Nothing is worth reading that does not require an alert mind.

Charles Dudley Warner

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyệt Quan
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 1328 - chưa đầy đủ
Phí download: 28 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 456: Khắc Tinh Của Tội Ác
úc này chuyện ba người Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt, Dương Phàm đang bàn chính là làm thế nào để phá hủy hoàn toàn tập đoàn ác quan ở Ngự Sử Đài kia.
Trong ba người này, Dương Phàm và Đào Văn Kiệt xem như đều là người của Thái Bình Công chúa, Đậu Lư Khâm Vọng là người của Lý Chiêu Đức. Lý Chiêu Đức và Thái Bình Công chúa đều muốn xóa sổ Ngự Sử Đài bấy lâu vẫn tận sức vùi giết chư quan, đả kích địch nhân cường đại của đại thần vẫn luôn bảo vệ Lý phái. Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt trước đó đều đã được chủ tử ra lệnh, cho nên ba người trao đổi rất thuận lợi.
Hội nghị lần này, kỳ thật là tiến hành thay đổi chút phân công nho nhỏ giữa Thái Bình Công chùa và Lý Chiêu Đức, kết quả thương lượng ngắn gọn, sau đó Đậu Lư Khâm Vọng lợi dụng bản lĩnh ăn nói khéo léo của mình phụ khách đối ngoại “Ba phải” “Giả làm người tốt” “Đánh Thái cực thôi thủ”, Đào Văn Kiệt phụ trách định ra chiến lược và kế hoạch cụ thể đả kích Ngự Sử Đài.
Còn Dương Phàm…
Dương Phàm dĩ nhiên phải làm nắm đấm, song hỏa hồng côn của Hình Bộ chủ tọa rồi.
A, theo như lời của Đậu Lư Khâm vọng, Dương Phàm chính là “Đả hắc chi tiên phong, tội ác chi khắc tinh!” (Tiên phong diệt gian, khắc tinh tội ác)
........
Người được Thái Bình Công chúa chọn đương nhiên đều có một thân bản lĩnh phi thường.
Đào Văn Kiệt rất nhanh đã định ra một kế hoạch kín đáo, tường tận, bao quát tất cả, cực kỳ cụ thể để đả kích Ngự Sử Đài.
Trong kế hoạch này, có rất nhiều thủ pháp tương tự với thủ đoạn Lai Tuấn Thần thu thập chứng cứ phạm tội, đả kích đại thần. Phải biết rằng những thủ đoạn trong “La chức kinh” của Lai Tuấn Thần cũng không phải bỗng dưng nghĩ ra, mà là phương pháp kiểu mẫu mà các Ngự Sử các đời dùng để thu thập chức cứ, đả kích đối thủ thành công, Lai Tuấn Thần chỉ tập trung lại, biên soạn thành sách mà thôi.
Cùng lúc đó, Dương Phàm cũng thông qua Triệu Du biết được Khương Công tử đã bị thiệt hại nặng ở Trường An. Cơ nghiệp bao năm năm nay ở Trường An của y đã rơi vào tay Thẩm Mộc. Lúc này y đã liên tục chiến đấu ở chiến trường Lạc Dương, quyết tâm quật khởi từ đây. Nói cách khác, từ nay về sau Khương công tử trú ở Lạc Dương rồi.
Tình hình này, Thiên Ái Nô cũng không dám giấu Dương Phàm nhiều hơn nữa, nói hết với hắn tất cả những gì mình biết về Khương công tử. Sau khi biết thế lực của Khương công tử nông sâu thế nào, hắn cũng bắt đầu cẩn thận.
Đương nhiên, xét thấy khả năng thế lực của Khương công tử công khai đối nghịch với quan phủ không lớn, hắn kiêng kỵ nhất vẫn là vị Lục Bá Ngôn nghe nói còn cao minh hơn Tư Đồ Lượng nhiều. Nhưng từ khi Tư Đồ Lượng bất ngờ biến mất, bên phía Khương công tử vẫn không có động tác gì, Dương Phàm cũng chỉ có thể án binh bất động.
Lúc này, A Nô ẩn thân ở trong nha môn Hình bộ, cùng hắn ở chung sớm chiều, cảm thấy đặc biệt ngọt ngào, bất kể là Dương Phàm hay Thiên Ái Nô cũng không vội thay đổi quan hệ này.
Loại quan hệ này thật đặc biệt, có ngọt ngào mờ ám, nhưng hoàn toàn khác với thê tử hay tình nhân, là thứ quan hệ cộng sự lẫn lộn với tình yêu. Dương Phàm và Tiểu Man cũng từng là cộng sự trong cung, nhưng thân phận của A Nô là trường tùy của Dương Phàm, tư vị sẽ không giống nhau.
Mấy ngày nay, quan hệ của hai người dần dần khôi phục, hiện giờ ngược lại áp lực mạnh mẽ từ phía Khương công tử lại thành trở ngại ngăn cản bọn họ kết hợp. Dương Phàm không biết đến tột cùng Khương công tử này đến Lạc Dương có tính tóan gì, cũng không biết thực lực ẩn núp ở Lạc Dương của y có bao nhiêu. Hắn chỉ có thể lấy bất biến ứng vạn biến.
Nhưng về phương diện khác, kế hoạch Đào Văn Kiệt vạch ra, khi đang thực hiện lại xuất hiện khó khăn.
Muốn bao vây tiễu trừ thế lực, cũng phải thuận theo thiên thời, địa lợi, nhân hòa và các yếu tố khác.
Lúc này, đã sắp cuối năm, đối với người Trung Quốc chính là một ngày hội vô cùng quan trọng. Lúc này khởi xướng bao vây tiễu trừ Ngự Sử Đài cũng không phải thời gian thích hợp. Một khi bên này đã phát động ra, lại vì Tết Nguyên Đán mà hiệu suất làm việc của các nha môn lại bị chậm lại, sẽ tương đương với tặng cho Ngự Sử Đài thời gian để ứng biến.
Ba người Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt, Dương Phàm vẫn đang thảo luận xem sẽ triển khai tiến công trong năm hay chờ sang năm sau, thì có một chuyện bất ngờ đã khiến cho bọn họ hoàn toàn buông tha kế hoạch phát động tấn công Ngự Sử Đài trong năm.
Chuyện bất ngờ này, chính là Tiết Hoài Nghĩa Tiết Đại sư đã chiến thắng trở về!
Tiết Hoài Nghĩa cũng không đánh giặc, vị nhân huynh này thật sự là một viên phúc tướng. Y xuất lĩnh đại quân trùng trùng điệp điệp tiến đến Tây Vực, mới đi được nửa đường cũng không cần đi tiếp nữa, vì đối thủ của y lại giống như lần trước, chẳng thấy đâu.
Không biết là vị Mặc Đốn dẫn binh quấy nhiễu Linh Châu đã xảy ra biến cố gì bên trong; hay là vì nghe nói Đại Chu xuất hai mươi vạn binh, so với bản thân mình đơn độc xâm nhập, phiêu lưu quá lớn nữa. Tóm lại, y đã lui binh rồi!
Y rút về đại thảo nguyên, Tiết Hoài Nghĩa đương nhiên chẳng có ai để đánh, Tiết Hoài Nghĩa cũng không có khả năng tự chuốc khổ vào thân chủ động xâm nhập tấn công vào đai mạc.
Cho tới nay, đại mạc thảo nguyên chính là Thượng thiên đặt một khe trời giúp cho dân du mục, dân tộc nông canh có rất ít khả năng phái đại quân xâm nhập đại mạc. Nhớ năm đó, còn chưa phát minh ra bàn đạp, kỵ binh Hung Nô còn chưa mạnh mẽ như dân tộc thảo nguyên hiện nay, Hán Vũ Đế chinh phạt Hung Nô cũng đánh tới tận khi quốc gia mười phòng trống chín (chết hết chín phần mười), Võ Tắc Thiên hôm nay không so được với Hán Vũ Đế, Tiết Hoài Nghĩa hôm nay cũng không bằng được với Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh.
Vì thế, Tiết Hoài Nghĩa quả thực ứng với lời Lý Chiêu Đức nói khi tiễn chân y: mã đáo thành công. Thậm chí mã chưa đáo công đã thành. Một mũi tên chưa bắn mà đã có được một chiến công lớn, Tiết Hoài Nghĩa kích động tấu lại với triều đình “Mặc Đốnvừa nghe uy danh của thần đã chạy mất dạng rồi. Thỉnh cầu Bệ hạ đồng ý cho thần về triều!”
Tiết Hoài Nghĩa vốn chẳng có ảnh hưởng gì tới kế hoạch tiễu trừ Ngự Sử Đài, nhưng cái tin tức Tiết Hoài Nghĩa “đại thắng” truyền đến Lạc Dương, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đột nhiên nảy ra một suy nghĩ: bà ta cho rằng đại quân đã điều động binh lực rồi, xuất phát rồi, cũng không cần phải cứ đi tới đi lui như thế, uổng phí quân nhu, không bằng để cho đại quân tiếp tục xuất chinh, chỉ là đổi mục tiêu chiến đấu thành “Đoạt lại tứ trấn An Tây”
Trải qua mấy năm trù bị này, bất kể về truy mạt lương thảo, giáp trụ cung tên, hay huấn luyện quân sĩ, triều đình cũng đã chuẩn bị tốt để thu phục tứ trấn An Tây. Nếu không phải vì người Đột Quyết đột nhiên xâm phạm, Võ Tắc Thiên cũng bắt đầu có ý định dụng binh rồi. Bà tính qua năm mới sẽ phát binh thu phục tứ trấn An Tây, hiện giờ chỉ là thuận nước đẩy thuyền, đem kế hoạch này làm sớm hơn mấy tháng thôi.
Bởi vì chuyện này, trong triều lại dậy lên một trận tranh cãi kịch liệt, có người đồng ý phát binh, có người cho rằng giữ nguyên kế hoạch cũng tốt, cũng có người phản đối viễn chinh, ý kiến khắp nơi vẫn chưa kết luận được. Lúc này, hiển nhiên không phải thời điểm Hình Bộ khởi xướng tấn công Ngự Sử Đài, quân quốc đại sự trước mặt, triều đình sao có thể chú ý đến chuyện này.
Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt, Dương Phàm lại thảo luận một phen, quyết định tạm thời gác kế hoạch lại, chờ trận phân tranh này trong triều chấm dứt mới nói đến. Trong triều, sau một phen kích biện, vì bản thân Võ Tắc Thiên tán thành viễn chinh, ý kiến dần dần thống nhất, đồng ý phát binh, chỉ có điều vốn quân lương chuẩn bị để tấn công Đột Quyết đoạt lại Linh Châu, lúc này đổi lại thành viễn chinh An Tây tứ trấn, lại gặp cuối năm, về vấn đề tài chính không khỏi hơi căng thẳng.
Đậu Lư Khâm Vọng bèn ầm ầm đề nghị lên Hoàng đế, đề nghị tất cả quan viên Đại Chu từ cửu phẩm trở lên kính dâng hai tháng bổng lộc làm quân phú. Võ Tắc Thiên cũng hơi dao động, nhưng thực sự chuyện này chưa từng có tiền lệ. Trước tiên, bà ta thả chút tin tức này ra, thử phản ứng của chư quan, quả nhiên khiến cho chư quan bất mãn.
Đậu Lư Khâm Vọng muốn thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Hoàng đế, thể hiện mình làm quan có đức độ để mà nổi bật, nhưng lại gây tổn thất cho người khác. Có một vài quan viên không có tiền bên ngoài, toàn bộ bổng lộc cũng chỉ duy trì được cuộc sống khá yên ổn của bọn họ, kính dâng lên hai tháng bổng lộc, bọn họ ăn không tiêu.
Tỷ như Giám sát Ngự Sử Vương Cầu Lễ, sau khi Lai Tuấn Thần và quan viên Ngự Sử Đài hoặc bị giết hoặc giáng chức, y mới tiến được vào Ngự Sử Đài. Vị Ngự Sử này vẫn còn thanh liêm, trong nhà cũng không có vốn riêng, ngoạm một cái hai tháng bổng lộc y chịu không nổi. Vì thế vị Ngự Sử này lập tức viết một tấu chương lời lẽ chính nghĩa tố cáo, nói có sách, mách có chứng, bác bỏ luận điểm vớ vẩn của Đậu Lư Khâm Vọng…
Việc Vương Cầu Lễ bác bỏ được rất nhiều quan viên hưởng ứng, Võ Tắc Thiên vừa thấy chư quan phản ứng quá lớn, đành phải buông tha cho kế hoạch này.
Lúc này, Võ Tam Tư vẫn còn đang chiêng trống rùm beng thu xếp chuyện kiến tạo Thiên Khu, thợ thủ công của Tam Dương Cung và Hưng Thái Cung đã chọn địa điểm, dọn dẹp công trường, mua gạch đá vật liệu gỗ cát. Ba công trình này hao tốn một đống lớn của cải, nhưng cũng không ai dám đề xuất tạm hoãn xây dựng để mua quân tư, bản thân Võ Tắc Thiên cũng không có ý định đó.
Cuối cùng, quân phí vẫn là do Hộ bộ vắt óc tìm cách giải quyết, sử dụng biện pháp gì cũng là thu chẳng bù chi. Tiết Hoài Nghĩa Đại tướng quân nhận được ý chỉ của Hoàng đế, công thành lui thân, quay về triều đình, còn đại quân tiếp tục xuất phát về hướng Tây, triều đình phái Đại tướng quân Vương Hiếu Kiệt quen thuộc tình hình Tây Vực hơn đảm nhiệm Thống Soái, chính thức mở màn chiến tranh thu phục tứ trấn An Tây.
***
Vương Hiếu Kiệt được bổ nhiệm làm Đại tổng quản Võ Uy quân, phong trần mệt mỏi đuổi theo đại quân viễn chinh của mình, lúc này thành Lạc Dương đã nghênh đón Tết Nguyên Đán.
Nguyên Đán năm nay là ngày mồng một tháng mười một.
Thời Hạ Thương Chu, triều Hạ lấy ngày đầu tháng giêng làm Nguyên Đán, khi đó Nguyên Đán và Âm Lịch là cùng một ngày. Thương triều lấy ngày đầu tháng mười hai làm Nguyên Đán. Chu triều lấy ngày mồng một tháng mười một làm Nguyên Đán. Sau khi Tần Thủy Hoàng Doanh Chính nhất thống thiên hạ, ông ta biết chiến công của mình chưa có đế vương nào đạt được, vì thế muốn nổi bật, đặt ra Nguyên Đán là ngày mồng một tháng mười.
Từ đó về sau, các triều đại của Trung Quốc phần lớn đều lấy lịch pháp triều Hạ lập ra làm chuẩn, lấy ngày mồng một tháng giêng làm Nguyên Đán. Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc Thiên thành lập Đại Chu triều, hết thảy đều chiếu theo Chu triều mà khôi phục lại quy tắc cổ, cho nên Nguyên Đán lại trở thành ngày mồng một tháng mười một.
Nhất nguyên phục thủy, vạn vật đổi mới.
Ngày Nguyên Đán, Hoàng đế dẫn văn võ bá quan hiến tế thiên địa.
Trong Vạn Tượng Thần cung, Võ Tắc Thiên triệu tập tất cả quan viên từ ngũ phẩm trở lên trong kinh, long trọng cử hành đại lễ tế thiên địa. Bà ta mặc cổn miện phục màu đe, mặc áo thập nhị chương văn, có bịt gối, đai lưng da, đai lưng lớn, đeo theo nhiều đồ trang sức, đầu đội miện quan, mười hai chuỗi châu trên mũ xòa xuống che đi khuôn mặt già nua, ẩn ẩn hiện hiện thêm ba phần uy nghi.
Dương Phàm là quan ngũ phẩm, có tư cách tham dự đại lễ tế thiên địa, hắn cũng mặc một thân đồ lễ trang nghiêm. Cả Vạn Tượng thần cung đông nghìn nghịt, Đại Hồng Lư cao giọng xướng lễ, một đứng một quỳ, tham bái thiên địa, nghe Võ Tắc Thiên tuyên đọc đảo văn tế thiên.
Sau khi Hoàng đế sơ hiến, đáng lẽ sẽ do Hoàng thái tử á hiến, nhưng sau khi Võ Tắc Thiên đọc xong đảo văn tế thiên lui sang một bên, thì một cảnh tượng bất ngờ xuất hiện.
Say Mộng Giang Sơn Say Mộng Giang Sơn - Nguyệt Quan