Số lần đọc/download: 537 / 1
Cập nhật: 2017-09-25 04:42:22 +0700
Chương 17: Chuyến Đi Kinh Hồn
C
ũng chính khi Ngọc Tụ công chúa tấn công Vĩnh Dạ, mình đã rời mắt khỏi căn nhà tranh. Chẳng lẽ lúc đó đã bị người ta trộm thuốc? Hắc y nhân bị trúng độc chắc chắn sẽ không dám xông vào nhà tranh. Hắn còn có đồng bọn, liệu là do ai sai khiến nhỉ?
Vĩnh Dạ ca ca! - Tường Vi trèo tường Vương phủ vào tìm Vĩnh Dạ. Võ công không dùng để bảo vệ chàng mà dùng để tìm thấy chàng cũng được, gương mặt được trang điểm diễm lệ của Tường Vi nở nụ cười đắc ý. Sao ngày trước mình không nghĩ ra cách này nhỉ? Nàng cảm thấy bây giờ nghĩ ra cũng chưa muộn.
Sau này nàng không cần lên phố "tình cờ" gặp Vĩnh Dạ nữa, cứ tìm thẳng tới nhà là tốt nhất.
Vĩnh Dạ đang nằm trên ghế trúc, lòng tràn đầy oán hận. Lý Ngôn Niên không có trong phủ, toàn thân hắn vô lực, bảo Ỷ Hồng đi tìm Lý Nhị tới thì nàng lại nói Lý Nhị theo Lý Chấp sự ra ngoài làm việc. Vĩnh Dạ nhìn cánh hoa anh đào bị gió thổi bay, bi thương nghĩ, mình thực sự xui xẻo đến thế sao? Nguyệt Phách đang ở kinh đô, nhưng ở chỗ nào của kinh đô? Chưa bao giờ Vĩnh Dạ thấy nhớ y đến thế, mong ngóng giá như đột nhiên trong rừng hoa xuất hiện hình bóng của Nguyệt Phách.
- Vĩnh Dạ ca ca, sắc mặt huynh trông xấu hơn mấy hôm trước đấy. Không uống thuốc sao? - Tường Vi nhìn gương mặt tái nhợt của Vĩnh Dạ, giật nảy mình, dịu giọng hỏi.
Vĩnh Dạ cố gượng cười, mệt mỏi nói: - Nói ít thôi, ta không có sức nghe muội lải nhải đâu.
Tường Vi gật mạnh, chẳng mấy khi Vĩnh Dạ không đuổi nàng đi, nàng đã mừng lắm rồi. Nàng nhìn Vĩnh Dạ không chớp mắt, ngày trước nàng thường tưởng rằng Vĩnh Dạ bệnh không nặng lắm, chỉ là giả vờ để tránh mặt nàng thôi. Bây giờ xem ra quả thật chàng bệnh không hề nhẹ.
Nàng ngồi xổm xuống, nhẹ nhàng nắm tay Vĩnh Dạ, ngón tay thon dài trắng muốt như được tạc bằng ngọc. Nàng rất đau lòng. Mùa xuân ấm áp và rạng rỡ mà Vĩnh Dạ vẫn phải đắp một tấm chăn dày như mùa đông. Các thiếu niên khác cưỡi ngựa cười đùa, chàng thì chỉ có thể ngồi trên ghế lặng lẽ ngắm hoa rơi. Có phải chàng không còn nhiều thời gian nữa không? Nước mắt Tường Vi bất giác rơi xuống.
- Khóc cái gì? Ta như thế lâu rồi. Tường Vi, đừng bám lấy ta nữa. - Vĩnh Dạ thở dài, loại độc nào mà mạnh thế nhỉ? Dần dần hút kiệt sinh mạng mình. Mình có nên thẳng thắn với Đoan Vương để tới Hựu thân vương xin thuốc giải không? Hay là chờ Lý Ngôn Niên và Lý Nhị trở về, tìm Nguyệt Phách tới giải độc. - Ta đang nghe đây, muội kể xem ngoài kia có chuyện gì hay?
Tường Vi nghĩ đủ cách để chọc cười Vĩnh Dạ, nghĩ mãi mà chẳng có chuyện gì ly kỳ cổ quái, đành phải kể cho chàng nghe những chuyện xui xẻo mình gặp gần đây.
Vĩnh Dạ lắng nghe, tinh thần khá hơn một chút, đó chính là biện pháp mà Lý Ngôn Niên nói sơn cốc đang áp dụng để "giải quyết" sự đeo bám của Tường Vi sao? Không ngờ lại do Nguyệt Phách ra tay. Vĩnh Dạ cười cười hỏi Tường Vi: - Muội đã tìm tên tiểu tử bán cóc uội chưa?
Tường Vi đắc ý, khóe miệng cong lên rồi lại hạ xuống: - Tìm thì tìm thấy rồi, nhưng muội lại chẳng làm gì được hắn.
- Ồ? Còn có người khiến Tường Vi Quận chúa của chúng ta sợ cơ à?
Tường Vi buồn rầu nói: - Hắn là môn khách của Đại điện hạ, có một vườn hoa trong phủ Đại điện hạ, muội vừa bước vào đã hôn mê ngay, Đại điện hạ còn nói muội không đúng. Tên tiểu tử đó, nhất định muội sẽ nghĩ ra cách xử lý hắn!
Vĩnh Dạ thở dài, Nguyệt Phách, lão tử cũng muốn xử lý ngươi, hóa ra người hạ độc là ngươi à?
- Vĩnh Dạ ca ca, hôm nay trong thành kỳ lạ lắm nhé. Ở những nơi nổi bật nhất đều có dán một dòng chữ kỳ lạ, viết là: Ai muốn mua Cửu chuyển hoàn hồn thảo, mau tới Hồi Xuân Đường, Khánh Đức Đường. Ai muốn mua thứ đó chứ?
Mắt Vĩnh Dạ sáng lên, ngậm cười nhìn Tường Vi: - Có chuyện thú vị thế cơ à? Sao Tường Vi không đi xem náo nhiệt?
- Muội có đi mà, nhưng Hồi Xuân Đường, Khánh Đức Đường đều nói không có loại cỏ này. Muội tức quá cầm tờ giấy ra hỏi chưởng quầy, ông ta dở khóc dở cười nói, có thì có, nhưng đều bị quản gia nhà Đại điện hạ mua hết rồi.
- Cửu chuyển hoàn hồn thảo. - Vĩnh Dạ lẩm bẩm. - Lá cỏ như đám mây, rễ có hạt màu tím. Nghe nói phơi khô rồi ngâm vào nước, lá cỏ khô cong tự nhiên chuyển sang màu xanh lục, khôi phục sinh khí, thế nên mới có tên là "hoàn hồn". - Chẳng lẽ loại cỏ này chính là giải dược?
Tường Vi nghe vậy thì vui mừng nói: - Có loại cỏ thú vị thế à! Muội rất muốn xem.
Vĩnh Dạ bình thản nói: - Muội muốn thấy thì đi tìm Đại điện hạ mà xin, dù sao huynh ấy cũng đã gom hết về phủ rồi còn gì.
Tường Vi không phải người ngốc, thở dài nói: - Đại điện hạ gom hết loại cỏ này đương nhiên là có dụng ý của mình, e rằng huynh ấy không chịu uội đâu. - Nói rồi hai mắt sáng lên, - Vĩnh Dạ ca ca, chúng ta ăn trộm nhé! Đại điện hạ ngày mai mở Thi hội, chúng ta cơ hội đó đi trộm.
Trong mắt Vĩnh Dạ lóe lên một vẻ vui mừng, vào lúc này mở Thi hội thì chứng tỏ Lý Thiên Hựu đang chờ bắt kẻ trộm dược thảo. Có điều đã biết dược thảo ở đâu thì sao lại không đi?
Vĩnh Dạ ngáp dài nói: - Tường Vi ngoan đi, sau này đừng trèo tường vào nữa, ta sẽ nuôi thêm hai con chó. - Không đợi Tường Vi nổi giận, lại cười nói tiếp - Mai ta sẽ đi, nhất định sẽ giúp muội làm thơ, không để cho đám tiểu thư chốn kinh đô coi thường muội đâu.
Tường Vi bị thái độ lúc nóng lúc lạnh của Vĩnh Dạ làm cho không biết nên giận dữ hay nên vỗ tay hoan hô. Thấy Vĩnh Dạ khép mắt lại, mí mắt nổi gân xanh, trông có vẻ rất mệt mỏi. Cho dù là dung nhan bệnh tật tiều tụy ấy cũng khiến nàng không thể rời mắt, nghĩ ngợi giây lát, cuối cùng nàng thơm Vĩnh Dạ một cái rồi mới bẽn lẽn trèo tường đi ra.
Vĩnh Dạ đưa tay lên xoa mặt, lẩm bẩm: - Họa thủy! Nguyệt Phách, ngươi nói chuẩn thật đấy.
Hựu thân vương thân phận cao quý, lại là nhân tài hiếm có, Hựu thân vương thơ văn toàn tài, Hựu thân vương... vẫn chưa lấy vợ! Đây mới là điều quan trọng nhất.
Một vị thân vương còn trẻ tuổi lại chưa lấy vợ, tính tình ôn hòa nho nhã, cư xử lễ độ, tri thư đạt lý. Nếu chàng mà tổ chức một buổi Thi hội mùa xuân thì sẽ thế nào?
Ngựa xe như nước.
Tinh thần Vĩnh Dạ không tốt, xua tay không cho Ỷ Hồng thay lễ phục ình, mặc một chiếc áo lụa tím nhạt, ngồi lên kiệu, vừa tới trước cửa phủ Hựu thân vương thì kiệu đã bị chặn đường.
Thị vệ bẩm báo: - Thế tử, cửa chính của phủ Hựu thân vương bị kiệu chặn lối rồi, phải chờ một lát.
Sức khỏe Vĩnh Dạ không tốt, cũng chẳng có tâm tư hay sức lực mà đi bộ vào, bèn nhẹ nhàng vén rèm lên nhìn, giai nhân như hoa, tài tử phong độ tập trung hết nơi này, đang đua nhau ùa vào cửa lớn.
Hựu thân vương để bố trí cái bẫy này mà cần bao nhiêu người đóng vai phụ ư? Người ta đến nhà kiểu gì cũng phải có trà nước, điểm tâm, cũng khá tốn tiền.
Vĩnh Dạ đưa mắt giễu cợt, đang định bảo thị vệ khiêng kiệu đi vào từ cửa ngách, thì nghĩ chẳng phải hôm nay tới vì muốn thu hút sự chú ý của mọi người sao ư, bèn hạ rèm kiệu xuống, nói: - Lấy danh thiếp của ta, vào từ cửa chính.
Có câu nói này, mắt thị vệ lập tức sáng lên, rảo nhanh bước chân tới trước cửa phủ, hô to với tên thị tùng tiếp khách: - Đoan Vương Thế tử tới!
Tiếng hô ấy rất vang, khiến đám người đang bước lên bậc cấp đều lần lượt quay đầu lại.
Các thị tùng của phủ Hựu thân vương đều biết Đoan Vương Thế tử có mối giao hảo với Vương gia mình, đâu dám chậm trễ? Họ vội vàng bước xuống nghênh tiếp, lập tức đứng bên xa kiệu, cung kính thỉnh an: - Mời Thế tử hạ kiệu.
Đằng sau chiếc kiệu đã có hai tên thị tùng mang ghế mềm tới, Nhân Nhi nhanh nhẹn nhảy xuống khỏi xe ngựa, thấy bao nhiêu người đổ dồn mắt về phía này thì đỏ mặt, khẽ khàng vén rèm lên.
Thấy thị vệ thì uy vũ, thị nữ thì nhanh nhẹn đáng yêu, chúng nhân đều mở to mắt xem vị Thế tử bệnh tật ít gặp người ngoài, lại nghe đồn là được di truyền dung nhan tuyệt thế của Đoan Vương phi này có phong thái như thế nào. Một thiếu niên áo tím đầu đội mũ che bước ra, chiếc khăn che mặt dài tới tận thắt lưng, thân hình mỏng manh yếu đuối. Thấy hắn đặt chân lên tấm thảm, chúng nhân đều tránh ra nhường đường.
Vĩnh Dạ không dám dùng nội tức, lại sợ bước chân quá yếu đuối sẽ khiến Hựu thân vương hoài nghi, mục đích hôm nay là để chúng nhân nhìn mình chằm chằm. Vĩnh Dạ thong thả đi tới ngồi vào chiếc ghế mềm.
Những nơi Vĩnh Dạ đi qua đều vang lên tiếng thở dài, thở dài vì người con trai bệnh tật yếu ớt của Đoan Vương, thở dài vì luyến tiếc khi không được nhìn thấy dung mạo hắn, thở dài vì Tường Vi Quận chúa thích một người đoản mệnh. Vĩnh Dạ mỉm cười, nếu có người lộ diện vì Tường Vi thì vở kịch này lại càng hay hơn.
Đang suy ngẫm thì đã đi tới vườn hoa của Vương phủ.
Lý Thiên Hựu thấy Vĩnh Dạ ngồi ghế mềm đi tới thì vội vàng chạy tới trách móc: - Đông người ồn ào lắm, Vĩnh Dạ tới làm gì?
- Đại điện hạ, Vĩnh Dạ ở nhà một mình buồn lắm, Thi hội của huynh ở chốn kinh đô này không ai sánh kịp, đến coi náo nhiệt cũng được. Vả lại Vĩnh Dạ không tới, Tường Vi lại trèo tường nhà đệ mất. - Vĩnh Dạ cười nói, rồi lại kéo chiếc mũ, bất lực nói - Cái này là không muốn nghe mọi người chỉ trỏ, phụ vương nghe được lại đau lòng.
Lý Thiên Hựu nhìn Vĩnh Dạ đồng cảm, Đoan Vương chỉ có mỗi một đứa con trai, không thể thuần thục cưỡi ngựa bắn cung thì thôi lại còn bệnh tật liên miên, sắc mặt lúc nào cũng xanh xao yếu ớt người ta nhìn thấy lại thở dài. Vĩnh Dạ là người cao ngạo, đương nhiên không muốn bị người khác nói. Y mỉm cười tỏ ý thấu hiểu, sai thuộc hạ hầu hạ Thế tử chu đáo.
Hoa viên được bắc thêm một gian thái lầu để phục vụ cho thi hội. Lầu được dựng bằng hoa tươi, ở giữa đặt một đài hoa, treo một cây thúy bội, màu xanh mát mắt, vô cùng đáng yêu, đó chính là giải thưởng cao nhất của thi hội lần này.
Hai bên kê mấy cái bàn, chuẩn bị sẵn văn phòng tứ bảo, có hai lão nhân ngồi đó, chuẩn bị để chép lại thơ.
Trong hoa viên cũng tập trung rất nhiều bồn hoa để mọi người thưởng thức.
Một lão nhân chừng năm mươi tuổi ăn mặc như thư sinh bước lên đài, chắp tay cười với mọi người xung quanh, nói: - Liên Thảo bất tài, được Vương gia tiến cử nên bớt chút sức lực cho thi hội của Vương gia. Thi hội hôm nay bắt đầu, chư vi công tử, tiểu thư có thi văn gì có thể mang lên.
Người đang nói chính là họa sư nổi tiếng đất kinh đô Trương Liên Thảo.
Vĩnh Dạ nhìn ông phì cười, Nhân Nhi ngạc nhiên hỏi: - Thiếu gia vui gì thế?
Vĩnh Dạ lắc đầu, nhớ lại năm xưa Đoan Vương bảo vị họa sư này vẽ lại dấu tay của mẫu thân trên mặt ông. Sao có thể nói chuyện này cho Nhân Nhi? Vĩnh Dạ cố nín cười tiếp tục xem kịch, ánh mắt len lỏi qua từng người, không thấy Tường Vi, còn đang kinh ngạc thì đã thấy một vị công tử.
Vị công tử đó mặc áo bào rộng mà lục nhạt, nước da như ngọc, tuổi chưa quá mười lăm, mười sáu, tay cầm một cái quạt ngồi rất tự đắc. Y phục không hẳn hoa lệ, nhưng thắt lưng lại đeo một miếng ngọc bội phỉ thủy khắc hình phượng. Vĩnh Dạ nhướng mày, miếng ngọc bội giá trị liên thành, ở trên người này đúng là hơi lạ, bất giác nhìn lâu hơn một chút.
Vị công tử đó hình như cũng cảm thấy có người nhìn mình, cằm hơi hếch lên, ánh mắt đưa về phía này, toát lên ngạo khí khó nói thành lời. Thấy một người đeo khăn che mặt không nhìn rõ dung nhan thì bất giác cau mày. Một người ăn vận kiểu thư sinh đứng cạnh chàng thì thầm vài câu, vị công tử đó nhướng mày lên, ánh mắt nhìn về phía Vĩnh Dạ có thêm chút kinh ngạc và thở dài. Vĩnh Dạ biết chàng coi thường mình, trốn trong tấm voan cười thầm. Cảm giác rất nhạy cảm, cũng là người biết võ công. Người tới đây hôm nay không phải tất cả đều nhắm vào hội thi thơ này.
Đang nghĩ ngợi thì có người ngồi xuống bên cạnh. Mặt mũi Tường Vi đỏ bừng, thở hồn hển: - Suýt nữa thì không kịp, đều tại A Ngọc, không chịu gọi muội dậy!
Nhân Nhi ngoan ngoãn mang trà tới, Tường Vi nhấp một ngụm. Thấy Vĩnh Dạ không lên tiếng, bực mình kéo áo chàng: - Muội đang nói chuyện với huynh đấy.
Vĩnh Dạ lúc này mới uể oải nói: - Tường Vi sắp có đối thủ rồi.
- Ai?
- Vị công tử mặc lục bào. À, tiểu thư mới đúng, dung mạo không thua muội đâu.
Chỉ sau câu nói ấy, hai mắt Tường Vi đã liếc nhanh như phi đao, đụng ngay phải ánh mắt cao ngạo của vị tiểu thư lục bào mặc nam trang, bất giác tò mò: - Sao Vĩnh Dạ ca ca biết đó là nữ?
- Biết là biết thôi, chẳng vì sao cả. - Ánh mắt của Vĩnh Dạ lại liếc về phía thắt lưng của vị tiểu thư mặc nam trang kia, hài lòng nghĩ, hôm nay mình không cần nhọc công nữa rồi, đã có người tranh nổi bật rồi đây.
Tường Vi thấy nữ công tử đó tuy tuổi còn nhỏ nhưng dáng vẻ không thua kém gì mình. Thanh tú xinh đẹp, cả người toát lên khí chất đoan trang mà mình cả ngày bị phụ thân mắng là không có, thấy Vĩnh Dạ khen nàng ta thì trong lòng vô cùng khó chịu. Lúc này thấy vị nữ công tử đó cũng đang thăm dò Vĩnh Dạ, bèn hù một tiếng: - Nữ cải nam trang con ra thể thống gì! Dám đối đầu với bổn Quận chúa, lát nữa sẽ cho ngươi biết sự lợi hại của ta. - Dứt lời nàng dịu dàng nói với Vĩnh Dạ - Huynh hứa với muội, nhất định phải giúp muội áp đảo ả ta.
Vĩnh Dạ phì cười gật đầu, nữ nhân xinh đẹp mà ở cùng với nhau thì vở kịch này ngày càng thú vị.
Cuộc thi đang trở nên hào hứng, Trương Liên Thảo cười nói: - Cuộc thi hôm nay thật lắm nhân tài, lão hủ vừa được Vương gia ột đề mới, không vịnh xuân tả cảnh, mà đề tài là thi khách.
Một thư sinh đứng lên lắc đầu ngâm nga: Trong tuyết lạnh mai tàn. Cành liễu đón gió xuân. Kinh đô mùa xuân mới.
Khách nhân chừng nào về?
Tiếng vỗ tay vang lên, lại có người đứng lên đối đáp.
Vĩnh Dạ nghiêng đầu thì thầm vào tai Tường Vi, Tường Vi mỉm cười đứng lên: - Bổn Quận chúa cũng có một bài thơ: Cỏ cây biết xuân mãi chẳng về. Trăm ngàn hồng tía đấu sắc xuân. Ngựa sắt chiến trường Tán Ngọc Quan, đón khách xa từ Trần quốc tới!
Bài thơ vừa thốt ra, chúng nhân nhất tề khựng lại. Trương Liên Thảo há hốc miệng, không biết nên bình phẩm thế nào. Bài thơ này không đúng về vần điệu, cũng không hoàn chỉnh, hai câu trước còn được, câu sau khen bên mình thắng trận, Trần quốc cúi đầu sai sử thần tới kinh đô nghị hòa. Nói nàng không đúng cũng tức là nói triều đình không đúng, mà nói nàng làm thơ giỏi thì lại không thực sự là giỏi.
Tường Vi thấy xung quanh đều á khẩu, Hựu thân vương thì cười khổ, thế là mỉm cười tươi tỉnh leo lên hoa đài, giơ tay định lấy thúy bội.
Bỗng một bóng áo xanh lướt qua, một cây quạt đè lên tay nàng, đó chính là vị nữ công tử cải nam trang. Giọng nàng ta như gió xuân, mang theo một chút hơi lạnh: - Quận chúa chờ chút, tại hạ cũng có bài thơ.
Tường Vi bực mình, hất cằm lên: - Ta không tin ngươi có thể thắng được bổn Quận chúa!
Vị nữ công tử đó đứng trên đài, liếc mắt nhìn Vĩnh Dạ, thong thả nói: - Kinh đô phong quang, chim loạn ngữ. Trần quốc khói sóng, xuân vỗ bờ.
Thúc ngựa còn hận gió Bắc nhanh, tiễn chàng qua ải Tán Ngọc Quan.
Bài thơ đọc xong, dưới đài vang lên tiếng ồn ào huyên náo. Bài thơ này đuổi hình bắt bóng, lại có vế đối hoàn chỉnh, rõ ràng là muốn nói Trần quốc phong quang không kém gì An quốc, câu sau lại còn có ý châm biếm quân ta giữ quan ải thì dễ, vượt khỏi quan ải thì khó, muốn bước vào đất đai Trần quốc chẳng phải chuyện dễ dàng.
- Gian tế của Trần quốc? - Có người hô to.
Mặt Lý Thiên Hựu nghiêm lại. Đã có thị vệ nhảy ra, rút đao chỉ người đó: - Bắt lấy hắn!
Trong đám người nhanh chóng có mấy kẻ bảo vệ vị nữ công tử kia, đánh nhau với thị vệ, hoa viên của Vương phủ phút chốc trở thành chiến trường.
Đoan Vương thị vệ vẫn đứng bất động, ôm đao lo bảo vệ Vĩnh Dạ, Vĩnh Dạ ngồi yên tiếp tục xem kịch. Tường Vi thì bất chấp tất cả lao lên trước đánh đấm xả giận.
Lý Thiên Hựu lẳng lặng quan sát, nỗi nghi hoặc trong lòng dấy lên.
Vĩnh Dạ liếc nhìn Lý Thiên Hựu, thầm khâm phục sự trấn tĩnh của y. Thấy võ công của đám nguời đó tuy cao nhưng không đông bằng người của Vương phủ, nếu cứ tiếp tục như thế thì sao có thể đánh lạc hướng chú ý của Lý Thiên Hựu? Ánh mắt Lý Thiên Hựu ngoài việc thi thoảng liếc về chỗ giấu thuốc thì không hề rời khỏi hoa viên. Vĩnh Dạ liền nhìn gian nhà tranh ở góc hoa viên, ho khẽ một tiếng cáo từ: - Vĩnh Dạ ở lại cũng không giúp được Đại điện hạ, xin về phủ trước.
- Các vị cẩn thận hộ tống Thế tử về phủ nhé! - Lý Thiên Hựu vội vàng nói, ánh mắt lướt qua góc Vương phủ, thấy không có động tĩnh gì lại nhìn chằm chằm đám người Trần quốc đang chiến đấu.
Tại sao trong thi hội lại có người nước Trần? Chẳng lẽ là muốn thu hút ánh mắt y, tiện bề cướp giải dược? Khóe miệng Lý Thiên Hựu nhếch lên một nụ cười. Nơi giấu thuốc đã có thuốc độc Nguyệt Phách rải, lại có cao thủ trong Vương phủ canh gác, xông vào thì sẽ không ra được nữa. Y bình thản nhìn mấy người Trần quốc bị thị vệ giáp công, không hề ra tay.
Vĩnh Dạ đã có lớp mạng che chắn nên không lo Lý Thiên Hựu để ý tới ánh mắt mình, nhìn Lý Thiên Hựu cười thầm, người trộm thuốc sẽ không xuất hiện ở nơi giấu thuốc đâu. Chỉ có điều... Vĩnh Dạ nhìn về căn nhà tranh ở góc hoa viên, ngồi lên ghế mềm định ra về.
Vị nữ công tử đó quát to một tiếng, lao về phía Vĩnh Dạ.
Lý Thiên Hựu thất kinh, ra tay nhanh như gió.
Với công lực của y thì muốn chặn trước nữ công tử đó không hề khó khăn, Vĩnh Dạ thì sợ hãi ngã từ trên ghế xuống, lăn lông lốc tới bên nữ công tử bị nàng ta dùng quạt chặn lại, ho không ngớt.
- Trần quốc bại binh, đang đàm phán nghị hòa với nước ta, các vị không biết hậu quả sao? - Lý Thiên Hựu nóng ruột, đã gần bắt được người rồi còn để xảy ra cớ sự. Bổn ý của y là muốn khiến hắc y nhân thừa lúc hỗn loạn đi cướp giải dược, nhân cơ hội đó bắt luôn. Không ngờ lại khiến người nước Trần trà trộn vào hội thi thơ của Vương phủ, lại còn bắt Vĩnh Dạ làm con tin. Lúc này nếu Vĩnh Dạ có mệnh hệ gì thì y biết ăn nói với Đoan Vương thế nào? Y lạnh lùng lên tiếng hỏi, trên gương mặt anh tuấn đã bao phủ bởi một lớp băng lạnh.
Tường Vi sợ hãi bỏ mặc đám thị vệ người Trần xông tới, nhưng vì Vĩnh Dạ đang nằm trong tay nữ công tử kia nên không dám vọng động, chỉ to giọng quát: - Ngươi mà làm chàng bị thương, ta sẽ bắt ngươi đền mạng!
Vị nữ công tử đó thả Vĩnh Dạ ra, phủi tay áo, nói: - Dừng tay!
Cuộc chiến dừng lại, chúng nhân nghi hoặc giây lát, vị nữ công tử đó mỉm cười: - Ngọc Tụ bái kiến Hựu thân vương. Chỉ tại bất bình với Quận chúa ra lời sỉ nhục nước ta nên mới làm thơ phản kháng. Nếu nói tới việc lưỡng quốc đang đàm phán nghị hòa, An quốc lại coi thường Trần quốc như thế thì Ngọc Tụ không biết nghị hòa còn ý nghĩa gì?
Lý Thiên Hựu bất giác giật mình, nhìn nàng chăm chú, trong lòng vô cùng kinh hãi, người đó là công chúa Ngọc Tụ của Trần quốc.
Đương kim thiên hạ có tứ mỹ nổi danh: An quốc có Tường Vi quận chúa, Tề quốc có Lạc Vũ công chúa, Trần quốc có Đại Giả An gia Tứ tiểu thư, và một vị nữa là Ngọc Tụ công chúa mới mười sáu tuổi của Trần quốc.
Nghe đồn vị công chúa này xinh đẹp vô cùng, văn võ song toàn tâm tư cẩn mật, lại cực kỳ cao ngạo. Tường Vi lên tiếng sỉ nhục nước Trần trước, với bản tính của Ngọc Tụ thì làm gì có chuyện nhịn nỗi nhục này? Nghĩ tới đây, Lý Thiên Hựu ngượng ngùng cười: - Thi văn hội hữu, khó tránh có lúc không phục nhau, ban nãy chỉ là hiểu lầm. An, Trần hai nước ngừng chiến nghị hòa, để bách tính tránh khỏi cuộc chiến hỏa, đó mới là đại sự hàng đầu.
Hựu thân vương đã lên tiếng, Trương Liên Thảo cũng ho khan một tiếng rồi cười: - Chỉ là hiểu lầm thôi, thi hội tiếp tục!
Chúng nhân đều biết đoàn sứ thần nước Trần đã tới kinh đô, thấy công chúa Ngọc Tụ xinh đẹp trong lời đồn cũng tới hội thi coi náo nhiệt thì vừa tò mò, vừa chăm chỉ làm thơ để lấy lòng người đẹp.
Thơ hay không dứt.
Thế tử thứ lỗi ban nãy khẩn cấp quá, chỉ muốn dừng cuộc đấu. Thế tử không sao chứ? - Ngọc Tụ dịu dàng xin lỗi, vươn tay định đỡ Vĩnh Dạ dậy.
Tường Vi lập tức đẩy nàng ra, thấy Vĩnh Dạ nằm trên mặt đất ho khù khụ thì đau lòng hỏi: - Vĩnh Dạ ca ca không sao chứ?
Vĩnh Dạ lắc đầu, leo lên ghế định đi.
Lý Thiên Hựu biết rõ Vĩnh Dạ bị mất mặt giữa đám đông, lại bị lạnh nhạt, cảm thấy có lỗi nên giữ cái ghế lại, dịu giọng nói: - Vĩnh Dạ, đây là công chúa Ngọc Tụ của nước Trần. - Giọng y rất khẽ, chỉ nói ình Vĩnh Dạ nghe, nghĩ bụng Vĩnh Dạ có lẽ là người biết nặng nhẹ, có thể thông cảm ình. Nếu vì Vĩnh Dạ mà khiến hai nước nghị hòa thất bại thì đúng là họa lớn.
Ai ngờ Vĩnh Dạ ho khan một tiếng, cười khẽ: - Chỉ là một nàng công chúa của nước bại trận dưới tay phụ vương thôi mà.
Cáo từ.
Giọng Vĩnh Dạ cũng rất khẽ, nhưng tiếng nào cũng lọt vào tai Ngọc Tụ.
Nàng vốn tưởng rằng mình nhẹ nhàng xin lỗi là được, Vĩnh Dạ có lẽ cũng thông cảm, không ngờ lại bị sỉ nhục, gương mặt lập tức trắng bệch, hếch cằm lên giễu cợt: - Đoan Vương anh vũ, thật đáng tiếc!
Lý Thiên Hựu cau mày, vị công chúa Trần quốc này đúng là vô cùng ngạo mạn, chẳng trách Vĩnh Dạ lại nổi nóng.
- Vĩnh Dạ ca ca, muội đưa huynh hồi phủ nhé! - Tường Vi thận trọng nói.
Vĩnh Dạ nhìn về chỗ giấu thuốc trong Vương phủ, cười nói: - Hôm nay tường vi đang nở rất đẹp, hái cho ta một bông đi.
Chiêu này của Vĩnh Dạ khiến Tường Vi ngơ ngác, lời vừa mới dứt, Tường Vi đã chạy ra hoa viên ngắt một đóa hoa. Khi quay lại, Vĩnh Dạ đã đi rồi.
Tường Vi bực bội, trút hết giận dữ lên người Ngọc Tụ, giơ tay chặn nàng ta lại: - Cô dám sỉ nhục chàng, rút kiếm! Không thì lại nói An quốc chúng ta bắt nạt cô.
- Tường Vi, đừng quậy nữa! Đưa công chúa về dịch quán! - Thiên Hựu chặn Tường Vi lại. Ngọc Tụ đã hiển lộ thân phận, không dám gánh tội danh phá hoại quá trình nghị hòa của hai nước, trong lòng cho dù có giận đến đâu cũng chỉ đành nhường nhịn Tường Vi.
Ngọc Tụ cười nhẹ, chắp tay chào, giọng nói đầy thâm ý: - Kẻ sỉ nhục nước ta đâu phải giẫm xuống chân! - Nói rồi phất tay áo bỏ đi.
Tường Vi tức giận tột cùng, chỉ mặt Hựu thân vương: - Uổng công Vĩnh Dạ coi huynh là huynh đệ! Muội không thèm tới Vương phủ của huynh nữa! - Nói rồi giận dữ bỏ đi.
Lý Thiên Hựu bất lực vỗ ngực, sao mọi chuyện xảy ra ngày hôm nay lại khác xa với kế hoạch thế? Nơi giấu thuốc chẳng có động tĩnh gì, lại xuất hiện một nàng công chúa Trần quốc tới quậy phá, vị công chúa này đơn thuần là ham vui hay còn có mục đích gì khác? Chẳng lẽ hắc y nhân hôm đó là do Trần quốc phái tới?
Còn đang suy ngẫm chưa ra đầu cua tai nheo gì thì Nguyệt Phách đã vội vàng tới bẩm báo: - Vương gia, thuốc bị lấy trộm rồi!
Ánh mắt Lý Thiên Hựu tối đi, nhìn nơi giấu Cửu chuyển hoàn hồn thảo.
Nguyệt Phách ngượng ngùng nói: - Trộm... từ nhà tranh của tôi. Lý Thiên Hựu ngạc nhiên nói: - Kẻ nào có thể vào nhà tranh của ngươi như vào chốn không người? Nên biết rằng người bình thường mà vào đó chắc chắn sẽ bị thảo dược làm cho hôn mê.
Nguyệt Phách lắc đầu nói: - Phàm những người nội công thâm hậu, chỉ cần nín thở thì sẽ không chịu ảnh hưởng của thảo dược. Kẻ đó chắc chắn còn có đồng bọn!
- Tên trộm thật thông minh, giảo hoạt! - Lý Thiên Hựu cười lớn, vỗ vai Nguyệt Phách nói - Không trách được ngươi, tại ta coi thường hắn quá, gom hết thuốc ở dược đường mà quên mất rằng ngươi cũng có giải dược.
Cững chính khi Ngọc Tụ công chúa tấn công Vĩnh Dạ, mình đã rời mắt khỏi căn nhà tranh. Chẳng lẽ lúc đó đã bị người ta trộm thuốc? Hắc y nhân bị trúng độc chắc chắn sẽ không dám xông vào nhà tranh. Hắn còn có đồng bọn, liệu là do ai sai khiến nhỉ?
Ảnh Tử nhìn Vĩnh Dạ uống Cửu chuyển hoàn hồn thảo, rồi lại thổ ra máu, thấy máu đã chuyển sang màu đỏ tươi mới an tâm hơn. Ông nghi hoặc hỏi: - Sao ngươi biết thi hội sẽ có đại loạn?
Vĩnh Dạ lau vệt máu trên miệng đi, cười nói: - Có tôi ở đó, không loạn thì cũng loạn. - Vĩnh Dạ móc viên ngọc bội phỉ thúy trong ngực ra đưa cho Ảnh Tử nhìn - Người có viên ngọc này, tôi nhớ chỉ có thể là công chúa nước Trần. Tôi không thể tùy tiện sử dụng công lực, nhưng nhãn lực thì vẫn tốt.
Vĩnh Dạ đã biết không biết bao nhiêu bí mật của nước khác tại thư phòng của Đoan Vương, miếng ngọc này vô cùng đặc biệt, chỉ liếc qua là đã nhận ra, cố ý dùng bài thơ xuyên tạc ấy để Tường Vi kích nộ công chúa Ngọc Tụ, nhân tiện lăn tới chỗ Ngọc Tụ để nàng uy hiếp mình như ý nguyện, Lý Thiên Hựu không muốn lo cũng không được. Đương nhiên, nhân tiện lấy luôn miếng ngọc này.
Ảnh Tử lẩm bẩm: - Cũng may mà ta không phải kẻ địch của ngươi. Tính toán vô cùng chuẩn xác, không tiếc làm tổn thương hòa khí của hai nước, ngươi độc lắm.
Vĩnh Dạ bình thản nói: - Mạng tôi đã sắp mất rồi, còn quan tâm tới những việc đó sao? Vả lại, hai nước đang đàm phán, thi hội của Hựu thân vương xảy ra chuyện này, chắc chắn hắn sẽ cố gắng để vãn hồi. Cho dù bảo hắn phải dập đầu tạ tội, tôi nghĩ chắc hắn cũng không dám cau mày. Có điều, Ảnh Tử thúc thúc, nếu không có sự giúp đỡ của người thì không dễ lấy được giải dược vào tay đâu.
Lưng Ảnh Tử càng trĩu xuống hơn. Ông chầm chậm đi ra ngoài, lắc đầu thở dài: - Nếu ngươi chịu tin Nguyệt Phách thì đâu đến nỗi gây ra động tĩnh lớn đến thế?
Vĩnh Đạ sửng sốt, lòng thấy cay đắng. Nguyệt Phách ở trong phủ để giúp Hựu thân vương, nhất định là do sơn cốc phái tới, sao mình có thể dễ dàng tin? Để y biết mình nửa đêm thăm dò phủ Hựu thân vương? Từ miệng Tường Vi biết được nơi ở của Nguyệt Phách, Vĩnh Dạ đã ngay lập tức từ bỏ ý định tìm Nguyệt Phách để xin giải dược.
Giải được độc rồi, nhưng nguyên khí bị tổn thương. Vĩnh Dạ mệt mỏi nằm trên giường, nhắm mắt nhớ lại gương mặt của Nguyệt Phách năm xưa.
Vĩnh Dạ lôi miếng ngọc bội ra ngắm nghía, đây là vật thiết thân của công chúa Ngọc Tụ, Vĩnh Dạ không muốn bỏ qua bất cứ thứ gì có thể lợi dụng được. Lấy nó rồi thì sẽ phải trả. Vĩnh Dạ ngồi dậy mở cái rương ra, tìm kiếm rất lâu mới thấy một miếng phỉ thúy có chất liệu gần giống, rồi cầm dao ngồi dưới ánh đèn tỉ mẩn khắc gọt.