From my point of view, a book is a literary prescription put up for the benefit of someone who needs it.

S.M. Crothers

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đau đầu vì người giúp việc
hi chị ta làm việc gì, tôi đều phải âm thầm đi theo thu dọn hậu quả. Tráng một cái bát ăn, cái thìa, cái cốc của cháu cũng không sạch. Nấu món gì cũng đổ lai láng dầu mỡ, canh thì bữa nhạt, bữa mặn. Chưa kể đến việc chẳng bao giờ nấu nổi một nồi cháo hay quấy một nồi bột cho cháu thật tốt.
Từ: Linh
Đã gửi: 04 Tháng Sáu 2012 9:02 CH
Một tháng, tiền lương hợp đồng của cán bộ Hội phụ nữ như tôi chỉ gần 2,5 triệu; chưa bằng lương người giúp việc tôi phải trả để trông con. Buổi tối, vào giờ cao điểm, chị ta bật nóng lạnh lên để tắm, dù là trời mùa hè, nhiệt độ đang là 26 độ, chị ta vẫn phải tắm nước nóng vì sợ ốm.
Nước nóng phải bật sôi sục lên mới tắm, tắm xong, nước còn thừa, chị ta đem giặt quần áo. Có hôm trời mưa, tôi bật nước áng chừng đủ để tắm cả 2 mẹ con tôi và chị ta, chị ta tắm xong, lấy nước nóng giặt quần áo, đến lượt tôi và thằng bé, chẳng còn lại tý nước nóng nào trong bình.
Khi trả tiền điện, nghe tôi bảo nhiều, chị ta nói, bằng làm sao được nhà hàng xóm, nhà người ta hơn một triệu/tháng kia, nhà tôi 500 nghìn đồng tiền điện. Chị ta đâu biết rằng, nhà hàng xóm không phải thuê giúp việc, nhà hàng xóm đi làm tư nhân, mỗi tháng lương 2 vợ chồng bằng mấy tháng lương vợ chồng tôi, nhà hàng xóm không cần nhịn ăn nhịn tiêu để mỗi tháng tiết kiệm thêm mấy trăm nghìn mua quà gửi về cho con nhà giúp việc.
Suốt ngày người giúp việc đi kể chuyện trong nhà tôi cho nhà hàng xóm. Tôi bảo khéo với chị ta: “Từ trước đến nay, dù người giúp việc xấu hay tốt, em không bao giờ kể xấu họ cho nhà hàng xóm biết vì em quan niệm đó là việc nhà mình. Vì thế, em không muốn chuyện nhà mình bị nhà họ soi xét”. Chị ta dạ vâng ra vẻ biết lắm nhưng hàng ngày, khi vợ chồng tôi đi làm, những hôm trưa nắng, chị ta vẫn bế thằng bé con tôi lân la đi buôn chuyện cả ngày trời, mặc sự bực tức của nhà hàng xóm về những lần thăm viếng không mời của chị ta.
Nhìn giúp việc nhà người ta, chị ta so sánh, càng so sánh càng thấy mình hữu dụng. Có thể vì không nghe chủ than phiền bao giờ nên thấy mình càng có giá chăng. Khi chị ta làm việc gì, tôi đều phải âm thầm đi theo thu dọn hậu quả. Tráng một cái bát ăn, cái thìa, cái cốc của cháu cũng không sạch. Nấu món gì cũng đổ lai láng dầu mỡ, canh thì bữa nhạt, bữa mặn. Chưa kể đến việc chẳng bao giờ nấu nổi một nồi cháo hay quấy một nồi bột cho cháu thật tốt.
Thời gian biểu sinh hoạt của cháu không bao giờ chị ta nhớ. Chị ta không cho cháu ăn nếu tôi không bày ra trước mắt và gọi điện về nhà mỗi khi đến giờ ăn. Có những hôm trưa lắm tôi gọi về, tưởng con đã đi ngủ, nhưng hóa ra giờ đó chị ta mới bế nó rong ruổi giữa trưa nắng để đút cháo.
Đã thế, việc gì cũng tưởng mình biết lắm. Vì hơn tuổi tôi, chị ta suốt ngày sai phái và dạy đời tôi. Những kiến thức sai lè lè cũng vẫn tự tin đi truyền bá. Tôi chẳng thèm chấp và cũng không thèm nói vì nói là sẽ xảy ra cãi vã. Tôi đành âm thầm đi chữa cháy. Con tôi giao cho chị ta trông, bé còi như một cái dây. Nhưng biết làm sao được, hoàn cảnh dân tỉnh lẻ, không có ông bà bên cạnh.
Nhiều lúc nhìn con còi cọc, bé nhỏ, bị chị ta mắng mỏ to tiếng, tôi rớt nước mắt thương. Tôi cắn răng chịu đựng, tự bảo mình rồi mọi việc sẽ qua, rồi con mình sẽ lớn. Nhưng quả thực, tôi đau đầu, tôi stress nặng.
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)