Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cay đắng kiếp làm dâu
ôi bị sốt cao, ngoài trời thì mưa to, hai mẹ con co ro nằm một mình trong căn phòng bị dột, chồng đi làm không về kịp. Anh gọi cho bà bảo bà bế cháu và đi mua thuốc hộ tôi, bà vào hỏi tôi bị làm sao và sau đấy bỏ sang hàng xóm chơi, cũng không nỡ bế con hay thuốc men cho tôi.
Khi ngồi viết những dòng chữ này tôi hoàn toàn không biết đã mắc nợ gì gia đình anh, phải chăng đây là số phận của những người con gái bồng bột, nông nổi như tôi. Chúng tôi yêu nhau được hai năm, mối tình sinh viên đẹp nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, trắc trở. Hồi ấy là năm cuối đại học, trong một lần về ăn cỗ chị họ anh cưới, một mình hai đứa ở nhà cùng những tình cảm tha thiết anh và tôi đã vượt qua giới hạn của mình, và phải chăng đấy cũng chính là định mệnh để cuộc đời tôi đi theo một lối rẽ khác.
Tôi còn nhớ như in cái cảm giác sợ sệt, hoang mang lo lắng lẫn một ít niềm vui khi phát hiện mình mang thai. Tôi biết làm gì đây khi một tháng nữa tôi và anh mới tốt nghiệp ra trường, hai đứa đều hai bàn tay trắng, lấy gì để đảm bảo một cuộc sống gia đình, lấy gì để lo cho con? Sau một hồi suy nghĩ như thế, tôi quyết đinh gọi cho anh, tôi bảo chúng ta không thể sinh con ra lúc này được vì nó sẽ khổ, vì cả hai không có gì để đảm bảo cuộc sống cho con.
Nhưng một người đàn ông sống có trách nhiệm như anh đã quyết định sẽ sinh con ra trên cõi đời này. Anh đã cầu xin tôi anh sẽ lo cho tôi và con một cuộc sống đầy đủ. Vì thương một sinh linh bé bỏng đang lớn dần và cũng vì yêu anh nên tôi chấp nhận về làm dâu nhà anh. Cũng từ ngày đấy cuộc sống của tôi chỉ toàn nước mắt và cay đắng.
Nhà anh nghèo, tư tưởng bố mẹ chồng còn phong kiến quá khiến nhiều lúc tôi thấy mệt mỏi kinh khủng. Lúc cái thai được năm tháng, mặc quần bình thường rất khó chịu nên tôi mua quần chun về mặc, mẹ chồng liền bảo gắng mà mặc quần bình thường không hàng xóm người ta lại cười chê chưa cưới mà đã chửa. Đấy là lời nói đầu tiên khởi đầu cho những nỗi đau sau này.
Có hôm bà đi làm về, nhìn thấy hộp sữa cho bà bầu mà chồng tôi vừa mua vì thương vợ không nuốt nổi những bữa cơm đạm bạc, vì bữa nào cũng giống bữa nào, bà liền cầm hộp sữa lên và nói: Mày uống ít sữa thôi không sau này chửa to quá lại phải mổ mất bốn triệu của tao. Tôi làm sao uống nổi khi từng câu nói của bà như xát muối vào tim tôi. Tôi lại khóc trong tủi hờn, lấy chồng xa biết chia sẻ cùng ai. Chồng đi làm sáng đi, tối về cũng chỉ biết an ủi vợ vài câu.
Một lần không hiểu bà đi đâu về, mặt tỏ vẻ không vui, thở dài than ngắn: Đấy! Mày lại sắp đẻ, lại thêm một món nữa. Tôi thấy thương hại cho đứa con của mình quá, chưa sinh con ra mà bị bà nội xem như “một món”. Khi gần đến tháng đẻ, bụng to khó chịu, có đêm ngạt thở tức ngực quá tôi không ngủ được nên sáng ngủ thiếp đi quên dậy chuẩn bị cơm cho ông bà. Ông bà giận ra mặt, vì vậy mà những hôm sau tôi phải đặt báo thức cố gắng dậy thật sớm, có khi nấu xong cơm tôi ngồi chờ đến sáng.
Ngôi nhà cấp bốn nhỏ và lụp xụp vốn nhìn đã buồn giờ thêm thê lương ảm đạm. Tối đến ngồi xem ti vi đến 8 giờ bà đã nhắc tắt ti vi đi ngủ, tôi tắt ti vi và giục chồng: Đi ngủ đi anh, mai còn dậy sớm. Chẳng hiểu ông bà nghĩ gì mà vùng dậy gọi vợ chồng tôi ra và quát, thực sự là tai tôi như ù đi: Ông nói tôi là loại không ra gì, đã chửa trước được rước về lại không biết đều.
Rồi nói rất nhiều mà tôi không thể nhớ nổi, mà nhớ để làm gì chứ, chỉ thêm đau lòng. Tôi chỉ thấy tội nghiệp đứa con vô tội chưa chào đời mà phải nghe những câu thật tàn nhẫn, đứa con tội nghiệp hình như thương mẹ nên không bỏ mẹ mà đi dù cho bao nhiêu lần tôi tưởng mình như kiệt sức.
Những chuyện đấy có là gì đâu cho đến khi tôi sinh con ra. Ngày sinh con, mẹ đẻ tôi ra thăm cháu, nhìn con khổ mà đêm đêm bà không cầm nổi nước mắt. Ông bà đối xử với mẹ tôi không ra gì, tôi tự nghĩ mình bất hiếu đã làm mẹ phải khổ. Khi con gái tôi đầy tháng, vì ăn uống khổ sở nên người tôi chỉ còn da bọc xương, xanh xao như tàu lá chuối. Chồng thương tôi nhưng chưa bao giờ dám nói nửa câu cho vợ đỡ khổ. Tôi muốn gội đầu cũng phải bê chậu nước ra tận đầu đường vừa dỗ con vừa gội, muốn tắm phải chờ chồng về trông con mới được tắm.
Bận bịu với con nhỏ, con lại hay quấy khóc ban đêm nên tôi không thể ngủ ngon giấc, đến tận sáng mới chợp mắt được tý nên không thể dậy lo cơm nước cho ông bà như mọi hôm nên sóng gió bắt đầu ập đến đầu tôi. Khi đang cho con bú trong buồng, tôi nghe văng vẳng bên tai tiếng bà nói với ông: Ông phải bảo nó dậy sớm nấu cơm cho tôi ăn đi làm chứ. Và từ đấy trời rét căm căm có khi xuống 8 độ tôi cũng bỏ con cho bố nó để dậy nấu cơm cho ông bà ăn, mặc cho con khóc.
Tôi như không còn nước mắt để rơi nữa vì quá nhiều nỗi đau, quá nhiều tổn thương, nhưng mọi chuyện không dừng ở đấy cho đến khi con tôi được 3 tháng. Lúc đấy tôi bị sốt phát ban, sốt cao, mặt đỏ bừng, ngoài trời thì mưa to, hai mẹ con co ro nằm một mình trong căn phòng bị dột, tôi gọi cho chồng vì anh làm cách nhà khá xa nên không thể về kịp. Anh gọi cho bà bảo bà bế cháu và đi mua thuốc hộ tôi, bà vào hỏi tôi bị làm sao và sau đấy bỏ sang hàng xóm chơi cũng không nỡ bế con hay thuốc men cho tôi.
Mệt quá, tôi gọi cho anh chồng, anh qua bế cháu về ngoài nhà anh rồi đi mua thuốc cho tôi. Sau đấy tôi bị biến chứng và phải vào bệnh viện gấp, ông bà không hỏi han lấy một câu, không được một bát cháo. Tôi sợ con bị lây nên nhờ ông bà bế nhưng chỉ được một lúc lại bế vào trả tôi. Chồng tôi cũng phải đi làm suốt ngày nên không lo lắng cho hai mẹ con được và có lẽ anh cũng nghĩ có ông bà ở nhà nên yên tâm đi làm.
Tôi không hiểu ông bà xem tôi là gánh nặng nên ghét bỏ, xua đuổi tôi hay vì một lý do nào khác, cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu và một bi kịch nữa lại ập đến, thật khủng khiếp! Hôm ấy tôi vẫn chưa khỏi ốm, ông bà gọi vợ chồng tôi ra và bảo: Bố mẹ bán được ít đất có chút tiền nên xây lại cái nhà, giờ con bận con nhỏ, nhà lại sắp phá bỏ, bố mẹ cho con và cháu về trong ngoại một thời gian xây nhà xong bố mẹ vào đón.
Tôi ngây thơ nghĩ ông bà giờ thương mình và cháu nên làm vậy, tôi vội vàng gọi điện cho mẹ ra đón, nhưng có ai ngờ tai họa ập đến lần nữa. Mẹ tôi đi tàu hơn 400 cây số ra, nghĩ đón con gái và cháu ngoại về thăm nhà, niềm vui chưa hết thì nghe ông bà tuyên bố một câu trao trả con gái, ngay cả người chồng mà tôi yêu thương cũng nghe lời bố mẹ, lời chị gái mà rủ bỏ mẹ con tôi, lòng tôi như nghẹn lại, cay đắng.
Tôi trở về cùng mẹ trong nước mắt, trong đắng cay tủi nhục. Mẹ thương tôi, suốt ngày động viên an ủi, chồng tôi chắc suy nghĩ lại và muốn vào đón tôi nhưng nhà chồng nhất quyết không cho và còn bảo nếu vào đón mẹ con tôi thì đừng bao giờ trở về nữa. Anh chùn bước, bỏ mặc hai mẹ con tôi trở về một mình trong tủi nhục.
Giờ ngồi viết những dòng chữ này khi con gái tôi đã hai tuổi, sau bao nhiêu tủi nhục tôi cứ tưởng mình đã đỡ khổ, nhưng không, chuyện ngày nào lại sắp lặp lại lần nữa. Một hôm tôi đang thổi cơm bà hỏi: Mày còn cái họ (một số nơi gọi là phường, hụi) lấy nốt về mà trả nợ tiền sơn nhà không lại phải vay lãi. Tôi bảo bà: con tính sang năm lấy nốt để trả nợ cho chị chồng và tiền nợ sinh viên.
Bà tỏ mặt giận và không nói thêm câu gì, sau đấy ông bà gọi tôi lại và chửi như tát nước vào mặt: mày phải trả nợ gì cho nhà tao, loại như mày bôi tro trát trấu vào mặt tao. Người tôi run rẩy sợ hãi và xin phép ra ngoài. Tôi tưởng nghe ông bà xỉ nhục, chửi vả là quá đủ rồi nhưng đến tối chị chồng ra và gọi tôi nói chuyện, mới nói có một vài câu mà bà đã lên giọng: mày khinh bố mẹ tao. Bố tao, mẹ tao chỉ được có thế thôi. Mày sống vừa vừa thôi. Mày mà như thế này thì sẽ còn nhiều chuyện nữa đấy.
Từng câu nói của chị cứ xoáy vào tim gan tôi. Ngày xưa lúc con tôi mới ba tháng tuổi chính chị và mẹ đã ngồi soạn những tội lỗi nhỏ nhặt của tôi để kể tội và lấy lý do để đuổi bỏ tôi. Tôi thấy đau khổ, thất vọng tràn trề, cả ngày đứng trên bục giảng nhưng chỉ cần ngừng giảng là từng lời nói ấy cứ văng vẳng bên tai, nước mắt rơi không thể cầm nổi. Chị cũng là con gái, cũng là phận làm dâu sao chị đối xử với tôi như thế.
Sau khi chồng tôi nghe chị nói thế cũng bỏ ra ngoài và đi chơi thâu đêm không quan tâm đến cảm xúc và lòng tự trọng của tôi. Giờ tôi ngồi một mình đây trong đêm khuya và lạnh, lấy chồng xứ người biết chia sẻ cùng ai. Nhìn đứa con thơ đang ngủ say tôi tự hỏi: lớn lên con có biết thương mẹ con vất vả, sống tủi nhục thế nào không?
Ngày xưa lúc con mới ba tháng mẹ và con bị đuổi đi, mẹ không nỡ ra đi vì con còn quá nhỏ, mẹ tội nghiệp con vì sợ con lớn lên sẽ thiếu cha. Nhưng nếu bây giờ, hay ngày mai gia đình này lại đuổi mẹ con mình thì mẹ đã sẵn sàng ra đi rồi con ạ. Mẹ là giáo viên, nghề nghiệp của mẹ giờ cũng ổn định và mẹ cũng chỉ mới 26 tuổi thôi, mẹ nghĩ mẹ sẽ đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ con yêu ạ.
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)