Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Chương 1208-2: Thiêu Thân (2)
L
ý Trọng Phúc thấy trước mắt không học theo hoàng thúc Lý Đán được, đành phải bắt chước hoàng huynh là Lý Trọng Tuấn, vội vàng chạy ra khỏi thành Lạc Dương, may là quan binh biết thân phận của y nên không có hoàng lệnh thì không dám ra tay hạ sát. Y đơn thương độc mã chạy ra khỏi thành Lạc Dương, nhắm thẳng hướng đông, một đường đi vào Mang Sơn, quan binh lại lên núi lùng sục, Lý Trọng Phúc thấy sự cùng đường, đành nhảy xuống sông mà chết.
Lại nói tiếp, việc phản loạn này của Lý Trọng Phúc căn bản là một trò khôi hài hoang đường, ngay cả một cành hoa cũng không gây sức ép được, nhưng thân phận của y rất nhạy cảm, tính chất của biến cố cũng nghiêm trọng, quan viên Lạc Dương nào dám sơ suất, mấy ngày nay trên địa bàn Lạc Dương chỗ nào cũng có sức ép, lùng sục tàn dư bè đảng, làm huyên náo khăp trời đất.
Dương Phàm hiểu rõ ngọn nguồn, cho tên Huyện úy kia lui ra, Uyển Nhi từ sau khoang thuyền bước ra, khẽ thở dài:
- Thật sự là vô cùng hoang đường.
Dương Phàm cười ôm nàng vào lòng, nói:
- Hành động của Tiếu Vương có thể là hoang đường, nhưng dục vọng theo đuổi quyền lực thì cũng là điều bình thường thôi. Quyền lực chính là một đống lửa, không biết bao nhiêu người có hứng thú làm con thiêu thân lao vào đống lửa kia. Đâu phải như Uyển Nhi của ta, bỏ danh nội tướng trứ danh thiên hạ không làm, chỉ nguyện làm một tiểu nữ nhân ở bên ta, nàng không phải là thiêu thân, mà là Vân tước.
Mắt Uyển Nhi lưu chuyển, xinh đẹp, cười nói:
- Vậy lang quân là gì? Là Côn Bằng của gió lốc trên cửu tiêu sao?
Hai người nhìn nhau cười ngọt ngào.
※※※※※※ ※※※※※※ ※※※※※※ ※※※※※※※※※※※
Kẻ bằng lòng làm thiêu thân kia đâu chỉ có Tiếu Vương Trọng Phúc, Thái Bình công chúa cũng đang vỗ cánh bay về phía đống lửa sáng nhất thế gian kia. Nhưng nguyện rời xa đống lửa đó cũng không chỉ có đôi trí giả Dương Phàm và Uyển Nhi, Lý Thành Khí cũng chống cự lại sự cám dỗ cực lớn của nó.
Thái Bình công chúa khuyên y là hành động tranh ngôi Thái tử của y không đạt được hiệu quả đáng có, mà trái lại còn đi ngược lại, Lý Thành Khí mặc dù không phải vì chuyện này mà hoài nghi Thái Bình công chúa có lòng ham muốn đế vị, nhưng rất rõ ràng Thái Bình công chúa có ý độc quyền cai trị, cho nên mới muốn làm cản trở việc phế lập Thái tử. Lý Thành Khí sợ cô mẫu lại sinh thêm thị phi, ngày thứ hai lâm triều đột nhiên lên điện, yêu cầu được gặp mặt Thiên tử.
Hôm nay không phải là hội triều lớn, Chư Vương vốn không cần lên điện, Lý Đán nghe tin con cả cầu kiến, trong lòng rất kinh ngạc, vội sai người cho gọi y lên, Lý Thành Khí lên kim điện, trước mặt văn võ bá quan, hướng lên Lý Đán thành khẩn nói:
- Bệ hạ, Thái tử là công khí của thiên hạ, lúc quốc gia yên ổn thì chọn người trưởng tộc, lúc quốc gia lâm nguy thì nên chọn người có công trước, nếu vi phạm điều này sẽ khiến cả nước thất vọng, thực không phải phúc của xã tắc. Bình Vương có công lớn với đất nước, hôm nay thần bạo gan lấy chết để thỉnh cầu, xin Bệ hạ lập Bình Vương làm Thái tử.
Lời vừa nói ra, như một ném đá vào nước, cả điện xôn xao, văn võ bá quan cũng không ngờ Hoàng trưởng tử lại là người tài đức như thế, không chút lưu luyến ngôi vị Hoàng đế dễ như trở bàn tay.
Lưu U Cầu là tâm phúc của Lý Long Cơ, đương nhiên hy vọng Lý Long Cơ làm Thái tử, vừa nghe thấy lời ấy lập tức ra nói phụ họa:
- Bệ hạ, trừ họa cho thiên hạ, cũng nên tạo phúc cho thiên hạ. Bình Vương cứu nguy cho xã tắc, cứu nạn cho quân thân, luận về công là lớn nhất, luận về đức cũng là người hiền đức nhất. Nay Hoàng trưởng tử đã chủ động từ bỏ ngôi vị, thần nghĩ Bệ hạ không cần phải do dự nữa, có thể lập Bình Vương làm Thái tử được rồi.
Lưu U Cầu vừa dứt lời, Cát Phúc Như Ý, Trần Huyền Lễ, Sở Cuồng Ca, Mã Kiều và đại tướng quân của Cấm Vệ quân đều bước ra khỏi hàng, cao giọng nói:
- Chúng thần cũng tán thành!
Lý Đán thấy đứa con lên điện là muốn trước mặt mọi người thêm một lần nữa biểu hiện quyết tâm không làm Thái tử, trong lòng rất vui mừng, liền đối với bá quan nói:
- Chúng khanh nghĩ thế nào?
Người ủng hộ Lý Long Cơ thì khỏi phải nói tới, những người vốn ủng hộ Hoàng trưởng tử lên làm Thái tử, trước mắt thấy Hoàng trưởng tử chủ động nhường ngôi, bọn họ cũng không còn đối tượng ủng hộ, vì thế cũng thay đổi lập trường, hoặc là tán thành Lý Long Cơ làm Thái tử, hoặc là im lặng không nói gì. Ngoại trừ vài lão quan cho rằng không phải là con đích trưởng thì không thể làm Thái tử thì chợt cúi khom khom người, tiếng phản đối vô cùng nhỏ.
Chuyện này rất nhanh liền truyền tới tai của Lý Long Cơ. Lý Long Cơ vừa nghe chuyện liền vừa sợ hãi, vừa kích động.
Phía trên gã có hai ca ca, đại ca Lý Thành Khí là trưởng tử, nhị ca Lý Thành Nghĩa cũng là con vợ kế giống như gã, gã không phải dòng trưởng cũng chẳng phải dòng chính, không ngờ ngôi vị Thái tử lại rơi xuống đầu mình, lại không nghĩ huynh trưởng chủ động từ bỏ ngôi vị Hoàng đế, tiến cử gã làm Thái tử.
Lý Long Cơ trong lòng có chí lớn, vốn không giống Lý Thành Khí tính tình đạm bạc. Gã đương nhiên bằng lòng làm Thái tử rồi, nhưng gã không xác định được là đại ca thật sự không có ý đối với ngôi vị Hoàng đế hay là không muốn tham công của người khác. Nếu là đại ca có ý với ngôi vị Hoàng đế thì cho dù gã có lòng cũng sẽ không vì chuyện này mà phá hủy đi tình nghĩa huynh đệ, do đó đích thân lên điện, nói với phụ thân kiên quyết từ chối.
Hai huynh đệ như vậy mà tính toán, ngay trước mặt Hoàng đế cứ nhường qua lại. Nếu Lý Thành Khí thật sự có ý với ngôi vị thì trong tình huống gã là người thuận lý thành chương ngồi lên ngôi vị Thái tử, gã hoàn toàn có thể thuận nước đẩy thuyền, còn Lý Long Cơ nếu trước mặt bá quan văn võ trong triều công khai khước từ, thế tất sau này cũng không có cách nào có thể mưu đồ ngôi vị Hoàng đế nữa.
Đây cũng giống như chuyện Lý Hiển lúc trước giả vờ muốn lập Lý Đán làm Hoàng Thái Đệ vậy, chính là muốn lấy lui để tiến, buộc người khác chủ động tỏ thái độ. Nhưng Lý Thành Khí vốn không phải như vậy, y quỳ xin Thiên tử, kiên quyết từ chối, nói tới chỗ tình cảm, thậm chí chảy cả nước mắt, Lý Đán cuối cùng đã hạ quyết định, tuyên bố lập Lý Long Cơ làm Hoàng Thái tử.
Trong lúc này, Thái Bình công chúa đang ở hai ngày đầu tiên, bày mưu cho thuộc hạ của nàng tiến hành ngăn cản, sau đó liền lặng lẽ chấm dứt, hoàn toàn từ bỏ hành động. Lý Long Cơ vừa lập công lớn, đang độ thắng thế, Lý Thành Khí chủ động từ bỏ ngôi vị càng là một biến số bất ngờ, một người trí tuệ như nàng nhất thời cũng không nghĩ ra nguyên nhân cản trở.
Nhưng nàng vốn không bỏ cuộc như vậy, nàng vốn là người không dễ dàng từ bỏ. Đối với Uyển Nhi mà nói, nam nhân của nàng chính là trời của nàng, con gái của nàng chính là đất của nàng, có được họ chính là có cả thế giới. Còn đối với Thái Bình mà nói, trước nay đều không phải như vậy.
Nỗi thống khổ và bất lực của Tiết Thiệu được ban cái chết, trách nhiệm và lý tưởng phục hưng Lý Đường, dã tâm và tham vọng nắm giữ triều chính, sự yêu thương và chờ đợi đối với nữ tử, còn có đoạn tình duyên với Dương Phàm mà cắt hoài không đứt vẫn còn vương vấn… Đủ loại như vậy, đã là gông cùm, cũng là động lực, nhưng vẫn còn một tia hy vọng, nàng cũng sẽ cố gắng chiếm lấy.
Thái Bình công chúa không hề cảm thấy bản thân là một con thiêu thân, mặc dù, nếu đám lửa kia trong mắt nàng chỉ là một ánh nến nhỏ, mà dũng cảm lao tới, làm sao biết rằng không thể tiêu diệt được?