Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: Valentin Kataep
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Dịch Theo Bản Dịch Pháp Văn Les Catacombes D'odessa Của Esfir Berstein Và Olga Wormsber — (Nhà Xuất
Biên tập: Nguyễn Hà
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 35 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 7
Cập nhật: 2021-01-12 19:45:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - 26
à Matriôna Têrenchiepna quỳ xuống trước người lính và áp tai vào bộ ngực phồng cao của anh. Bà nghe ngóng thật lâu, hy vọng nhận thấy ít ra một tiếng tim đập yếu ớt, bà chạy vào nhà mang ra một tấm gương nhỏ. Bà đặt gương kề sát đôi môi xanh nhợt của người chiến sĩ. Bà nhìn chòng chọc vào mặt gương; liệu nó có mờ đi không, liệu có hiện ra dấu vết gì, một dấu vết nhỏ nhất của hơi thở không? Nhưng mặt gương vẫn lạnh vẫn sáng. Thế là bà khẽ miết hai ngón tay cái, thận trọng vuốt hàng mi anh thủy binh, rồi hôn lên trán anh. Tính chất định mệnh của động tác hai ngón tay và tấm gương nhỏ, nhẵn bóng, lạnh lùng phản chiếu ảnh lửa vẫn không ngừng in lên tầng mây, đột nhiên tác động đến chú bé với một sức mạnh lạ thường. Chỉ đến bây giờ, và cũng là lần đầu tiên, chú mới hiểu cái đó không phải bằng lý trí, và toàn thân chú mới bị xâu xé tàn nhẫn bởi cảm giác thực sự về cái chết và bởi sự đơn giản kinh hồn của nó.
Sau đó, chú chỉ nhớ thêm vài chi tiết tiếp diễn. Chú nhớ lại ba người đã chôn cất anh thủy binh ngay tại chỗ, không xa ngôi nhà mấy tí, họ đào huyệt bằng những cái xẻng không hiểu sao lại dắt ở trên mái nhà và cả Pêchya cũng đào, việc này thì chú nhớ như in. Chôn cất anh thủy binh xong, Valentin và chú còn phải đợi bà Matriôna Têrenchiepna đi thu thập một lúc ở trong phòng một số giấy tờ cần thiết của ngư trang. Sau cùng bà bước ra khỏi nhà, cắp một bó giấy má to tướng. Pêchya còn nhận thấy bó giấy cuộn trong những tờ báo « Công xã Hắc-hải» cũ rách. Tất cả ngư trang « Pêtren » chỉ còn lại có thế. Khi họ ra khỏi nhà được vài chục bước, bà mẹ chợt nhớ còn để quên một thứ rất quan trọng. Bà đặt bó giấy xuống cỏ, chạy về nhà rồi quay trở lại ngay, mang theo một tấm ảnh chụp chơi, nhỏ, cũ, lồng trong một khung gỗ cũng khảm xà cừ. Rồi cả ha người đi vào thảo nguyên, trong bóng tối dày đặc mà họ chưa quen mắt.
Sau lưng, ngôi nhà nhỏ đã bốc cháy thế nào, Pêchya không nhớ. Chú chỉ nhớ nó cháy như một đống củi và, một lần nữa, trong khói lửa lại có hai kẻ vật nhau, một bên đỏ, một bên đen.
Họ băng qua thảo nguyên. Pêchya không hiểu là sẽ về đâu. Họ đi rất lâu, vội vã; chú bé xước cả chân với đôi giày quá khổ, nhưng chú im lặng và tiếp tục khập khiễng bước. Rồi họ nhìn thấy mấy đám cháy đằng xa. Đó là vùng ngoại vi Ôđetxa đang bốc cháy: những kho dầu hỏa, xưởng sơn Vôrôsilôp, những kho nông sản. Họ đi về phía những đám cháy dọc theo một con lạch nhỏ; dòng nước lạch phản chiếu ánh sáng các đám cháy và những tàn lửa đang điên cuồng bay lên.
Một quả bom đã rơi xuống tòa nhà của khu ủy. Hồi nhà bên trái sụp đổ. Nhưng bản thân tòa nhà — một tòa nhà cổ, đẹp, công trình của kiến trúc sư Bôpfô — vẫn đứng vững mặc dù có nhiều chỗ rạn nứt. Phòng làm việc của bí thư khu ủy cũng bị thiệt hại. Nó đã phải dời sang một căn phòng khác, cửa sổ trông ra quảng trường Công xã.
Không cởi áo ngoài, Secnôivanenkô bước xồng xộc vào căn phòng làm việc mới.
Trong căn phòng ngổn ngang, ngoài người bí thư mà Secnôivanenkô rất quen biết, còn có một người khác. Người này ngồi lánh sang một bên, cạnh chiếc bàn nhỏ, đang biên chép gì vào sổ tay. Cái cặp để cạnh người, dựa vào chân ghế. Trên bàn, cạnh bình thủy tinh không và cái cốc kim loại đầy đầu mầu thuốc lá và giấy vụn, có chiếc mũ lông cừu kiểu nông thôn, đính băng đỏ du kích.
Secnôivanenkô nhận ra cái gáy lực lưỡng với bộ tóc cắt ngắn, và trước khi người bí thư giới thiệu, ông biết đó chính là Xêrafim Ivanovich Tulvakôp nổi tiếng, chỉ huy một đội du kích, nguyên chủ tịch ban chấp hành Ôviđiôpôn, chính người cách đây không lâu, với một toán anh em, đã băng qua hỏa tuyến, giải về bộ tham mưu của quân đoàn Duyên hải, một tên đại úy tù binh Đức. Vào hồi này, người ta cho rằng Xerafim Ivanôvich Tulvakôp rất có thể làm phó cho Secnôivanenkô trong việc lãnh đạo quân sự bí mật.
Tulyakôp đứng dậy, lấy chân chận cái cặp để nó khỏi đổ, bắt tay Secnôivanenkô. Hai người vội nhìn nhau, cùng giấu vẻ tò mò. Secnôivanenkô có con mắt sắc sảo, lão luyện, một chiến sĩ lâu năm của Đảng, quen nhận xét người. Tulyakôp gây cho ông một ấn tượng tốt: đó là một con người bình tĩnh, vững vàng, trung kiên, chắc chắn, tích cực. Với chiếc áo khoác da dài tận gối, với cái cặp căng phồng mà anh vẫn lấy chân chận, nom Xêratim Ivanôvich khá bình thản, có phần hơi giả tạo nữa. Nhưng khi anh chào Secnôivanenkô và bắt chặt bàn tay của ông, những tà áo khoác bằng da bé đen, trắng của anh phanh ra và Secnôivanenkô trông thấy một tấm thân khỏe đẹp, cân đối, hoàn toàn khít khao với chiếc áo va-rơ bộ đội, gọn gàng trong chiếc that lưng cấp chỉ huy — hai hàng may chần với những đường viền, những vòng nhỏ và cái bao thanh thanh đựng khẩu Môde nhỏ tước của địch. Có một cái gì vừa khiêm tốn vừa dũng cảm, một tư thế của người chỉ huy, trong bộ ria cứng, ngắn của anh, trong cặp lông mày thẳng nét của con người có ý tứ, nhiều khả năng, trong cái cổ còn sạch sẽ dưới lần cổ áo va-rơ dạ, trong bộ tóc sẫm cắt ngắn, phía trước hơi dài, phía sau húi cao, và trong mớ tóc mai cạo nhẵn hình tam giác sáng sủa. Những cử chỉ chính xác, nhanh nhẹn của anh, cùng toàn bộ tư thế mang dấu vết một sự dày công rèn luyện quân sự và để lộ rõ con người bộ đội. Đúng thế, trước đây anh đã ở bộ đội. Secnôivanenkô đã để thì giờ nghiên cứu lý lịch của anh. Cách đây mười lăm năm, trước khi sang công tác ở các Xô viết, Tulyakôp đã theo lớp đào tạo sĩ quan. Nguồn gốc thì anh là người Nga thuần túy, chính cống, một người Nga quê quán Mạc-tư-khoa, nhưng đã cư trú lâu năm ở miền Nam, ở Nôvôrôxit, ở Pôti, ở Ôđetxa. Anh đã làm việc ở cảng, thoạt đầu làm công nhân khuân vác, rồi hết nghĩa vụ quân sự, vào ban lãnh đạo thương cảng, sau đó ở trong nhiều ban chấp hành quận thuộc khu Ôđetxa. Thành thử, nói cho cùng, anh có thể được coi như quê quán miền bờ biển Hắc-hải, đó là điều làm cho Secnôivanenkô đặc biệt thích thú.
Đến lượt minh, Tulvakôp cũng đã có một ý nghĩ nào đó về con người sẽ lãnh đạo mình trong hoạt động bí mật. Thoạt đầu, anh biết trước mặt mình là một con người kiên nghị, bướng bỉnh. Thực vậy, có một cái gì bướng bỉnh, ít thỏa hiệp ở mái đầu tròn với bộ trán hói, ở cái đáng nhô về phía trước một cách hiếu chiến, ở cặp môi mím lại, ở tầm vóc nhỏ bé, ở những nét nhăn quanh đôi mắt viễn thị, ở đường gân nhăn nheo và khô hai bên thái dương, ở cả đường hằn sâu trên sống mũi chứng tỏ ông phải dùng kính để đọc và viết. Secnôivanenkỏ mặc áo khoác len gai, đeo mặt nạ phòng hơi độc, đi đôi ủng lính, đội chiếc mũ cát-két dạ mà khi bước vào ông đã lột ra, gập lại và nhét vào túi. Tất cả những đồ vật ấy đều mới, chưa dùng qua, rõ ràng là vừa lấy ở kho ra. Nhưng Tulyakôp không thể không nhận thấy sợi dây da Secnôivanenkô thắt ngoài áo khoác và khẩu súng lục (kiểu Nagan) để trong bao với chiếc que thông nòng bằng đồng, đều đã cũ, đã dùng nhiều, nhưng rất sít sao. Rõ là một tay giang hồ tứ xứ.
— Đọc đi, — bí thư khu ủy nói, và bằng một cử chỉ gọn, chìa cho Secnôivanenkô một tờ giấy còn ướt mực nhà in, với cái đầu đè đậm nét: « Cùng toàn thể đồng bào thành phố Ôđetxa và khu Ôđetxa ». — Đồng chí Tulyakốp đã đọc rồi.
Secnôivanenkô cầm lấy tờ giấy và đưa ra xa mắt bằng cử chỉ quen thuộc của người viễn thị: « Các bạn thân mến!» ông đọc, và ngay phút giây ấy, một niềm xúc động nóng bỏng xâm chiếm lấy ông. Ông cảm thấy mọi người đã đi đến giây phút quyết định mà ông sẵn sàng chờ đón, nhưng khi giây phút ấy đến thì lại thật khó tin, hầu như không thể nào tin được, ông đưa mắt lướt qua tờ giấy. Những chữ nhảy múa, xô đẩy nhau và ngã lộn nhào tưởng như rời khỏi tầm mắt và để lại những khoảng trống thăm thẳm. «... chúng muốn tách xứ Ukren quê hương của chúng ta ra khỏi Liên-xô vĩ đại, ra khỏi nhân dân Nga anh em, những người đã chung sức với chúng ta xây dựng một cuộc đời mới tươi đẹp... ».
Vấn đề là thế đấy! Thật chẳng khác gì bất thinh lình có một vật quật trúng tim ông. Vấn đề là thế đấy, đó là cái chính, cái chủ yếu... Ông cố bình tâm lại và gắng đọc thật thong thả: « Nhưng hiện nay, trước sự phải triển của tình thế, trong điều kiện một cuộc vây hãm kéo dài, Ôđetxa ở quá xa những căn cứ tiếp tế và đã mất ý nghĩa chiến lược trước đây của nó. Do đó, chinh phủ Xô-viết và bộ Tổng tư lệnh đã quyết định rời khỏi thành phố Ôđetxa và điều động quân đội đến những khu vực khác của mặt trận... ».
Secnôivanenkô cảm thấy yên tâm lạ lùng. Không vội vàng, ông đọc đến hết tờ truyền đơn.
Đường Hầm Ôđetxa Đường Hầm Ôđetxa - Valentin Kataep Đường Hầm Ôđetxa