Outside of a dog, a book is man's best friend. Inside of a dog it's too dark to read.

Attributed to Groucho Marx

 
 
 
 
 
Nguyên tác: Hương Tình Yêu 7 Dặm
Dịch giả: Mai Hương
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 67 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 16
Cập nhật: 2020-10-27 20:20:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30
ái Ấm Tử Sa Mê Hồn
Trình Ưng
Anh tôi là kỹ sư trẻ nhất của công ty gốm.
Anh cao gầy, da trắng muốt, đeo kính, có khí chất thanh cao của phần tử trí thức. Anh đã thông minh lại đúng mực, không ít người khâm phục anh. Tôi cũng trong số đó.
Một đêm đã khuya, anh đột nhiên tìm tôi chuyện phiếm. Đủ thứ chuyện. Rồi chẳng rõ can cớ gì anh dẫn tôi vào lĩnh vực lưu trữ văn vật. Tiếp đó, tựa hồ rất tự nhiên, anh kể tôi nghe một chuyện, rằng anh có một đồng sự rất hứng thú với việc giữ gìn văn vật, song không hề phô trương sự say mê của mình, vì sau lưng, anh ta thường bán lại một số văn vật để bù vào chi tiêu gia đình. Anh ta kiếm được không ít tiền và dự định vĩnh viễn không bỏ công việc này.
Một hôm, tình cờ anh ta biết được ở đường cây dương có ông lão làm nghề y cổ truyền bị mù đang giữ một văn vật khoảng mấy chục năm. Nhưng vài năm trước ông lão đã mang cái bảo bối từng giữ gìn suốt mấy đời đổi lại cái ấm Tử Sa. Có thể đoán đây là vật hiếm có, cái ấm Cống Xuân nổi tiếng. Chắc chú chưa biết ấm Cống Xuân xuất xứ từ đời Minh nổi tiếng quý hiếm thế nào đâu. Hiện cả nước không biết còn lại mấy cái, tính ra tiền phải ngót 10 triệu tệ trở lên. Người bạn đồng sự của anh vốn có sự mẫn cảm hơn người đối với văn vật, như ngửi thấy hơi thở của cái ấm Tử Sa này, đã dựa vào trực giác mà đoán được lời đồn đại ấy là có thật, và quyết bằng mọi thủ đoạn phải có được nó.
Cuối cùng anh ta đến nhờ ông lão khám bệnh để bước đầu tiếp cận với ông. Tất nhiên là được. Ông lão đã ngoài tám mươi, ở trên cái gác gỗ nhỏ cũ nát, phía dưới là đứa cháu gái nhỏ ở cho có bầu bạn. Mắt kém nên ông lão hầu như không ra khỏi cửa, suốt ngày nằm trên tràng kỷ. Biết có người tìm mình nhờ xem bệnh, lão mừng quýnh, bởi bao năm nay lão tưởng đã bị đời quên lãng. Lão chăm chú xem mạch, mò mẫm tìm ra phương thuốc rồi nói: “Nếu không phải hai năm trước mắt lão bị kém thì chỉ cần nhìn khí sắc cũng biết gốc rễ bệnh anh ở chỗ nào”.
Sau đó anh cứ tuần hai lần đến để ông lão trị bệnh cho. Và họ trò chuyện đủ thứ. Tất nhiên họ sẽ bàn đến văn vật, và nó mau chóng trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi, thậm chí khiến họ quên đi bệnh tật. Ông lão giải tỏa được rất nhiều nỗi cô đơn, và mỗi lúc một có cảm tình hơn với bệnh nhân này. Nhưng họ vẫn chưa đề cập đến cái ấm Tử Sa.
Một buổi tối ba tháng sau, anh ta mang hai cái mâm Quan Dao đầu đời Thanh đến mời ông lão thưởng thức. Ông già đâu nhìn thấy được, nhưng theo thói quen vẫn giơ cao cái mâm lên trước ngọn đèn xem xét kỹ lưỡng, rồi hai tay không ngừng sờ sờ mó mó, có khi nghi hoặc, có khi mừng rỡ. Sau đó, mặt ông lão bỗng đỏ tía lên, hơi thở gấp gáp:
“Cái này kể làm gì. Cái này chẳng có gì quý hiếm cả! Anh không tin sao? Được, ta sẽ cho anh xem một bảo bối đích thực. Cái mâm của anh so với bảo bối của ta thì chỉ là gạch nát ngói vỡ mà thôi”.
Ông lão thở hổn hển rồi vịn tay đứng dậy đến bên giường, giơ tay lần mò trong cuộn chăn một lúc như làm trò ảo thuật rồi giơ lên một cái ấm rất nhỏ, nói: “Anh xem đi, xem kỹ đi. Từ khi có nó ta chưa cho ai xem đâu. Đây là cái ấm Cống Xuân chính cống. Nhìn hình dáng nó có khéo không, khiến người ta xem trăm ngàn lần không chán mắt. Rồi nhìn cái đáy nó mà xem, vẫn còn lưu lại vân tay của người thợ đây này. Bây giờ anh đã biết thế nào là bảo bối chưa?”. Ông lão mặt đỏ bừng lên, sùi bọt mép, như người mê sảng: “Anh đừng cho rằng tôi không nhìn thấy nó. Nhấc thử xem, nó nhẹ biết bao, như không hề có”. Ông lão đưa cho anh ta Tử Sa, động tác chắc chắn và nhanh nhẹn như trai trẻ.
Anh ta đỡ lấy nó, gần như nghẹt thở, căng thẳng nhìn vào khuôn mặt bị kích động khác thường của ông lão, từ từ song không chút do dự giấu cái ấm Tử Sa vào túi áo bên phải, đồng thời rút từ túi áo bên trái ra một cái ấm phỏng chế hệt như cái ấm quý kia, cố gắng xuýt xoa “đúng là bảo bối” và nhét trả cái ấm giả vào tay ông lão, nghe thấy tiếng tim mình thình thịch trong lồng ngực.
Ông lão nhận lại cái ấm, vuốt ve nó, trên mặt lộ vẻ hoài nghi, rồi nói: “Anh xem, loại thần phẩm này quả là kỳ quái. Vừa mới ở trong tay ta còn ấm nóng, thế mà qua tay người lạ đã trở nên lạnh ngắt rồi”. Sau đó lão hạ giọng vẻ thần bí: “Anh biết không, nó rất có linh tính. Không có nó, ta không thể đến hôm nay”.
Thế là gã đồng sự của tôi có được chiếc ấm quý.
Ai mà biết được bí mật trong chuyện này. Chủ nhân của nó thì mù rồi, không phân biệt được thật giả. Thậm chí anh ta còn nghĩ cái ấm quý kia đối với lão chỉ là niềm an ủi tinh thần, và cái ấm phỏng chế ấy hẳn cũng có tác dụng tương tự, và từ góc độ nhân đạo mà nói, cú lừa đảo này không đáng gọi là tội ác.
Tháng sau, vào một buổi trưa, trong khi anh ta vẫn trầm ngâm với bao suy nghĩ phức tạp trong đầu phát sinh từ lúc lừa ông lão mù để lấy cái ấm Tử Sa thì đứa cháu gái ông lão đột nhiên tìm đến. Nó khóc ầm lên, nói ông nó đang thoi thóp, cứ đòi gặp anh ta bằng được. Anh ta trù trừ một lúc, cuối cùng nghĩ nghĩa tử là nghĩa tận, bèn nghe theo.
Ông lão đã thở yếu ớt, bảo anh một mình đến bên giường, nói đứt đoạn: “Anh đừng ngại, ta gọi anh đến là để ủy thác cho anh một việc. Đó là thay ta bảo quản cái ấm Tử Sa này. Anh là người hiểu biết cổ vật, bụng dạ lại rất tốt, chỉ có người tốt mới xứng đáng có bảo bối này. Vậy tặng nó cho anh là ta yên tâm nhất. Ta tin anh sẽ không bán nó đi. Anh và nó thực có duyên, đừng ngại...”. Ông lão nói và rút cái ấm phỏng chế được ủ ấm phát nóng lên trong cuộn chăn, đưa vào tay anh ta rồi tắt thở...
Anh tôi kể đến đây thì dừng lại, dùng tay phải bóp chặt lấy trán, lộ rõ vẻ mệt mỏi. Tôi thở dài, lòng đầy cảm khí: “Đó là một câu chuyện hay. Không ngờ đêm nay tình cờ lại được nghe câu chuyện hay đến vậy”.
“Vì em không biết”, anh tôi ngẩng đầu lên, giọng u ám: “Anh bạn đồng sự ấy chính là anh. Anh thật không có dũng khí để xưng tội khi kể lại câu chuyện này”.
Anh tôi nói xong, lấy ra cái ấm Tử Sa để vào bên cạnh mấy thứ đồ uống trà.
Hình Kha bàn luận: Câu chuyện kể về một kẻ lừa đảo. Người bị lừa đến chết vẫn không biết mình bị lừa, lại càng tỏ ra tin yêu kẻ đã lừa mình, một cách thật lòng, khiến tên lừa đảo kia suốt đời sống trong khổ đau, nhục nhã. Hắn ta trăm phương ngàn kế mới có được sự tín nhiệm của nạn nhân, song cuối cùng lại bị chính sự tín nhiệm của nạn nhân quật ngã.
Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay - Dương Hiểu Mẫn – Quách Lâm Truyện Ngắn Trung Quốc Cực Hay