With compassion you can die for other people, like the mother who can die for her child. You have the courage to say it because you are not afraid of losing anything, because you know that understanding and love is the foundation of happiness. But if you have fear of losing your status, your position, you will not have the courage to do it.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 569 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
háu xin tặng chú Hoàng Tôi ngồi đối diện chú tôi qua chiếc bàn hình chữ nhật. Mặt bàn ánh lên một màu đen của gỗ lâu năm. Chúng tôi nhìn nhau. Cả hai đều khó tin còn có ngày gặp lại nhau như hôm naỵ Ngót ba mươi năm rồi còn gì.
Chú tôi vẫn gầy như thuở nào, từ hồi còn là một thanh niên, đến khi thành một người đứng tuổi, và bây giờ là một người già nuạ Không biết trong ba mươi năm tôi xa vắng có khoảng thời gian nào chú mập mạp lên không, chứ tôi vẫn tin chú đã chẳng bao giờ "phát tướng" như nhiều người khi bắt đầu qua khỏi thời kỳ thanh niên. Có điều lạ là tôi không thấy cái tuổi bảy mươi trên gương mặt chú; chú không có vẻ một ông già bảy mươi. Những người có da có thịt khi về già gầy đi dễ có nhiều nếp nhăn trên mặt; chú tôi không như thế. Nhưng chú cũng không thể xui người ta nghĩ mình chỉ chừng sáu mươi. Với tôi, chú là người lớn không có tuổi. Có lẽ tại tôi đang nhìn chú bằng ký ức. Từ lúc nào không biết, khi tôi bắt đầu biết chú trong căn nhà của ông bà nội tôi thì chú đã là "người lớn" đối với cậu bé con là tôi. Chú là thần tượng của tôi ngày nhỏ. Dong dõng cao, ngực nở nang, bụng thon thon mỗi khi chú ở trần, mái tóc biếng chải rẽ ngôi bên trái, với mấy sợi tóc xõa xuống một phần vừng trán không cao lắm đã là hình ảnh một người trẻ trung mà tôi ao ước khi lớn lên mình cũng sẽ được như thế.
Tôi nghiệm ra rằng gương mặt người thân thường không già, và chỉ có ý niệm về thời gian cho ta biết họ già.
- Cháu cũng già đi nhiều.
Tôi chỉ cười. Chú nói tiếp, với nụ cười nửa miệng:
- Mới đó mới đây mà chú cháu mình đều đã già cả.
"Mới đó mới đây", vâng, đúng thế. Chú đang đo thời gian đấy. Gương mặt người thân thường không già; chỉ có ý niệm về thời gian cho ta biết họ già. Chắc chú không thấy cháu già, chú vẫn thấy cháu như thằng bé con ngày xưa, phải không chú? Tôi nói một câu thừa thãi:
- Thời gian trôi qua nhanh quá.
Không biết chú tôi có nghe câu nói của tôi không. Ông chợt hỏi:
- Cháu còn nhớ chiếc bàn này không?
Tôi hoàn toàn bất ngờ, chỉ lắc đầu:
- Chịu, không nhớ.
- Thật không nhớ à? Cách đây năm mươi năm cháu ngồi bên chiếc bàn này học những mẫu tự a, b, c,... lần đầu tiên trong đời.
Tôi kinh ngạc, nhìn kỹ mặt bàn, nhìn bốn cạnh bàn, nhìn chân bàn, và tôi nhớ lại... Đúng rồi, chiếc bàn học rộng mênh mông của ngày xa xưa ấy! Năm mươi năm trong một đời người quả không phải là ngắn. Tôi năm nay đã năm mươi bảy tuổi. Tôi đã ngồi bên chiếc bàn này để làm quen với hai mươi bốn mẫu tự Việt Ngữ lần đầu tiên, lúc lên bảy tuổi. Chiếc bàn hồi đó cao quá, đến cằm tôi, và tập vở học trò thì toàn giấy trắng, chỉ có trang đầu chứa những chữ cái lớn do chú tôi "vẽ" ngay hàng thẳng lối cho tôi tập nhận diện chúng. Và bây giờ, ngót năm mươi năm sau cái ngày xa lắc xa lơ ấy, tôi lại ngồi bên chiếc bàn của ngày xưa, với người thầy học đầu tiên trong đời ấy. Tôi trở về một khởi điểm. Chắc chú tôi cũng đang trở về một khởi điểm nào đó của chú. Trong một đời người ai cũng có nhiều khởi điểm. Và không phải ai cũng có dịp trở về những khởi điểm đó. Tôi trở về một khởi điểm không ngờ, cái khởi điểm của "cơm cha áo mẹ chữ thầy"!
Bỗng dưng chiếc bàn học ngày xưa, được gợi lại một cách tình cờ, lại chia trí tôi. Có một cái gì, như một niềm riêng, một mớ ý nghĩ hỗn độn, hay một chạnh lòng, làm chùng xuống trong tôi một tình cảm nao nao. Tôi vẫn nói chuyện với chú tôi, vẫn không quên những thăm hỏi của một người đi xa đã lâu, nhưng ý nghĩ về chiếc bàn học thời thơ ấu vẫn không rời tôi. Chú tôi dường như quên ngay chiếc bàn kỷ niệm chú vừa nhắc, và dẫn dắt những chuyện trò của chúng tôi đi miên man trong hiện tại, thỉnh thoảng mới quay lại quá khứ trong chốc lát, ở những đoạn có liên quan tới câu chuyện đang đề cập. Chú không có khuynh hướng kể nhiều về chuyện xưa như phần đông người già. Tôi bỗng khám phá ra rằng cái đặc điểm đó làm cho đối thoại giữa chú với người khác thế hệ dễ dàng và hứng thú. Đành rằng một kẻ đi xa nhiều năm quay về như tôi luôn luôn mang một mong mỏi tìm lại những xúc cảm êm đềm của cảnh cũ người xưa, nhưng nếu suốt buổi gặp nhau tôi phải sống với những bóng hình xưa cũ, với những sự việc đã theo tháng ngày trôi xuôi như nước dưới chân cầu, và không còn dính dáng tới thực tại đang diễn ra chung quanh, chắc tôi phải lúng túng đối diện với một người đã tách lìa với hiện tại, một người chỉ thuộc về quá khứ. Cái hố sâu ngăn cách giữa trẻ con và người lớn - giữa tôi và chú tôi - bỗng dưng bây giờ như đã bị lấp gần đầy. Chắc chú tôi cũng thấy thế. Cái khoảng cách mười ba năm giữa hai con người, năm mươi bảy tuổi và bảy mươi tuổi, không còn là khoảng cách diệu vợi giữa một cậu bé lên bảy và một trang thanh niên hai mươi. Dường như càng ngày chúng tôi càng gần đồng quị Một người bạn cũ, được đào tạo trong ngành sư phạm, có lần đã nói với tôi rằng mỗi con người từ lúc bé cho đến mười lăm tuổi đã học hết phân nửa những hiểu biết của một con người trưởng thành. Tôi bỗng thấy gần gũi với điều mà khoa tâm lý sư phạm kia nói; cái tỷ lệ nghịch giữa khả năng hấp thụ và tuổi tác giải thích tại sao tôi thấy cái hố phân cách giữa chú tôi và tôi càng ngày càng mất dần.
Tôi lại nhìn chiếc bàn học - một cử chỉ tượng trưng - và cảm thấy một cái mốc thời gian. Những bóng hình của người thân yêu bây giờ không còn nữa lướt nhanh qua trí tôi, những hình bóng lúc mờ nhạt, lúc đậm nét. Rồi hình ảnh mẹ tôi, kèm theo những kỳ vọng của Người được khơi dậy. Tôi không giữ một ký ức nào rõ ràng về cha tôi, bởi lẽ ông mất lúc tôi còn bé quá. Vâng, những kỳ vọng của một người mẹ về con mình! Tôi đã học được những gì kể từ cái giây phút đầu tiên làm một cậu bé con ngửi mùi giấy mới, thấy những nét lạ lùng sổ ngang dọc, những hình vòng tròn, những dấu móc, những đường cong uốn éo hở hay khép kín: những biểu thị của chữ nghĩa, của học hành. Tôi đã học được những gì từ điểm khởi hành đó? Tôi đã là một con chim non rời bỏ cái tổ học hành khi mới vừa đủ lông cánh để bay những khoảng cách ngắn. Tôi đã bay ra khỏi ngôi trường làng, ra khỏi lũy tre làng, đã đậu tạm ở một tỉnh lỵ nhỏ, tôi đã bay đến những phố phường rộn rịp rất xa làng quê của mình. Tôi đã cố gắng cắm thêm cho mình những chiếc lông vũ của học hành, những mong sẽ trở thành đại bàng để bay cao, cao vút từng mây... Tôi đã không thành đại bàng, vì tôi không đủ lông vũ để làm loài đại bàng. Bây giờ nhìn lại chiếc bàn học ngày xưa, nhìn lại những gì tôi đã được, đã thua trên chiến trận của cuộc đời, tôi thấy dửng dưng với "giấc mộng đại bàng" không thành. Tôi làm được hay không làm được đại bàng không còn quan trọng nữa, và có quan trọng chăng là ở ngày xưa, ở kỳ vọng của bao người thân. Bây giờ tôi thấy làm loài chim nào thì vẫn không thoát khỏi những cay đắng của "hơn thua" trong cuộc đời này.
Chú tôi hỏi về những năm tháng phiêu bạt nơi xứ người. Tôi vấn an chú và gia đình về thời gian dài đằng đẵng tôi xa quệ Chúng tôi nói về những khung trời kỷ niệm chung. Chúng tôi nói chuyện xưa và chuyện naỵ Chúng tôi nói về những vui buồn, những thăng trầm trong cuộc sống của nhau. Bỗng nhiên trong hai chúng tôi, chính tôi là người bộc lộ ít nhiều cay đắng về cuộc đời đã nếm trải. Chú tôi thì không thế. Nếu thảng hoặc ông có nói đến những tấn tuồng của cuộc đời mà ông đã hứng chịu thì thái độ vẫn bình thản như nói về một phần không thể thiếu trong đời sống. Có phải cay cú với cuộc đời là dấu hiệu chưa trưởng thành, có phải người già từng trải nhiều mới đạt tới thái độ bình chân như vại trước mọi màn lớp của cuộc đời? Tôi không sao giải đáp được. Nhưng tôi bỗng chú ý tới lời của chú:
- Cái rối rắm, cái phiền toái của đời sống là tương quan giữa con người với con người. Hồi trẻ chú cũng bất mãn với cái mà ta gọi là tình đời, thói đời, vân vân, nhưng rồi chú tìm ra một thái độ cho mình là cứ bình tâm. Và thái độ đó giúp chú sống thoải mái hơn trước nhiều. Ta không buông xuôi, nhưng hãy xem dối trá, lừa lọc, phản bội, v.v... như là một phần của cái luật bù trừ rộng lớn của Trời Đất. Những ai phải xử dụng tới những vũ khí đó là vì Trời Đất đã cho họ những thứ đó để họ sống còn; còn ai không cần tới những phương tiện đó để tồn tại thì Trời Đất không phú cho họ.
Tôi không biết có nên tin điều chú tôi vừa nói, như ngày xưa tôi đã tin những điều chú dạy vỡ lòng cho tôi. Ngày xưa tôi đã tin chú hoàn toàn khi chú chỉ cho tôi "đây là chữ A, đây là chữ B... ", hoặc 2 cộng với 2 thành 4, v.v. Còn bây giờ thì sao? Đúng năm mươi năm sau chúng tôi lại cùng ngồi xuống bên chiếc bàn học ngày xưa, và chú tôi không dạy chữ nghĩa cho tôi nữa, mà chú đang bàn về một bài học khác, bài học của đời sống. Thốt nhiên tôi có cảm tưởng chiếc bàn này mênh mông hơn cách nay năm mươi năm tôi nhìn thấy. Đón tôi trở về thăm chốn xưa hôm nay, chú tôi không nói những điều tù hãm như lũy tre làng ngày nào; những điều chú nói bây giờ dường như chẳng có biên giới, chẳng có xưa và nay; nó như đã tiếp giáp với Trời Đất.
Tôi lại nghĩ đến Jean-Jacques Rousseau với lý thuyết về một nền giáo dục tiêu cực: giáo dục bằng cách chẳng giáo dục gì cả, để đứa bé sống "thoát tục", không thành kiến, không nô lệ lề thói xã hội trước khi tiếp nhận nền giáo dục tích cực là sự truyền dạy điều hay lẽ phải. Tôi không định làm một so sánh, nhưng một người thì đổ lỗi cho xã hội về sự hư hỏng của con người, và một người thì qui mọi điều vào tâm qua ngã "thiên phú". Nhưng nghĩ cho cùng, nếu có xã hội dự phần thì mới phải sử dụng "điều thiên phú". Tôi mơ hồ thấy câu nói của chú tôi có một cái gì gần gũi với nhà tư tưởng Pháp ở thế kỷ thứ 18, tuy mỗi bên xem xét sự việc theo một phương pháp riêng. Tôi bỗng có lại cái cảm giác dễ chịu của những ngày xa lắc xa lơ mỗi lần hiểu được một bài tính đố của chú. Và bài tính nào cũng đặt người giải trước một tình thế cố định, những bài toán ngày nhỏ hay những con tính bây giờ. Chú tôi không có tham vọng thay đổi sự việc của đời sống, mà sự việc tự nó biến đổi "từ con rắn sang sợi dây thừng" dưới nhãn quan của chú!
Tôi từ giã chú mà lòng không ngăn nổi một thoáng u hoài nhân thế. Dĩ nhiên tôi mong còn gặp lại chú. Nếu điều đó không xảy ra được vì hoàn cảnh chú hay hoàn cảnh tôi - ai biết được - hóa ra đây sẽ là lần sau cùng chúng tôi ngồi với nhau bên chiếc bàn học ngày xưa chăng? Nếu quả vậy thì cũng còn một an ủi: chiếc bàn học đã có thủy, có chung - chiếc bàn khai tâm và dưỡng tâm.
Chiếc Bàn Học Chiếc Bàn Học - Sưu Tầm