 2000 đô la/tháng và chế độ ưu đãi tốt vẫn chưa đủ để thu hút được người tài.
Nhân lực: nhiều mà thiếu
Đó là nghịch lý đối với nhân lực của ngành công nghiệp ôtô nói chung và công nghiệp phụ trợ nói riêng. Nếu tính số lượng công nhân kỹ thuật - kỹ sư ra trường hàng năm thì rất nhiều, nhưng để làm được việc và đáp ứng được tiêu chuẩn làm việc của DN thì lại thiếu trầm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân?
Hầu hết công nhân hoặc kỹ sư khi ra trường đều có kiến thức cơ bản nhưng trình độ tay nghề không cao, do thiếu thực hành và kinh nghiệm thực tế. Điều đó dẫn đến tình trạng những điều được phân công thì làm rất tốt và nghiêm chỉnh, nhưng vượt qua những điều đó lại không làm được, thiếu khả năng ứng dụng và tính sáng tạo. Kể cả những người giữ chức vụ như giám đốc nhà máy cũng thiếu khả năng suy nghĩ về việc cần phải làm...
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, DN thì những điểm được và chưa được này của nguồn nhân lực ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ là hoàn toàn chính xác.
Nguồn nhân lực giỏi ở đâu?
Ngoài việc lựa chọn lao động từ các trường đại học, trường dạy nghề và công nhân kỹ thuật, thì một trong những đối tượng tuyển chọn của các DN ôtô trong nước lại chính là những người đang làm việc tại các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài. Điều này là không thể tránh khỏi - một chuyên gia ôtô khẳng định - họ không nhắm vào đối tượng là các nhân viên đang làm việc tại các công ty liên doanh thì chẳng biết nhắm vào ai. Điều mà các DN đang cần là những người có trình độ, có kinh nghiệm mà tại Việt Nam thì những người này chủ yếu đang làm việc tại các công ty liên doanh.
Chẳng hạn khi nhìn vào thông báo tuyển dụng giám đốc nhà máy sản xuất - lắp ráp ôtô của một số DN, có thể thấy tiêu chuẩn tuyển chọn của họ tương đối cao: tốt nghiệp đại học chính quy, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sản xuất - lắp ráp ôtô, quản lý tài chính kế toán - quản lý kinh doanh - nhân sự... Và quan trọng hơn là có trên 7 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất tại các nhà máy sản xuất - lắp ráp ôtô, ưu tiên các ứng viên đã từng làm việc ở các công ty ôtô nước ngoài, liên doanh; đã từng làm giám đốc/phó giám đốc tại các công ty liên doanh... Tiêu chuẩn cao thì mức lương cho các vị trí này cũng tương xứng, trên 2.000 USD/tháng và hàng loạt ưu đãi khác như thưởng cuối năm, được mua cổ phần ưu đãi...
Sau chức vụ giám đốc nhà máy là hàng loạt vị trí quan trọng khác đối với lĩnh vực ôtô như giám đốc trung tâm bảo hành và dịch vụ kỹ thuật, trưởng phòng bảo hành, trưởng phòng dịch vụ kỹ thuật, trưởng phòng đào tạo, trưởng phòng kinh tế tài chính, giám đốc các chi nhánh, nhân viên giám sát và phát triển đại lý, nhân viên hỗ trợ đại lý bán ôtô cho các dự án...
Lương cao và chế độ đãi ngộ tốt chưa phải là tất cả
Nhân lực, nhất là những vị trí quan trọng trong các công ty liên doanh đang mạnh hơn nhiều so với các công ty trong nước. Tuy nhiên, với chính sách đãi ngộ hấp dẫn như hiện nay của hàng loạt DN ôtô trong nước, việc chuyển đổi nguồn nhân lực sẽ diễn ra quyết liệt.
Hiện đang có hai luồng tư tưởng khác nhau về vấn đề này. Người thì vẫn thích làm việc tại các liên doanh, nhưng nhiều người khác lại thích nhảy sang làm việc cho các DN trong nước. Một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy sự chuyển đổi này không phải là vấn đề lương bổng, thu nhập (vì hầu hết các chức vụ này dù làm ở công ty ôtô trong nước hay liên doanh đều tương đối giống nhau) mà là các chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và sự "hợp gu" trong định hướng và cách thức làm việc.
Trong tương lai khi ngành công nghiệp ôtô phát triển cao hơn nữa, chắc chắn nguồn nhân lực lại càng khan hiếm hơn và cuộc cạnh tranh nhân lực giữa các DN lại càng quyết liệt hơn.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Doanh nghiệp ôtô: Tranh giành nhân lực Doanh nghiệp ôtô: Tranh giành nhân lực - Sưu Tầm