Tôi biết giá trị của thành công: cống hiến, làm việc chăm chỉ, và sự hy sinh không cần bù đắp cho những việc bạn muốn nó xảy ra.

Frank Lloyd Wright

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7729 / 201
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cửa Vào Quần Đảo -
ãy lật bản đồ Tổ quốc ra mà coi. Nhớ lựa một tấm lớn để coi cho rõ. Những chấm đen đậm là tỉnh lỵ, là nơi những đường giao nhau, là những trạm chuyển tiếp. Đường sông, đường núi ngoằn ngoèo.
Những chấm đen đậm sao mà nhiều thế? Chỗ nào cũng có chi chít mọc như đầu ruồi dễ sợ lạ! Không, đó chỉ là tấm bản đồ đặc biệt ghi rõ những cửa vào quần đảo. Nhưng không phải những cửa biển, những bến tàu thơ mộng trong truyện Aleksande Grin, nơi rượu ngon gái đẹp tràn trề.
Ở xứ này có thằng Zek nào không biết năm ba trạm tiếp nhận hay Trại Cải tạo? nhiều người còn nhớ đến mười, mười lăm, và gọi là Con đẻ Cải tạo là phải nhớ vanh vách 50 tên trại! Nhưng ghi nhận bằng ký ức dễ lẫn lộn quá. Trại nào chẳng giống trại nào? Này đám lính hộ tống mù chữ “đánh vật” với bản điểm danh, những buổi chiều chầu chực chờ đợi giữa mưa phùn nắng gắt, những phiên tra xét cỡi trần cởi truồng hết, lục lọi mãi. Này hớt tóc dơ dáy, tắm nước lạnh nhờm tởm, cầu tiêu thối hoặc hành lang ướt át sâu hun hút. Này xà lim tối om chật cứng hơi người hầm hập xông lên, từng dãy dài đầu người lố nhố ngoi lên khỏi ổ. Bánh mì muôn năm nhão nhoẹt, cháo toàn đồ phế thải nấu lại.
Trí nhớ bén nhọn, nhớ không sót từng đặc điểm từng trại thì cố ngồi nguyên một chỗ chẳng một hệ thống trạm dọc đường in sâu trong óc từ hồi nào bỗng hiện ra một loạt. Novosibirsk hả? Còn lạ gì, từng ở đó mà. Cả dãy nhà lao kiên cố, cột kèo bự kinh khủng chớ gì? Irkutsk là chỗ đặc biệt cửa sổ cũng xây gạch từng lớp bít bùng, hết lớp này đến lớp khác, phải không? Còn Vologda thì phòng giam ọp ẹp, tháp canh vây quanh, cầu tiêu lầu trên nằm ngay lầu dưới, ngó thấy hết! Trại Usman thì vô địch về kiến trúc cổ lỗ và về rệp. Có điều tù đông rệp còn đông gấp bội, mỗi lần chở tù ra xe thì rệp rớt lộp bộp nằm từng đống dọc đường chớ gì.
Nếu anh tính qua mặt “dân trong nghề”, bảo rằng “thỉnh thoảng cũng có tỉnh lỵ không có khám tiếp nhận chứ” thì anh hố ngay. Họ cả quyết chẳng tỉnh nào không có khám tạm. Đúng như vậy! Anh tưởng ở Salsk không hả? Có chứ, nó nằm trong KPZ nằm chung với khám giam cứu. Quận lỵ cũng bắt buộc phải có, ít ra là một. Tầm thường như quận Sol Iletsk cũng có. Quận Rybinsk có khám số hai, ở chỗ tu viện cũ đó. Khám tạm cấp quận có khác. Yên tĩnh lắm, sân lát đá tảng rêu mọc xanh um, mấy cái bồn tắm bằng cây ghép kiểu xưa thật sạch sẽ! Quận Chita có khám số 1, quận Naushki rõ ra khám tiếp nhận dọc đường. Còn ở Torzhok khám đặt tuốt trên đồi cao, cũng tu viện cũ.
Vậy thì yên chí đi. Chỗ nào có toà xử là có nhà giam và khám tiếp nhận tù ở dọc đường, ở trạm lại ít ngày thì quả thực mỗi nơi mỗi vẻ chẳng thể so sánh hơn kém. Ba bốn thằng Zek họp mặt, mỗi thằng chịu một khám là thường quá! Hãy nghe họ “ca ngợi” như sau:
“Mấy anh tưởng khám tiếp nhận Ivanovo không nổi tiếng sao? Thử hỏi những thằng từng ở đó hồi 1937-1938 coi. Mấy mùa Đông đặc biệt, phòng giam lạnh ngắt, khỏi có lò sưởi. Lạnh chết người là thường quá. Vậy mà trong xà lim ở mấy cái ổ trên phải cởi bỏ quần áo thì biết sao! Lại phải đập bể mấy khuôn kính cho bớt hầm. Xà lim 21 đúng nguyên tắc chỉ nhốt 20 tù mà phải nhét ba trăm hai mươi ba mạng kia mà. Ổ nằm sờ chỗ nào cũng nhơm nhớp, lép nhép những nước! Ổ đâu ra? Hơi người bài tiết, hơi giá từ mấy khuôn kính bể lọt vô, đâu có thua ánh đèn điện thì mấy thằng nằm ổ trên hay đứng dưới sàn đã chắn mất hết còn đâu? Chen chúc như thế đi cầu là cả một sự lách né, xô đẩy khó khăn. Tụi nó bám cứng cả bên ngoài rìa ổ nằm.”
Hồi đó phát thức ăn là phát cho tổ. Không phát từng cá nhân. Cứ mỗi tổ 10 người. Tổ nào có một thằng chết dại gì khai báo vội. Hãy nhét đỡ nó xuống gầm ổ, để tiếp tục chia nhau chỗ khẩu phần của nó. Nghĩa là 9 miệng hưởng 10, chừng nào xác có mùi hẵng hay! Chen chúc khốn nạn vậy mà nhà tù cứ nhét thêm và tù cứ ráng chịu: bao nhiêu cũng vừa. Phiền nhất là đông như vậy tù chỉ được phép, 3 tháng tắm 1 lần. Chấy rận nảy nở khỏi nói: Chúng hút máu đến nỗi chân cẳng thằng tù nào cũng đầy nhọt áp xe. Bệnh chấy rận tệ hơn nhiều. Vì bệnh dịch quái ác này mà cả khám bị cô lập đúng 40 ngày.
Đồng ý. Nhưng không riêng mình Ivanovo cực khổ. Trại thời buổi đó đồng đều hết. Vì 1937-1938 thì đến đá cũng phải cực hình nữa là tù nhốt tạm trong khám tiếp nhận. Như Irkutsk có phải khám tiếp nhận đặc biệt đâu mà năm 1938 bác sĩ đi khám bệnh đâu có dám nhìn vô xà lim. Họ đi mau mau ngoài hành lang để sếp gác chạy theo ghé miệng vô hô: “Bác sĩ tới, thằng nào bệnh nặng đâu? Ra đây.”
Đúng thế thật. Thời kỳ 1937-1938 thì toàn quốc đều cám cảnh như nhau. Tệ hại nhất in hình ở biển Okhotsk và ở cảng Vladivotosk thì phải. Tối đa tàu biển chỉ chuyên chở nổi 30 ngàn tù một tháng. Trung ương không cần biết cứ cho lệnh chở tới. Kẹt cả trăm ngàn người một lúc.
Quần Đảo Ngục Tù Quần Đảo Ngục Tù - Alexandre Soljenitsyne Quần Đảo Ngục Tù