Nguyên tác: Những Chiến Dịch Đặc Biệt
Số lần đọc/download: 1895 / 18
Cập nhật: 2016-02-08 22:14:58 +0700
3. Nhiệm Vụ Mật Của Mikhoels Lôi Kéo Tư Bản Mỹ Vào Liên Xô Năm 1943
V
ới mục đích này Mikhoels và Fefer, điệp viên tin cậy của ta, được giao thăm dò phản ứng của các tổ chức Do Thái có uy tín ở nước ngoài về sự thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm. Nhiệm vụ thăm dò tình báo đặc biệt này, xác định các tiếp xúc với phong trào Do Thái Mỹ những năm 1943 - 1944 dưới sự chỉ đạo của đại diện ta ở Mỹ, đã được hoàn thành tốt đẹp. Tôi nhớ vào giai đoạn này trong ban lãnh đạo Liên Xô đúng là đã nghĩ đến. khả năng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm trên cơ sở ba vùng Do Thái từng tồn tại ở đó trước chiến tranh. Theo đề nghị của Molotov ban lãnh đạo EAK chuẩn bị bức thư gửi Stalin với đề nghị thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm. Chính Mikhoels đã nằm trong sự đào luyện của NKVD từ năm1935. Thêm nữa một trong những nhiệm vụ chính của ông là lập nên vỏ bọc để tiếp cận các nhóm lãnh đạo của tổ chức Do Thái Mỹ “Djoint”.
Trong bức thư một phần nói rằng sự thành lập cộng hoà Xô Viết Do Thái phù hợp với những nguyên tắc bolsevich và trong tinh thần chính sách dân tộc của Lenin- Stalin.
Bức thư này được lưu trong sổ đăng ký giữ trong lưu trữ của đảng, đến tận giờ vẫn chưa công khai hết. Nó không được đưa ra, khi trong cuộc viếng thăm Washington năm 1992 của tổng thống Eltsin người ta trưng bày các tài liệu lưu trữ của AEK.
Ngày 15 – 2 - 1944 dự thảo bức thư được trình lên Molotov. Theo chỉ thị của ông, Lozovxky, phó của Molotov đã chỉnh lý nó. Bức thư được chuyển lại Molotov và ghi ngày tháng khác 21 - 2. Ba ngày sau nó được đăng ký trong ban thư ký chính phủ Liên Xô dưới số M - 23314 và cùng ngày được chuyển cho bí thư BCHTƯ Malenkov, Bí thư thành uỷ Moskva, chủ nhiệm tổng cục chính trị các lực lượng vũ trang Serbakov và chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà nước Voznexenxky uỷ nhiệm xem xét vấn đề này.
Cần lưu ý rằng, Litvinov vốn là đại sứ ở Mỹ trong những năm chiến tranh, trong thư gửi Molotov và NKVD đã kiên quyết chống lại các liên hệ với phong trào Do Thái, cũng như chống sự tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề Palestine. Theo Litvinov, khả năng tác động của chúng ta tới phong trào Do Thái sẽ là không đáng kể. Vì thế ông đề nghị giao mọi tiếp xúc với các nhóm Do Thái cho các cán bộ cơ quan đặc biệt Xô viết hoặc mạng điệp viên được tin cậy đặc biệt. Trong những đề đạt ấy không có gì đáng kinh ngạc: lãnh đạo tổ chức chiến đấu bí mật của người bolsevich trước cách mạng, Litvinov có kinh nghiệm tác chiến, trong đó kể cả việc lôi kéo những người từ các giới thù địch hợp tác.
Cán bộ tác chiến của chúng tôi Kheifets đã thành công trong thu nhận tài liệu về bom nguyên tử ở Mỹ, kể với tôi rằng bức thư thực chất là đề nghị thành lập một nước cộng hoà Do Thái ở Krưm, nơi người Do Thái cả thế giới có thể đến. Điều đó, tất nhiên là đòi hỏi sự xáo trộn cư dân Krưm. Tháng 3 và 4 - 1944 người Tácta Krưm bị trục xuất: từ Krưm bị đẩy đi và chuyển tới Uzbekixtan 150 nghìn người. Bức thư và lệnh trục xuất thực tế được ký chung một ngày (tương ứng là 14 và 15 - 2) là sự trùng hợp. Lệnh của Stalin trục xuất người Tácta Krưm bị buộc tội cộng tác hàng loạt với bọn Đức đã được ký trước, nhưng để thực hiện nó vào tay Beria một ngày trước khi có bức thư của ủy ban Do Thái chống phát xít. Sự phối hợp và thực thi kế hoạch về việc lôi kéo tư bản Do Thái được giao cho Kheifets và trưởng nhóm tình báo Zarubin ở Mỹ, họ đã tổ chức chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ năm 1943.
Trước khi sang Mỹ Mikhoels được Beria gọi đến Lubianka và hướng dẫn làm cách nào mở được những tiếp xúc rộng với những người Do Thái Mỹ. Kế hoạch của chúng ta quy lại là để nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội Mỹ và nhận được tiền cho vay cần để phát triển ngành công nghiệp than và gang thép. Mikhoels và Fefer đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Thành công chuyến đi của Mikhoels sang Mỹ lập tức đã làm ông ta bị tình nghi trong mắt Stalin. Chứ sao, ông ta người đại diện văn hoá Do Thái, đã trở thành một anh hùng đích thực, nổi tiếng khắp thế giới, vì thế ông ta được quyết định số phận như của Erlikh và Alter.
Có vai trò đáng kể của Mikhoels và Fefer trong chiến dịch tình báo tiếp cận những nhóm bác học, chuyên gia thân thích của Einstein chuyên trách nghiên cứu thứ “siêu vũ khí” lúc ấy chưa ai rõ.
Người ta nói rằng Mikhoels có thể được đề nghị chức vụ chủ tịch Xô viết tối cao trong cộng hoà Do Thái Krưm. Ngoài Molotov, Lozovxky và mấy quan chức Bộ Ngoại giao, Mikhoels là người duy nhất biết về sự tồn tại kế hoạch Stalin thành lập nhà nước Do Thái ở Krưm. Bằng cách ấy Stalin dự tính nhận được từ Phương Tây 10 tỷ đôla cho việc phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.
Tôi không biết chi tiết bức thư của uỷ ban Do Thái chống phát xít gửi Stalin. Beria thì rõ rằng sáng kiến của chúng ta được phía Mỹ ủng hộ, chính xác hơn, các tổ chức Do Thái Mỹ, bởi chính ông tiếp cả Mikhoels, cả Fefer sau chuyến đi Mỹ. Sự bàn bạc vấn đề về thành lập cộng hoà Do Thái trong phạm vi Liên Xô, riêng tôi cho là một kiểu thăm dò Phương Tây nhằm làm sáng tỏ xem các kế hoạch trợ giúp kinh tế của họ đối với chúng ta tiến xa đến mức nào sau chiến tranh. Thế những quyết định thành lập cộng hoà Do Thái bị hoãn lại đến kết thúc chiến tranh, và bức thư nằm im suốt bốn năm, và về nội dung của nó loang đi lắm lời đồn đại khác nhau nhất. Sau đó, năm 1948, Malenkov sử dụng nó để chống lại các thành viên EAK, còn muộn hơn nữa, để chống các kỳ cựu trong ban lãnh đạo đất nước. Molotov, Mikoian, Vorosilov, Voznexenxky và, cuối cùng, chính Beria liên đới đến sự thảo luận thành lập cộng hoà Do Thái trên lãnh thổ Krưm, tự chính họ, do có những họ hàng người Do Thái, thành ra có điểm yếu trong tiến trình chiến dịch này.
Kế hoạch lôi kéo tư bản Mỹ, như tôi đã nhắc tới, gắn với ý tưởng thành lập cộng hoà Do Thái ở Krưm cái được gọi là “California của Krưm”. Ý tưởng này được bàn bạc rộng rãi trong các giới Do Thái Mỹ điều tôi nghe Kheifets kể. Theo lời ông, quan tâm đặc biệt đến đề án là chủ tịch viện thương mại Mỹ Erik Jonhson, người vào tháng 6 - 1944 cùng với đại sứ Mỹ Averell Hariman được Stalin tiếp để thảo luận các vấn đề hồi phục những tỉnh vốn là nơi sinh sống chủ yếu của cư dân Do Thái, ở Beloruxia, và việc di dân Do Thái đến Krưm. Johnson vẽ ra trước Stalin một viễn cảnh sáng sủa khi nói rằng để cho mục đích ấy sau chiến tranh sẽ cho Liên Xô những kỳ phiếu Mỹ dài hạn.
Ý tưởng về thành lập cộng hoà xã hội chủ nghĩa Do Thái ở Krưm được bàn bạc công khai ở Moskva không chỉ trong số người Do Thái, mà cả ở các cấp lãnh đạo cao nhất.
Rõ rằng Mikhoels như chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít trong hoạt động của mình dựa phần lớn vào Fefer, một điệp viên cỡ lớn của NKVD, do chính uỷ an ninh quốc gia Raikhman "dẫn dắt”, vẫn có khi chính Beria gặp Fefer tại điểm hẹn để bàn vấn đề thành lập cộng hòa Do Thái ở Krưm.
Vào tháng 6 - 1945 đề án này có vẻ còn hiệu lực và cần hiện thực hoá. Trong thời gian chuẩn bị hội nghị Yalta Hariman hỏi tôi và Novikov, trợ lý của Molotov, việc thành lập cộng hoà Do Thái tiến hành ra sao liên quan với tiền sẽ cho vay dành cho đề án này. Tôi nhớ đã nhìn thấy thông báo về việc Stalin ngay sau chiến tranh đã thảo luận với phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ về điều này và về tỉnh Gomel nơi sinh sống thuận tiện của người Do Thái ở Beloruxia. Ông đề nghị họ không hạn chế hối phiếu và trợ giúp kỹ thuật cho hai khu vực này, mà cho vay không gắn với những đề án cụ thể.
Sau đó, tháng 6 - 1945 sau hiệp ước Yalta và chiến thắng đối với nước Đức Hitler, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã phê chuẩn sắc lệnh: Krưm trở thành một tỉnh trong thành phần cộng hoà Liên bang Nga. Trong khi đó trước chiến tranh Krưm là nước cộng hoà tự trị với đại diện số đông người Tácta trong cơ cấu lãnh đạo. Tháng 11 - 1945, khi Hariman cố nối liên lạc với Stalin thông qua Molotov đế bàn bạc các vấn đề hợp tác kinh tế, đề nghị của ông ta về một cuộc gặp gõ riêng bị gạt bỏ theo lệnh Stalin.
Sau chiến tranh Stalin tiến hành đường lối khác hơn: tăng cường thâm nhập vào hàng ngũ phong trào Do Thái. Đến cuối năm 1945 đã rõ rằng Stalin không xem mình bị trói buộc với sự thăm dò không chính thức trước đấy, người Anh và người Mỹ tổ chức uỷ ban Anh- Mỹ về Palestine không có sự tham gia của Liên Xô. Điều đó mâu thuẫn với hiệp ước đạt được từ trước của các đồng minh và vấn đề Palestine.
Và thế là vào tháng 4 - 1946 các thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Dekanozov và Vưsinxky đã chuyển thư lên chính phủ trong đó nhấn mạnh rằng các quyền lợi của Liên Xô bị coi thường: vấn đề Palestine sẽ được giải quyết không có sự tham gia của chúng ta. Từ sự đồng ý của Molotov Vưsinxky đăng một bài báo dưới tên bí danh trong tạp chí Thời Đại Mới, nói về sự cần thiết thành lập một quốc gia Do Thái dân chủ ở Palestine. Sự tính toán là nhằm tăng cường địa vị của Liên Xô ở Cận Đông và đồng thời phá vỡ ảnh hưởng của Anh ở các nước Ả rập đang chống lại sự xuất hiện của một quốc gia mới, cho thấy rằng người Anh không đủ khả năng ngăn chặn người Do Thái thành lập quốc gia của mình. Đồng thời với những bước chính trị được tiếp nhận, đã có chỉ thị năm 1946 ném các điệp viên sang Palestine qua đường Rumani. Họ phải dựng lên ở Palestine một mạng lưới điệp viên bí mật mà có thể được sử dụng trong các chiến dịch chiến đấu và phá hoại chống quân Anh. Để cho mục đích đó tôi chọn ba sĩ quan: Garbuz, Cemenov (tên thật là Taubman, ông là trợ lý của Grigulevich về hoạt động bí mật ở Latvia và giúp thủ tiêu Rudolf Klement ở Paris năm 1938), Kolexnikov. Garbuz và Kolexnikov có kinh nghiệm chiến tranh du kích tại Ucraina và Beloruxia nơi họ tham gia các chiến dịch chống chính quyền Đức chiếm đóng.
Tôi từ đầu hiểu rằng khi giúp người Do Thái, trên thực tế chúng ta đặt nhiệm vụ của mình là tổ chức mạng lưới điệp viên bên trong cơ cấu quân sự và chính trị Do Thái. Người Do Thái khát khao độc lập và gắn bó chặt chẽ với nước Mỹ. Nhưng chúng ta không có lòng tự tin rằng chúng ta đủ sức ảnh hưởng tới họ như ở Đông Âu. Thế nhưng chúng tôi cho rằng sự hiện diện của mình ở đấy cực kỳ quan trọng. Như tôi nghe Kheifets kể từ năm 1943 Litvinov trong thư của mình từ Washington gửi Molotov nhấn mạnh rằng Palestine và sự thành lập nhà nước Do Thái là một trong những vấn đề cốt yếu của chính trị quốc tế sau chiến tranh.
Nửa sau của năm 1946 Stalin giữ lập trường đối kháng tích cực đối với hoạt động của các tổ chức Do Thái thế giới và đường lối Anh- Mỹ về vấn đề Palestine. Ông bực tức vì những đòi hỏi của người Do Thái Liên Xô về cải thiện điều kiện sống của họ khi tản cư trở về. Ông bắt đầu hâm nóng chiến dịch bài Do Thái ở Liên Xô: bắt đầu cuộc thanh lọc trong bộ máy đảng, cơ quan ngoại giao, chỉ huy quân đội và tình báo. Đỉnh điểm của chiến dịch là “âm mưu của các bác sĩ” và sự buộc tội các bác sĩ người Do Thái trong chủ nghĩa Do Thái. Đây lại là một cách đánh vu hồi kiểu Stalin nhằm thay ban lãnh đạo cũ, Molotov, Mikoian, Beria và những những mới khác, chỉ sợ người ta đe dọa địa vị nhà cầm quyền duy nhất của đất nước.