Love is one long sweet dream, and marriage is the alarm clock.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Pavel Xudoplatov
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: Những Chiến Dịch Đặc Biệt
Dịch giả: Nguyễn Văn Thảo
Biên tập: sach123
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 73 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1895 / 18
Cập nhật: 2016-02-08 22:14:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
2. Sống Mái Với Oun
ăm 1933 cô Kulinich, sĩ quan, chịu trách nhiệm theo dõi tác chiến và đấu tranh với người Ucraina sang phương Tây, đưa đơn xin xuất ngũ vì lý do sức khoẻ. Biết tôi quê ở Ucraina và có kinh nghiệm làm việc trong các điều kiện địa phương, Artuzov đề cử chức vụ này cho tôi. Đến thời gian này Emma cũng đã chuyển về Moskva và được phân công về Phòng chính trị mật. Từ năm 1934 trong nhiệm vụ của cô có cả công tác với mạng lưới chỉ điểm viên trong Hội nhà văn vừa thành lập và giữa giới trí thức sáng tạo. Sau vụ sát hại bi thương nhà ngoại giao Xô viết Mailov ở Lơvov gây ra bởi tên khủng bố OUN Lemec năm 1934, chủ tịch OGPU Menjinxky ra sắc lệnh soạn thảo kế hoạch hành động ngăn chặn các hành động khủng bố của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina. GPU Ucraina báo tin rằng đã cấy được vào tổ chức quân sự bí mật của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina lưu vong một điệp viên tin cẩn của mình - Lebed. Đó là một thành công lớn.
Xlutsky, lúc ấy đã là trưởng phòng Cục đối ngoại, đề nghị tôi trở thành cộng sự mật làm việc ở nước ngoài. Thoạt đầu điều đó đối với tôi có vẻ phi thực, bởi vì tôi không có kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài và tôi không biết gì về các điều kiện sống ở phương Tây. Thêm nữa kiến thức tiếng Đức mà tôi phải cần đến ở Đức và Ba Lan nơi sẽ làm việc, là bằng số không.
Nhưng tôi càng nghĩ thêm về đề nghị này thì nó càng trở nên quyến rũ với tôi hơn. Và tôi đã đồng ý. Sau đó lập tức tôi bắt tay vào học tiếng Đức cấp tốc - các buổi học diễn ra tại điểm hẹn mỗi tuần năm lần. Các thanh tra đầy kinh nghiệm cũng dạy tôi các đòn đánh giáp lá cà và sử dụng vũ khí. Đặc biệt có lợi đối với tôi là những cuộc gặp gỡ với phó phụ trách Cục đối ngoại OGPU-NKVD Spigelglaz. Ông có kinh nghiệm lớn làm việc ở ngoại quốc với tư cách nhân viên mật - ở Trung Quốc và Tây Âu. Vào đầu những năm 30 tại Paris, “mái che” của ông là cửa hàng chuyên bán mực nằm gần Monmartr.
Sau tám tháng huấn luyện tôi đã sẵn sàng cho chuyến công cán nước ngoài đầu tiên của mình có Lebed tháp tùng, “đại diện chính” của OUN ở Ucraina, trong thực tế là điệp viên ngầm của chúng ta trong suốt nhiều năm. Từ năm 1915 đến 1918 Lebed ngồi tù cùng với Konovalets gần Saritsưn. (Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất Lebed và Konovalets cùng chiến đấu với tư cách sĩ quan quân đội Áo-Hung chống nước Nga tại mặt trận Tây Nam trong biên chế của cái gọi là quân đoàn “những tay súng Xetrev”.) Trong nội chiến ông trở thành phó của Konovalets và chỉ huy sư đoàn bộ binh đánh nhau với các phân đội Hồng quân ở Ucraina. Sau cuộc rút lui của Konovalets sang Ba Lan năm 1920, Lebed được y phái về Ucraina để tổ chức mạng lưới bí mật của OUN. Nhưng ở đây ông bị bắt. Sự lựa chọn trước ông ta rất đơn giản: hoặc làm việc cho chúng ta hoặc chết.
Đổi với chúng tôi Lebed trở thành nhân vật chủ chốt trong cuộc đấu tranh với bọn thổ phỉ tại Ucraina vào những năm 20. Thanh danh của ông trong các giới dân tộc chủ nghĩa ở ngoại quốc vẫn cao như cũ: Konovalets xem người đại diện của mình như một người có năng lực tiến hành công tác chuẩn bị để cướp chính quyền cho OUN ở Kiev trong trường hợp có chiến tranh. Từ Lebed người chúng ta cho phép đi ra phương Tây trong những năm 20 và 30 theo các kênh bí mật, chúng tôi mới rõ rằng, Konovalets ấp ủ các kế hoạch chiếm Ucraina trong cuộc chiến tương lai. Tại Berlin Lebed gặp đại tá Alexander, tiền nhiệm của đô đốc Wilhem Canaris trên cương vị người lãnh đạo cơ quan tình báo nước Đức đầu những năm 30, và qua hắn biết Konovalets đã hai lần tiếp kiến Hitler, kẻ đã đề nghị để một số đồng đảng của Konovalets trải qua khoá huấn luyện tại trường đảng Quôc xã ở Laixich.
Tôi ra nước ngoài như “cháu” của Lebed, kiểu như để giúp ông ta trong công việc. Vợ tôi được chuyển sang Cục đối ngoại NKVD để thông qua cô, tôi có thể giữ liên lạc với Trung tâm. Cô tiếp tục đóng vai một nữ sinh viên từ Genève, điều cho phép cô thỉnh thoảng gặp gỡ các điệp viên ở Tây Âu. Với mục đích đó cô đã trải qua một khoá học chuyên môn. Lebed không biết là còn một điệp viên nữa, Poluvedko, đại diện chính của Konovalets tại Phần Lan, làm việc cho chúng ta. Ông ta mang hộ chiếu giả ở Helsinki, tổ chức các liên lạc giữa bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina lưu vong và tổ chức bí mật của chúng ở Leningrad. Bọn OUN giấu các tài liệu của mình ở Leningrad, trong thư viện danh tiếng mang tên Santưcov- Sedrin. Dù là chúng tôi biết điều đó, nhưng chúng chỉ phát hiện ra chúng sau kết thúc thế chiến II, năm 1949.
Tôi sang Helsinki có Lebed tháp tùng. Lebed chuyển tôi cho Poluvedko trông nom và lập tức quay về Kharkov qua Moskva. Poluvedko, không biết gì về công việc thật sự của tôi, thường xuyên gửi các báo cáo về tôi cho NKVD thông qua Zoia Voxkrexenxkaia-Rưbkina, người chịu trách nhiệm liên lạc với ông ta.
Tôi cần cho Trung tâm biết rằng với tôi mọi chuyện đều ổn, và như đã quy ước từ trước, tôi viết thư cho “cô gái” của mình, sau đó xé nhỏ và ném vào sọt đựng rác. Đóng vai trợ lý bất đắc dĩ của tôi, Poluvedko gom các mẩu vụn và chuyển chúng cho Zoia. Còn ở một giai đoạn nào đó Poluvedko nói chung đã đề nghị thủ tiêu tôi, điều ông đã yêu cầu trong một báo cáo, nhưng rất may, quyết định vấn đề này không phụ thuộc vào ông ta. Tại Phần Lan (muộn hơn là tại Đức) tôi sống một cách khá buồn chán: tôi không có tiền túi, và tôi liên tục chịu đói. Poluvedko chi cho tôi tất thẩy chỉ mười Mác Phần Lan mỗi ngày, khó lắm mới đu cho một bữa trưa - trong khi cần để lại một đồng xu đến tối cho máy tính gas, nếu không, hệ thống sưởi ấm và bếp gas sẽ không hoạt động. Zoia Rưbkina và chồng cô Boris Rưbkin, điệp viên tại Phần Lan, lãnh đạo hoạt động tình báo của tôi ở tại đây, đem buterbrod và sôcôla đến các cuộc gặp gỡ bí mật giữa chúng tôi mà lịch biểu đã được quy ước trước khi tôi rời khỏi Moskva. Trước khi chia tay họ xem kỹ vật dụng trong các túi của tôi để tin chắc rằng tôi không lấy theo thức ăn gì: vì điều đó có thể làm đổ bể “trò chơi” của chúng tôi.
Sau hai tháng chờ đợi, các liên lạc của Konovalets đã đến Helsinki-Gribivxky (“Thủ tướng”) từ Praha và Andrievxky từ Brussels. Chúng tôi đi sang Stokholm bằng tàu thuỷ.
Khi xuống tàu tôi nhận được hộ chiếu với họ tên Nicols Baravskas do cơ quan đặc biệt Litva cấp theo đề nghị của lãnh đạo OUN. Khi đến Stokholm, người ta gom tất cả các hành khách vào nhà ăn, và hầu bàn bắt đầu phát các hộ chiếu đã qua kiểm tra cửa khẩu. Thoạt đầu y từ chối trả hộ chiếu lại cho tôi, nói rằng ảnh rõ ràng là không giống. Thực sự, hộ chiếu mang tên Xtsiborxky, thành viên ban lãnh đạo Trung ương OUN, một kẻ quá khích người Ucraina, với ảnh của Xtsiborxky. Thật may, lập tức Poluvedko nổi cáu đã can thiệp, doạ gã hầu bàn và buộc y trả lại giấy tờ cho tôi. Tháng 6 năm 1936 đến Berlin, và ở đấy tôi đã gặp Konovalets, người đã hỏi tôi tất cả mọi thứ với sự hứng thú lớn. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi diễn ra ở một căn phòng nằm trong toà nhà bảo tàng dân tộc học do cơ quan tình báo Đức bố trí. Tháng 9 tôi được cử đi học ba tháng ở trường Quốc xã tại Laixích. Trong thời gian học tôi đã có điều kiện làm quen với ban lãnh đạo OUN. Dĩ nhiên, những thính giả của trường đã quan tâm đến nhân thân tôi. Thế nhưng không nảy sinh vấn đề gì với “huyền thoại” của tôi cả.
Các cuộc trò chuyện của tôi với Konovalets càng ngày càng trở nên nghiêm túc hơn. Trong kế hoạch của hắn có việc chuẩn bị các cơ quan hành chính cho một loạt tỉnh của Ucraina được dự trù giải phóng trong tương lai, thêm nữa bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina phải gia nhập vào liên minh với người Đức. Tôi biết được trong tay chúng đã có hai đội quân tổng cộng gồm gần hai nghìn người, dự tính được dùng với tư cách lực lượng cảnh sát tại Galitsưn (một phần Tây Ucraina lúc ấy còn thuộc Ba Lan) và ở Đức.
Bọn OUN tìm mọi cách lôi kéo tôi vào cuộc đấu tranh giành quyền lực đang diễn ra giữa hai băng đảng chủ chốt: “cánh già” và “cánh trẻ”. Đại diện nhóm đầu là Konovalets và Melnich phó của hắn, còn đứng đầu “cánh trẻ” là Bandera và Koxtarev. Nhiệm vụ chính của tôi là thuyết phục chúng rằng hoạt động khủng bố ở Ucraina không có lấy một chút hi vọng thành công, rằng chính quyền sẽ nhanh chóng đập tan các điểm chống cự nhỏ. Tôi kiên quyết rằng cần giữ gìn lực lượng và mạng lưới mật dự trữ cho đến khi bắt đầu cuộc chiến giữa nước Đức và Liên Xô, và trong trường hợp đó sử dụng họ ngay không chậm trễ.
Đặc biệt gây lo ngại là những mối liên hệ khủng bố của tổ chức này, nói riêng, sự thoả thuận với bọn dân tộc chủ nghĩa Croatia và sự tham gia vào vụ giết chết vua Nam Tư Alexandr và bộ trưởng Ngoại giao Pháp Lui Barta. Đối với tôi là một khám phá, rằng tất cả các tên khủng bố này đều được Abwehr (5) tài trợ. Một bất ngờ hoàn toàn đối với tôi là tin về vụ sát hại bộ trưởng Ba Lan, tướng Peratsky năm 1934 bởi tên khủng bố Ucrama Matseiko bất chấp lệnh của Konovalets và kẻ đứng sau nó là Bandera đang cạnh tranh quvền lực với Konovalets. Bandera khát khao được kiểm soát tổ chức, lợi dụng lòng thù địch tự nhiên của người Ucraina đối với Peratsky, kẻ chịu trách nhiệm vì những cuộc thanh trừng thiểu số người Ucraina tại Ba Lan. Konovalets kể với tôi rằng, đến thời gian ấy giữa Ba Lan và Đức đã ký kết hiệp ước hữu nghị, vậy nên trong bất kỳ trường hợp nào người Đức cũng không tổ chức những hoạt động thù địch đối với Ba Lan. Tên ám sát, Matseiko, đã trốn thoát.
Chuyện xảy ra như sau. Matseiko dự định giết Peratsky, cho lựu đạn nổ, nhưng không hiểu lý do gì nó không nổ, và hắn đã bắn viên tướng Ba Lan. Lập tức một đám người lao tới hắn. Matseiko kịp nhảy qua chiếc tàu điện đang đi phía trước chặn ngang hắn với những kẻ truy đuổi, chạy vào cổng ngôi nhà đầu tiên, trèo lên tầng bảy, ở đấy hắn cởi bỏ áo choàng và mũ, vứt súng lục, và không còn nhận ra được, ung dung bước ra đường phố. Phản gián Ba Lan tố chức phục kích tại tất cả các điểm hẹn của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina ở Varsava, nhưng hắn đã không xuất hiện ở một điểm hẹn nào. Hắn qua đêm với bạn gái Tremerinxcaia, cũng là một cô ả khủng bố người Ucraina. Chính ả đã tổ chức vụ chạy trốn của hắn qua dãy Karpat sang Tiệp Khắc, lợi dụng các mối quan hệ của mình với cảnh sát Tiệp.
Tại Tiệp Khắc OUN có sự giúp đỡ đáng kể từ phía chính quyền tổng thống Benes có các mối quan hệ riêng với Konovalets từ thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Thế nhưng khi OUN “vượt khỏi tầm kiểm soát” của chính quyền và thực hiện vụ giết Peratsky, những quan hệ này trở nên xấu đi.
Bất kể lời phát biểu đầy diễn cảm của Bandera trên toà bào chữa sự nghiệp của dân tộc chủ nghĩa Ucraina, hắn và những kẻ cầm đầu khác vẫn bị tuyên án treo cổ. Thế nhưng áp lực của Đức lên chính quyển Ba Lan cuối cùng đã cứu được sự sống của chúng. Bản án tử hình được thay bằng nhà tù. Sau khi chiếm Ba Lan người Đức lập tức thả Bandera. Và giữa hai băng đảng dân tộc chủ nghĩa Ucraina sôi sục một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Trong giao tiếp với các đồng nghiệp của mình cùng trường đảng quốc xã tôi xử sự tuyệt đối tự tin và độc lập: vì tôi đại diện bộ phận đầu não tổ chức mật của chúng ở Ucraina, trong khi đó chúng chỉ là những kẻ di tản tồn tại nhờ sự bố thí của người Đức. Tôi có quyền đặt tối hậu thư lên các đề nghị của chúng, bởi tôi thực hiện chỉ dẫn của “chú” mình “Vuico”. Nếu tôi không thích gì các phát biểu của chúng, chỉ cần nói đơn giản: “Vuico không cho phép!” - là đủ.
Chính bằng cách đó tôi phủ định đề nghị về cuộc gặp gỡ của tôi với đại tá Lakhuzen từ bộ tham mưu Abwehr. Tiếp xúc trực tiếp với tình báo Đức là mạo hiểm, bởi vì bọn Đức có thể cố ép buộc tôi cộng tác. Hết lần này đến lần khác tôi cứ phải nhắc lại những phản đối của mình về cuộc gặp gỡ với ai đó từ Abwehr.
Có lần khi chúng tôi đi dạo cùng Konovalets, một thợ ảnh lại gần và chụp chúng tôi, trao phim cho Konovalets, người đã trả hai Mác vì nó. Tôi bực mình. Đã rõ rằng nhóm thân cận của Konovalets ở Berlin muốn có ảnh tôi trong hồ sơ, để sau này khi chúng cần đến, chúng có thể tìm ra tôi. Ngay đó, trên đường phố, tôi đã phản đối thẳng thừng với Konovalets. Hẳn là một sai lầm không thể dung thứ, nếu bức ảnh như thế rơi vào tay bọn Đức, tôi nói không một chút ngờ vực đó chính là mục đích thực sự của hắn. Konovalets đã tìm cách trấn an tôi. Theo lời hắn, chăng có gì đáng kể trong việc một thợ ảnh rong nào đó đang kiếm sống sau đó chụp hai chúng ta dạo chơi trên đường phố Berlin cả.
Sau đó tôi khẳng định được mình đã đúng. Trong những năm chiến tranh, XMERS (6) tóm được hai tên thám báo ở Tây Ucraina, một tên có bức ảnh này. Khi người ta hỏi hắn cần gì bức ảnh, hắn đáp: “Tôi không biết người đó là ai, nhưng chúng tôi nhận được mệnh lệnh thủ tiêu y".
Tôi đã chiếm được lòng tin của Konovalets, khi chuyển cho hắn nội dung một cuộc nói chuyện bí mật. Có lần Koxtarev và thêm mấy tên dân tộc chủ nghĩa Ucraina trẻ, dự thính trường đảng Quốc xã nói rằng Konovalets đã quá già để lãnh đạo tổ chức, và nên sử dụng hắn ta như một nhân vật bài trí thôi. Khi chúng hỏi ý kiến tôi, tôi đáp giận dữ:
- Các cậu có tư cách gì mà đề nghị một điều như thế? Tổ chức chúng ta không chỉ tin tưởng hoàn toàn vào Konovalets, mà còn thường xuyên nhận được sự ủng hộ của ông, và trước khi tôi đến đây chúng tôi nói chung chả nghe thấy gì về các cậu.
Khi tôi kể với Konovalets, mặt hắn trắng bệch ra. Sau đó Koxtarev bị thủ tiêu, tôi nghĩ rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Trung tâm đã quyết định rằng, khi tôi vừa sang Đức, tôi cần thể hiện sự độc lập hoàn toàn và không giữ bất kỳ mối liên lạc nào với cơ sở điệp viên và những cán bộ mật. Konovalets che chở tôi và thường đến thăm: hai người thường dạo ngoài phố. Có lần hắn còn đưa tôi đến xem vở diễn trong nhà hát opera Berlin, nhưng nói chung ở đấy trò tiêu khiển với tôi chẳng lấy gì là nhiều. Cộng đồng Ucraina rất nghèo, và không có chuyện cho phép mình sự xa xỉ nào đó. Nếu người ta mời anh đến uống trà, thì theo lệ là đem đường đi. Những người Ucraina mà tôi tiếp xúc, ngây thơ cho rằng có thể giúp tài chính cho OUN nhờ thu nhập của nhà máy Gutalinov nào đó mà họ hàng của họ có ở Ba Lan. Họ đúng là khao khát cuộc chiến tranh của Đức với Ba Lan và Liên Xô như sự giải phóng khỏi ách “áp bức dân tộc”.
Konovalets đã kết gắn với tôi đến nỗi thậm chí đề nghị để tôi tháp tùng trong chuyến đi sang Paris và Vienne. Hắn nhận tiền từ bọn Đức, và điều đó cho phép hắn đóng vai thủ lĩnh của một tổ chức hùng hậu.
Tại Paris chúng tôi ở các khách sạn khác nhau. Vào thời gian chúng tôi đến, trong thành phố đang diễn ra cuộc đình công, và tất cả các hiệu ăn bị đóng cửa, nên Konovalets đưa tôi đi ăn trưa ở... Versailles, cả metro cũng không hoạt động, và chúng tôi buộc phải bắt taxi, tiện thể nói thêm, khá đắt đỏ. Tôi có ấn tượng mạnh về Paris và đến tận giờ vẫn tôn sùng nó.
Trung tâm đã được thông báo về việc tôi và Konovalets định lưu lại Paris ba tuần, và quyết định lợi dụng khả năng này, để tổ chức cho tôi gặp gỡ người đưa tin của tôi. Theo chỉ dẫn từ Moskva tôi cần đến cuộc hẹn này ở Paris và sau đó ở Vienne. Để làm điều đó tôi phải mỗi tuần hai lần xuất hiện ở góc Place De Clichi và đại lộ de Clichi vào khoảng năm và sáu giò chiểu. người đưa tin phải là người tôi biết rõ, nhưng người ta không hé tên với tôi - “nguyên tắc bảo mật” là thế, người đó có thể là bất cứ ai. Ngay trong lần xuất hiện đầu tiên tại chỗ quy ước tôi thấy... vợ mình, mặc mốt mới nhất: cô ngồi bên bàn cà phê trên phố và chậm rãi nhấp cà phê đen. Vào giây phút đó lòng tôi trào lên những tình cảm lạ lùng nhất. Bằng nỗ lực ý chí tôi mới bắt được bản thân kiểm tra có sự theo dõi nào sau tôi không, và chỉ sau việc đó mới tiến lại gần Emma. Tôi lập tức thấy rõ ngay: chỗ hẹn được chọn cực kỳ không đạt, bởi đám đông qua lại xung quanh không cho khả năng kiểm tra đăng sau mình có “đuôi” hay không.
Kinh nghiệm làm việc của tôi ở Kharkov chống điệp viên Ba Lan đã dạy tôi rằng hầu như trong mọi vụ đổ vỡ, sự lựa chọn điểm hẹn là một yếu tố quan trọng. Kìm giữ mình, bằng thứ tiếng Đức tồi tôi xin phép được ngồi xuống bên bàn. cả hai chúng tôi cực kỳ căng thẳng. Khi tôi ngồi cạnh Emma, cô hỏi mọi việc chỗ tôi có ổn không.
- Anh có giảm cân, nhưng theo em, trông có vẻ tuyệt đấy, - cô nói thêm với nụ cười. - Bộ râu cạo lần này cũng rất tuyệt.
Nhận xét này của cô rõ ràng nhắc lại rằng ở nhà, ở Nga, tôi thường cạo râu cách ngày.
Ngồi một chốc bên bàn, chúng tôi kín đáo rời đi: tiệm cà phê này quá lộ đốì với mắt người ngoài. Đi về hướng đại lộ, chúng tôi nhận thấy hai mật thám đi về phía chúng tôi. Theo bản năng, chúng tôi lập tức chuyển sang đường để tránh gặp mặt cảnh sát. Giờ đây, ngoái lại phía sau, tôi thấy điều đó thật là ngốc nghếch.
Cái khách sạn rẻ tiền nơi Emma trọ (hoàn toàn phù hợp đối vói cô sinh viên đi nghỉ hè ở Paris) chỉ cách mấy dãy nhà với điểm hẹn. Dù tôi rất sung sướng được gặp vợ cách xa gần cả năm, tôi cảm thấy sợ khủng khiếp gây cho cô dù là một chút mạo hiểm nhỏ nhất vì buổi gặp gỡ vói tôi. Chúng tôi ôm nhau, và tôi nói ngay để cô chuyển cho Trung tâm đòi hỏi của tôi: trong bất cứ hoàn cảnh nào Emma cũng không phải là người liên lạc của tôi. Tôi không phải là người định cư ở phương Tây, vậy nên tôi có thể khẳng định hoàn toàn tin chắc: tất cả mọi tiếp xúc của tôi được nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ nhất bởi tình báo của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina cũng như bọn Đức. Mà nếu phản gián của Đức hay thậm chí của Pháp có cơ sở cho rằng Emma có quan hệ với tôi, thì chắc chắn chúng sẽ bắt và hỏi cung cô. Chính vì thế tôi bảo cô nhanh chóng quay về Thuỵ Sĩ, rồi từ đó - về nhà. Tôi phải xử sự như thế để thoát khỏi mối lo toan về số phận của cô và cảm thấy bản thân được an toàn. Emma ngay đó cam đoan với tôi là cô sẽ đi Bern không chạm trễ. Tôi thông tin với cô về tình hình công việc trong các giới Ucraina lưu vong và về sự giúp đỡ đáng kể mà chúng nhận được từ nước Đức. Cô đặc biệt quan tâm đến sự chia rẽ trong nội bộ tổ chức Ucraina: tôi kể với Emma về chuyến đi với Konovalets đến Vienne và đề nghị cô không xuất hiện ở đấy với tư cách người đưa tin cạnh lâu đài Senbrunn - địa điểm ấn định cuộc gặp.
Trong thời gian chúng tôi ở Paris, Konovalets mời tôi cùng hắn đi thăm mộ Petlura chết sau thảm bại bởi các đơn vị Hồng quân chạy sang thủ đô nước Pháp và bị giết chết năm 1926. Konovalets sùng bái con người ấy, gọi y là “ngọn cờ” và “lãnh tụ yêu dấu nhất của chúng ta”. Hắn nói rằng ký ức về Petlura phải được lưu giữ. Tôi thấy dễ chịu vì Konovalets đã đưa tôi đi theo, nhưng một ý nghĩ không cho tôi yên: lúc thăm mộ có lệ đặt hoa. Trong khi đó túi tôi rỗng, mà tôi thì không thể nhắc những thứ vặt vãnh ấy với Konovalets. Điều đó hẳn đơn giản là bất nhã đối với một người có địa vị quá cao như thế, dù, về thực chất, trong trường hợp này hắn phải lo hoa chứ không phải tôi. Làm gì đây? Suốt đường đến nghĩa địa ý nghĩa này cứ dày vò tôi.
Chúng tôi đi qua nghĩa địa và dừng lại trước tấm bia khiêm tốn trên mộ Petlura. Konovalets làm dấu - tôi bắt chước hắn. Chúng tôi đứng im lặng một chốc, sau đó tôi rút khăn mùi soa trong túi ra và gói một nhúm đất từ ngôi mộ.
- Cậu làm gì vậy?! - Konovalets kêu lên.
- Tôi sẽ đưa đất này về Ucraina, - tôi đáp, - để tưởng nhớ ông, chúng ta sẽ trồng một cái cây và chăm sóc nó.
Konovalets thật hoan hỉ. Hắn ôm tôi, hôn và nồng nhiệt khen là ý tưởng tuyệt vời. Kết quả, tình bạn của chúng tôi và sự tin cậy của hắn đối với tôi càng củng cố thêm.
Konovalets kể với tôi rằng một trong số trợ lý của hắn, Gribivxky, bị nghi cộng tác với phản gián Tiệp, và đề nghị tôi gặp y và thử thăm dò hắn ta. Sau vụ bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina giết tướng Peratsky ở Varsava, người Tiệp đã nhanh chóng, trong vòng một ngày, tóm gọn tất cả các địa điểm mật của tổ chức Ucraina tại Praha và lấy đi nhiều hồ sơ do Gribivxky phụ trách. Tôi đã biết chuyện này. Bạn thân và đồng nghiệp của tôi Kaminxky trước tôi hai năm là cán bộ mật ỏ Đức, đã cố chiêu mộ Gribivxky, kiểu như nhân danh cảnh sát Tiệp, cho công việc cung cấp tin, dù thực tế là làm việc cho chúng tôi. Gribivxky, về phía mình, dự định bắt Kaminxky trong một cuộc hẹn, nhưng anh này, khi thấy sự theo dõi, để tránh bẫy, đã kịp nhảy lên chiếc tàu điện đang đi qua. Konovalets nghi ngờ hoàn toàn đúng, Kaminxky nói chung không phải là điệp viên Tiệp mà là điệp viên Xô viết, và tôi khi biết điều đó, đã kiên quyết phản đối cuộc gặp gỡ của tôi với Gribivxky, tuyên bố rằng có thể y bị người bolsevich kiểm soát (nói gì thì nói, y có thể cố tình làm ra vẻ là không tóm nổi Kaminxky), mà vì thế, tiếp xúc với y có thể làm lộ tôi và dẫn đến nhiệm vụ của tôi ở đây thất bại.
Sau khi đến Vienne tôi tới điểm hẹn quy ước từ trước nơi tôi gặp người phụ trách và thầy của tôi trong công tác ở Moskva là Zubov. Đó là nhà tình báo kinh nghiệm, và tôi luôn luôn cố nhận được nhiều tri thức nhất từ ông. Tôi thông tin tỉ mỉ với ông về hoạt động của Konovalets và báo rằng ngày mai chúng tôi dự định đi nghe opera. Zubov đã mua được vé cho đúng buổi diễn ấy - ông ngồi ngay sau chúng tôi và có thể nghe thấy tất cả những gì Konovalets nói với tôi. Ra khỏi nhà hát, tôi cố ý va vào Zubov trong đám khán giả và thậm chí xin lỗi vì đã xô phải ông. Thực chất, đó chỉ là một trò trẻ con ngốc nghếch.
Từ Vienne tôi trở lại Berlin nơi suốt mấy tháng diễn ra những cuộc đàm phán vô bổ về sự triển khai có thể lực lượng bí mật tại Ucraina trong trường hợp bắt đầu chiến tranh. Vào giai đoạn ấy hai lần tôi đi từ Berlin sang Paris, gặp gỡ các thủ lĩnh chính phủ Ucraina lưu vong.
Konovalets phòng ngừa tôi trong thái độ đối vớii những người này: theo lời hắn, không nên nghiêm túc tiếp nhận họ, bởi trong cuộc sống hiện thực không phải những vị mài mòn quần trong các hiệu cà phê Paris này, mà là tổ chức quân sự của hắn mới quyết định tất cả.
Vừa lúc “chú” Lebed của tôi, lợi dụng các mối quan hệ, thông qua Phần Lan đã gửi chỉ thị cho tôi phải quay về Ucraina. Điều đó hẳn sẽ cho tôi khả năng giữ liên lạc giữa tổ chức bí mật OUN tại Ucraina và các tổ chức dân tộc chủ nghĩa ở ngoại quốc. Konovalets thích ý tưởng này, và hắn đồng ý với việc tôi trở về Liên Xô.
Với giấy tờ giả, có Xusco, phó của Konovalets, tháp tùng (Konovalets muốn tin chắc tôi vượt qua biên giới tốt đẹp), qua Phần Lan tôi đến biên giới Liên Xô - Phần Lan. Xusco dẫn tôi đến nơi có vẻ là có thể an toàn vượt biên giới đi qua đây trên đầm lầy. Mặc dù thế, khi tôi vừa đến gần biên giới, tôi bị đội tuần tra biên phòng Phần Lan tóm gọn. Tôi bị bắt và tống giam vào nhà tù ở Helsinki, ở đấy người ta hỏi cung tôi suốt một tháng. Tôi giải thích với họ rằng tôi là người phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina và khao khát trở về Liên Xô thi hành mệnh lệnh của tổ chức (ở Phần Lan và Thuỵ Điển các hồ sơ lưu trữ của cảnh sát và phản gián được công khai trước năm 1947. Tháng 6 - 1996 người ta trao cho tôi bản sao các biên bản hỏi cung và lời giải thích của tôi trong nhà tù Phần Lan).
Cả tháng này không khí tại Trung tâm khá căng thẳng, bởi Zoia Rưbkina đã báo từ Helsinki việc trở về của tôi. Để biết chuyện gì xảy ra với tôi, Zubov và Spigelglaz đã lên biên giới. Tất cả cho rằng chắc chắn nhất là tôi đã bị Xusco thủ tiêu.
Sau ba tuần, cảnh sát Phần Lan và các sĩ quan Abwehr chuyển tới đại diện chính thức Ucraina Poluvedko bản thăm dò về một người Ucraina tìm cách sang Liên Xô. Giữa Abwehr và tình báo Phần Lan có sự thoả thuận về việc kiểm soát biên giới Xô viết - bất cứ kẻ vượt biên nào cũng đều bị họ kiểm tra. Rốt cuộc họ cũng chuyển tôi cho Poluvedko, người đã tiễn tôi đến Tallin, ở đấy người ta trao cho tôi một hộ chiếu Litva giả nữa, còn tại lãnh sự Xô viết người tra cấp một viza du lịch ngắn hạn để tới Leningrad. Lần này đi qua biên giới không có vấn đề gì cả: lính biên phòng đóng dấu vào hộ chiếu, sau đó tôi đã chuồn thoát khỏi hướng dẫn viên đang chờ ở Leningrad. Tôi tin rằng điều đó hẳn gây nên sự nhốn nháo trong phòng du lịch và chắc chắn cảnh sát đã bị dựng dậy để tìm kiếm anh chàng người Litva mất tích trong thành phố.
Chuyến công cán thành công sang Tây Âu đã thay đổi địa vị của tôi trong ngành tình báo. Kết quả công việc được báo cáo lên Stalin và Koxior, bí thư Ban chấp hành TW ĐCS Ucraina, cũng như lên Petrovxky, chủ tịch Xô viết Tối cao nước cộng hoà. Trong văn phòng Xlutsky nơi tôi báo cáo chi tiết về chuyến đi của mình, tôi được giới thiệu với hai người: một trong hai là Xerebrianxky, chỉ huy Nhóm đặc biệt thuộc Hội đồng dân uỷ nội vụ (*) - một Trung tâm tình báo ngoài nước độc lập của cơ quan an ninh hồi ấy tôi chưa biết, - và người nữa, theo tôi, Vaxiliev, cán bộ ban thư ký của Stalin, cả hai trước đây tôi chưa từng biết.
Sau đó tôi được tặng Huân chương Cờ đỏ do M.I. Kalinin, người đứng đầu Nhà nước trao cho. Trong điện Kremli cùng với tôi, cũng nhận huân chương Cờ đỏ là điệp viên vĩ đại của tình báo Xô viết Zarubin vừa trở về từ Tây Âu, gần như cùng một thời gian như tôi. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Sau đó chúng tôi đã thân nhau, và tình bạn này bền vững suốt cuộc đời, dù ông lớn tuổi hơn tôi khá nhiều.
Cả năm 1937 và một phần năm 1938 nhiều lần tôi sang phương Tây với tư cách người đưa tin. Vỏ bọc của tôi là điện báo viên trên con tàu thuỷ vận tải. Gặp gỡ Konovalets, tôi kinh hoàng nghe thấy rằng OUN đã chuyển cho người Đức thông tin xuyên tạc về việc một loạt các chỉ huy Hồng quân trong số người Ucraina - Fedko, Dubovoi và v.v… (sau đó tất cả họ bị Stalin thủ tiêu) - Người của Konovalets bịa ra những chuyện tương tự để gây ấn tượng với người Đức và để nhận được từ họ nhiều tiền nhất. Sau đó tôi đọc trên báo chí Ucraina lưu vong, rằng những nhà chỉ huy Hồng quân như Dubovoi, Fedko và những người khác, hình như chia sẻ tính trung lập của mình giữa chính quyền Xô viết và phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina. Konovalets quyết định báo cho tôi bởi nhẽ hắn biết rằng, là một nhà tổ chức phong trào bí mật Ucraina, tôi có thể sẽ biết được sự thật.
Năm 1937 khi tôi báo điều này với Spigelglaz, ông đã nêu giả định, rằng các tiếp xúc của Dubovoi và những vị chỉ huy khác vói bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina và bọn Đức không phải là không có khả năng. Tôi nghĩ rằng Spigelglaz đơn giản muốn che chở tôi phòng trường hợp tôi chuyển cái thông tin khó chịu này đến giới lãnh đạo chúng ta - vì số phận của các nhà chỉ huy này đã được định đoạt trước.
Tháng 11 năm 1937, sau kỷ niệm 20 năm cách mạng tháng Mười, tôi được gọi cùng Xlutsky đến gặp Ejov bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tôi gặp ông ta lần đầu tiên, và cái vẻ ngoài tầm thường của ông ta đúng là làm tôi kinh ngạc. Những câu hỏi ông ta đặt ra có cảm giác là hết sức sơ đẳng đối với bất kỳ người tình báo nào và thiếu sức thuyết phục. Có cảm giác, ông ta không biết những điều cơ bản nhất của công việc với các nguồn thông tin. Hơn nữa, giống như là những bất hoà bên trong tổ chức bọn lưu vong Ucraina nói chung không làm ông ta quan tâm. Mặc dù thế Ejov là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và bí thư BCHTƯ Đảng. Tôi thành thực cho rằng đơn giản tôi không đủ khả năng đánh giá những phẩm chất trí lực đã cho phép con người đó giữ một địa vị cao nhường ấy. Dù đến thời gian ấy tôi đã là một người khá có kinh nghiệm trong cơ quan tình báo, nhưng trong việc liên quan đến danh giá của giới lãnh đạo cao cấp tôi vẫn còn ngây thơ: những nhà lãnh đạo mà tôi đã tiếp xúc từ trước đến giờ như Koxior và Petrovxky đứng đầu ĐCS Ucraina, là những người trí lực cao với nhãn quan rộng.
[...]
______
[OUN] Tổ chức vũ trang của phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina.
[5] Cơ quan tình báo quân đội Đức quốc xã.
[6] Tổng cục phản gián quân sự Xô viết những năm 1943-1946.
[*] Sau đây chúng tôi viết tắt là NKVD - (ND).
Special Tasks Special Tasks - Pavel Xudoplatov Special Tasks