Good as it is to inherit a library, it is better to collect one.

Augustine Birrell, Obiter Dicta, "Book Buying"

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Truyện Ngắn
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 778 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
hế là cuối cùng gã cũng được đi ra nước ngoài. Tuy đấy chỉ là philippines, một nước ở Đông nam Á, còn đang lạc hậu, nhưng cũng cũng học được ở đấy khá nhiều điều. Hôm nay là ngày trở về nhà, gã thấy trong lòng vô vùng hoan hỷ. Giá như cái bản mặt của gã chưa hề có một vết nhăn nhúm nào, giá như trong máu của gã không có một chút sỹ diện nào - thứ sỹ diện của một thứ tinh thần tự tôn nghiệp dư, luôn nơm nớp lo sợ bị người khác đánh giá thấp - gã đã có thể cho phép mình vừa đi vừa tung tăng nhảy chân sáo. Tại sao lại giá như? Vì đây là lần đầu tiên gã được mở rộng tầm mắt trên trường quốc tế, dù là cái sự quốc tế ấy vẫn còn rất hạn và rất hẹp; thứ nữa, gã đang mang trong người ngót một ngàn Đô la Mỹ, số tiền Ngân hàng phát triển Châu Á cấp để tiêu vặt trong thời gian làm việc tại Manila. Với số tiền này, gã đã có thể mua cho con trai gã một chiếc xe đạp kha khá để nó đi học cho đỡ khổ, cho con gái gã con búp bê mắt nâu có bím tóc vàng mà gã biết nó vẫn mê mẩn mà không dám thổ lộ với bố, và cuối cùng gã có thể mua cho vợ một chiếc ti vi màu mười bốn inch mới khự, thay cho chiếc tivi đen trắng mua ở một cửa hàng bán đồ cũ ngoài chợ giời, thỉnh thoảng lại giở chứng tàng hình... Còn lại, đưa vào quỹ dự trữ gia đình, phòng khi (nói dại) có người đau ốm. Tóm lại, gã sẽ làm một cuộc đổi đời, tuy chưa cực kỳ nhưng cũng khá nghiêm trọng.
Ra đến sân bay, gã gặp một trục trặc chưa hề tính đến: Toàn bộ nhân viên nhà ga đang tổ chức đình công yêu cầu giới chủ tăng lương. Cuộc đình công này sẽ kéo dài mấy ngày đây? Nghĩ đến đấy gã phát hoảng: Không khéo lại không đủ tiền trả khách sạn. Bản thân thì lao đao khốn đốn, vợ con thì … phèo! Gã lốc thốc tìm đến phòng điều phối. Thật may mắn, cuối cùng, nhà ga cũng bố trí cho gã bay theo tuyến Manila-Singapore-Sàigòn-Hànội. Tuy là mất gấp đôi thời gian so với lộ trình định trước, nhưng đổi lại, gã có thêm một cơ hội nữa được mở rộng tầm mắt ở cái quốc gia Singapore nhỏ bé nhưng bình ổn và thịnh vượng bậc nhất Đông nam Á đó. Cuộc đời thật lạ: Hoạ sinh ra phúc. Đã vui lại càng vui!
o O o
Ra khỏi nhà ga Nội Bài, đang mạch cao hứng, gã đã toan gọi taxi, nhưng chợt nhận ra hoàn cảnh của mình và làm ngay một phép so sánh nhanh: Tiền đi một chuyến taxi hoàn toàn có thể mua được hai bộ sách giáo khoa và toàn bộ giấy bút đủ dùng trong một năm học cho hai con! Nhưng nếu không đi taxi,... nó cứ không phải thế nào ấy. Cái gì cũng phải có cách thức của nó: Rau lang luộc thì tất phải chấm với mắm tỏi, đóng complet vào người thì chân phải dận giày tây, giàu thì đổi bạn, sang thì đổi vợ... xuống máy bay thì đương nhiên phải dùng taxi, như thế mới không cọc cạch, mới phải lối, mới thạo phách sành điệu, không thì người ta cười cho thối mũi ra ấy chứ!
Nhưng, nghĩ cho cùng, những "người ta" ấy gã nào có quen biết? Bây giờ trông thấy nhau, nhưng chỉ sau vài bước chân là chẳng còn nhớ gĩ nữa. Chậc... kệ, vợ con ta đang cần tiền! Vậy là, không cần nghĩ ngợi lâu la lằng nhằng, gã bỏ lại chiếc xe đẩy hành lý mạ kền sáng loáng trên vỉa hè ngoài nhà ga, dứt khoát lễ mễ ôm cái túi đầy những quà, quần áo và tài liệu đi thẳng về phía chiếc xe buýt đang đỗ cách đấy non nửa cây số. Một anh xe ôm đứng chắn đường mời gã. Thừa biết là đi xe ôm thì thoải mái hít thở khí trời, thoải mái ngắm nhìn trời mây cây nước cùng những chú chim đồng nội trong trẻo đậu vắt vẻo trên những cái biển to tướng có đề dòng chữ for advertisement, nhưng cũng mất toi đến bốn năm chục ngàn chứ đâu có ít, gã bèn chỉ tay lên chiếc xe buýt to kềnh, cợt nhả quấy quá: "Cảm ơn, tôi đi cái này, nó có nóc!".
Xe ở bến gốc nên người lên chưa nhiều. Thấy vẫn còn một chỗ gần phía cuối của hàng ghế đơn bố trí dọc xe, gã liền ngồi vào. Quan sát cả xe, ngoài gã ra, thấy chả thấy có vị khách hàng không nào xuống cùng chuyến bay; gã thở phào. Không hiểu sao, mắt gã bỗng dừng lại ở một gã thanh niên ngồi đối diện ở phía bên kia lối đi: Trạc trên dưới hai mươi gì đó, đang nhìn bâng quơ ra phía cửa sổ, đầu bù xù, tóc dài chờm tai, kính đen tối om - Thứ vẫn thấy cánh xã hội đen hay dùng trên phim Hàn quốc - quần kaki có nhiều túi bố trí dọc theo hai cái ống vặn vẹo dúm dó, cái áo bò bạc phếch loang lổ mở toang hàng cúc đồng đã xỉn màu, phô ra chiếc áo phông màu cháo lòng nhạt có vẽ loằng ngoắng hình gì không rõ cùng với chữ USA trên cái nền đó... Gã bỗng cảm thấy ngài ngại. Nghe nói trên xe buýt độ này xuất hiện nhiều lưu manh lắm, nhiều người đã bị mất cắp đến thê thảm. Gã cúi xuống, nhấc chiếc túi đặt lên đùi, cho chắc ăn. Cái giống kẻ cắp, trông lơ đãng, ngơ ngơ thế thôi, nhưng chẳng có gì là không lọt vào hai hốc mắt của chúng; chỉ lơ là, sao nhãng hoặc sơ ý một téo là đồ đạc, tiền bạc tức khắc tất tưởi ra đi, không kịp nói lời vĩnh biệt.
Phía trước gã thanh niên "bẩn" mấy ghế là một người đàn ông đang ngồi xoay người ra phía lối đi đang chăm chú đọc báo. Nhìn kỹ ông chỉ trạc trên năm mươi, tóc chải bóng mượt, ngay ngắn, cặp kính trắng hai tròng gọng giả đồi mồi trễ mũi, chiếc áo budông may bằng thứ vải nhẹ màu xám nhạt không đóng phecmơtuya để lộ ra chiếc áo len màu ghi và chiếc cà vạt màu gụ tươi có điểm những chấm tròn trắng được thắt khá cẩn thận, chỉ lộ ra một đoạn từ cổ sơmi màu xanh hoà bình đến mép cổ quả tim của chiếc áo len, khiến ta liên tưởng đến một công chức mẫn cán, thạo việc, luôn lấy nguyên tắc làm kim chỉ nam cho mọi công việc. Chà, trên xe buýt mà bộ dạng sang trọng và lơ đễnh, mà báo chí thế kia thì chỉ tổ làm mồi ngon cho phường lưu manh cú vọ mất thôi. Nhìn người đàn ông tử tế, gã thấy ái ngại quá; nhưng gã có thể làm gì được?
- Báo chí hôm nay có tin gì mới không bác? - Một chị xồn xồn có đôi mắt như cười, ngồi cùng phía bên gã hỏi sang. Ông ngẩng đầu:
- Có đấy chị ạ. Một bài nói về tình hình tăng trưởng kinh tế và nạn tham nhũng ở Trung Quốc.
- Có gì mới, bác nói cho chúng cháu cùng biết với.
Thế là, một cách bình dị, ông bắt đầu từ từ, vừa nói vừa giảng giải. Tuy không được đọc bài báo ấy, nhưng tôi có cảm giác ông đang nói rộng ra và khá hay, khá hấp dẫn. Và qua cách nói năng, ý tứ và nghĩa lý, tuy là quen thuộc như ta thường thấy trên những bài viết ở các báo, tôi vẫn có cảm giác ông là người am hiểu và chịu đọc. Ôi, thời buổi này những người như thế cũng quý lắm rồi! Về vấn đề tham nhũng ông còn liên hệ với tình hình trong nước, đưa ra những phân tích cho thấy sự liên quan giữa văn hoá và vấn nạn này. Những hành khách khác thấy thế, cũng xoay lại phía ông, nghe, gật gù thích thú và thỉnh thoảng đưa ra những bình luận hoạ theo một cách hào hứng và cũng không kém phần bức xúc.
Lại có thêm mấy người mới lên xe. Một bà lão đi vào, tay xách chiếc làn nhựa đựng mấy quả bưởi. Nom đầu cuống quả nào cũng trắng mới, gã đoán chắc là mới trẩy ở vườn nhà và bây giờ lên xe vào nội thành thăm các cháu. Bà lão vô tình dừng lại bên tay thanh niên "bẩn", đặt chiếc làn xuống và tháo chiếc kim băng ở gấu áo, chậm rãi, cẩn thận gài cái miệng túi áo cánh lại. Tay thanh niên nhìn cái cung cách cẩn thận của bà cụ thì nhếch mép cười nhạt. Gã thấy lo cho bà. Tay thanh niên vẫn ngồi im, cặp kính đen lơ đãng lướt khắp một lượt những khách mới lên. Thật không tưởng, gã đang chờ một cử chỉ văn minh, dù buộc phải thể hiện chứ không phải thực lòng, từ tay thanh niên đối với bà cụ. Nhưng không có gì xảy ra. Bà lão vẫn đứng đó và rõ ràng coi cái sự phải đứng của kẻ lên xe sau là dĩ nhiên, là cái lẽ đời từ trước nó vẫn thế. Gã ném một cái nhìn đầy ứ sự khinh bỉ về phía tay thanh niên, đứng dậy nhường chỗ cho bà lão. Sau một chút ngạc nhiên, bà lão ngồi xuống, gật gật mái tóc bạc, lẩm nhẩm: "Ông thật tử tế quá, rồi Giời Phật phù hộ cho ông...!". Dĩ nhiên gã chẳng tin tí nào vào cái sự tín ngưỡng của bà cụ và đưa mắt tìm chỗ đứng. Và chẳng phải nghĩ ngợi gì, gã ôm chiếc túi nặng, ọc ạch tiến lại bên người đàn ông đáng kính kia; vừa tránh xa được cái của nợ đời này, vừa được nghe những người có văn hoá nói chuyện. Thật là "nhất cử tam tiện"!
Một chị bụng chửa vừa bước lên thì xe cũng bắt đầu cót két rời bến. Lúc này khách lên xe cũng đã hơi đông. Người đàn ông “đọc báo” mỉm cười, sốt sắng gọi chị bụng chửa lại nhường chỗ cho. Đấy! - Gã khẽ reo lên trong bụng - Người tử tế, có văn hoá bao giờ cũng khác!
Xe dừng lại đón khách gần trạm thu phí đường bộ và lại tiếp tục chạy. Đám bình luận thời sự kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh luận, vẫn không ngừng đưa ra những nhận xét, những bình luận sắc xảo đến thú vị. Ông “đọc báo”, bây giờ đang đứng sau tôi, chỉ thỉnh thoảng mới từ tốn đệm vào một vài từ, như để gợi mở, thoát lối cho những “bình luận viên" mỗi khi họ bí từ diễn đạt.
Gã quay đầu về phía bà cụ và thở phào: Vẫn an toàn! Xe chạy đều đều, thỉnh thoảng ông lái lại bóp còi inh ỏi và phanh nhẹ để tránh một chiếc xe máy đang phơi phới "đường ta, ta cứ đi", khiến cho đám khách đứng cứ dúi dụi vào lưng nhau. Đột nhiên, gã nghe thấy một tiếng "Hự!" rồi có ai đó đổ người vào lưng gã và một tiếng "bạch" mềm xìu phát ta từ phía sàn xe. Cái gì thế này?!... Gã quay ngoắt lại và nhận ra cái ông “đọc báo” đang lồm cồm bò dậy, cà vạt xốc xếch, ngực áo bật tung hết khuy, chiếc cà vạt lệch vẹo sang một bên, lưng oằn xuống vì đau. Ngay bên cạnh, là tay thanh niên "bẩn", sắc khí phừng phừng dữ tợn đang nghiêng mặt hằm hè, trỏ tay xuống mặt ông "đọc báo", gằn giọng: "Mày, mày... thằng khốn nạn...!". Rồi lại đưa tay trỏ xuống sàn xe. Gã và mọi người nhìn theo ngón tay gã thanh niên: Một chiếc ví... Trời ơi, chiếc ví của gã! - Gã há hốc mồm, thất thần, người cứng lại như cỗ máy bị hóc. "Nhặt lên, trả lại cho người ta!" - Tay thanh niên "bẩn" gầm lên giận dữ - Còn ông "đọc báo" thì, mặt xám ngắt, đôi mắt ngước xéo lên, phô ra đầy lòng trắng, một tay chống vào mạng sườn, người cúi lệch xuống để lộ ra khoảng da ngực có hình xăm trái tim bị mũi dao găm xuyên qua đang rỏ máu, tay kia với với nhặt lấy chiếc ví, run run đưa lại cho gã. Còn gã, người đã hết cứng đờ, nhanh như một con chuột, đón lấy - không, phải nói là vồ lấy - cái chìa khoá bước ngoặt đổi đời của gia đình gã. Và tay thanh niên tức thì lại xông vào, tay tóm lấy cái cà vạt, dáng chừng muốn giáng thêm mấy thoi nữa vào mặt nhà thông thái. May mà có đám "bình luận thời sự" kịp cản lại và khuyên
Chỉ Là Một Quãng Ngắn Chỉ Là Một Quãng Ngắn - Sưu Tầm