Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Hiển
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Tu Nguyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 705 / 7
Cập nhật: 2017-11-08 14:00:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
gười ta ai chẳng có cái tự hào ít nhiều về làng quê của mình. Gì chứ cái ấy thì thật muôn màu muôn vẻ. Tôi kể một chuyện làm ví dụ - chính tôi được chứng kiến, dạo bọn tôi đi lao động xây dựng vườn trường. Lúc bấy giờ là buổi trưa, trời nắng chang chang, xong công việc chúng tôi rẽ vào cái giếng bát giác đầu làng rửa chân tay. Hai chú cán bộ có vẻ đi đường xa đang dừng xe đạp nghỉ dưới bóng cây gạo bên đường cái. Thấy chúng tôi đi ra, một chú hỏi, chắc chỉ để làm quen hoặc là cho có chuyện:
- Giếng mát không hở các em? Ừ, có thế thôi, chắc chú cũng chỉ hỏi bâng quơ cho có chuyện. Vừa lúc bác Thẻo vác cày đi qua. Nghe hỏi thế, bác rịt trâu, dừng phắt, ưỡn nghiêng ngực, vênh vênh cái cằm hàm, bác trả lời thay chúng tôi, giọng rõ ràng có chút rấm rẳn, cứ như bác cho là câu hỏi có phần xúc phạm đến tiếng tốt của làng:
- Mát không à? Hề hề, đồng chí cứ cởi áo, cởi áo, giội một gàu coi thử! Nẩy bật trốốc! Đến tiếng “trốốc”, bác gần như quát lớn. Hai chú cán bộ vẫn ngơ ngác, chưa hiểu. Chúng tôi giảng: trốốc, là như ta nói cái đầu. Tức thì cả hai cười phá lên:
- Ại thôi thôi! Thế thì phải giữ “trốốc” mà đi cái đã! Xe các chú phóng đã xa, còn nghe tiếng cười. Chúng tôi chẳng lạ tính bác Thẻo. Cái gì cũng phải cường điệu lên một chút. Tính khí lại hơi ngẳng ngẳng. Có lúc đâm nóng nảy, châm chọc lung tung. Như cái lần đánh xe bò chở thóc nghĩa vụ, gặp một chiếc com-măng-ca đi vào làng, bác phải nhảy xuống loay hoay níu càng xe để cho ô tô lách qua, ô tô vừa qua xong, bác nghển dài cổ nhìn với theo, đánh luôn một câu rõ to, rõ nhanh như một tràng liên thanh:
- Ại cha là-cha-là-cha-là-cha-là-cha! Rành quan! Về sau mới biết, đó là đoàn cán bộ nông nghiệp tỉnh, cùng đi, có một nhóm Sinh viên thực tập từ Hà nội vào. Các chú ở lại suốt cả vụ, cùng ăn cùng làm với bà con xã viên, cũng lội xuống ruộng, cũng bừa cũng cấy, có chú Sinh viên dúi cây mạ xuống bùn cứ thoăn thoắt thoăn thoắt xem ra còn ngon tay hơn cả chị Lan là người đã được đi dự thao diễn cấy trên tỉnh. Gặt hái và tổng kết xong, các chú mới lên xe ra về. Bà con đưa tiễn đông lắm. Có mẹ còn khóc sụt sịt nữa cơ chứ. Các chú đã góp phần không nhỏ vào vụ lúa “lịch sử” hai tấn sáu đầu tiên của xã tôi - từ đó chúng tôi được đà tiến lên mãi, hai tấn bảy, ba tấn rồi ba tấn hai! - tạo niềm phấn khởi và tự hào, mối tự hào chân chính cho cả xã. Nhân nói con số, tôi kể luôn chuyện này kẻo quên. Xã tôi có cánh đồng năm tấn, ruộng cao sản sáu tấn, lại có điển hình “ông Bảy Hầm”. Chuyện “ông Bảy Hầm” tôi nghe từ hồi học lớp bốn cơ. Buồn cười chết đi được. Hồi đó Giôn-xơn bắt đầu đánh phá trong tỉnh. Khiếp, máy bay cứ bừa ngang bừa dọc, có lúc rất láo, sà thấp đến mức như muốn cào tung cả mái nhà người ta lên. Có một ông sợ quá, Toàn là quan! đào luôn ba cái hầm, ngồi hầm nào cũng thấy không ổn, ông lò dò đi tìm những góc thật kín, thật vắng, đào liền liền thêm mấy cái nữa. Đến cái hầm thứ sáu, ông mới vừa lòng. Này nhé: xa nhà, xa xóm, xa đường, bên trên có bụi tre rùm roà che kín mít, đất chỗ đó lại âm ẩm, phủ một làn rêu mốc, tanh tưởi một tý nhưng tiếng nó không vang, nhỡ ông có bật ho thằng tàu bay nó cũng chả nghe thấy. Có lần ông ngồi thử ho và bảo thằng cháu đứng cạnh miệng hầm ba thước, ba thước thôi, xem có nghe thấy không. Không nghe. Yên chí nhé. ông ăn ngủ luôn ở đó. Bất đồ, một lần anh con trai ông là cán bộ tỉnh về phép, đem theo một anh bạn. Nhà giết gà làm xôi đãi. Anh con ra mời ông lên cùng ăn cho vui. ông không lên. Anh đành quay về. Anh bạn vốn lịch sự bèn tìm đến chỗ hầm, mời lượt nữa, hoặc ít ra để chào ông một tiếng. Nhác thấy bóng anh này ló xuống, ông trợn tròn con mắt:
- Thôi chết cha! - Ông nghĩ bụng - Cái thằng ni vừa chân ướt chân ráo đến, đã chộp ngay ra hầm của mình. Nữa huống chi thằng tàu bay cứ dạo đi dạo lại!
Thế là tất tả bò lên, tìm đào hầm mới. Cái hầm thứ bảy! Sau này lớn lên, bọn học Sinh chúng tôi có chia nhau đi tìm hiểu xem “ông Bảy Hầm” là ông nào. Hỏi mãi không ra. Hỏi đi hỏi lại, quả không có. Hì, có thế chứ. Chúng tôi vui vẻ kết luận: đó chỉ là chuyện vui, người ta bịa để châm biếm khuyên răn những anh nào hay hốt hoảng, sợ địch. Danh dự của xã thế là vẫn vẹn toàn. Bảo rằng dân xã tôi gan góc số một thì tôi không dám chắc. Nhưng dễ cũng chẳng thua kém chi ai nhiều. Bắn máy bay, đi dân công hoả tuyến hàng bảy tám tháng, xung phong gặt bên bom nổ chậm, có cả. Tuyển quân bao giờ cũng dôi người. Lại ví dụ chuyện làm đường. Xã vừa bắt tay đánh một con đường trục, rộng sáu thước, thì máy bay bắt đầu đánh phá vào vùng tôi. Ái chà chà, gay rồi đây. Tụi trinh sát xoẹt xoẹt suốt đêm ngày. Ban đêm chúng chụp ảnh lia lịa, cứ lập lòe, sáng lựng. Nghe nói nó hoạ đồ bằng ảnh đất nước mình chi lá từng cen-ti-mét một cơ mà. Đường mới, chỗ đỏ lòm, chỗ vàng rộm. Lại đi xuyên qua các xóm. Thế thì có khác gì vạch đường cho nó đánh vào thôn xóm, vào nhà dân. Ngay ông huyện cũng lo thay, nêu vấn đề: hay tạm hoãn cái đã? Không! Dân xã chúng tôi đáp. Cứ mần mạnh! Việc nó nó làm, việc mình mình lo. Con đường này vừa là trục giao thông, vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trì hoãn thì trì hoãn đến bao giờ. Cứ tiếp tục đắp. Đắp đến đâu nguỵ trang đến đấy, nào nè, nào lá, nào tranh, nào cỏ tấp kỹ vào. Các cụ thì bứng cây rạ trồng. Có đoạn, con đường chạy qua một cái hói nước. Làm đoạn đất bùn nhão này thật hết sức vất vả. Lại phải xây hai ống cống. Rốc-két cứ xỉa xuống quanh vùng, chả là gần đây có cái đập nông giang nhỏ. Tập trung đông dễ lộ. Sau đó ai nghĩ ra cách nguỵ trang che mắt địch thật đơn giản: bùn! Trát đầy người, hoà mình vào với bùn đen, với đất. Người nào người nấy mặt cứ như mặt ông tướng tuồng. Cũng có cái oai phong riêng. Bây giờ mỗi lúc đạp xe vo vo đến trường thẳng một mạch, chúng tôi lại nhớ ơn các anh, các bác, các cụ. Hợp tác xã mua phân hoá học, thuê luôn một chuyến xe tải trở về, ô tô bon trên đường trục, đỗ xịch, xã viên dỡ các bao bì chuyển đi mươi bước là đã ra đến ruộng. Hiện đại ghê. Người chủ trì việc đánh con đường này là ông Quyền, chủ nhiệm hợp tác xã, bố cậu Định, bạn cùng lớp với tôi. Có một ông bố như thế, kể cũng thích. ông là “linh hồn” của hợp tác xã. Không nói xã viên, bọn chúng tôi đang tuổi lớn, biết suy xét ít nhiều, đều thấy quý yêu ông. Thoạt nom dáng người đã thấy đầy vẻ xốc vác. Hai vai ông vồng lên chắc nịch, lưng rộng, mắt có hơi nhỏ so với khuôn mặt vuông chữ điền nhưng sáng, sắc - dường như không phải mắt ông nhỏ mà ông luôn luôn nheo lại để nhìn được thật xa -, bước đi không vội, càng không phải là tất tả, mà bậm, chắc, bước nào ra bước nấy. Nom ông hơi lầm lì nghiêm nghiêm, ngược hẳn với hình ảnh cán bộ xã mà sách báo thường mô tả là: xuề xoà, hồn hậu, vui tính, vân vân... Ấy thế mà ông làm rất được việc, lại được bà con vì nể. Các chú nhà báo về xã, thường hay hỏi ông có phải là bộ đội phục viên không. Đúng là ở ông có một cái gì phảng phất tác phong quân sự. Hồi đầu chiến tranh phá hoại ông làm xã đội hay thôn đội gì đó, tôi quên chưa hỏi kỹ. ông là một tay phá bom cừ. Mày mò dần, thành kinh nghiệm, chứ cũng chẳng học được ai nhiều, thằng Mỹ lại là một thằng thâm hiểm và linh hoạt, nó cứ thay đổi luôn các kiểu giết người. ông đã mấy lần hút chết. Có chuyện này vui vui, do thằng Định con ông kể lại: Sáng hôm đó đi học về, Định thấy cha đang ngồi chồm hỗm giữa nhà, trước một đống những chạc thừng và những dây nhựa xanh xanh đỏ đỏ, có lẽ là dây điện. Mặt cha đăm chiêu - cũng vẫn cái vẻ mặt thường hay có, nhưng hôm nay lầm lì hơn. Cha bỗng gọi:
- Định, lại đây con. Định đến gần. Cha ngồi lên chõng, bảo Định ngồi cạnh. Cha hỏi:
- Mẹ mi đi mô rồi? Làm sao Định biết được. Chính cha ở nhà còn không biết nữa là.
- Khéo mẹ sang bà ngoại, cha ạ. Bữa trước bà nhắn sang lấy ít khoai xắt về mà ăn.
- Sao mi không đi lấy cho mẹ. Ờ, thôi được... Lúc mô mẹ mi về, nhủ mẹ là... Mà thôi... Lâu ni mi học hành ra sao con? lạ, giọng cha sao khác khác. Mà xưa nay bận việc xã, có bao giờ cha hỏi han đến việc học hành của Định đâu!
- Gắng lên con ạ. Học cho nên người. Học mà mần việc xã hội cho tốt. Cha không được học nhiều, giừ mó vô công việc chi, phải tính toán một chút là thấy khó khăn lúng túng, rất chi khổ. Gắng con nghe! Thật chưa bao giờ cha nói với Định một câu dài như thế, giọng lại như dặn dò, tâm sự. Cha xoa đầu Định
- làm như Định còn bé lắm! Cha ra vườn hái hai quả cam, bóc một quả, bảo Định ăn, rồi ngồi nhìn Định ăn. Xong lại bóc quả khác đưa cho Định. Đột nhiên cha cúi vơ mớ dây nhợ, đứng dậy. Cha đặt tay lên vai Định:
- Cha đi có việc một thí, chiều cha về. Mẹ mi có về thì nói là... Ờ, mà thôi. Cha lại đặt mớ dây xuống, tìm tìm cái gì ở hai túi quần. Không thấy. Cha sờ vào túi áo trên, rút ra cả một tệp giấy tờ gập tư gập tám, giở giở, lấy ra mấy tờ bạc giắt trong đó.
- Đây còn... năm, sáu, bảy đồng, cho con mà trả tiền học. Còn từng mô gửi mẹ, nhớ không, cần chi thì xin dần. Cha đi đây. Cái giọng dịu dàng bất thường của cha khiến Định hơi hồi hộp, sờ sợ. Sau này vẫn nhớ mãi, không thể quên, từ giọng nói, đến bàn tay to vuốt xoa mái tóc Định, đến cái luồng mắt chiếu thẳng vừa dịu dàng vừa đăm chiêu. Hoá ra lần ấy ông Quyền xung phong đi phá thuỷ lôi. Đã có một chú dân quân mầy mò bị nó nổ tan mất xác. Nghĩ mình cũng có thể há Sinh, cho nên ông mới dặn dò con trai tỉ mẩn đến như vậy, có lúc cứ như lời trăn trối. Lần này đến lượt ông, phá được, nhưng ông bị sức ép ngất đi. ông nằm bệnh viện ba ngày, bỗng dưng ngồi bật dậy. ông đã tìm ra nguyên nhân vì sao chưa bảo đảm được an toàn, xin đi phá nữa, “để thử lại bài tính”. Sau đó ông còn tìm cách phá được nhiều loại bom khác nhau, và dạy lại cho các chú khác. Đó, mấy nét về lai lịch ông chủ nhiệm chúng tôi. Ừ, chắc hẳn thế, tôi nghĩ rằng cũng chính cái nết kiên cường ấy, cái tinh thần bền bỉ ấy và cả cái tình yêu thương kín đáo ấy về sau đã giúp ông điều khiển tốt mọi công việc của hợp tác xã.
Vụ chiêm vừa rồi, hợp tác có đội đạt ba tấn hai. Các đội khác cũng ngót nghét ba tấn. Mừng ơi là mừng! Ngay lúc lúa còn ngoài đồng, nom cũng đã sướng con mắt. Tốt bời bời, bông ken nhau từng từng lớp lớp. Dưới cơn gió nam nồm, cả cánh đồng nổi từng lượn sóng lừng lững như sóng lừng ngoài khơi xa. Lúa gặt về, người ta rải từng nhả dày cộm lội ngập đầu gối để trục cho chóng. Bác Thẻo, trước khi bắt tay vào trục, ôm nhau vật huỳnh huỵch với anh Hậu đội trưởng trên sân lúa. Bác khỏe nhưng vô mưu, bị anh Hậu quật ngã lăn chiêng mấy keo liền. Đứng phắt dậy, kêu: “Nỏ đau! Nỏ đau! m lắm! m như nằm nệm bông!”. Lại thách vật nữa. Bác nói: “Hầy, sang năm phải mần một mũi tám tấn cho biết tay!”. Lại bốc rồi. Tôi thấy các chú các bác làm, tôi biết. Chẳng phải ngon xơi đâu. Đánh vật với thiên nhiên để dôi thêm vài hạt thóc, khó lắm, gay lắm. Nhưng có điều này, tôi nghe nhiều người nói: trước kia cứ nghe nói nước này nước nọ làm sáu tấn/héc-ta thì cười mũi cho là “nói láp”, giờ thấy chuyện bình thường. Toàn hợp tác đang phấn đấu để đưa năng suất đồng đều lên sáu tấn. Tôi cho thế cũng là khá nhanh. Nghe lỏm các ông quản trị gẫu chuyện: trước có mấy ông cũng to to về đây điều tra nghiên cứu hàng tuần, rồi kết luận, ở đây phải đi dần từng bước, trước tiên trồng màu thật nhiều, có màu mới có lợn, có lợn mới có lúa. Nghe hợp lý lắm. Nhưng huyện có chủ trương khác. Làm theo kế hoạch của ông huyện, hợp tác chúng tôi đã cố gắng tự tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh khâu lúa. ông Quyền đã tổng kết vấn đề này, hay lắm, quả là một cuộc tính toán sít sao và một cuộc tấn công ào ạt về nhiều mặt, có lắm cái gian nan phức tạp, tôi nhớ không xuể, mà kể lõm bõm thì mất cả hay. Chỉ nhớ nhất cái câu kết luận này, vì nó có hình ảnh ngồ ngộ: “Trong điều kiện đồng đất của ta, giừ ta phải đẩy cho con vịt đi nhanh”. Con vịt lạch bạch mà lại đi nhanh! Vui thật. ông lại thêm: “Có lúa, có vịt rồi, phải nhanh chóng đẩy con lợn”. Lợn thì quả chúng tôi còn kém. Còn vịt, ôi chà chà, mời các bạn đến đồng làng chúng tôi xem thử. Cứ từng chặng từng chặng lại nghe càm cạp càm cạp ầm ỹ cả lên. Chốc chốc xen lẫn tiếng hát thánh thót vẳng từ trong lều vịt, giọng Tường Vi, Bích Liên hẳn hoi nhé: các bác chăn vịt đua nhau tậu đài nghe cho đỡ buồn. Mấy trăm bạc - giá ba bốn tạ thóc bán ngoài nghĩa vụ - chẳng đến nỗi khó kiếm. Chăn nuôi gia đình cũng khá. Như anh Phiên bên hàng xóm, anh thả một đàn vịt, chăn hai lợn nái, bảy gà mái mạ. Ba đứa con anh dạo này phởn phơ ghê. Tiêu chuẩn sáng ngủ dậy mỗi đứa một quả trứng luộc, xế trưa, một quả nữa. Thằng Hải lớn nhất, vừa thức giấc mắt nhắm mắt mở bóc chén ngay. Thằng Tần còn bé tí đã tỏ ra biết dè dụm, cầm chơi chưa nỡ ăn, rồi cất vào cái túi trên, cộm cả ngực. Con Thuỷ, áo không có túi, cầm quả trứng gặm chơi rồi... lận vào lưng quần.
Hải ta lé mắt nhìn. Có hôm, đang thòm thèm, nó gạ xin thật sự. Con Thuỷ, quả như người ta nói về cái đức há Sinh ngàn thủa của người phụ nữ Việt Nam, liền lận lưng quần, cầm quả. trứng chìa cho anh, mắt cười lóng la lóng lánh, thật đẹp. Lứa thiếu niên chúng tôi dạo này đỡ đần bố mẹ làm mọi công việc hợp tác hăng ra trò. Ăn no đầy đủ mà. Lại cũng do cái đà phấn khởi chung nữa chứ. Con trai con gái đi học về, thấy mẹ còn ngoài đồng, liền vứt sách chạy ra nhổ giúp mẹ ít đon mạ, gánh hộ về. Dạo gặt, cứ người lớn đi trước, con nít theo sau. Mỗi đứa cầm con dao bài cắt những bông lúa sót. Cũng là mót đấy, nhưng mót cho hợp tác, không ai tơ hào lấy một hạt. Gặt như thế nhanh hơn. Đội khoán việc cho từng xã viên cứ từng đợt năm ngày một. Gắng cần cù, đi sớm về muộn, thêm có con cái giúp tay, làm xong trong bốn ngày chẳng hạn thì được thưởng luôn công ngày thứ năm. Mang phiếu đến để đội trưởng hoặc đội phó ký vào chứng nhận, rồi nhận phần việc mới. Công việc hợp tác vậy là cũng sớm hơn được một ngày. Lợi cả đôi bên. Tôi con trai một, cha mẹ có ý cưng, không muốn tôi phải lao động nhiều. Có hôm tôi đi chơi nhà thằng bạn về, thoáng thấy bóng mẹ đang cày ở cánh Thầu Đâu. Chết thật, trưa trật ra rồi, nắng như đổ lửa, mẹ vẫn làm cố! Tôi chạy đến gọi. Mẹ cười, bảo cứ về trước đi. Tôi không chịu. Tôi đòi đi thay ít đường - cha đã tập cho tôi cày võ vẽ. Mẹ mắng: “Mi thì mần được cái trò chi mà cứ mần ra cái bộ! Cày lỏi họ phạt chỉ ê cái mặt tau. Về đi! Chết nắng mất con ơi!”. Mẹ nói lạ. Mẹ đang sì sụp dưới ruộng bùn thì lại không nắng chắc? Tôi vớ lấy cái cuốc, cuốc góc. Tay tôi bổ lia lịa, như để chứng tỏ cho mẹ thấy tôi cũng sức vóc lắm chớ. Mẹ nhìn tôi, bật cười: “Mần chi mà cứ như tế sao! Rứa thì được mấy hơi, con nà!”. Quả thật, mặt tôi đã thấy phừng phừng, lưng ướt đẫm. Vừa cuốc, tôi vừa nhìn dõi đường cày của mẹ. Con bò đã thở hi ha hi hóp. Nhất là những lúc nó phải leo lên bờ để quay trốc vát, tôi thấy chân trước nó khuỵu khuỵu, con ngươi đen trôi hẳn vào trong khóe mắt, còn toàn lòng trắng căng lồi, thật thương. Còn mẹ, ờ, cừ thật đấy, mẹ cứ thung dung như không, lưng vẫn thẳng, bước chân đều đều trong bùn nước phì phọp, tay cày lật lật nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng mẹ chuồi chân đạp vào mô đất bùn vừa xới cho nó nhuyễn thêm ra. Nhìn lưng áo mẹ, thấy chỉ thâm thẫm dăm ba chấm nhỏ mồ hôi, tài thế! Rồi bỗng cha tôi cũng xuất hiện. Cha bên tổ mộc về, ghé xem xem có cần đỡ tay cho mẹ không. Mẹ bảo thôi để mẹ cày cho luôn tay, sắp xong rồi. Cha liền đi kiếm đâu chiếc rựa, phát bờ, chốc chốc lại nghiêng đầu ngắm xem đã gọn mắt chưa. Lát sau, mẹ lên bờ nghỉ. Cha tháo ách, vác cày dắt bò về trước. Tôi đứng dưới bóng cây ngô đồng cạnh mẹ, cầm cái nón của mẹ quạt quạt. Tôi cố ý xoay người để quạt mát sang cho mẹ. Lòng tôi lúc ấy rộn lên, cứ muốn quạt thật nhanh, thật mạnh để mẹ được mát nhiều. Nhưng lại sợ mẹ cười, rồi mẹ lại chế cho. Về đến nhà, cơm nước đã sẵn cả. Con em kế tôi, mười hai tuổi đã đảm lắm, biết lo liệu mọi việc vặt trong nhà, có lúc nó còn mắng tôi là nhác, quần áo thay ra cứ vứt quấy quá không chịu giặt ngay. (Được cái nói xong nó liền ôm đi giặt hộ). Bữa cơm có tôm kho, trứng rán, có canh rau ngót. Nhưng mẹ tôi lại vội vã đi nấu thêm bát canh đậu xanh “húp cho mát ruột”. Tôi vốn không thú cái món này. Nhưng hôm đó quả thấy ngon. Tôi vừa ăn vừa nhìn cha, nhìn mẹ, nhìn em. Canh đậu xanh chan cơm ăn đến đâu thấy mát mẻ nở nang đến đó. Sáng và chiều, ngày hai buổi dóng dả lên hồi kẻng gọi xã viên ra đồng. Nhưng kẻng chỉ để làm vì thế thôi. Lúc ấy phần lớn đã đi từ lâu. Đường cứ vắng tanh vắng ngắt. Nhà cũng vắng. Nhìn qua bờ dậu, thấy nhà nào nhà nấy cửa mở toang hoác. Bàn ghế, giường, chõng, chiếc võng tre, bàn thờ, phía trên bàn thờ là đôi câu đối tết màu đỏ màu vàng, mọi thứ cứ bày trơ ra đấy lặng ngắt. Không có bóng người. Chú ý, mới thấy vài đứa bé tí chơi tha thẩn trong sân trong vườn. Khắp các đội, các xóm, đều thế. Nhịp điệu lao động khẩn trương thật đấy. Cứ như có một cái gì ào ạt ào ạt cuốn đi. Nói cho đúng, cũng có một số người kêu ca. Tôi nghe cũng hơi buồn lòng, phân vân. Như ả Tuất ở đội tôi, ả phàn nàn là làm mệt, nhược cả người. Ả kêu nhất “ông đội”, tức là anh Hậu đội trưởng, mà ả cho là nghiệt, riết róng. Ả gọi anh là “ông Quyền con” (ý ám chỉ luôn cả ông kia là “ông Quyền cha”)! Anh Hậu đội tôi kể cũng có nghiệt thật. Trường hợp cấy dối, để cây mạ ngả nghiêng hoặc quãng cách không đúng tiêu chuẩn, anh rút ở túi ra một sợi dây đo đo rồi bắt nhổ lên cấy lại. Đi thăm đồng, thấy các bác các mẹ đang cày bừa, anh dừng lại gẫu chuyện: nghe nói các cụ xưa đi bừa, nhìn xuống chân xem cái bùn nó có còn bấu vào lông chân không, còn bấu còn bừa, kỳ cho nó thành nước! Thế là mọi người hiểu. “ông Quyền con” đã nói vậy, chớ có hòng lơ mơ làm ẩu làm dối với ông ấy. Hôm đến chơi nhà thằng Biền em chị Hoàn đội phó tôi nghe anh tranh cãi rất găng ngay trong ban đội. Lúc ấy đang bàn về chỉ tiêu khoán việc. Anh đòi khoán thật sít sao, cân nhắc cho thật công bằng, “không để có kẽ hở”. Bàn đã gần ngã ngũ, tới một khâu nào đấy chưa hợp lý, anh đòi soát lại cả mấy khâu trên. Đến chị Hoàn cũng phải bực mình! Anh cười xuề xoà:
- Thôi gắng, gắng! Tí nữa là xong thôi mà. Phải tính toán cho rạch ròi, cho công bằng hợp lý dựa trên cơ sở lao động thì bà con yên tâm mần ăn. ông Quyền nói rồi đó. Mình làm phân minh, nghiêm ngặt, anh tiền tiến nó phấn khởi. Tiền tiến phấn khởi thì nó kéo cả đoàn tàu đi... Chuyện người lớn, chuyện hợp tác có những cái sâu xa phức tạp tôi chưa thể nghĩ thấu, nhưng tôi cứ mang máng như anh Hậu nói đúng. Lấy ví dụ gia đình tôi thôi. Cha mẹ đều có vẻ yên chí, thoải mái. Tối tối, cơm xong, cha nằm trên võng tre đung đưa, mẹ ngồi sàng gạo hoặc chơi với con em nhỏ. Cha mẹ trao đổi với nhau vài chuyện trong ngày rồi ngủ sớm lấy sức cho công việc ngày mai. Mới chín giờ tối cả nhà đã yên ắng. Chỉ còn tôi thức với ngọn đèn con, học bài, đọc sách. Cũng đôi khi tôi ngồi nghĩ lan man. Tôi nhớ chị Hà. Xã chúng tôi có những khu đồng với những tên nôm na, cổ cổ: Eo Bạc, Cồn Tró, Thầu Đâu, Bầu Loa, Kênh Gáo; lại có một cánh đồng lớn, thuộc đội tôi, mang tên cô gái Phan Thị Hà. Chị đến với chúng tôi một buổi chiều, lao động giúp hợp tác chúng tôi một tối, rồi gần sáng sớm, chị lặng lẽ ra đi...
Tôi còn nhớ rõ dáng người chị: thon mảnh mà nở nang (năm ấy chị mười tám tuổi, vừa tốt nghiệp cấp 3), nước da trắng, môi hồng, tóc mái dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược, trên má vài nốt tàn nhang. Chị đến trong đoàn thanh niên xung kích của huyện, giúp xã chúng tôi chống úng ở một cánh đồng định cấy đại trà giống lúa mới. Tôi thuộc trong đám thiếu niên khăn quàng đỏ ra đón. Chị âu yếm vuốt má tôi, đặt tay lên vai tôi (hồi ấy tôi bé loắt choắt, chưa cao ngồng như hai ba năm nay). Trông chị thật tươi đẹp. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi, cũng có thể là vì hào hứng với chuyến đi giúp sức ở vùng xung yếu này. Mỗi khi chị cười, mấy nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị vừa chuyện trò với các bạn vừa giữ tôi ngồi sát bên. Không hiểu sao, tôi cứ chú ý mãi đến cái vòng tóc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược, cứ như thể trong đó có một điều bí ẩn hoặc kỳ lạ. Hình ảnh tôi còn giữ về chị là như thế. Sau đó, đoàn của chị tiến ra đồng. Tôi nhớ, lúc ấy tốp thiếu nhi chúng tôi còn chạy theo một đoạn (trước khi bị người lớn ngăn lại, đề phòng máy bay). Tôi chạy tới nắm tay chị Hà. Chị tươi cười cúi xuống áp sát má vào trán tôi, cái vòng tóc mai mềm mại mơn man trên mi mắt khiến tôi buồn buồn. Rồi chị rảo bước cho kịp đoàn. Đêm đó, tôi ngủ say giấc ngủ trẻ nhỏ, không nghe tiếng nổ. Vả lại bom bi nó chỉ nổ tràng dài lụp bụp, không vang. Sáng dậy bỗng nghe tin chị Hà đã chết. Tôi tái mặt, đứng sững sờ cứ y như một người lớn tuổi. (Hình như cũng từ ngày hôm đó tôi bước sang một tuổi khác). Cũng như người lớn, tôi biết nén đau không cho bật thành tiếng khóc. Trí óc còn non nớt của tôi vừa choáng váng vừa bị kích thích kỳ lạ. Chị Hà! Tôi kêu thầm trong bụng, nhớ tiếc chị như nhớ tiếc một người thân thích. Lạ thật nhỉ, trước đây chị không hề biết chúng tôi. Cũng như chưa ai từng quen biết chị. Chị đến giúp chúng tôi xây dựng làng quê
- coi như chính quê mình. Chị góp một tiếng cười, một tấm lòng sôi nổi, một bàn tay lao động quên mình, rồi chị lặng lẽ và nhẹ nhàng từ biệt tất cả, đi tiếp đến nơi xa nào không rõ. Sau này tôi dần hiểu ra rằng người ta, những con người tốt, có thể mở rộng lòng mình, cuộc sống đời mình ra cho tới vô cùng vô tận. Trên cánh đồng Phan Thị Hà, đã nhiều mùa lúa đi qua. Đôi lúc bước trên bờ thửa, tôi bất chợt thấy mình như đang nhìn bằng đôi mắt của chị Hà, tươi lóng lánh. Chị không chết, chị còn sống mãi, bởi chị biết sống một cuộc sống rộng lớn, vì mọi người. Dường như chị cũng đang vui về những sự vươn mạnh của quê hương tôi - có phần thắm đỏ của chị góp trong đó. Chị ngã xuống, đó là sự không may, nhưng đôi khi tôi thoáng ý nghĩ thật lạ lùng, mà cũng thật nao nức, thấy vinh dự cho cánh đồng quê mình vì có sự há Sinh ngời ngợi, lặng êm của chị...
1972
______________________
Chuyện Làng Chuyện Làng - Bùi Hiển