Within you, I lose myself. Without you,

I find myself wanting to be lost again.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 42
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 45: Lược Truyện Trần Phong
hời Lê Thái Tổ (1428 - 1433) và thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) có hai nhân vật nổi tiếng, cùng họ cùng tên là Trần Phong, Trần Phong thời Lê Thái Tổ nổi tiếng về sự phản bội đất nước, bị triều đình xử tử vào tháng 8 năm 1428. Trần Phong thời Lê Thánh Tông là đại thần, nổi tiếng vì được sử cũ nhiều lần nhắc đến lỗi lầm. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 12, tờ 20 - a) cho biết, tháng 9 năm Ất Dậu (1465), Trần Phong đang giữ chức Thượng thư ở triều đình thì bị đổi ra làm Tuyên chính sứ Tây Đạo. Trần Phong đi rồi. Vua nói với bá quan văn võ như sau:
"Trần Cẩn là em của Trần Phong. Có lần Cẩn phạm tội, trẫm hỏi Phong về phép xử sự ngày thường trước kia của Cẩn, Phong nhân đó bới móc mọi nết xấu của Cẩn, định hại Cẩn. Thế thì, tình anh em nhà nó đã có nguy tan rã rồi, nhân luân bại hoại chẳng có gì tệ hại như vậy. Lần này, nếu Trần Phong biết sửa chữa lỗi lầm, một lòng trung hiếu, thì ta cũng kiên tâm mà đợi chờ kết quả sửa chữa của hắn.”
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 21, tờ 12) chép một đoạn khá dài về Trần Phong như sau:
"Bấy giờ (tháng 10 năm Mậu Tí 1468 - ND) có viên quan là Lê Bô mắc tội ăn hối lộ, lẽ phải khép vào tội thích chữ vào trán rồi đổ chàm lên, nhưng Trần Phong xin cho Lê Bô được nộp tiền chuộc tội. Nhà vua nghe vậy, bèn bảo bề tôi trong triều rằng:
- Trần Phong xin cho kẻ ăn hối lộ được nộp tiền chuộc tội, vậy thì kẻ giàu có tiến đút lót là khỏi tai vạ, chỉ kẻ nghèo không có tiền mới bị trừng trị. Trần Phong làm trái phép tắc của tổ tông, dám thiện tiện tác oai tác phúc, làm hại đến nước nhà, vì thế, cần hạ lệnh cho Pháp ti xét xử và trị theo luật định.
Trần Phong là người ưa ton hót. Bấy giờ, có người bố đẻ của Hoàng hậu là Nguyễn Đức Trung, cùng với người cậu của Vua là Nguyễn Yên, được Vua yêu, quyến thế khó ai sánh kịp. Phong liền kiếm cách nịnh bợ hai người này. Một hôm, bởi lời đàm tiếu nhiều quá Phong phải đàn hặc chút lỗi của Đức Trung, nhưng ngay chiều hôm đó, Phong chạy đến nhà Đức Trung để xin lỗi.
Phong muốn làm thông gia với Nguyễn Yên, bèn đến lạy trước nhà Nguyễn Yên suốt cả ngày, bấy giờ Nguyễn Yên mới nhận. Nhà vua nói với Nguyễn Như Đổ rằng:
- Trần Phong bề ngoài thì làm bộ nghiêm nghị mà bên trong thì hiểm độc, nói năng không cẩn thận. Hắn ton hót và nịnh bợ bọn quyền quý, hút máu cho Đức Trung, mút ung nhọt cho Nguyễn Yên, dùng mánh khóe ấy để mong được tiến thân.”
Lời bàn: Với anh em ruột thịt, Trần Phong đã không có lượng bao dung lại còn tìm cơ hội thuận tiện để hãm hại, ấy là bạc tình bạc nghĩa. Với kẻ ăn hối lộ, Trần Phong cố xin cho được dùng tiền chuộc tội, ấy là bất chính và bất lương. Với kẻ có quyền thế thì nhục nhã hạ mình để cầu cạnh và nịnh bợ, ấy là tâm địa tiểu nhân hèn hạ. Nhân cách cỡ đó, làm người thường còn chưa dễ được, huống là rắp tâm nuôi chí làm kẻ có danh vọng cao?
Trần Phong tầm thường một cách toàn diện đến thế hay sao? Ôi, nếu quả đúng là như vậy thì lỗi của vua, lỗi của triều đình cũng không nhỏ. Xưa nay, có ai dùng kẻ tầm thường làm thuộc hạ mà mình lại có thể tránh được hết mọi sự tầm thường đâu!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5