Nguyên tác: Những Chiến Dịch Đặc Biệt
Số lần đọc/download: 1895 / 18
Cập nhật: 2016-02-08 22:14:58 +0700
8. Thất Bại Của Phái Dân Tộc Chủ Nghĩa Ở Tây Ucraina Và Vùng Baltic
S
ự nảy sinh “chiến tranh lạnh” gắn chặt với sự ủng hộ của phương Tây cho những phong trào vũ trang phái dân tộc chủ nghĩa tại các nước vùng Baltic và ở Tây Ucraina. Tôi bị cuốn vào vòng xoáy các sự kiện ở Tây Ucraina - bởi kinh nghiệm làm việc về các vấn đề Ucraina trước đây.
Có lần mùa hè 1946 tôi bị gọi cùng Abakumov đến BCHTƯ. Trong văn phòng bí thư BCHTƯ Kuznetsov tôi trông thấy Khrusev, bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina. Kuznetsov thông tin cho tôi rằng BCHTƯ đồng ý với đề nghị của Kaganovich và Khrusev bí mật trừ khử Sumxky, người lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Ucraina Theo số liệu MGB Ucraina Sumxky thiết lập các tiếp xúc với bọn lưu vong ở phương Tây, bày những mưu mô nhằm vào chính phủ lưu vong lâm thời đang hình thành. Sumxky nổi tiếng trong các nhóm dân tộc chủ nghĩa như người bị thanh trừ từ đầu những năm 30 trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng. Ông ta được tha khỏi nhà tù chỉ vì sức khỏe yếu.
Sumxky khi đang bị đày ở Xaratov, móc nối với các nhà hoạt động văn hoá Ucraina ở Kiev và ở nước ngoài. Theo lời Kuznetsov, ông ta rõ ràng đánh giá quá về uy tín của mình giữa những kẻ lưu vong Ucraina và gửi một bức thư láo xược cho Stalin, đe dọa tự vẫn nếu không được phép trở về Ucraina. Khrusev từ phía mình, nói thêm rằng ông ta có những tin tức, Sumxky đã mua vé tàu hoả và dự định trở về Ucraina để tổ chức phong trào vũ trang dân tộc chủ nghĩa hoặc chạy ra nước ngoài và tham gia vào thành phần chính phủ Ucraina lưu vong.
Đáp lại Abakumov nói, bởi tôi là chuyên gia về các vấn đề Ucraina, tôi nên theo dõi các liên hệ của Sumxky với tổ chức bí mật dân tộc chủ nghĩa Ucraina và những kẻ lưu vong Ucraina. Abakumov cũng nói rằng sẽ phái một nhóm đặc biệt để thủ tiêu Sumxky, và tôi có nhiệm vụ xóa tất cả mọi dấu vết. Mairanovxky hồi ấy là trưởng phòng thí nghiệm chất độc của MGB, được triệu gấp về Xaratov, nơi Sumxky đang nằm viện. Chất độc đã phát huy tác dụng Sumxky được kết luận chết vì bệnh tim. Tiện thể, chúng tôi đã không xác lập được các mối liên hệ ở nước ngoài của ông ta. Moskva cho chiến dịch một ý nghĩa lớn lao. Đi đến Xaratov có thứ trưởng MGB Ogolsov mà Mairanovxky trực thuộc, và Kaganovich trực tiếp biết Sumxky.
Những cam đoan của chúng ta với Roosevelt trước hội nghị Yalta rằng công dân Xô viết có quyền tự do tín ngưỡng nói chung không có nghĩa là đã kết thúc sự đổi kháng với các tín đồ Thiên chúa giáo hay Uniat. Grigulievich, điệp viên của ta ở Roma nhận quốc tịch Costa- Rica và sau chiến tranh trở thạnh đại sứ Costa- Raca ở Vatican và Nam Tư, thông tin cho chúng tôi về việc Vatican có ý định giữ lập trường cứng rắn liên quan đến Moskva do những thúc ép của nhà thờ Thiên chúa giáo Ucraina.
Với nhà thờ Uniat thì nó có một tình trạng khá đặc biệt: khi trực thuộc Vatican, giáo đồ Uniat cầu nguyện bằng tiếng Ucraina. Đứng đầu nhà thờ là giáo chủ Andrei Septintsky, bá tước Ba Lan, cựu sĩ quan quân đội Áo. Người đứng đầu giáo phái Uniat Ucraina được phong giám mục từ trước thế chiến I và vì nhà thờ đã hy sinh binh nghiệp. Trong thế chiến I ông cộng tác với tình báo Áo, bị phản gián quân đội Sa hoàng bắt và lưu đày, được Chính phủ lâm thờ tha năm 1917 và quay về Lơvov, nơi tổ chức quân đội dân tộc chủ- nghĩa Ucraina đứng đầu là đại tá Konovalets được thành lập.
Năm 1941 khi chiến tranh bắt đầu và quân Đức chiếm Lơvov, Septinxky gửi điện chúc mừng Hitler nhân danh nhà thờ Uniat, hi vọng giải thoát Ucraina khỏi những người bolsevich. Ông đã đi quá xa, thậm chí đã chúc phúc cho sư đoàn Galitsina thành lập tháng 11 - 1943, một đơn vị Ucraina đặc biệt nằm dưới sự chỉ huy của sĩ quan Gestapo Đức. Sư đoàn đã thề trung thành với Hitler và được sử dùng cho các cuộc tiễu phạt chống dân lành và Do Thái, những người bị thủ tiêu ở Ucraina, Xlovakia và Nam Tư. Septitsky cử viện trưởng Ioxif Xlipưi làm cha tuyên uý của sư đoàn.
Các phân đội của sư đoàn này bị người Anh bắt làm tù binh ở Italia và Áo, còn tháng 5 - 1947 chỉ huy các phân đội bị đày sang Anh. Năm 1951 chúng được dùng làm điệp viên phá hoại nhảy dù xuống Tây Ucraina nơi chúng phải lãnh đạo phong trào kháng chiến.
Năm 1944 Septitsky đã già và sắp chết. Lo lắng về số phận nhà thờ Uniat Ucraina, ông gửi một phái đoàn đi Moskva có em trai ông, viện trưởng Ioxif Xlipưi và viện trưởng Gaviil Koxtenkov. Họ qua Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đề nghị giáo chủ nhà thờ Chính giáo Nga vốn chưa bao giờ có quan hệ tốt với giáo phái Uniat, tiếp họ. Thế nhưng Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đã chuyển phái đoàn sang NKVD để làm rõ việc cộng tác với bọn Đức của ban lãnh đạo nhà thờ Uniat Ucraina. Tôi và tướng Mamulov trưởng ban thư ký NKVD được lệnh tiếp họ. Tôi trình bày các cứ liệu về sự cộng tác đó, nhưng như được lệnh, tôi cam đoan với họ rằng nếu họ hối hận và làm sáng tỏ được rằng các giáo sĩ nhà thờ tự mình không gây tội chiến tranh, họ sẽ không bị truy nã.
Các sự kiện tiếp theo phát triển một cách bi kịch. Sau cái chết của giáo chủ Alexandr Septitsxky năm 1945 trong những người phụng sự nhà thờ Uniat đã bùng lên đụng độ tàn khốc. Bên trong nhà thờ Uniat từ lâu đã tồn tại một phong trào ủng hộ sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo. Những giám mục xung quanh Alexandr Septitsxky vốn chống lại liên minh này bị vấy bẩn nghiêm trọng bởi sự cộng tác với bọn Đức. Tu viện trưởng Gavriil Koxtelnik suốt ba chục năm kêu gọi sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo, đứng đầu phong trào này. Người ta có nói rằng ông là điệp viên của NKVD, nhưng nó không có cơ sở. Thực tế, hai con trai ông bị lôi kéo vào phong trào của Bandera, và cả hai đều chết trong các trận chiến với các đơn vị NKVD. Năm 1946 Koxtelnik triệu tập hội nghị các giám mục Uniat biểu quyết cho sự thống nhất với nhà thờ Chính thống giáo. Ioxif Xlipưi bị bắt và chịu lưu đày. Sự thống nhất của nhà thờ giáng một đòn quyết định vào phong trào du kích dân tộc chủ nghĩa Ucraina dưới sự lãnh đạo của Bandera - đa số chỉ huy của chúng là từ những gia đình giám mục Uniat.
Cố hết sức bảo tồn phong trào dân tộc chủ nghĩa, Bandera dùng đến các hành động khủng bố. Các chính quyền địa phương thực chất mất quyển kiểm soát vùng nông thôn. Bọn thủ lĩnh phái dân tộc chủ nghĩa cấm thanh niên đến các điểm gọi để gia nhập Hồng quân; Bọn Bandera chém giết gia đình những người nhập ngũ, đốt nhà họ, cố thiết lập quyền lực OUN tại các lãnh địa nông thôn. Vụ ám hại Koxtelnik ngay trên thềm nhà thờ Lơvov khi ông vừa làm lễ rửa tội đã trở thành đỉnh điểm chiến dịch khủng bố. Tên sát nhân bị đám đông bao vây và đã tự sát; người ta nhận ra hắn - Sukhevich bảy năm lãnh đạo phong trào bí mật của Ucraina, thành viên nhóm khủng bố do Bandera đứng đầu. Trong thời gian chiến tranh Sukhevich mang hàm đại uý và là một trong những chỉ huy tiểu đoàn tiễu phạt Nacthigal. Chỉ huy tiểu đoàn chủ yếu là người Đức. Sau vụ bắn giết hàng loạt người Do Thái và trí thức Ba Lan vào tháng 7 - 1941 bọn Bandera tuyên bố thành lập chính phủ Ucraina độc lập đứng đầu là Xtetsko.
Thế nhưng bọn Đức đã nhanh chóng xua đuổi chính phủ này. Một loạt nhà hoạt động chính trị OUN bị quản thúc, trong đó có Bandera. Hitler xem phong trào Uniat chỉ như một lực lượng cảnh sát trong sự thiết lập nền thống trị của Đức trên lãnh thổ Xlavơ. Người Đức ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ucraina chỉ trong sự thành lập các cơ quan điều hành địa phương dưới sự kiểm soát của mình và cho đến tận năm 1944 kiên quyết không thừa nhận OUN như một lực lượng chính trị.
Năm 1945, một bộ phận tiểu đoàn Nacthigal nhập vào phân đội tiễu phạt tinh hoa của lực lượng vũ trang Đức phát xít - sư đoàn Galitsina.
Thông tin chúng tôi nhận từ nước ngoài về việc Vatican tìm sự ủng hộ của chính quyền Anh Mỹ để giúp nhà thờ Uniat và các phân đội Bandera gắn bó chặt chẽ với nó, được chuyển không chỉ cho Stalin và Molotov, mà cả Khrusev, bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS Ucraina. Khrusev xin Stalin cho phép ông ta bí mật thủ tiêu toàn bộ chóp bu nhà thờ Uniat ở thành phố Hungari cũ Ujgorod. Trong bức thư gửi đến hai địa chỉ - Stalin và Abakumov, - Khrusev và Xavtsenko, bộ trưởng An ninh Ucraina, khẳng định rằng tu viện trưởng Romja của nhà thờ Uniat Ucraina tích cực hợp tác với các đầu lĩnh phong trào khủng bố và giữ liên lạc với các phái viên mật của Vatican đang tiến hành cuộc đấu tranh tích cực với chính quyền Xô viết và giúp đủ mọi cách cho bọn Bandera. Họ cũng viết rằng nhóm Romja là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định chính trị trong khu vực vừa mới nhập vào Liên Xô.
Thông tin về tình hình trong ban lãnh đạo Ucraina qua Romja rò rì ra nước ngoài, từ đó mới về Moskva. Tất cả mọi điều đó tạo nên mối đe dọa hiện thực đối với Khrusev. Không xử lý được tình huống, Khrusev đã có sáng kiến bí mật trừ bỏ Romja.
Bộ trưởng An ninh quốc gia Liên Xô Abakumov cho tôi xem bức thư của Khrusev và Xavtsenko và cảnh báo: không giúp gì cho các cơ quan an ninh Ucraina trong vụ này trước khi có chỉ thị trực tiếp của Stalin.
Stalin đồng ý với đề nghị của Khrusev rằng đã đến lúc tiêu diệt cái “ổ khủng bố” của Vatican ở Ujgorod.
Thế nhưng vụ tấn công Romja được Xavtsenko và người của ông ta chuẩn bị tồi: kết quả vụ tai nạn xe hơi chỉ làm bị thương Romja và ông ta được đưa vào một bệnh viện Ujgorod. Khrusev lo cuống cuồng, lại nhờ Stalin, ông ta khẳng định rằng Romja chuẩn bị gặp những kẻ liên lạc cao cấp từ Vatican.
Tôi cùng nhóm của mình đi Ujgorod để làm rõ các mối liên lạc và tiếp xúc của Romja, bởi vì tôi biết tất cả toàn bộ ban lãnh đạo phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina từ thời được cài vào ban chỉ huy OUN.
Tại Ujgorod tôi dừng lại gần hai tuần. Vào thời gian ấy Abakumov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng Xavtsenko và Mairanovxky, trưởng phòng thí nghiệm chất độc sẽ đến Ujgorod sau một tuần với lệnh thủ tiêu Romja. Xavtsenko và Mairanovxky kể với tôi rằng trên ga Kiev trong toa tàu của mình Khrusev đã tiếp họ, đưa ra những chỉ thị rõ ràng và chúc thành công. Hai ngày sau Xavtsenko báo điện thoại với Khrusev là mọi thứ đã sẵn sàng, Khrusev ra lệnh thực thi hành động. Mairanovxky đưa một ống tiêm chứa thuốc độc cho cô y tá - điệp viên địa phương, - trong bệnh viện có Romja nằm, và cô ta đã làm một mũi tiêm chết người.
Kết quả phi vụ này là Xavtsenko được thăng chức, sau một năm ông ta được chuyển về Moskva và được cử làm phó cho Molotov trong ủy ban thông tấn…
Sau vụ thủ tiêu Romja, khoảng một năm tôi chẳng có tiếp xúc gì với Abakumov, nhưng một lần vào khoảng bốn giờ sáng, chuông điện thoại kêu.
- Anh hãy sẵn sàng đến mười giờ để thực thi một nhiệm vụ khẩn. Chuyến bay từ Vnukovo.
Tôi ra sân bay có Eitingon đưa tiễn. Chờ tôi ở đây đã có trung tướng Xelivanovxky, phó của Abakumov. Chỉ khi bay đến gần Kiev, ông mới nói với tôi: mục tiêu cuối của chuyến đi là Lơvov. Xelivanovxky kể về vụ giết hại Galan một cách độc ác bởi bọn Bandera. Đồng chí Stalin, theo lời ông, rất không bằng lòng về công việc của cơ quan an ninh ở Tây Ucraina trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố. Vì điều đó tôi được lệnh tập trung truy tìm các thủ lĩnh hoạt động bí mật của Bandera và tiêu diệt chúng. Tôi hiểu ngay: tương lai của tôi phụ thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ này.
Tại Lơvov chúng tôi gặp ngay một đảng viên tích cực, người dẫn đường cho Khrusev từ Kiev đến để trực tiếp kiểm soát việc truy nã những kẻ giết Galan. Trong cuộc họp giữa tôi và Khrusev nảy ra tranh cãi. Ông ta rõ ràng không bình tĩnh: trên đầu ông ta lơ lửng mối đe dọa bị thất sủng với Stalin vì để cho nạn khủng bố hoành hành tại Tây Ucraina. Tôi càng làm ông ta hết kiên nhẫn, khi phản đối chống lại đề nghị cấp hộ chiếu đặc biệt cho cư dân Tây Ucraina. Khrusev cũng đề xuất tổng động viên thanh niên đi làm việc ở Donbax và đi học nghề tại trường dạy nghề ở Đông Ucraina và bằng cách đó cắt đứt nguồn bổ sung cho bọn Bandera. Tôi tuyên bố cứng rắn rằng, việc cấp hộ chiếu đặc biệt và việc di dân thực tế của thanh niên - phản tác dụng, điều này có thể làm dân cư địa phương trở nên tàn nhẫn hơn, còn thanh niên có thể trốn vào rừng theo bọn cướp vũ trang. Khrusev bực tức nói đó không phải việc của tôi, bởi nhiệm vụ của tôi là diệt thủ lĩnh của chúng, giải quyết những vấn đề khác sẽ là những người có trách nhiệm khác.
Nhưng sự can thiệp của tôi là kịp thời, và ý tưởng cấp hộ chiếu đặc biệt bị chôn vùi, các kế hoạch tổng động viên thanh niên chỉ thực hiện từng phần - họ chỉ bị gọi đến trường dạy nghề mà thôi. Sự ân xá được công bố nhanh sau đó dành cho những ai tự nguyện nộp vũ khí. Hành động này đặc biệt có hiệu quả, chỉ ngay trong tuần đầu tiên của năm mới 1950 đã có 8000 người nộp vũ khí.
Theo các tin tức của chúng tôi, cầm đầu sự chống chọi vũ trang là Sukhevich. Từ 1943 đến năm 1950 y đứng đầu hoạt động bí mật của Bandera. Đó là một người có lòng can đảm hơn người và có kinh nghiệm công tác bí mật, điều cho phép y thêm 7 năm sau khi bọn Đức đi khỏi vẫn tiến hành hoạt động phá hoại tích cực. Khi chúng tôi tìm kiếm y ở vùng Lơvov thì y đang ở viện điều dưỡng bên bờ biển Đen gần Odecxa. Sau đó y xuất hiện ở Lơvov, thăm mấy nhà hoạt động văn hoá nổi tiếng và thậm chí gửi vòng hoa mang tên mình đến đám tang của một người trong số họ. Chúng tôi được tin báo về y ở Lơvov, đồng thời về phần mình, chúng tôi xác lập được nhân thân của 4 tên vệ sĩ - tất cả đều là đàn bà và đồng thời là tình nhân của Sukhevich. Tôi ở lại Lơvov nửa năm - cởi nút dù sẽ là tất yếu, nhưng như thường, nó lại khá bất ngờ. Sukhevich quá tin vào các mối liên hệ cũ thời chiến tranh và mất cảnh giác. Trong khi đó chúng tôi tiếp cận được gia đình Gorbovoi, luật sư và một kẻ tham gia phong trào Bandera có uy tín. Gorbovoi và gia đình ông ta muốn thoả hiệp với chính quyền Xô viết và không muôn tham gia vào các vụ giết người. Tôi tiếp cận được Gorbovoi và bạn bè ông ta và đề nghị nhân danh lãnh đạo Xô viết: cần kết thúc đầu mối và đưa mọi người quay lại cuộc sống bình thường. Tôi hứa lo việc giải phóng cháu gái của Gorbovoi từ trại giam ở Nga nơi cô bị đày đến. Tôi đã giữ lời hứa - sau cú điện thoại của tôi gọi trực tiếp cho Abakumov, cháu gái của Gorbovoi lập tức được tha và đưa về Lơvov bằng máy bay. Đáp lại Gorbovoi chỉ những nơi Sukhevich có thế ẩn náu. Đên thời gian ấy chúng tôi đã kéo được về phía mình cả một liên lạc của Sukhevich, cầu thủ bóng đá đội Dinamo địa phương. Gorbovoi và người cùng chí hướng với ông ta viện sĩ Kripiakevich người có con trai tham gia tích cực phong trào Bandera, đã hối hận và công khai về sai lầm của của mình; họ không bị trừng phạt.
Trong khi đó Sukhevich có một sai lầm định mệnh. Khi một công an xuất hiện để kiểm tra giấy tờ một cách thông thường trong ngôi nhà mà y với vệ sĩ- tình nhân Daria Guxiak đang ở, thần kinh y đã không chịu nổi. Sukhevich bắn chết người công an, con y, tình nhân và mẹ cô ta bỏ trốn. Những cuộc truy tìm của chúng tôi tại một làng hẻo lánh đã phát hiện được mẹ của Daria, Sukhevich không có đấy, nhưng sự hiện diện của người đàn bà cho thấy y chưa thể đi xa. Muộn hơn, khi Daria bị bắt cô ta khai rằng đã lạy lục Sukhevich không giết mẹ cô: bà đi chân giả, và y sợ có bà thì khó chạy trốn. Lúc ấy chúng đã bỏ bà cụ lại trong làng.
Nhóm truy bắt Sukhevich của chúng tôi bố trí trong nhà có mẹ Daria sống. Một nữ sinh viên trẻ trung xinh xắn từ Lơvov, cháu của Daria nhanh chóng xuất hiện. Cô đi thăm họ hàng và tuyên truyền về sự phản động của chủ nghĩa dân tộc theo nhiệm vụ của Đoàn trường. Khi trò chuyện tôi thận trọng hỏi bây giờ cô Daria sống ở đâu, cô gái đáp Daria sống trong ký túc xá trường cô và thỉnh thoảng đi thăm Học viện Lâm nghiệp, nơi sắp định thi vào.
Nhóm theo dõi nhanh chóng xác định được Daria đi đến “học viện” nào: cô ta đi tới một cái làng gần Lơvov, nơi cô ta ở lại nhiều giờ trong một quầy bán hàng. Điều đó buộc chúng tôi giả định rằng Sukhevich ở đó. Rất không may, các sĩ quan trẻ tiến hành theo dõi vào tháng 3 - 1950 lại ít kinh nghiệm và để che dấu đã vờ theo đuổi cô ta. Khi trung uý Revenko chìa tay cho Daria và nói muốn làm quen với một cô gái xinh đẹp như thế, cô ta cảm thấy bị cài bẫy và không nghĩ ngợi, bắn thẳng vào anh. Cô ta lập tức bị bắt bởi những người dân địa phương, nhân chứng vụ giết người ngay trước mắt. Người của chúng tôi giành lại được cô ta từ tay dân chúng và đưa về đồn công an. Sau nửa giờ, trưởng nhóm, trợ lý của tôi, đã ở đấy, anh không chậm trễ ra lệnh phao tin rằng người đàn bà giết trung uý và đã tự tử vì chuyện tình cảm. Daria bị cách ly, còn tôi, tướng Drozdov và hai mươi cán bộ tác chiến vây chặt ngôi làng để phong tỏa Sukhevich chạy trốn. Drozdov đòi Sukhevich nộp vũ khí - trong trường hợp đó y được bảo đảm sự sống. Đáp lại là một tràng súng máy. Sukhevich cố thoát vòng vây, ném từ chỗ trú ẩn ra hai quả lựu đạn. Diễn ra cuộc đọ súng mà kết quả Sukhevich bị giết chết.
Sau cái chết của Sukhevich phong trào chống chọi ở Tây Ucraina lụi dần và nhanh chóng bị dập tắt. Chúng tôi làm rõ được rằng Sukhevich đã tạo lập được một mạng điệp viên khá nguy hiểm. Trong nửa năm, vào tháng 6 - 1949, Daria đã sống 2 tuần tại khách sạn Metropol bằng hộ chiếu giả. Trong phòng cô ta có các thiết bị gây nổ. Trong hai tuần ấy cô ta nhiều lần thăm quảng trường Đỏ tìm kiếm “bia ngắm” phù hợp. Được đoán rằng, vụ nổ này gây ấn tượng ở phương Tây và OUN sẽ nhận được sự trợ giúp tài chính.
Các tài liệu của phong trào Bandera được bí mật chuyển khỏi Lơvov về Leningrad và giấu trong phòng các bản thảo quý hiếm của thư viện mang tên Xangtưkov- Sedrin.
Thảm bại của “sử thi” Ucraina đến sau một năm. Các tổ chức Treka và riêng Khamaziuk cán bộ tác chiến từ nhóm tôi đã cài được điệp viên vào toán quân còn lại của bọn Bandera, đến thời ấy đã chạy sang Tiệp Khắc, rồi sang Đức. Tình báo Anh tiếp cận những người này, đưa về Anh để huấn luyện công tác phá hoại ngầm. Người của ta được giới thiệu với bọn Bandera như thành viên tích cực gần gũi của Sukhevich. Ở Mukhen, anh vẫn giữ tiếp xúc với chúng tôi, nhưng khi nhóm vừa sang Anh, chúng tôi quyết định tạm thời không mạo hiểm và không bắt liên lạc với anh. Bọn lãnh đạo OUN ở nước ngoài rất lo vì sự thiếu liên lạc điện đài của Sukhevich. Chúng được sự ủng hộ của người Anh, quyết định phái về Ucraina chỉ huy cơ quan an ninh của OUN, Matvieiko. Y được giao nhiệm vụ tìm hiểu về số phận của Sukhevich và đẩy mạnh phong trào bí mật. Chúng tôi ra chỉ thị cho điệp viên chuyển bưu thiếp mật mã về Đức theo địa chỉ chỉ định với thông báo về tuyến đi của nhóm Matvieiko. Dự đoán, các phái viên của Bandera sẽ đổ bộ vào thành phố Rovno. Cơ quan phòng không của ta nhận được chỉ thị không bắn rơi máy bay Anh, mà chắc sẽ lấy nhóm của Matvieiko bay từ Malta sau đó thả dù xuống Rovno. Làm thế để không những bảo vệ điệp viên của ta trong nhóm, mà còn vì chúng tôi muốn bắt sống tất cả.
Các thành viên của nhóm được đón tiếp nồng nhiệt tại điểm hẹn bởi người của Raikhman, phó cục trưởng phản gián, những người khéo léo đóng vai bọn hoạt động bí mật tính sự bắt gặp Matvieiko ở đấy. Sau chầu uống - trong rượu có thuốc mê - “các vị khác” ngủ thanh thản và tỉnh dậy đã ở nhà tù của sở MGB tỉnh.
Tất cả điều đó xảy ra vào tháng 5 - 1951. Ba giờ đêm trong nhà tôi vang lên tiếng chuông điện thoại. Thư ký của Abakumov gọi: tôi phải tức tốc đến văn phòng của bộ trưởng. Chỗ Abakumov đang diễn ra cuộc hỏi cung Matvieiko, do chính bộ trưởng và phó của ông ta Pitovranov tiến hành. Thoạt đầu tôi chỉ làm công việc phiên dịch, vì Matvieiko chỉ nói bằng phương ngữ Tây Ucraina. Cuộc hỏi cung kéo dài 2 giờ. Sau đó Abakumov ra lệnh cho tôi chuyên trách Matvieiko. Tôi làm việc với ông ta chừng một tháng. Đó không phải là hỏi cung, mà là trò chuyện, có nghĩa là không ghi biên bản. Những buổi trò chuyện của chúng tôi diễn ra trong văn phòng Mironov, phụ trách nhà tù, nơi Matvieiko thậm chí có khả năng xem tivi. Tôi còn nhớ, ông ta đã sửng sốt thế nào trước vở opera “Bogdan Khmelnitsky” bằng tiếng Ucraina. Ở Ba Lan và Tây Ucraina Matvieiko chưa bao giờ xem một vở opera nào được diễn bằng tiếng Ucraina. Ông ta không tin, và để thuyết phục ông ta tôi dẫn Matvieiko vào rạp hát xem chương trình Ucraina, thật ra, có đoàn hộ tống.
Sau những buổi trò chuyện với tôi, ông ta được thuyết phục: có lẽ ngoài họ tên mấy điệp viện hạng hai, về thực chất, chúng ta đã rõ tất cả về tổ chức Ucraina lưu vong và phong trào Bandera. Ông ta bị sốc khi tôi trình bày tiểu sử tất cả các thủ lĩnh dân tộc chủ nghĩa Ucraina, dẫn ra các chi tiết riêng tư, kể về sự thanh toán lẫn nhau giữa chúng. Cam đoan với Matvieiko rằng tôi không định chiêu mộ ông, tôi giải thích: cái cốt yếu đối với chúng ta - chấm dứt cuộc đối đầu vũ trang ở Tây Ucraina. Được phép của Abakumov tôi gọi cho Melhikov, bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina thay thế Khrusev, và đề nghị tiếp Matvieiko ở Kiev và cho ông ta thấy rằng Ucraina và nói riêng Tây Ucraina, - đó không phải là lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, mà là mảnh đất tự do nơi những con người tự do đang sống.
Tôi không còn gặp thêm Matvieiko. Ở Kiev ông ta được bố trí ở tại một căn hộ bí mật, nhưng được tự do đi lại trong thành phố.
Sau đó ông ta được chuyển về Lơvov nơi ông ta sống trong một biệt thự. Từ đó ông ta đã bỏ trốn. Lập tức Kiev và Moskva nhốn nháo lên. Tuyên bố truy nã toàn liên bang. Bộ trưởng an ninh Ucraina lập tức ra lệnh bắt tất cả những người chịu trách nhiệm bảo vệ Matvieiko. Hoá ra ông ta đi ra rất đơn giản: bước ra khỏi biệt thự, chào người gác mà qua mười ngày đã quen với việc Matvieiko tự do đi và về (thực ra với sự tháp tùng của sĩ quan an ninh), và không ngăn ông ta lại, dù lần này chẳng có sự tháp tùng nào cả.
Những ngày này ông ta sống ở nhà một người quen cũ không liên quan với bọn Bandera. Matvieiko nói với chủ nhà là đi từ Moskva đến vì công việc và sẽ ở lại không lâu. Qua thời gian đó ông ta đi khắp các điểm hẹn của Bandera và kiểm tra các mối liên lạc ở Lơvov. Ông ta thấy khủng khiếp khi phát hiện ra rằng không có mạng lưới điệp viên nào hết: hai địa chỉ hoá ra không đúng, còn những kẻ gắn với hoạt động bí mật, chỉ là bịa. Đó tất thẩy chỉ là tưởng tượng của kẻ viết báo cáo về những thành tích thổi phồng của phong trào Bandera được gửi về ban tham mưu OUN ở London và Mukhen. Matvieiko là một nhà tình báo khá kinh nghiệm để hiểu: những điểm hẹn được để lại chắc chắn nằm dưới sự theo dõi của phản gián Xô viết, chúng được giữ lại chỉ để sử dụng như mồi nhử cho những kẻ viếng thăm ngốc nghếch từ nước ngoài.
Sau ba ngày Matvieiko ra tự thú với cơ quan an ninh Lơvov. Tại cuộc họp báo do lãnh đạo Ucraina tổ chức, ông ta chỉ trích phong trào Bandera. Lợi dụng uy tín của mình Matvieiko kêu gọi giới lưu vong và OUN đang chiến đấu trong hàng ngũ bọn chúng hãy quy thuận, về sau ông ta bắt đầu một cuộc sống mới - làm kế toán, lấy vợ, nuôi lớn ba đứa con và chết một cách thanh thản năm 1974.
Lịch sử với Matvieiko có thêm tiếng vọng mới dưới sự tuyên bố nền độc lập của Ucraina. Phương Tây chưa bao giờ hiểu rằng sau cách mạng 1917 lần đầu tiên trong lịch sử của mình Ucraina có được nhà nước trong thành phần Liên Xô. Sự phồn thịnh thực sự đã đến trong nghệ thuật, văn học, hệ thống giáo dục dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ, điều hoàn toàn là không thể hình dung dưới thời Sa hoàng, thời thống trị của Áo và Ba Lan tại Galitsưn.
Lãnh đạo ĐCS Ucraina bao giờ cũng được tôn trọng ở Moskva, và họ có ảnh hưởng thiết thực tới sự hình thành đường lối đối nội và đối ngoại của lãnh đạo Kremli. Ucraina luôn luôn là nguồn dự trữ cán bộ cho công tác lãnh đạo ở Moskva. Hơn các nước cộng hoà khác, Ucraina là thành viên Liên hợp quốc. Trước 1992 Ucraina chưa là một quốc gia độc lập trọn vẹn, nhưng vẫn như cũ tôi coi mình là người Ucraina - một trong những người ở mức nào đó thúc đẩy sự thành lập cái địa vị mà nó có trong phạm vi Liên Xô. Trọng lượng mà Ucraina có, sự củng cố uy tín của nó trong Liên Xô và ở nước ngoài trở thành tiền đề cho việc có được thể chế một quốc gia độc lập hoàn toàn sau sự sụp đổ của Liên Xô.