Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nỗi đau giấu kín khi bị mẹ tra tấn tinh thần
ừ nhỏ tới lớn, tôi đã hứng chịu không biết bao nhiêu lời chửi mắng như vặt thịt của mẹ. Mẹ còn đi kể cho người này người kia nghe là con cái của mình tệ ra sao.
Tôi 24 tuổi, thích tự lập, không muốn nhờ vả ai. Thấy tôi tốt nghiệp cao đẳng mà làm bán hàng, lương ba đồng ba cọc mẹ xin cho làm kế toán ở công ty nọ. Ban đầu tôi không đồng ý vì ghét nghề đó. Tôi từng nói sẽ không bao giờ làm nghề suốt ngày ngồi một chỗ gò bó như thế. Ấy vậy mà thương cha mẹ khó xử với người ta nên đành bấm bụng nhận lời, cứ thử làm một năm xem sao, nếu không yêu nghề chuyển sau cũng được.
Đến với công việc mà mình vốn không ưa lại thêm trái ngành quả là khó khăn vô cùng. Công ty này lại mới mở, có một mình tôi phải kiêm việc kế toán, văn phòng và lo thủ tục giấy tờ, luôn tự mò mẫm, đã quyết tâm làm thì dù gì tôi cũng cố gắng hoàn thành công việc. Có vài sai sót không tránh khỏi, sếp lại đi nói với người nhà, khiến mẹ nghe được. Bà mất niềm tin và thường mắng tôi trước mặt mọi thành viên trong gia đình. Nói cho hết nước hết cái, đến khi nào tôi thấy nhục mới thôi.
Mẹ quan niệm dạy con là phải làm nó xấu hổ, bà luôn so sánh tôi với các em nhỏ. Đối với em nhỏ bà lại so sánh với em nhỏ hơn. Nói chung cứ mỗi lần nói ai xấu là bà lại lôi người này, người kia ra so sánh. Cách làm này đã vô tình tạo nên một gánh nặng tinh thần rất lớn trong lòng chị em tôi. Mẹ vốn là công chức nhà nước, lại làm sếp ở cơ quan nên bà rất coi trọng việc dạy dỗ mọi người, nhất là những người dưới quyền.
Thời làm quan cũng hết, về nghỉ hưu mẹ vẫn chưa quen với việc làm một người phụ nữ nội trợ phải dịu dàng, nhẫn nại, cộng thêm nóng tính nên mẹ không chịu nổi nếu ai nói có ý chê bai. Mẹ lại luôn cố giữ vẻ điềm nhiên trước mặt người khác, rồi mang nỗi bực tức đó trút giận lên đầu chồng con. Không hôm nào bữa cơm gia đình được bình yên, khi mẹ cứ hết mắng mỏ đứa nọ đến đứa kia.
Trước đây mẹ phải xa gia đình đi làm, để lại chúng tôi còn thơ dại cho cha nuôi nấng. Sự hy sinh đó của mẹ khiến tôi luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho bà. Ngày hôm nay, bao năm xa cách trở về, mẹ cứ muốn bù đắp khoảng thời gian đó bằng cách thúc giục chúng tôi học để sớm trưởng thành. Khi thấy chúng tôi thiếu sót, bà không nhẫn nại nổi để chỉ dạy tận tình mà cáu gắt, la mắng thậm tệ.
Nhưng nếu chỉ la mắng cho qua cơn giận thì tôi cũng không để ý làm gì, vấn đề ở chỗ mẹ đã gán lên chúng tôi những gánh nặng phải khôn ngoan, trưởng thành như con ông này bà nọ. Mẹ luôn chửi mắng tôi trước mặt người khác. Từ nhỏ tới lớn, tôi đã hứng chịu không biết bao nhiêu lời chửi mắng như vặt thịt của mẹ. Mẹ còn đi kể cho người này người kia nghe là con cái của mình tệ ra sao. 
Cách giáo dục của mẹ khiến chị em tôi trở nên lạc lõng giữa cuộc đời vì thiếu đi sự khích lệ của gia đình. Những lời nói của mẹ qua năm này năm khác đã lôi kéo biết bao người hình dung về chúng tôi như thế. Bằng uy tín và sự trải nghiệm của mẹ, người ta dễ dàng tin tưởng mẹ hơn những gì chúng tôi cố gắng. Dù có cố làm gì mẹ cũng không nhìn thấy nỗ lực đó. Tôi không dám tin người mẹ mình hết mực kính trọng lại đi rêu rao con cái hết chỗ này đến chỗ khác khiến tôi phải xấu hổ.
Đã bao lần tôi cố gắng suy nghĩ tích cực về mẹ, tìm các sách đọc về giáo dục con, tìm sách chỉ nguyên nhân và cách tháo gỡ mâu thuẫn gia đình, hay sách ca ngợi gia đình. Tôi luôn để tâm đến nhận xét của bất kỳ ai để nhận ra sai lầm của mình mà hoàn thiện. Vậy mà, tất cả những cố gắng vun đắp về mặt đạo đức của tôi là vô ích.
Nhiều lần tôi hóa thân vào những ngành nghề khác nhau, có cả những ngành tay chân, lao động, tôi luôn muốn chứng tỏ bản thân hiểu được giá trị của lao động và yêu quý từng đồng tiền mình làm ra. Tôi dám từ bỏ cái tôi cá nhân để làm việc như một người lao động bình thường, mặc dù gia đình không phải khó khăn. Vì hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, tôi cũng không dám đua đòi. Mặc cho bạn bè có thắc mắc “Sao nhà mày thế mà lại đi làm việc này” hay “Sao nhà cậu thế mà không ăn sang, mặc đẹp”.
Cha mẹ không quan tâm sự nỗi lực đó của tôi. Mẹ luôn cho rằng tôi không hiểu được sự khổ cực, không hiểu được cái sự đói kém như thế nào. Bà chỉ nghĩ chúng tôi ngu dốt cho nên mới làm việc thấp kém, không biết ăn sang mặc đẹp, làm xấu mặt ba mẹ. Sự thiếu cảm thông nằm ở chỗ mẹ chưa từng cố gắng để hiểu chúng tôi. Thay vì bắt chước các đứa trẻ khác lớn lên trong sự đua đòi ở một thành phố xa hoa, tôi chọn cách chấp nhận cái mình có. Nếu cha mẹ thương thì cho còn không thương tôi chấp nhận sống như mình có. Vậy là tôi đã sống như thế từ một đứa trẻ đến sinh viên ngoan hiền, tẻ nhạt.
Phải làm sao để xây dựng một gia đình hạnh phúc khi nền tảng của chúng tôi là một sự cấm đoán. Mỗi bữa cơm chan đầy nước mắt, tôi chỉ biết khóc cho ước mơ xa vời của mình. Có ai hiểu cho tấm lòng của một người làm con, vừa muốn xây dựng một gia đình đầm ấm lại vừa muốn một xã hội có đạo đức, được sống trong bầu không khí của những mầm sống tích cực. Tôi phải làm sao, nên ra đi để tìm cho mình một lối đi mới, tự lập để phát triển hay tiếp tục ở lại ngôi nhà với người cha, người mẹ độc đoán tiếp tục cấm đoán chúng tôi.
Giang
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)