The more that you read, the more things you will know. The more that you learn, the more places you'll go.

Dr. Seuss

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đàn ông Việt quanh tôi đều tuyệt vời
ối nào tiếp khách hầu như anh báo trước để tôi cắt cơm. Nhiều hôm về sớm tôi ngạc nhiên, anh đùa bảo không đi tăng hai vì sợ luật của em. Anh rất thương và chiều vợ con, không nề hà bất cứ việc gì để phụ giúp gia đình.
“Môn đăng hộ đối”, tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải là bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng. Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền. “Tìm tông, tìm họ” không có nghĩa là tìm chốn giàu sang, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.
Các bạn thời nay đã đốt cháy giai đoạn tìm hiểu, bỏ qua “lễ vấn danh” gọi là lễ dạm ngõ, gia đình nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái và hai gia đình làm quen tìm hiểu cách sống hai bên có hợp nhau không? Tôi không hiểu các bạn thời nay yêu nhau, tìm hiểu những điều gì? Không hạnh phúc lỗi tại chính các bạn và gia đình các bạn. Đừng để cưới nhau về rồi mới thấy cách sống của hai gia đình không hợp nhau, lúc đấy đã muộn.
Đàn ông trên thế giới hay Việt nam cũng có người tốt, người xấu; chủ yếu chúng ta chọn “tông” như thế nào để khỏi phải than phiền trên diễn đàn. Với tôi, những người đàn ông Việt thân yêu thật là tuyệt vời, từ ông nội, ông ngoại, cha, chú, bác, cậu, dượng, anh trai, anh rể, em rể, con trai và các cháu trai, cháu rể. Đặc biệt chồng, cha chồng, các em trai chồng, các bố nuôi của con trai tôi, họ tuyệt vời như vậy một phần là nhờ những người vợ thân yêu góp phần không nhỏ.
Ông nội, ông ngoại tôi là nhà nho yêu nước, hiến rất nhiều tiền của cho cuộc kháng chiến chống Pháp và nhiều nhất xã, được chính phủ cấp bằng khen. Ông được nhà nước truy tặng huân chương độc lập và thưởng một khoản tiền lớn. Con cháu của ông không phân chia mà góp thêm để xây nhà thờ  họ tại chính quê cha đất tổ. Cha tôi là giảng viên một trường đại học lớn tại Hà Nội, thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga. Cha văn thơ, đàn hát rất giỏi, lại khéo tay.
Những năm bom đạn Mỹ ác liệt, cha vẫn phải đem cái chữ truyền đạt cho thế hệ trẻ dưới những hố bom, trên đầu là máy bay địch rải bom, đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước. Cha đã ăn ở trọn vẹn, trung với Đảng, hiếu với dân, tình nghĩa thủy chung với cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng, bạn bè. Cha nuôi dạy con cái khôn lớn, học hành thành đạt và làm được  nhiều việc có ích cho đời. Cha là tấm gương sáng cho các con noi theo, kể cả dâu, rể và các cháu.
Anh trai tôi học rất giỏi, được đi học tại Liên Xô cũ. Anh thường xuyên đạp xe đi lấy nước gạo và thức ăn thừa của các nhà trên phố đem về cho lợn. Cha luôn nhắc anh trai phải thương vợ, thương con. Con gái anh tự hào về bố nó: “Là chuyên gia xếp mâm ngũ quả hơi bị chuẩn, hơi bị nghệ thuật. Chuyên gia lấy xe máy đi mua lặt vặt, bưng bê tài giỏi. Luôn lái xe đưa ông, bà, mẹ, con và đại gia đình đi du lịch”. Nay anh vẫn là thần tượng cho các cháu noi theo. Anh rất thương vợ, thương con và chơi thể thao giỏi.
Cha đã nhắc nhở tôi về đạo nghĩa làm người, đã chọn đúng “tông” cho tôi.  Chồng tôi xuất thân từ miền quê đồng bằng Bắc bộ, tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vào sống tại TP HCM hơn 30 năm. Trong một đại gia đình có truyền thống hiếu học, biết lao động làm giàu từ nhỏ, mấy anh chị em tôi học rất giỏi, làm bất cứ thứ gì kiếm được tiền để phụ ba mẹ (nhà có 4 anh chị em, thời đó kinh tế khó khăn). Cha khen chồng tôi với mẹ: “Thằng này nó khổ từ nhỏ mà có chí, biết vươn lên, sau này con gái mình sẽ không khổ.” Đến giờ hơn 20 năm rồi, đúng là tôi chưa khổ.
Các anh chị có biết ba mẹ tôi xem “tông” của anh  thế nào không? Mẹ nói chị vào viện mượn lý lịch xem có vợ ngoài Bắc chưa; gia đình thế nào. Ở ngoài Bắc thì nhờ chú và anh con bác về quê xem gia đình họ ra sao; có hợp với cách sống của gia đình tôi không.
Các con dâu, rể của ba mẹ tôi đều thế hết, tùy hoàn cảnh mà ba mẹ xem “tông”. Các gia đình thông gia tôn trọng và thương nhau nên đều thương con trai và gái của ba mẹ tôi. Từ cách sống của ba mẹ, chị em gái chúng tôi đã cảm hóa được các ông con rể cực kỳ gia trưởng thành những người chồng tuyệt vời.
Chồng tôi là sĩ quan quân đội. Lúc đầu tôi nghĩ anh “chỉ chó chui gầm chạn, nhờ cái hộ khẩu của tôi mà thôi” nhưng lấy anh rồi mới thấy mình sai, anh hơn tôi một cái đầu, phải học hỏi xa. Anh không về ở với ba mẹ tôi, mà bắt tôi ở tập thể, chờ Viện phân đất xây nhà ở riêng, anh bảo “Lớn rồi phải biết tự lập, đừng bám ba mẹ nữa”. Nhờ cách sống của anh, tôi đã thay đổi. Anh nghiêm túc, đứng đắn, được nhiều bạn bè quý mến, lại sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Tác phong quân đội và sự giáo dục của gia đình đã giúp anh được như vậy. Anh rất thương và chiều vợ con, không nề hà bất cứ việc gì để phụ giúp gia đình.
Tối nào tiếp khách hầu như anh báo trước để tôi cắt cơm. Nhiều hôm về sớm tôi ngạc nhiên, anh đùa bảo không đi tăng hai vì sợ luật của em. Tôi không ghen nhưng nói rất cứng: “Nếu chê mẹ con em thì con em nuôi tất, để anh em nó có nhau. Các con sẽ hưởng sự giáo dục tốt của gia đình ngoại. Chia tài sản thì theo thỏa thuận, không cần tòa án”. Anh thừa biết phần thiệt sẽ về anh. Điều quan trọng nhất là đích tôn và phó đích tôn đã thuộc về con tôi.
Con trai lớn của tôi đậu Đại học Luật TP HCM có học bổng nên cháu đi du học tại Mỹ. Suốt 12 năm học luôn được phần thưởng đặc cách của ông bà ngoại, biết phụ cha mẹ chăm lo việc nhà và dạy em  học. Con trai nhỏ từ ngày anh đi du học thì ngoài việc học tốt và chơi thể thao ra còn phụ ba mẹ việc nhà rất ngoan. Cháu nhìn gương của anh để học.
Ông bà ta thường nói: “Con gái lấy đức cha, con trai lấy đức mẹ”. Chị gái vẫn gương mẫu trước đàn em nay đã trưởng thành, có lẽ nhờ lời khuyên của cha ngày ấy “Làm chị phải biết thương em, còn làm em phải biết vâng lời anh chị”. Anh chị em tôi đến giờ vẫn yêu thương quấn quýt nhau, kể cả dâu, rể và các cháu của ông bà. Cha tôi là người tuyệt vời nhất, cha ra đi chỉ để lại cho chúng tôi hai chữ “ Phúc đức”, cha cất giữ từ đời ông nội truyền lại.
Tôi viết bài này mong các anh chị đừng đem đàn ông Việt ra diễn đàn để chỉ trích nữa. Người nước ngoài mà học tiếng Việt họ đọc được thì thể diện quốc gia ở đâu? Tôi nghĩ đàn ông Việt là cái mỏ, biết khai thác sẽ được ít hay nhiều mà thôi. Mục tâm sự là để học hỏi cho gia đình hạnh phúc, nên lập câu lạc bộ hạnh phúc, chúng ta sẽ có thêm nhiều người bạn.
Diệu Huyền
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)