Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15-2: Cách Gợi Ý Khách Ra Về
ó thể trò chuyện, chia sẻ cuộc sống với một vài người bạn thân là một việc rất đáng quý. Tuy nhiên, trong thời đại cuộc sống gấp gáp và nhiều áp lực như hiện nay, không phải ai cũng muốn được gặp gỡ tụ tập cùng bạn bè vào những ngày nghỉ. Một số người còn hi vọng có thời gian để làm những việc mình thích hoặc được hoàn toàn nghỉ ngơi.
Thiết nghĩ, khi tan sở về nhà, bạn hi vọng sau bữa tối được yên tĩnh để đọc sách hoặc nghỉ ngơi, nhưng lại có những người bạn không mời mà đến. Họ vô tư trò chuyện với bạn, nói đến những đề tài mà bạn không hứng thú, khiến bạn phải miễn cưỡng nghe. Bạn rất muốn đuổi khách về nhưng lại sợ làm tổn hại tình cảm, đây thực sự là việc khó. Khi những người mà bạn không thích đến chơi, hoặc vì một số nguyên nhân nào đó mà bạn không thể tiếp họ, hãy để đối phương tự giác ra về bằng cách khéo léo nhắc nhở.
“Đuổi khách” cũng là một hình thức từ chối. Để giữ phép lịch sự, nhất định phải nói lời từ chối thật dễ nghe, như vậy sẽ không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương. Trong cuộc sống hằng ngày, việc khéo đuổi khách ra về cũng là một nghệ thuật.
Nhẹ nhàng nhắc nhở
Sử dụng nhưõng từ ngữ nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người đó rằng bạn vẫn còn có việc phải làm, không có thời gian ngồi nói chuyện với họ, cũng không thể đáp ứng yêu cầu của họ. So với cách trực tiếp yêu cầu khách ra về, cách nhắc nhở này dễ được đối phương chấp nhận hơn.
Là một tổng thống, cuộc sống của Lincoln không hề tốt đẹp như chúng ta tưởng tượng, ông có rất nhiều điều phải lo nghĩ. Có một lần, Lincoln bị ốm, một người cùng quê với ông đến thăm.
Lincoln rất vui vẻ mời người đó vào, nhưng điều bất ngờ là người này đến tìm Lincoln không phải để thăm hỏi sức khỏe của ông mà là để nhờ xin một việc làm và ngồi mãi không chịu ra về.
Lincoln hiểu ý của vị khách, trong lòng rất không vui, nhưng ông ta từ nơi xa đến, vì lịch sự nên không thể trực tiếp yêu cầu ông ta ra về. Lúc này, bác sĩ của Lincoln đến, Lincoln lập tức đưa tay ra và nói: “Bác sĩ, ông nhìn xem, những vết đỏ trên tay tôi là gì vậy?”
Nhân lúc vị khách không để ý, ông đã nháy mắt ra hiệu cho bác sĩ. Vị bác sĩ là một người thông minh nên ngay lập tức hiểu ý
Lincoln, ông tỏ ra kinh ngạc nói: “Đây chẳng phải nốt đậu mùa sao?”
Lincoln nói: “Bác sĩ, khắp người tôi đều có nốt này, khó chịu lắm, bệnh này có lây, đúng không?”
Bác sĩ trả lời: “Đúng thế, bệnh này rất dễ lây”, ông vừa nói vừa kéo khẩu trang lên che mặt.
Nghe đến đây, vị khách lập tức đứng lên cáo từ: “Ngài Lincoln không được khỏe, tôi cũng không làm phiền nữa, tôi đi đây.”
Lincoln nói: “Chẳng phải anh có việc gì sao?”
Vị khách trả lời: “Không có gì, tôi chỉ đến thăm ngài thôi.” Sau đó vị khách vội vàng đi ra ngoài.
Lincoln và bác sĩ nhìn theo rồi mỉm cười với nhau.
Sự phối hợp ăn ý của Lincoln và bác sĩ đã khéo léo khiến vị khách tự giác ra về, đây cũng là một cách hay để từ chối người khác.
Thay nói bằng viết
Có một số người tính cách vô tư, khi đến nhà bạn cũng tùy tiện như ở nhà mình, có thể còn không hiểu nếu bị chủ nhà nhắc nhở là nên ra về. Đối với những người này, có thể dùng cách viết ra thay cho lời nói để người đó đọc hiểu.
Để tránh rắc rối và mất thời gian, một nhân vật trong một bộ phim đã viết lên bức tường phòng khách dòng chữ có nội dung “Nói chuyện phiếm không quá ba phút”, để nhắc nhở khách rằng, chủ nhà rất quý trọng thời gian, xin hãy giữ tự trọng.
Khi nhìn thấy dòng chữ này, nhưng vị khách có ý định nói chuyện phiếm chắc chắn sẽ không nói nữa.
Thông thường, những dòng chữ như vậy là cho tất cả mọi người đọc chứ không nhằm vào ai cả, do đó sẽ không khiến các vị khách bối rối.
Lấy nóng thay lạnh
Sử dụng ngôn ngữ và hành động nhiệt tình hơn mức bình thường để thay thế cho việc thể hiện thái độ không muốn tiếp khách, khiến những vị khách thích buôn chuyện cảm thấy ngại trước mặt chủ nhà. Khi những vị khách thích nói chuyện phiếm tới nhà chơi, bạn hãy mỉm cười đón tiếp, nhiệt tình rót trà, mang hạt dưa, hoa quả hay tất cả những thứ ăn được ra mời họ, rất có thể lần sau họ sẽ ngại và không dám đến nữa.
Lấy nhiệt tình thay lạnh nhạt, vừa không bị mang tiếng mất lịch sự, lại đạt được mục đích đuổi khách ra về.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ