Worrying does not empty tomorrow of its troubles. It empties today of its strength.

Corrie Ten Boom

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 524 / 1
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
rả lời phỏng vấn đúng cách dĩ nhiên là không dễ rồi, nhưng nghe thế nào để tạo ấn tượng tốt cũng không phải chuyện đơn giản. Trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, hãy học cách lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1. Nghe
Lắng nghe tích cực: Chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói, rút ra những điều chính yếu. Nếu câu hỏi dài dòng và khó hiểu, hãy biết chọn ra những gì là cần thiết nhất để sắp xếp lại và tư duy câu trả lời.
Việc nghe bao gồm các bước sau:
- Nghe: Biết lắng nghe, ghi chép chính xác.
- Hiểu: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng tâm lý của họ lúc phỏng vấn.
- Nhớ và suy nghĩ.
- Đánh giá, cân nhắc trong đầu những lập luận khoa học, sắp xếp những điều cần nghe, những gì không cần để tâm.
Ảnh hưởng của người tuyển dụng: Sử dụng cử chỉ, thái độ để tỏ rõ mình đang lắng nghe chăm chú và hiểu những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: gật đầu khi đồng ý, mắt nhìn chăm chú, phản hồi đúng lúc, có những lời bình luận hoặc đế thêm thích hợp, mức độ vừa phải.
Ghi chú: Ghi lại những điều quan trọng. Đừng ghi quá nhiều, quá chi tiết, chỉ viết ý chính kẻo người phỏng vấn lại nghĩ bạn kém thông minh. Việc ghi chép chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì người tuyển dụng trao đổi.
Vị trí ngồi nghe: Ngồi ở vị trí thoải mái, đối diện nhà tuyển dụng, tránh bị sao nhãng.
Một số nguyên nhân sau có thể làm bạn thất bại trong khi nghe:
- Nghĩ rằng câu hỏi không có lợi ích nên không cần quan tâm.
- Chỉ tập trung chú trọng đến một điểm đề tài.
- Đơn giản hoá vấn đề.
- Chỉ lo suy nghĩ phê phán hình thức trình bày hay các khuyết tật nhỏ của nhà tuyển dụng.
- Mất đi sự chú ý do lơ đễnh, lo âu hay bị phân tán bởi các ảnh hưởng khác.
- Gán quá nhiều vấn đề quan trọng trong một số câu, từ, không chú ý câu hỏi kế tiếp của người tuyển dụng.
2. Trả lời
Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm về thái độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề đó. Sự trình bày dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng nghe câu hỏi, trả lời trực tiếp ngắn gọn, đầy đủ. Câu chữ vừa phải, không hào nhoáng, đao to búa lớn. Từ dùng giản dị, chính xác, dễ hiểu.
Cách trả lời cũng cần được chú ý. Đừng ê a hay véo von như chim. Nói vừa phải, chậm rãi đủ nghe và phát âm rõ ràng. Động tác cần được tiết chế cẩn thận. Khua tay múa chân, cười quá to như đang “buôn” cùng bạn bè sẽ khiến bạn bị mất điểm.
Phong cách trả lời thoải mái, tự tin. Câu trả lời trung thực, biết chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Đừng nghĩ quá lâu kẻo người phỏng vấn tưởng bạn đang bịa ra câu trả lời.
Một câu trả lời có sức thuyết phục khi nó làm toát lên hình ảnh một người ứng viên có năng lực, thông minh, trí tuệ, trung thực, có văn hóa, khoa học và có hoài bão.
(Theo Cẩm Nang Tiêu Dùng)
Bạn có biết cách trả lời phỏng vấn? Bạn có biết cách trả lời phỏng vấn? - Cẩm Nang Nghề Nghiệp